1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    Những yếu tố vừa tâm lý vừa sinh lý như sự kích động, sự đãng trí, sự rối loạn trong sự chú ý, tất nhiên không có ích gì trong việc cắt nghĩa những hành vi sai lạc . Đó chỉ là một cách nói, những bình phong không làm cho chúng ta không nhìn được. Người ta có thể tự hỏi: trong một trường hợp đặc biệt nào đó, nguyên nhân của sự kích động, của sự lệch lạc trong sự chú ý là gì? Ngoài ra những ảnh hưởng của thanh âm, giống nhau của lời nói, những sự liên tưởng quen thuộc của tiếng nói cũng có một vài phần quan trọng. Tất cả những yếu tố đó làm dễ dàng cho sự phát sinh của sự lỡ lời bằng cách chỉ đường cho hươu chạy. Nhưng có phải trước mắt tôi có sẵn một con đường là chắc chắn tôi phải theo con đường đó không? Cần phải có một lý do gì, một động lực nào thúc đẩy tôi. Vậy những liên quan về âm thanh, những sự giống nhau về chữ dùng, cũng như những yếu tố về cơ thể chỉ phụ họa vào sự phát minh ra các sự lỡ lời thôi chứ không cắt nghĩa được.
    Ngay khi tôi đang nói chuyện với các bạn, trong đa số các trường hợp, bài nói chuyện của tôi không hề bị rối loạn bởi sự kiện là các chữ tôi dùng có thể giống các chữ khác về âm thanh hay liên lạc chặt chẽ với các tiếng phản nghĩa hay gây ra những sự liên tưởng thường dùng. Cần đến người ta có thể nói như Wundt rằng sự lỡ lời xảy ra khi sau một cơn suy đồi cơ thể, khuynh hướng liên tưởng át hẳn các khuynh hướng khác trong việc nói năng. Lời giải thích này sẽ hoàn toàn đúng nếu không có những thí nghiệm trái lại cho rằng nhiều khi trong những sự lỡ lời không hề có bóng dáng của những yếu tố cơ thể hay sự liên tưởng.
    Nhưng tôi thấy câu hỏi của bạn về phương sách người ta nhận thấy hai khuynh hướng có liên quan đến nhau. Có lẽ các bạn không ngờ rằng tuỳ theo câu trả lời như thế nào mà câu hỏi đó sẽ đưa đến những kết quả vô cùng quan trọng có thể xảy ra được.Về khuynh hướng bị rối loạn thì không còn nghi ngờ gì nữa: người nào có hành vi sai lạc thường cho rằng mình bị rối loạn thực. Những điều nghi ngờ chỉ có thể xảy ra đối với những khuynh hướng gây ra rối loạn mà thôi. Tôi đã trình bày và hẳn các bạn cũng chưa quên: có rất nhiều trường hợp trong đó những khuynh hướng này rất rõ ràng. Sự có mặt của khuynh hướng này tỏ rõ với kết quả của sự lỡ lời. Ông viện trưởng đã nói những điều trái hẳn với những điều mà ông ta muốn nói. Ông muốn khai mạc hội nghị, nhưng điều rõ ràng là nếu có thể bế mạc được thì ông cũng không lấy gì mà khó chịu. Điều này quá rõ ràng đến nỗi không cần lời giải thích nào khác nữa. Nhưng trong trường hợp khuynh hướng gây ra sự rối loạn chỉ làm sai lạc đi một chút khuynh hướng sơ khởi thì chúng ta làm thế nào để cho nó thoát khỏi sự lệch lạc đó được?
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .

    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 04:09 ngày 16/07/2003
  2. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Luu thuy nay. Tôi thay mặt dumb trả lời bạn được không nhỉ. Có gì dumb bỏ quá cho há. vì tôi không thấy dumb trả lời mà lại thích thú với đề tài này nên đi trước bạn một bức há. Có gì bạn vào sau. Chúng ta thảo luận há. OK
    Theo tôi ấy, nếu xét về yếu tố hình thành nên nhân cách con người thì có nhiều cái lắm. Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là thể chế chính trị của nước sở tại. Vì với một đầu tốt thì sẽ hướng dẫn một toa tàu tốt hơn là đầu tàu hư hỏng.
    Thứ đến cũng cần coi đến chế độ giáo dục của xã hội đó như thế nào. Nếu tốt thì sẽ hướng dẫn con người tiến lên một cách nhanh chóng và hình thành nhân cách đúng đắn hơn là ngược lại.
    Nói chung là còn nhiều cái nữa nhưng tôi không được phép mạn bàn ở đây. Vì vậy mong các bạn thảo luận và góp ý với tôi há. Có gì tôi sẽ póh bài lên sau. ok
    Cũng cần phải nói thêm là nếu chỉ dùng yếu tố phân tâm học để giải thích thì chưa thấu đáo vấn đề này đâu. Vì vậy mong các bác quá kích đừng lạm bàn ở đây há. OK
    Ai noi sao tui nghe dzay.
    Ai noi bay tui cung nghe luon. hi`
  3. sinbe

    sinbe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bác Luuthuy không dành cho em nhưng em cũng xin góp ý kiến
    Nếu nói như bác Kien_Lua thì chẳng lẽ mọi người trong cùng 1 đất nước đều có nhân cách tương tự nhau à? Theo em, việc hình thành nhân cách 1 người phụ thuộc vào những yếu tố gần hơn nhiều, đó là ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống, từ những người xung quanh
    NOBODY
  4. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bác Luuthuy không dành cho em nhưng em cũng xin góp ý kiến
    Nếu nói như bác Kien_Lua thì chẳng lẽ mọi người trong cùng 1 đất nước đều có nhân cách tương tự nhau à? Theo em, việc hình thành nhân cách 1 người phụ thuộc vào những yếu tố gần hơn nhiều, đó là ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống, từ những người xung quanh
    NOBODY
    [/QUOTE]
    Về cái này thì tôi không cãi với bác. Nhưng hỏi bác cái này há. Môi trường sống và những người chung quanh có từ những gì vậy bác. Cả những mối quan hệ của họ với ta nữa. Bác trả lời được chứ. Nếu được thì bác hiểu ý của tôi rồi chứ gì.
    Còn về chuyện mọi người trong một đât nước có nhân cách tương tự nhau thì bác nhầm rồi đấy ạ. Mỗi người từ khi sinh ra đã có những đặc điểm khác nhau rồi. Vậy làm sao mà giống được hả bác.
    MÀ còn điều này nữa. BÁc quên là đặc tính nhân cách cũng được quy định bởi gen người à. Điều nay thì tôi nhớ là khoa học chứng minh rồi thì phải. Vậy còn cái gì để bàn không hả bác.???
    Ai noi sao tui nghe dzay.
    Ai noi bay tui cung nghe luon. hi`
  5. sinbe

    sinbe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Về cái này thì tôi không cãi với bác. Nhưng hỏi bác cái này há. Môi trường sống và những người chung quanh có từ những gì vậy bác. Cả những mối quan hệ của họ với ta nữa. Bác trả lời được chứ. Nếu được thì bác hiểu ý của tôi rồi chứ gì.
    Còn về chuyện mọi người trong một đât nước có nhân cách tương tự nhau thì bác nhầm rồi đấy ạ. Mỗi người từ khi sinh ra đã có những đặc điểm khác nhau rồi. Vậy làm sao mà giống được hả bác.
    MÀ còn điều này nữa. BÁc quên là đặc tính nhân cách cũng được quy định bởi gen người à. Điều nay thì tôi nhớ là khoa học chứng minh rồi thì phải. Vậy còn cái gì để bàn không hả bác.???
    [/QUOTE]

    Nhân cách 1 người phụ thuộc 1 phần vào gen, đồng ý, nhưng không phải là chủ yếu
    Thể chế chính trị không thể ẩnh hưởng trực tiếp đến từng người dân. Có phải ý bác là 1 nhà nước có 1 tư tưởng ctrị nhất định thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn XH à? không hợp lý tí nào.
    Nền giáo dục của 1 nước "bình thường" nào cũng có điểm chung là dạy con người cái tốt, cái đẹp (kiến thức theo em nằm ngoài vấn đề nhân cách), vậy mà vẫn có người xấu. Vì sao? Bởi vì họ ảnh hưởng bởi cha mẹ, bạn bè ... ảnh hưởng 1 cách sâu sắc để nó có thể biến thành nhân cách. Thực ra em cũng chưa hiểu 1 cách rõ ràng nhân cách là thế nào, mong các bác chỉ giáo.
    to: kien_lua
    cái câu "...hiểu chứ..." của bác tui thấy được nói nhiều và nhàm rồi. Bác giải thích "cao siêu" như thế thì ai mà hiểu, cứ nói thẳng và rõ ràng xem nào.
    NOBODY
    Được sinbe sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 18/07/2003
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Xin lỗi luuthuy vì bỏ qua chưa đọc cái tin này. Thế mới biết mình có cái cực không hay là vào một cái là nhẩy đến trang cuối luôn để xem tin mới nhất( cứ tưởng đó là tất cả các tin mới). Mà bài của Gio_mua_dong lại gần như cùng lúc với bài của bạn.
    Tôi sẽ sớm thảo luận với các bạn về vấn đề này.
    Nhưng xin nói qua nhân cách con người nhân cách con người được hình thành dựa trên 2 yếu tố: Con người sinh học và con người XH.
    Nói như trên, các yếu tố ảnh hưởng đến con người XH như thể chế chính trị, môi trường sống, hệ thống GD, gia đình...Đó thường là cái khách quan.
    Con người sinh học lại do di truyền qui định.
    Việc dùng phân tâm học hay bất cứ một khoa học nhân văn hay khoa học nào khác( thậm chí cả y học) vào việc phân tích sự hình thành nhân cách, đó là những công cụ khác nhau. Và không một công cụ nào là tuyệt đối đúng cũng như hoàn chỉnh trong việc lý giải việc hình thành nhân cách.
    Bởi vì đây là tôpic về phân tâm học, nên có lẽ chúng ta nên trao đổi dựa trên phân tâm học có tham khảo các yếu tố khác.
    Thân mến.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  7. mua_mua_ha

    mua_mua_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    The che chinh tri chi la dinh huong cho nhan cach phat trien thoi,hoan toan ko phai la yeu to hinh thanh nen nhan cach dau.Chinh la moi truong xung quanh,nhung yeu to tac dong truc tiep len con nguoi moi la quan trong trong viec hinh thanh nhan cach
  8. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0

    [/quote] The che chinh tri chi la dinh huong cho nhan cach phat trien thoi,hoan toan ko phai la yeu to hinh thanh nen nhan cach dau.Chinh la moi truong xung quanh,nhung yeu to tac dong truc tiep len con nguoi moi la quan trong trong viec hinh thanh nhan cach
    [/quote]
    Cu cho la co dung di. Nhung ma ho hoi cai nay ha. Lieu the che chinh tri va moi truong song lien quan voi nhau nhu the nao chu. Co tra loi duoc cau nay thi toi moi phuc co. OK
    Ai noi sao tui nghe dzay.
    Ai noi bay tui cung nghe luon. hi`
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào kien lửa, sinbe và mọi người.
    Trước khi thảo luận vấn đề chính xin phép nhắc nhở các bạn đánh chữ có dấu. Đây là quy định của TTVN chúng ta cần phải tôn trọng.
    Như đã hứa hôm nay xin phép tiếp tục trao đổi về vấn đề hình thành nhân cách con người. Ở đây tôi sẽ trình bày quan điểm cá nhân dựa trên tinh thần học hỏi, rất mong được chỉ giáo thêm.
    Trở về vấn đề chính, kenetic(thành viên cũ của box) đã từng trình bày 3 yếu tố xã hội chính ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách:
    ? Gia đình
    ? Cộng đồng
    ? Xã hội(Đất nước)
    Tuy nhiên tôi thấy hai yếu tố khác mang tính chất sinh học cũng mang tính chất quyết định là:
    ? Gen di truyền
    ? Tâm lý học của đứa trẻ.
    Ai cũng biết nhân cách của một người được điều khiển phần lớn là nhờ ý thức và một phần nhỏ là vô thức. Những người đạo mạo đôi khi có những hành động trẻ con là vì vô thức đôi khi nổi lên điều khiển người đó.
    Về vô thức thì có vô thức tập thể đã được quy định sẵn trong bộ gen con người và vô thức cá nhân hình thành trong quá trình ý thức cá nhân bị dồn ép thành vô thức.
    Về quá trình hình thành ý thức, theo Jung thì ý thức bắt nguồn từ vô thức. Thế nhưng cơ chế và cách tác động như thế nào? Làm thế nào tăng cao hiệu quả sử dụng quá trình vô thức này để giáo dục trẻ? Là những vấn đề còn chưa rõ ràng.
    Lưuthuỷ tôi rất mong muốn cùng các bạn thảo luận làm rõ hơn về vai trò này. Mong được các ban chỉ giáo thêm.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  10. mua_mua_ha

    mua_mua_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Kiến Lửa này,nói rõ để ko còn cãi gi` nữa nha''
    Thể chế CT là một loại môi trường,đó là môi trường vĩ mô tác động đến nhân cách con người,vi` vậy ko thể nói đến sự liên quan nào giữa hai cái mà thực chất là 1 nữa nhé
    Còn vấn đề nhân cách thì xin trình bày một cách rõ ràng như thế này.Đầu tiên phải hiểu cụ thể nhân cách là gi`,đó là những thuộc tính đặc biệt của con người xét từ thể lực,đến đạo đức,đến thẫm mĩ...Chính vi` vậy xin thưa với Kien Lua là Tần Thuỷ Hoàng có đốt sách thi` cũng ko thể nói dân lúc đó ko có nhân cách.Sách ko phải la phương tiện duy nhất làm nên nhân cách con người đâu nhe''.Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách với mức độ quan trọng khác nhau
    Đầu tiên là Bẩm sinh di truyền ,đây la tiền đề vật chất cho sự hình thành nhân cách .Ko có cái này thì ko thể có sự tồn tại của nhân cách dc
    Tiếp theo la môi trường.Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách.Có 2 loại MT,1 la MT vĩ mô,như đã nói,là thể chế CT,là đường lối pt của đn.Loại thứ2 ,MT vi mô là những cái xung quanh ta,gia dình,trường học...
    Giáo dục có sự tác động quan trọng đến nhân cách
    Nhưng yếu tố cuối cùng quan trọng và có tính quyết định đến sự hình thành nhân cách,đó là tự giáo dục.
    Kien Lua thôi mang con mắt chính trị áp đạt lên mọi thứ đi nhé

Chia sẻ trang này