1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Nhân cách - xét theo quan điểm phân tâm học
    I - Cơ sở
    Đầu tiên, chúng ta hãy chấp nhận một giả thuyết như tiên đề : Ngay từ lúc được sinh ra, vô thức tập thể (cái mà cá nhân vói chủ yếu là ý thức không nhận biết được) một phần sẽ dần được bộc lộ dần, một phần chuyển hoá, đầu tiên thành ý thức. Chúng ta chia vô thức tập thể thành 3 loại:
    Vô thức tập thể không được nhận biết bởi ý thức(VTTT loại I)
    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành ý thức (VTTT loại II)
    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành VT cá nhân do bị dồn nén (VTTT loạiIII)
    Và nhân cách con người, không phải chí có ý thức, nghĩa là cái cá nhân nhận biết được, mà còn phần vô thức ( chỉ thấy được thông qua các giấc mơ hay các sự việc không giải thích được). Nói cho đúng hơn, nhân cách là sự vận động chuyển hoá của ý thức - vô thức để hướng tới một tổng thể.
    II - Sự hình thành nhân cách thông qua các cấu trúc tâm thần
    Đầu tiên, tôi sẽ mô tả một quá trình tạo nên cái ý thức từ vô thức:
    Vô thức tập thể chính là xuất phát từ gen. Con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ, và được thừa kế những cách tương tác với môi trường. Ví dụ như uống nước nóng thì nhổ ra...
    Những cách thừa kế tương tác đó được dựa vào xu hướng suy nghĩ được tỏ chức và thích nghi với môi trường.
    Khi mới sinh, trẻ có một búi phản xạ được vào những trả lời do kích thích gây nên. Cái này rõ ràng là do di truyền và phụ thuộc vào gen.
    VD: Sờ vào môi trẻ sơ sinh, nó mút ngay; hay đặt một ngón tay vào bàn tay nó, nó liền nắm chặt ngay. những phản xạ này là nguyên phát.
    Do những phản xạ được hoạt hoá một số lần, dần dần chúng được biến đổi đi. Chẳng hạn mồm trẻ tìm đầu vú từ những góc độ khác nhau vào những dịp khác nhau. Cùng với sự gia tăng các đồ vật có lợi cho phản xạ, các loại "mút được" tăng lên, bao gồm từ núm vú đến vải đệm...Và với sự mở rộng hành vi mút liên quan đến các đồ vật, nó cũng gia tăng sự phân biệt giữa các đồ vật đó. Một trẻ đang đói sẽ không bao giờ nhầm giữa đầu vú với ngón tay.
    Đó là cách trẻ đã bước đầu hình thành ý thức từ di truyền (có thể coi là vô thức tập thể)
    Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển về thể chất, sự gia tăng hoạt động, tiếp xúc với môi trường sống, sự tác động của gia đình, bạn bè sẽ hình thành nên ý thức.
    Tất nhiên, trong những giai đoạn quá nhỏ, trẻ hầu như chỉ có ý thức chưa đáng kể. Đồng thời không hề nhận thấy vô thức cá nhân. Vô thức tập thể thì là những cái liên quan đến những nhu cầu đơn sơ nhất và sẽ dần được chuyển hoá (VTTTII).
    Cùng với thời gian, cái phần vô thức tập thể được chuyển hoá thành ý thức(VTTTII) càng nhiều và cả các mảnh vụn không được nhận biết để chuyển hoá(VTTTI). Dường như trước khi đến giai đoạn dậy thì, Cái vô thức cá nhân lẫn vô thức tập thể không thấy xuất hiện, và ý thức chiếm phần lớn trong tâm thần, cũng là cái chi phối nhân cách trẻ.
    Tuy nhiên, trong giai đoạn dậy thì, thể chất phát triển, xung năng ngày càng lớn ( vô thức tập thể) và phần để chuyển vào ý thức vẫn hoạt động tốt trước kia giờ gặp những trục trặc đầu tiên. Chẳng hạn đang tuổi học mà lại có những ham muốn giới tính, nếu bị ngăn cản sẽ không thành ý thức, mặc dù ý thức đã nhận được nó. Hay như ý nghĩ ghét bỏ người thân ( bố chẳng hạn), cái này được ý thức nhận biết được, nhưng lương tri không cho phép (mà lương tri này chẳng qua cũng là môt kiểu đã ý thức). Như vậy, những ý thức chống ý thức và vô thức tập thể sẽ bị dồn nén thành vô thức cá nhân.
    Lâu dần, cái vô thức cá nhân cũng sẽ trở nên một nhân cách.
    Đồng thời, trong việc chuyển hoá cái vô thức tập thể, thì sẽ có những mảnh vụn vô thức tập thể bị dời ra (VTTTI), nghĩa là không thể nhận biết, do đó không chuyển hoá mà cũng không bị dồn nén do ý thức. Đó là vô thức tập thể kế thừa. Nhưng trước độ tuổi trung niên, phân này còn khá nhỏ và bị vô thức cá nhân đè nén (Nếu có một hành động kỳ quặc, thông thường nó là vô thức cá nhân). Cái này thường xuất hiện kiểu như một dạng xuất thần chứ không phải là kết quả của sự bức bí.
    Khi chúng ta trong độ tuổi thanh niên là lúc cái tôi mạnh nhất, chúng ta muốn đạt được, được trở thành - tất cả đều trong phạm vi ý thức. Lúc đó, ý thức chi phối chúng ta rất mạnh. Nhưng đới sống có tính hai mặt, cái vô thức tập thể vẫn âm thầm tác động lên chúng ta. Nếu cá nhân biến được tất cả những tham vọng...thành hiện thực thì 1 phần vô thức tập thể(VTTTI) sẽ chuyển hoá được vào ý thức nên phần bị dồn nén (vô thức cá nhân) sẽ rất nhỏ trong nhân cách. Nhưng vẫn có phần vô thức tập thể độc lập không nhận thức được hoạt động(VTTTI).
    Trong trường hợp ngược lại, vô thức cá nhân sẽ co tiếng nói đáng kể trong nhân cách.
    Trong cả hai trường hợp, ở trước độ tuổi trung niên, chúng ta ít nhận thấy vai trò của vô thức tập thể trong nhân cách vi hoặc là chúng đã chuyển hoá được thành ý thức, hoặc là chuyển thành vô thức cá nhân và vô thức cá nhân sẽ lấn át vô thức tập thể. Còn phần những mảnh vụn vô thức tập thể (VTTTI) chưa đáng kể
    Cùng với thời gian, chúng ta càng tiếp xúc, càng trải đời, cái vô thức tập thể loại không chuyển hoá thành ý thức (VTTTI) ngày càng nhiều. Đúng là một cách vô thức, đột nhiên, một ngày nào đó, chúng ta thấy diện quan tâm đã hướng ra ngoài cái tôi mà về phía cái tổng thể của cuộc sống. Điển hình là ta ít quan tâm hơn tới TY, ăn mặc... mà quan tâm đến chính trị, tôn giáo, trái đất...
    Như vậy sau khi đã cô sức để ý thức về bản thân, để thể hiện mình(ý thức) thì chúng ta sẽ dần tự biết và điều chỉnh phù hợp. Lớp vô thức cá nhân đè lên vô thức tập thể sẽ bị làm nhỏ đi.
    Từ những nhận xét này, chúng ta thấy vô thức tạo ra những nội dung không chỉ cho những người liên quan mà còn cho cả những người khác, trên thực tế là cho số lớn con người và có lẽ là cho tất cả.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Dumb ơi, sao bác viết toàn bài hay thế, đợi vài hôm nữa người ta đọc hiểu được rồi sẽ trả lời nhé.
    Thân.
    P/S Ặc ặc, trâu vật.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  3. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    dumb này. Tôi là người thực tế. Vì vậy đọc mấy cái bài của cậu nhức đầu lắm cơ.
    Cậu có viết về phân tâm học và các ứng dụng của nó trong cách giáo dục con người được không nhi? Tôi thấy nó là một chủ đề hay đấy chứ. Chủ đề bạn nói thì chỉ cần có sách là tôi hiểu được ngay. Đồng ý với tôi chứ?
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn Kien_Lua đã thẳng thắn. Thế nhưng tôi tôi kô viết mà không đưa ra cái gì mới cả. Nếu đưa nguyên từ sách ra, tôi kô có hứng lắm. Đôi lúc tôi cũng đưa nguyên, nhưng những lúc đó tôi đều ghi rõ là lấy từ sách nào.
    Những hình như cũng có người thấy bài tôi dễ hiểu và đọc được đấy chứ.
    Thế nhỉ. Tôi sẽ chú ý đến gợi ý của bạn. Đó coi như là tôi đồng ý rồi. Năng lực đến đâu sẽ nói đến đấy. Tôi cũng thực tế lắm(I), và cả háo danh nữa(II).Nhưng (I)>(II)
    Thân.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào kiến lửa, việc post những bài viết về lý thuyết cũng là một viêc hay. Trong box này, đa phần anh em đều ham tìm hiểu. Tuy nhiên mỗi ngừơi một hoàn cảnh khác nhau, nên ko được tiếp xúc với các ngùôn kiến thức vô tận.
    Anh dumb là người tìm hiểu về phân tâm học, theo tôi thì anh ấy có một kiến thức về Phân tâm học rất vững vãng. Các vấn đề anh ấy trình bày quả thực cũng rất thú vị.
    Thực ra nói như cậu cũng đúng, là Phân tâm học cần phải hướng vào việc ứng dụng vào cuộc sống. Nhưng mong cậu cũng chú ý cho là nếu chưa có kiến thức vững vàng e khó có thể ứng dụng tốt được.
    to dumb, khoảng hai ba hôm nữa, em rỗi sẽ tiếp tục bàn bạc với bác thêm về vấn đề này nhé.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  6. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    DUMP ơi, cậu có học Khoa Tâm Lý không, nếu có thì tôi rất tự hào vì trót học cùng khoa cậu.
    Tôi vẫn đang dõi theo cậu kiên trì đến đâu, đó là phẩm chất rất quan trọng đúng không.
    Cậu đoán đi, khi nào ở VN sẽ có phòng tư vấn tư nhân ?
    Và tâm lý học có thể giúp ích gì trong xã hội VN hiện nay ?
    Roẹt
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn DE_LA_FERE
    Tôi vẫn sẽ tiếp tục, có điều mấy hôm nay cũng hơi bận .
    Về phòng tư vấn tư nhân, tôi không biết chính xác có chính thức hay chưa, nhưng Trung tâm tư vấn tâm lý ở Ngọc Khánh do GS Bác sĩ ĐẶng Phuơng Kiệt làm giám đốc tôi cũng thấy có uy tín lắm.
    Còn rất nhiều kiểu tư vấn trên báo, trên đài...hay các tư vấn tâm lý khá đặc thù như tâm lý của lứa tuổi vị thành niên trong giáo dục SKSS.
    Về Tâm lý học có thể giúp được gì cho trong XH hiện nay, theo tôi là:
    - Trong đời sống xã hội, tâm lý giúp con người hiểu người hơn, bớt đi những mâu thuẫn, xô xát, hiểu lầm tai hại. Nó giúp XH phát triển lành mạnh, nơi những con người có cá tính khác nhau có thể được nhìn nhận tích cực hơn.
    - Trong đời sống gia đình, quan hệ vợ chồng, trong giáo dục định hướng cho con cái, theo tôi, tâm lý thực sự có một ảnh hưởng quan trọng.
    - Trong việc nghiên cứu tội phạm, tâm lý học cũng sẽ có vai trò quan trọng. Ví dụ, khi phạm tội, để trốn tội, bị cáo thường vin vào lý do tâm thần...Hay những trường hợp phạm tội do không kiểm soát được hành vi, hay những nhân cách lệch lạc do không được hiểu và thông cảm...bị dồn nén dẫn đến phạm tội. ...
    - Trong việc lý giải và ngăn ngừa một số khuynh hướng hay lối sống không lành mạnh như đua xe, Tây hoá một cách cực đoan...
    -----
    Còn nhiều vấn đề nữa mà do thời gian và hiểu biết có hạn, tôi chỉ tạm nêu được thế....
    -----
    Bạn để tôi bí mật một chút chứ. Tôi cũng tự hào vì có một bạn có cái nick rất hay khen tôi( nick hay thì con trai sẽ đẹp trai, con gái sẽ xinh gái). Mà bạn học tâm lý a`, hay quá...
    Thân mến.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Sự xuất hiện của phân tâm học là để giải thích và chữa các ca nhiễu tâm. Nhưng nhiễu tâm thì lại có nhiều kiểu và nhiều nguồn gốc. Trong phần này, tôi chỉ nói đến những nhiễu tâm mà con nguời có thể ngăn ngừa, hạn chế :
    Mặc cảm ơ - đíp với vấn đề về giáo dục con trẻ
    Theo Freud thì mặc cảm này là do đứa con thường có khuynh hướng ràng buộc với cha hay mẹ về mặt tính dục. Thế nhưng, nếu mở rộng quan điểm của Freud, ta có thể lý giải như sau:
    - Ngay từ trước khi được chào đời, đứa trẻ đã có một khoảng thời gian thông thường là 9 tháng 10 ngày trong bụng người mẹ. Do vậy, có có thể coi là một bộ phận của người mẹ đang dần được tách ra. Việc tách ra lúc sinh chỉ là tách ra về mặt cơ học. Để đứa trẻ là một thực thể độc lập hoàn toàn, có cá tính...cần phải nhiều thời gian nữa, tuỳ theo sự phát triển của đứa trẻ.
    Có thể thấy rằng, ngay khi được thụ thai rối mới sinh, đứa trẻ đã hầu như luôn tiếp xúc và được sự che chở của người mẹ. Rồi quá trình bú mẹ, lớn lên, trẻ luôn có xu hướng phụ thuộc vào người mẹ để cảm thấy thoả mãn, an toàn... Điều này là rất thực tế và hiển nhiên, trẻ có khuynh hướng gần và cần người mẹ. Nếu chấp nhận giả thuyết về tính dục xuất hiện từ rất sớm thì với một đối tượng đầu tư( của năng lượng tính dục) gần như duy nhất và hoàn hảo( người mẹ), việc yêu và gắn bó với người mẹ là điều có thể giải thích được.
    Theo tôi, vấn đề mặc cảm ơ đíp tuỳ thuộc vào các nhân tố sau:
    - Năng lượng tính dục của trẻ xuất hiện từ tuổi nào (3,4 tuổi hay sớm hoặc muộn hơn....)
    - Trẻ là người có xu hướng hướng ngoại hay hướng nội, hay các xu huớng tâm lý được di truyền ( vô thức tập thể) ở mức độ nào. Nếu trẻ được tiếp nhận nhiều vô thức tập thể qua di truyền, ở mức độ không chỉ là các phản xạ sinh học như bú...mà còn là các khuynh hướng như muốn được an toàn, yêu thương...thì việc trẻ gắn bó mật thiết với người mẹ nhiều là điều có thể chấp nhận được. Nếu trẻ có xu hướng hướng ngoại, đối tượng đầu tư năng lượng tính dục(libido) sẽ được phân tán, do đó có thể mặc cảm ơ đíp khó xuất hiện hơn.
    - Một giả thuyết nữa là nếu trong trường hợp di truyền, đứa trẻ được thừa hưởng từ bố nhiều hơn hay mẹ nhiều hơn. Mặc cảm ơ đíp dễ xuất hiện trong những đứa trẻ nếu là nam thì sẽ được kế thùa nhiều từ người bố, còn nếu là nữ thì ngược lại. Một tình yêu kiểu ơ đíp trong trường hợp này là một bản sao hay sự thoái lui về mặt thời gian của một tình yêu giữa bố và mẹ.
    Sự logic ở đây là nếu bố nó đã yêu mẹ nó vì mẹ nó hợp với bố nó thì đứa trẻ, do được kế thừa, mà theo lập luận của phân tâm, không phải mọi cái di truyền đều được ý thức nhận biết, sẽ đã có khuynh hướng yêu mẹ nó từ bé rồi ...
    Cũng từ những lập luận trên, có thể thấy việc kết luận mặc cảm ơ đíp là vô lý hoàn toàn cũng như việc bảo nó là có ở tất cả, đều là những phán đoán cực đoan. Có thể có, và khi thoả mãn một số điều kiện cả về mặt chủ quan cũng như khách quan, mặc cảm ơ - đíp sẽ xuất hiện.
    Vì vậy, trong giáo dục trẻ, việc quan trọng là che chở, yêu thuơng nhưng cũng cần định huớng để trẻ sớm tự lập, có tích cách riêng. Có thể thấy nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều đồ vật, đến một độ tuổi nhất định nên cho trẻ ngủ riêng, yêu thương nhưng không để sự yêu thương của mình khiến trẻ cảm thấy được làm hộ và thoả mãn mọi thứ...
    - Tập cho trẻ phát triển tư duy sớm như tập đếm, tập xếp hình. Bởi vì chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ trẻ con thì đã có ý thức đâu, dạy làm sao tiếp thu được. Chúng chỉ cần ăn, ngủ, chơi là chính.
    - Đối với những trẻ nhút nhát, chúng lại càng có khuynh hướng co mình cần che chỏ, phải có hình thức giáo dục thích hợp phát triển tính tự tin, tránh mặc cảm, để trẻ dần tiếp xúc với bên ngoài. Đối với trẻ hiếu động, ngang bướng thì có lẽ ít có vấn đề về thích nghi hơn.
    Có thể thấy với việc có tư duy duy lý từ sớm và hài hoà với phát triển cảm xúc, trẻ sẽ dễ dàng hình thành nhận thức, tính tự chủ và quan tâm đến bên ngoài nhiều hơn, do đó mặc cảm ơ - đíp cũng như sự quá lệ thuộc vào ngưòi mẹ sẽ giảm bớt nhiều.
    Về việc dùng phân tâm trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm sự bình an thật sự của tâm hồn, dung hoà giữa cái tôi với những đòi hỏi hiện thực của cuộc sống...là những vấn đề cũng rất thiết thực. Xin hẹn vào các bài sau. Mong được trao đổi.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Dumb này, bài của anh theo em chưa giải thích rõ ràng lắm mối quan hệ di truyền và mặc cảm ơdíp.
    Vì mặc cảm ơdíp là một khái niệm rất trừu tượng và khó, cho nên em xin phép giải thích như sau(tất nhiên cũng chưa hoàn toàn chính xác được)
    Mặc cảm ơ díp xuất phát từ nhu cầu tính dục giữa hai giới tính khác nhau. Nhu cầu tính dục này sẽ được thoả mãn thông qua các hoạt động âu yếm. Xin đừng hiểu rằng đây là nhu cầu ******** của người lớn nhé(hoàn toàn ko liên quan đến nhau đâu).
    Mọi người đều biết người nữ có xu hướng xích lại với người con trai và ngược lại. Đó là quy định của sự di truyền và có thể được cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau. Đối với đứa trẻ có thể làm các cảm giác vuốt ve, nựng, chiều chuộng..... Tuy nhiên vì như sự di truyền quy định thì xu hướng con gái yêu qúy bố và con trai yêu quý mẹ là tất yếu. Nhu cầu này xuất phát từ trạng thái mong muốn sở hữu cá nhân và chiếm lĩnh nguồn tính dục trái giới tính.
    Tất nhiên về tâm lý trẻ em cũng thực sự rất khó khăn trong việc thảo luận và nghiên cứu giải thích. Cho nên ở trên chỉ có thể trình bày thử luận điểm thôi. Mọi người thử xem thế nào.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  10. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Phân Tâm Học
    Tiếp ​
    Trong một loại thứ nhất chúng ta có thể làm công việc đó một cách dễ dàng y như đối với những khuynh hướng bị rối loạn. Ví dụ như trong trường hợp đã kể với người có con ngựa đau sau khi lỡ lời đã nói lại chữ đáng lẽ được đem dùng. Khi được hỏi tại sao lại dùng chữ draut thì người đó trả lời: người đó định nói câu chuyện đó là câu chuyện buồn (trauring) nhưng ông ta vô tình đã liên tưởng đến những chữ Traurig và draut, do đó lỡ lời nói ra chữ draut. Đó là trường hợp mà khuynh hướng làm rối loạn được chính người lỡ lời nói ra. Trường hợp chữ Voschwein (xem chương 2) cũng thế. Trong trường hợp này chính khuynh hướng gây quan trọng chẳng kém gì khuynh hướng bị rối.
    Tôi đem các trường hợp nói trên ra dẫn chứng, tuy rằng không phải do tôi hay các đệ tử của tôi tìm ra, không phải là không có ý. Trong cả hai trường hợp muốn giải thích được dễ dàng phải có sự can thịêp nào đó. Chúng ta đã phải hỏi những đương sự tại sao họ lại lỡ lời như thế và ý kiến của họ về vấn đề này ra sao? Nếu không hỏi có lẽ họ sẽ bỏ qua không để ý gì đến những sự lỡ lời đó. Khi được hỏi họ đã trả lời bằng ý kiến đầu tiên hiện ra trong óc họ. Các bạn thấy chưa: sự can thiệp và kết quả lượm được chính là môn phân tâm học đó, đó chính là môn phân tâm học thu nhỏ.
    [...]... Khi một người quên một người nào đó và mặc dù đã cố gắng hết sức cũng không nhớ lại được cái tên rất quen, ta có quyền dự đoán rằng người đó có điều gì khó chịu với người có tên đó cho nên không nghĩ đến anh ta... [...]
    Có phải là tôi quá đa nghi không khi cho rằng ngay trong lúc môn phân tâm học xuất hiện ra trước mặt các bạn thì sự chống đối của các bạn lại càng trở lên mạnh mẽ hơn. Biết đâu các bạn lại chẳng muốn nói rằng những bằng chứng do các người nói trên đưa ra không có gì chắc chắn. Các bạn nghĩ rằng những người đó cố nhiên sẽ giải thích theo lời mời của nhà phân tâm học và nói lên ý tưởng đầu tiên hiện ra trong óc họ nếu họ cho rằng ý đó cắt nghĩa được sự lỡ lời. Điều đó không chứng tỏ rằng sự lỡ lời thực sự có ý nghĩa như thế. Có thể có nghĩa như thế nhưng có thể có nghĩa khác. Họ cũng có thể có trong đầu họ những ý khác.
    Tôi ngạc nhiên khi thấy các bạn không hề dành cho các sự kiện tinh thần những kính trọng cần thiết. Các bạn có tưởng tượng rằng có một người làm một phân tích hóa học về một chất nào đó ra một số lượng nào nhất định, ví dụ như mấy miligam. Từ một số lượng đó người ta có thể đưa ra một số kết luận . Có nhà hoá học nào lại dám phủ nhận những kết luận đó bằng cách nói rằng biết đâu số lượng đó lại không đúng không? Mọi người đều công nhận rằng số lượng lấy ra chính là số lượng thực mà người ta không hề ngần ngừ một giây để dựa vào đó mà đưa ra những kết luận. Vậy mà đứng trước một sự kiện về tinh thần gây nên do một ý tưởng nhất định của một người được hỏi đến, người ta không áp dụng quy luật đó nữa và cho rằng người được hỏi có thể có ý kiến khác. Các bạn có ảo tưởng là mình tự do và không muốn rời bỏ tự do đó. Tôi tiếc là không thể đồng ý với bạn về vấn đề đó.
    Cũng có thể là các bạn nhượng bộ về điểm này nhưng lại chống đối điểm khác. Các bạn sẽ nói: ?oChúng tôi hiểu rằng kỹ thuật của môn phân tâm học là làm sao tìm được giải đáp cho các vấn đề bằng cách hỏi ngay những người đem ra thí nghiệm. Nhưng ta thử xét lại trường hợp của người diễn giả trong bữa tiệc mời mọi người ợ lên để chúc mừng ông chủ. Ông cho rằng trong trường hợp này khuynh hướng gây rối là một khuynh hướng chửi rủa, phản đối lại khuynh hướng kính trọng. Nhưng đó chỉ là lối giải thích riêng của ông thôi, lối giải thích này dựa trên những dấu hiệu bề ngoài của sự lỡ lời. Ông hãy hỏi người đã nói ra những lời lỡ lời đó xem, không đời nào người đó lại thú nhận là có ý muốn chửi bới, trái lại ông ta sẽ từ chối và chối một cách cương quyết. Trước những lý luận chính xác như thế tại sao ông ta lại cứ giữ mãi lối giải thích của mình khi không có gì chứng minh được?.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .

    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 31/07/2003

Chia sẻ trang này