1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn hoaxuandatviet, dạo này tưởng anh đi đâu hoá ra là viết sách về vấn đề này.
    Lúc nào rỗi chúng ta tiếp tục trao đổi sau nhé.
    Thân ái.
    Tức nước vỡ bờ
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Trong bài này, tôi sẽ trình bày tương đối hệ thống về vô thức tập thể và các vấn đề liên quan. Bài này có tham khảo từ sách "Jung đã thực sự nói gì" và chương đầu cuốn "Biện chứng của cái tôi và cái vô thức" và vẫn dựa trên những giả thuyết của tôi đưa ra từ các bài trước. Trong phạm vi bài này, tôi tạm bỏ qua sự tác động của vô thức cá nhân. Mong các bạn quan tâm góp ý.
    Rất mong được trao đổi và học hỏi với những người nghiên cứu Jung.
    Sự hình thành của vô thức tập thể
    Khoa học đã chứng minh về di truyền giữa các thế hệ qua các cặp nhiễm sắc thể. Và qua đó, thì lý giải được về sự giống nhau của một số loại tính cách nhận biết được. Tuy nhiên, chẳng hạn ở đời bố mẹ, có một khuynh hướng nào đó, ngoại tình chẳng hạn, nhưng do XH lúc đó, nên hầu như không nhận diện được. Phải chăng nó sẽ biến mất hoàn toàn ở đời con. Câu trả lời là: Không.
    Sự di truyền cả cái khuynh hướng không nhận diện được đó (vô thức tập thể) là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và qua rất nhiều thế hệ, cái vô thức đó tiếp tục được nhào nặn. Đời sau, cùng với sự phát triển của thể chất, XH, biến động thiên thiên, nội dung vô thức ngày càng đa dạng.
    Cùng lúc đó, ý thức cũng liên tục phát triển. Người ta nhận thức được nhiều hơn. Nhiều cái trước đây còn là bí ẩn thì nay đã được đem ra ánh sáng, cả về con người lẫn tự nhiên. Ý thức đã nhận diện nhiều nội dung vô thức, và từ đó sáng tạo thêm vô số nội dung cả vô thức và hữu thức mới.
    Nhưng chắc chắn một điều, ý thức không thể nhận diện hết tất cả nội dung vô thức. Và theo mạch phát triển của nó, vô thức cũng chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Những nội dung vô thức không phù hợp với điều kiện hiện tại( khí hậu, môi trường, thể chất...) sẽ có thể biến mất. Chẳng hạn trong XH hiện tại, chẳng ai nói có một sự thèm muốn di chuyển vận tốc 50 km/h. Trong khi cách đây 100 năm rõ ràng nó là một nội dung vô thức.
    Chính vì vậy, có thể thấy vô thức tập thể chính là cái đại diện cho tâm thần của con người từ đời này sang đời khác, chứ không phải là sản phẩm của hiện tại hay thậm chí quá khứ gần.
    Chính vì vậy, có chuyện một người bỗng mơ thấy mình có quan hệ với điện thoại với Đức mẹ đồng trinh và các bậc siêu phàm khác.
    Như vậy, vô thức tập thể đã vào anh ta qua giấc mơ.
    Nhận diện vô thức tập thể
    Chỉ có hai cách để nhận diện vô thức tập thể một cách trực tiếp:
    - Qua các giấc mơ
    - Qua hành vi của người mắc chứng tâm thần phân liệt.
    ( Nhận biết qua các hành vi bị lỡ thuờng là do vô thức cá nhân)
    - Qua sáng tạo của thiên tài( lúc xuất thần)
    - Qua các hiện tượng như chưa học đã biết đọc, biết viết, đoán được tương lai...( Thực ra, đoán tương lai chỉ là nhận diện đời sống tương lai khi cái vô thức liên quan đến khuynh hướng tưởng tượng về tiến hoá phát lộ. Còn đoán quá khú là sự nhận thức bất chợt về kiếp sống đã xa được di truyền trong vô thức tập thể). Điều kiện để cái vô thức kiểu này phát lộ thường là sau một tai nạn, một sang chấn tâm lý...
    (còn tiếp)
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Quá trình hình thành cái tôi XH"persona" và cá nhân hoá
    Nhưng mỗi cá nhân, phần được thừa hường từ vô thức tập thể là khác nhau. Cái này có thể nói chính là cái "TÔI" thực sư của cá nhân.
    Như vậy, tôi gọi cái "TÔI" là vô thức tập thể được di truyền của cá nhân.
    Cái tôi "persona" mà cá nhân thể hiện ra ngoài là kết quả của sự phục tùng của cái "TÔI" nói trên với cái tâm thần tập thể hiện diện lúc đó thông qua các thiết chế XH, luật pháp, môi trường....gọi là tôi XH"persona"
    Trong cái "TÔI" nói trên, sẽ dần đi vào ý thức từ từ, và có lẽ không bao giờ chuyển hoá hết.
    Cái đi vào từ từ đó, thành cái Mình ý thức, và cái Mình này chính là trạng thái có thể là tự nhiên nhất đối với một người bình thường. Nếu cái Mình này càng gần với cái tôi XH "persona" bao nhiêu, thì rõ ràng người đó là người hạnh phúc.
    Mục tiêu cuối cùng của mỗi cá nhân, theo quan điểm của Jung là thực hiện cái Minh này. Tiến trình này gọi là cá nhân hoá. Mục tiêu tại từng thời khoảnh khắc là tạo nên cái tôi XH"persona" tốt nhất, tức là tiệm cận với cái MÌnh, nghĩa là bỏ qua sự gò bó của đời sống, công việc, thể chế XH, truyền thống để sống theo cái Mình.
    Trong việc XD cái tôi XH "persona", anh ta đã thực hiện ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
    Trong việc tiệm cận tới cái MÌNH, anh ta đã thực hiện quá trình CÁ NHÂN HOÁ.
    Kết quả của hai quá trình này và biện pháp xử lý
    1- Kết quả
    Trong hai quá trình này, rõ ràng ý thức luôn gặp phải đấu tranh với
    TÔI chưa đựoc chuyển hoá thành hữu thức, tức là phần vô thức tập thể chưa được chuyển hoá trong cá nhân đó.
    Nếu ý thức vượt qua được những xung năng từ cái "TÔI" chưa được chuyển hoá đó, thì coi như việc xây dựng cái tôi XH"persona" và thực hiện cái Mình đều trôi chảy.
    Nếu ý thức thất bại, nghĩa là cái vô thức tập thể chưa chuyển hoá "TÔI" lấn át, thì điều gì sẽ xảy ra:
    - Nếu để nội dung cái "TÔI" chi phối, anh ta sẽ bị tâm thần phân liệt. Đó là những trường hợp hoang tưởng trong tâm thần phân liệt. Anh ta đang sống trong một hoàn cảnh khác, một nơi hoàn toàn khác, nơi anh ta là một vĩ nhân, hay đang được điều khiển bởi thế lực siêu hình...
    - Nếu anh ta chối bỏ cái vô thức tập thể chưa được chuyển hoá đó, anh ta sẽ không xây dựng được cái tôi XH "persona". Như vậy theo thói thường, anh ta vẫn là một đứa trẻ trong xác người lớn.
    2-Giải pháp:
    - Nếu anh ta điều chỉnh cái tôi XH "persona" cho gần với cái MÌnh hơn, tức là thực hiện cá nhân hoá tích cực hơn , mà vẫn dung hoà được với XH, tạm gọi là anh ta thu nhỏ cái persona đi. Ví dụ trước kia anh ta muốn chức cao, vợ đẹp, con khôn thì bây giờ thậm chí anh ta chỉ cần cơm ba bữa cũng được
    - Nếu anh ta đồng nhất cái tôi XH "persona" với cái tâm thần tập thể "TÔI".
    Khi này, rõ ràng anh ta chẳng có mẫu thuẫn gì nữa. Anh ta đã thực hiện cái Mình một cách đốt cháy giai đoạn. Nghĩa là anh ta đã nuốt (nhận thức)luôn cái vô thức tập thể vẫn là cái cực để duy trì đấu tranh trong bản thân anh ta. hiểu nôm na, có thể nói anh ta đã tự già trước, tự kết liễu đấu tranh. Đó là hình ảnh của các vị thủ lĩnh.. vẫn tự coi mình như là đại diện của thế lực siêu phàm như Chúa tròi. Hay đơn giản chỉ là người phát ngôn ra chân lý, nhà tiên tri...
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Xin phép bạn đã đưa vấn đề lên diễn đàn. Tuy nhiên, bạn yên tâm được đảm bảo bí mật.
    Trả lời:
    Đối với vấn đề biểu tượng, chính là vấn đề tranh cãi giữa Freud và Jung.
    Đối với Freud, biểu tượng là sự kiện dồn nén bị bóp méo. Ví dụ như ham muốn ******** bị đè nén thường hay mơ tói cây gậy... cái này là sự bóp méo của *********...
    Còn đối với Jung, biểu tượng không đơn thuần gắn với một ham muốn đối tượng bị bóp méo đó. Chẳng hạn như việc biểu tượng về một hình ảnh về vòng tròn có thể liên quan đến ước muốn về sự bình an, mà khôngcó liên quan đến các nhu cầu bị dồn nén, bóp méo đối tượng cụ thể. Như vậy, biểu tuợng của Jung thiên về tinh thần và rộng hơn Freud. Các biểu tượng sử dụng liên tưởng thì thường liên quan đến các dồn nén của cá nhân. Về điều này, có thể dùng các cơ chế dịch chuyển, phóng chiếu và bóp méo của Freud.
    Còn các biểu tượng liên quan đến nguyên mẫu, nó ít xảy ra hơn, và thường nói đến những ước muốn, những khuynh hướng chưa được biết đến, chứ không phải bị dồn nén.
    Về vấn đề thứ hai, anh cũng đồng ý với em. Theo anh thì tháp nhu cầu của Maslow thường là do ông nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm nhiều, và có thể ông là người tư duy hướng ngoại. Do đó, ông rút ra kết luận về nhu cầu dựa trên quan sát thực tế: người ta ai chả có nhu cầu ăn, ăn hàng ngày ba bữa. Trong khi sống 1 mình 1 thời gian cũng không sao.
    Còn theo quan điểm của Jung, do con người luôn đấu tranh với vô thức tập thể. Trong vô thức tập thể được di truyền luôn rình rập quanh người đó, có cả phần người đó còn chưa được thể hiện, có cả cái mà sự thể hiện hiện tại trong cái tôi ý thức được còn khá yếu. Do đó, họ có nhu cầu liên kết, quan hệ với những người giống và khác họ, để khống chế cái vô thức đó. Có thể cái vô thức tập thể đó là vũ trụ, không chỉ là riêng con người. Đồng thời,nó liên quan đến dạng ngưới và ở thời kỳ nào nữa. Trong từng thời kỳ, trật tự có thể thay đổi. Thậm chí có thể bản thân ý thức cũng không đánh giá chính xác tầm quan trọng của từng nhu cầu.
    Khi rảnh hơn, anh sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này. Cảm ơn em đã quan tâm.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Tiếp tục vấn đề rất hay này.
    Bạn có thấy các con vật càng kém phát triển càng ít có nhu cầu giao tiếp không: con gián, con giun...
    Và các con vật tiến hoá hơn như chó, mèo bạn đã thấy có nhu cầu quan hệ, không đơn thuần là giao hợp...
    Tại sao: Từ quan điểm vô thức, thì vô thức tập thể của chúng là nhỏ, tức là hữu thức kém phát triển đi kèm với vô thức tập thể của loài vật nói chung là ít (tôi kô nói là không có). Nhưng theo giả thuyết của tôi (hữu thức + vô thức tập thể - chưa được chuyển hoá(tạm gọi là VT) của loài vật là nhỏ hơn rất nhiều con người và thường biến thiên trong một khoảng hẹp.
    Khi cái VT chưa được chuyển hóa đó ít, thì đời sống đơn giản hơn nhiều. Cái đó sẽ có ít xung lực, và càng chuyển dần vào hữu thức, cái đó càng yếu. Như vậy cán cân hữu thức - VT nghiêng gần như hoàn toàn về hữu thức (dù cái này cũng rất nhỏ). Bạn đừng vội xem đây là mâu thuẫn. Động vật hay phản ứng theo bản năng - tức là phản xạ có điều kiện. Nhưng cái này khi lặp lại nhiều lần thì nó là ý thức của chúng. Và chúng hầu như chỉ phản ứng như thế.
    Còn con người, nếu bỏ qua vô thức cá nhân, thì tâm thần bao gồm:
    ý thức + VT( vô thức tập thể chưa được chuyển hoá)
    Và cuộc sống thông thường là để tiêu hoá cái VT này.
    Nhu cầu giao tiếp nằm ở đây. Khi chúng ta giao tiếp với người lạ, chúng ta đơn giản lấp đầy cái VT này( không kể trường hợp quan hệ công việc). Cái VT này ở mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng có một mẫu số chung cho các VT này - đó là cổ mẫu - đặc trưng tiêu biểu cho từng nhóm người, và có thể có MẪU SỐ lớn - VTTT của loài người.
    Xung lực từ cái VT này là một lực làm rối nhiễu hữu thức. Cuộc sống là một giằng co giữa hai cực này. Và trong cái VT này làm chúng ta cảm thấy nhu cầu giao tiếp với cái mới lạ, người khác mình, nhưng thực chất là giống chúng ta. Chúng ta bị hấp dẫn bởi người khác, cũng là yêu phần còn lại của chúng ta. Khi một vài yếu tố của cái VT này thành tính cách, khi chúng chưa đủ độ, chúng ta sẽ muốn chơi với những nguời giống mình để khẳng định cái đó.
    Chính vì vậy, khi trẻ tuổi, cái VT này nhiều, bạn sẽ thấy nhu cầu giao tiếp nhiều. Còn khi đã có tuổi, trải đời, VT chuyển hoá thành ý thức nhiều, thì nó cũng kô con đủ mạn để chống ỹ thức. Chúng ta không cần nhu cầu giao tiếp để lấp đầy, vì nó đã gần đầy.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tiếp tục nhé
    Tha nhân là loài người nói chung. Vô thức tập thể của loài người, theo Jung gọi là các cổ mẫu. Nhưng thực tế thì các cổ mẫu này có thể duy nhất không?
    Chắc chắn nếu có duy nhất, nó sẽ không có nhiều ý nghĩa, vì nó có rất ít các hành vi đặc trưng.
    Khi nó chuyên biệt hoá theo tộc người, nó sẽ phát triển trở thành những cổ mẫu, từ đó các VT cá nhân nói trên dao động xung quanh.
    Vậy những ai sẽ gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống:
    1- Những người mà cái VT lớn hơn nhiều so với cổ mẫu gốc.
    Khi đó, xung lực từ nó sẽ lớn, và đó là vấn đề của họ
    2- Những người mà VT chuyển hoá thành ý thức theo cách bất thường

    Lưu ý
    +Khi VT chuyển thành hữu thức bình thường,phần VT sẽ nhỏ đi đống thời nó sẽ đánh thức phần VT tương ứng với cái đã chuyển hoá. ( để cân bằng với ý thức) Khi vì bất cứ lý do gì, nó đánh thức phần VT lớn hơn phần chuyển hoá thành ý thức, thì loạn tâm diễn ra.
    + Cái VT chưa chuyển hoá và chưa bị đánh thức sẽ ở trạng thái rình rập để lọt vào hữu thức.
    Ở người mà tổng mức tâm thần lớn, phần này lớn, nó rình rập cũng gay gắt hơn, và do vậy nếu kô chuyển hoá nhanh, dễ bị loan tâm. Còn nếu chuyển hoá nhanh, họ sẽ phát triển hơn người thường.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tiếp tục làm rõ về sự chuyển hoá vô thức ---->hữu thức.
    Ví dụ: Có một người nông dân suốt ngày cày ruộng nuôi vợ con ở một vùng núi hẻo lánh. Một lần ông ta vô tình xem được một bức ảnh do một du khách hiêm hoi đi qua cho xem. Hãy xem xét vấn đề gì sẽ xảy ra:
    Có thể người nông dân ngạc nhiên, sung sướng và hình thành một ý muốn biết thêm về cảnh đó. Như vậy, vô thức về sự ham học hỏi, về thưởng ngoạn cái đẹp đã được nhận diện và sẽ đi vào ý thức với một tỷ lệ tuỳ thuộc vào mức độ tập trung và đk khách quan để anh ta tiếp xúc với ảnh đó.
    Nhưng có phải chỉ có thế: thông thường, nếu anh ta sẽ ý thức luôn về khả năng của mình có thể tiếp cận cảnh trong bức ảnh hay không. Cái này trước đó có lẽ có, mà cũng có thể chưa. (Sự nhận diện vô thức về thẩm mỹ >< sự nhận diện vô thức liên quan đến khả năng )- sẽ đánh thức nhưng không dung nạp một phần vô thức tương ứng với ham muốn liên quan đến bức ảnh. Anh ta thậm chí, trong vô thức, muốn đi đến tận nơi đó, xem kỹ và thậm chí tác động theo ý thức của mình. Nhưng cái này sẽ không được anh ta ý thức mà vẫn trong trạng thái vô thức. Bởi vì cái ý thức về khả năng sẽ khống chế không cho cái này thành ý thức. Nhưng như vậy, anh ta có thêm:
    + Muốn biêt nhiều hơn về bức ảnh.(ý thức - được chuyển hoá một phần từ vô thức vừa được nhận diện)
    + Vô thức được đánh thức( nhưng chưa thành hữu thức): đến nơi đó, xem nó, chụp hình nó, viết lên nó...
    Như đã nói trong các bài trước, ý thức thẩm mỹ, ý thức về năng lực cá nhân, đều ở trong trạng thái dang dở, và còn có phần vô thức theo các tỷ lệ khác nhau. Nếu phần vô thức này được phóng chiếu sang phần ham muốn về bức ảnh với mức tương ứng với phần ý thức thẩm mỹ và năng lực cá nhân vừa được đánh thức, đó là sự chuyển hoá bình thường. Còn nếu như phần nhận diện về thẩm mỹ và khả năng, (nhận diện < thành ý thức, ý thức về khả năng kô có nghĩa là tự tin, mà cũng có thể là tự ti) bé hơn phần vô thức phóng chiếu sẽ có sụ lệch pha, như vậy phần vô thức được đánh thức( nhưng không thành ý thức) đã lớn hơn tỷ lệ tương ứng với phần thành hữu thức. Do đó gây loạn tâm.
    Vấn đề về phần VT được đánh thức này khác với vô thức ngủ yên như thế nào, và nó dễ chuyển hóa hơn hay kô, liên quan cả đến những việc đánh giá mục tiêu của cuộc đời. Không phải cứ đặt mục tiêu cao quá so với khả năng là dở, mà đặt mục tiêu thấp quá thì phần vô thức được đánh thức thường nhiều, và nếu kô chuyển hoá nhanh cũng gây vấn đề. Bài sau, tôi sẽ viết tiếp về vấn đề này.
    Vậy thì hãy đặt mục tiêu thật cao vào, nếu bạn tự tin, và quan trọng là bạn phải xây dựng được sự tự tin thực sự. Một mục tiêu quá thấp sẽ là thảm hoạ, trong một số trường hợp. Bạn đã từng nghe điều này?
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Tôi sẽ nói tiếp vấn đề này liên quan đôi chút đến giáo dục. Chúng ta giáo dục dựa trên những mô hình cổ điển: thầy đọc - trò chép. KHông khuyến khích hỏi thêm những vấn đề bên ngoài...Có thể coi chúng ta chỉ muốn một số cánh cửa, mà kô phải những cánh cửa chính.
    Ngoài ra, chúng ta cũng có một hệ thống giáo dục khác đi kèm, luôn luôn đề cao những con người biết nhường nhịn, khuyến khích người ta thể hiện ra những tâm lý: người nghèo vượt khó, người ta đề cao và tung hô nước mắt của những người biết vượt lên số phận, và bảo là thế họ là những tấm gương.
    Cố gắng được bình thường đã lã mẫu mực, ham muốn hơn phải chăng là tội ác?
    Khi tạo ra điều này, mô hình chung, chúng ta đã kô khuyến khích những cá nhân muốn vượt trội trên một số lĩnh vực. Khi đó giáo dục là nhân tố bên ngoài làm cho co người ta thu ngắn tầm mơ ước. ham muốn.
    Như vậy, thì chắc chắn, một người giỏi đến đâu, nhìn xung quanh thấy toàn dân lao động lam lũ, cũng không dám lộ rõ tham vọng giàu sang. Sự ám thị này quá lâu, nên thậm chí người ta kô dám ham muốn...tức là không nhận diện được, chưa nói chuyển được vào ý thức. Đó chính là cái phần vô thức được đánh thức, khi ta vô tình nhìn thấy cảnh thịnh vượng, trong khi ta đang ở một vùng quê đói nghèo.
    Lúc khác tôi sẽ nói tiếp vấn đề này trên những vấn đề thực tế vói mong muốn có cái nhìn khách quan với nhiều hiện tượng XH.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Xin bàn đôi chút về 4 chức năng của tâm lý và sự liên quan giữa phân tâm và thiền.
    Cảm giác( sense), trực giác(intuition), tư duy( thinking), cảm xúc( feeling).
    Có một bạn hỏi tôi: cảm xúc khác cảm giác thế nào.
    Cảm giác là cái nhận được thông quan các giác quan như vị giác, xúc giác, thính giác: sờ đá thấy lạnh, ngửi hoa thấy thơm,...
    Cảm giác thường ngắn, thoảng qua.
    Cảm xúc thường sâu và bền hơn cảm giác( gọi là có trọng lượng weight). Ví dụ khi ta nói: Tôi thấy buồn, tôi rất tiếc, tôi xin lỗi...có lẽ gọi là trạng thái hay tâm trạng hợp lý hơn.
    Tôi sẽ nói đến cảm xúc kỹ hơn, vì nó liên quan nhiều đến trục trặc trong đời sống tâm lý của con người. Nói thế, bởi vì trực giác, cảm giác, tư duy nếu có tác động đến đời sống thường thông qua việc chuyển thành cảm xúc.
    Như việc có cảm giác về sợ liên quan đến một người, và khi ta tư duy về hiện tượng đó, cảm giác sống lại, lâu dần dẫn đến trạng thái sợ, không phải cảm giác.
    Thiền, về cơ bản, là huỷ bỏ mọi trạng thái, chỉ tồn tại ba chức năng đầu.
    Chúng ta thiền như thế nào, qua nhận biết:
    Chẳng hạn, ngày mai bạn đi thi. Tối bạn nghĩ đến nó, bạn lo sợ.
    Cái gì đã xảy ra : Bạn nghĩ về hiện tượng tương lai, bạn nghĩ luôn đến cả hậu quả...Nhưng bạn hãy thở, tập trung vào đan đièn, và nghĩ, đó là cái bạn muốn làm ( thi). Nó không xảy ra( chưa xảy ra, bạn vẫn đang nằm trong nhà)
    Cái bạn muốn đạt đến, thi tốt, nó cũng chưa xảy ra.
    Cái bạn đang nghĩ chỉ là muốn làm, muốn kết quả tốt, sợ kết quả xấu. Nhưng không có gì xảy ra cả ngoại trừ việc lên xuống của cơ bụng...
    Mỗi khi có một ý nghĩ liên quan đến việc thi ngày mai, ngay lập tức bạn nhận biết luôn như vậy, và nhận biết luôn, cái ta đang nghĩ không làm việc thi nagỳ mai tốt hơn, tức là cái ý nghĩ đang nhen nhóm lên là vô dụng. Bạn nhận biết cách khởi sự của ý nghĩ, sự vô ích của nó, bạn tập trung vào hơi thở...
    Bạn thử xem sao. Tôi đã thử, và thấy rất có hiệu nghiệm. Nhiều lúc, tôi không yêu, không ghét, không kéo cái sự kiện chưa xảy ra về hiện tại, và không lôi lại sự việc đã xảy ra, bởi vì tôi biết một thực tế khách quan là không có gì thay đổi cả( bên ngoài). Mà đó mới là nmục đích của tôi( lúc này).
    Tất nhiên, phải luyện, và đừng lạm dụng nó, bởi vì như vậy bạn không sống tự nhiên đâu. Một cách khoa học hơn, hãy viết ra các nhu cầu, xem cái nào muốn nhất, muốn thứ hai...
    Tìm cách thực hiện theo trật tự đó.
    Nếu không thực hiện đuợc cái 1, cố gắng làm cho cái 2 thành cái 1 trong 1 khoảng chờ...
    Đó là cách làm nhạt các nhu cầu. Sau đó sắp xếp lại và mở rộng phạm vi nhu cầu ra.
    Khi đó, có lẽ chẳng cần thiền nữa, sống chỉ toàn niềm vui, không có sự khó chịu, buồn bực.
    Về cái sự thiền này, còn dài lắm, nhưng hình như tôi phải quay về với tính học thuật thôi.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Sự liên quan giữa vật lý và đạo phật.
    Tri thức là động lực của phát triển.

    Hôm nay, tôi sẽ phát triển thuyết phân tâm dựa trên hai gợi ý này.
    Một hòn đá có liên quan đến con người kô? Hay hạt bụi
    "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi"
    Trịnh Công Sơn đã hát thế. Và ông không hát vu vơ.
    Một vật như hòn đá, chưa thể có hệ thần kinh, nhưng nó cũng đáp ứng những tác động từ bên ngoài. Khi có lục đủ mạnh, sự liên kết của chúng bị phá , chúng vỡ.
    Một thanh kim loại bị nung nóng tới nhiệt độ nào đó, cũng hoá lỏng.
    Như vậy, mọi vật trong tự nhiên đều kô bất biến. Chúng đều có phản ứng đáp lại với kích thích. Tuy nhiên, với những vật như đã nêu, chúng chỉ phản ứng lại với một số rất ít những tác động từ vật bên ngoài khác. Nhưng những sinh vật, từ thể đơn bào, rồi đa bào, sau đó là bò sát...đã biết phản ứng với những kích thích bên ngoài nhiều hơn, tức là chúng nhậy cảm hơn.
    Chỉ khi sự phản ứng với bên ngoài đủ lớn, một vật mới dẫn đến một vật tự biết về nó. Và khi nó tự biết về nó, nó sẽ phát triển lên hình thức khác. Bạn hỏi thanh sắt làm gì có hệ thần kinh để biết. Nó chỉ biết là : khi nóng, tôi chảy. khi lạnh, tôi đông lại...
    Đó là tri thức của nó về nó. Những tri thức này quá ít, vì nó quá ít phản ứng, do đó, nó không thể tiên hoá thành sinh vật có hệ thần kinh. Chỉ có một số loại, đáp ứng rất nhiều những kích thích và trong thời gian dài, mới hình thành nên hệ thần kinh.
    Bạn nghĩ gì về việc người ta có thể chế tạo người máy thông minh???
    Với giả thuyết này, tôi coi sinh vật như cấp thấp là sự tiến hoá từ cấp thấp hơn nó, và ngay cả vật vô tri như thanh kim loại cũng trong quá trình tự biết.
    Nhưng kô phải vật vô tri nào, sinh vật nào khi tự biết đầy đủ cũng có thể tiến hoá, mà chúng có thể huỷ diệt, hoặc biến đổi sang dạng khác, mà không lên dạng cao hơn, như gỗ rồi sẽ mục...
    Và như vậy, mọi vật, từ đá, sỏi, đến chó , mèo, ...tới con người, đều trong quá trình tự biết. Nó là xu hướng tất yếu. Và khi biết tự biết đủ, nó sẽ biến đổi, phát triển hoặc huỷ diệt.
    Nhưng đó là động lực để mọi vật phát triển. Con người có kiếp trước, và có thể là sỏi đá, có thể là người hay cái gi gỉ gì gi nữa...
    Thế có phải là ĐẠO PHẬT.
    Như vậy, với lý luận này, tôi đồng ý với bác yu
    Tri thức là động lực của phát triển.
    Tất nhiên, tôi vẫn giữ quan điểm trong bài tranh luận trước. nhưng tôi không bác bỏ những gì tôi viết ở đây.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.

Chia sẻ trang này