1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân Tâm Học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi gio_mua_dong, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Phân tâm học và tình yêu.
    Đối với một cô bé tuổi đôi mươi, ở bất của thời đại nào, cũng đều tạo ra trong mình hình ảnh người đàn ông lý tưởng - người rõ ràng, kẻ thì không rõ rệt. Nhưng khi gặp người nào đó trùng khít với hình ảnh người đàn ông bên trong đó, họ sẽ thích ngay.
    Tình yêu kiểu này, nếu ở những cô gái thiên về tinh thần, mơ mộng, họ tạo ra một hình mẫu rõ ràng...thì được coi là một tình yêu trong sáng, thuần khiết...Cô gái này có thể yêu người đàn ông đẹp trai, giỏi, có tài...
    Nhưng với những cô gái được coi là đua đòi, ăn chơi, hưởng thụ, không phải họ không có hình mẫu. Nhưng có điều, trí tưởng tượng của họ ít, họ sống thực tế hơn. Nhưng cái mà họ thích vẫn là hình ảnh về mẫu đàn ông có trong chính họ, tuy rằng mẫu này nhợt nhạt, có thể bản thân cô gái cũng chẳng có khái niệm gì rõ rệt...
    Chẳng hạn, cô gái yêu anh chàng mắt to,tóc cua, đi xe đẹp, ga lăng...
    Đây là tình yêu - nhu cầu.
    Tức là, đối với những cô gái thuộc tuổi này, tình yêu là sự khẳng định cái tôi, họ yêu chính họ. Cô ta chỉ quan tâm đến đối tượng đúng với cái phần về người đàn ông trong cô. Một anh chàng khôn lỏi, có thể chì cần khéo nịnh cật lực và đúng chỗ cũng có thể cưa đổ bất cứ cô gái nào thật xinh trong tuổi này.
    Hay bạn có thể thấy rất nhiều ngôi sao yêu những người đàn ông thành đạt lớn hơn tuổi mình rất nhiều thuộc trường hợp này.
    Nhưng có thể có chuyện tình yêu kiểu cổ tích kô: Một tiểu thư xinh đẹp nhà giàu, yêu một chàng trai xấu xí, nhưng có một tài đặc biệt ?
    Có, mà điển hình là câu chuyện chàng Trương Chi.
    Một người không giống như hình mẫu, sao yêu được.
    Đây là điều lý giải những người có chút tài lẻ, hiểu biết thường tạo được sự quyến rũ nơi đối tượng, dù họ ban đầu không thuộc tuýp của cô ta. Đơn giản, họ đã đánh vào cái phần vô thức của cô gái, những cái này đâu đã có trong mẫu hình. Khi cô gái ý thức được phần vô thức của mình nhờ tài của chàng trai, cô sẽ yêu anh ta chết mê chết mệt. thậm chi cuồng si.
    Tình yêu kiểu này làm cho cô gái trở thành người đàn bà đầy đủ, như cách các nhà văn vẫn nói đầy văn hoa. Và nhiều người coi đây là tình yêu đích thực, không thực dụng.
    Họ đã nhầm. Thực sự, cô gái vẫn chỉ yêu bản thân. Bởi vì cô yêu cái hình ảnh vẫn tiềm ẩn trong cô thôi, thuộc cô và tiềm ẩn trong cô.
    Đây là tình yêu khiếm khuyết.
    Tình yêu đích thực chỉ đến khi người ta không còn cái tôi nhiều nữa. Họ không cần người đàn ông để thoả mãn các nhu cầu, mà nương tựa cũng là một nhu cầu quan trọng.
    Cũng không ai quyến rũ được họ nữa, họ đã đủ đầy.
    Họ không tìm người đàn ông để khớp và cố khớp với hình ảnh người đàn ông trong họ. Trong họ không còn người đàn ông. Vì thế họ nhìn người đàn ông thực hơn, như người đàn ông vốn thế, tuỳ thuộc vào trình độ của họ mà sụ nhìn nhận này sát thực đến đâu.
    Lúc này, nếu họ yêu ai, đây là tình yêu đích thực, không phải tình yêu nhu cầu, hay tình yêu khiếm khuyết.
    Một người càng tham, càng khó yêu. đơn giản họ chỉ tìm cách thoả mãn nhu cầu - dù cho nhu cầu đó là cao thượng hay thấp kém
    Một người chỉ yêu người khác khi họ đã đầy đủ.
    Nhưng trong XH hiện đại, nhu cầu con người là vô cùng tận, bao giò cho đủ. chính vì vậy, khi nó còn đó, tình yêu không tồn tại. Các nhà văn hay nói đến sự biến mất của tình yêu theo nghĩa này.
    Người càng kém phát triển càng dễ yêu.
    Có một bạn bên box ĐH Kinh tế TPHCM đã nhờ tôi tư vấn về vấn đề này trong topic Tại sao 87,5% con gái tốt nghiệp ĐHKT ra trường ế chống. Cũng đã lâu rồi, nhưng bây giờ mới có thể nói được, vì nó khó quá. Mà topic ấy đã mất rồi. Đành viết ra đây, hy vọng sẽ đọc được.
    Câu trả lời là:
    Các bạn đang tìm tình yêu nhu cầu, nhưng nhu cầu các bạn cao quá
    Các bạn tìm tình yêu khiếm khuyết, nhưng cái khuyết ở các bạn ít quá.
    Hoặc là tình yêu đích thực, nhưng những người đàn ông để các bạn có thể yêu ít quá.
    Bài viết này tạm khép lại phần của tôi về phân tâm.
    Tôi sẽ viết tiếp sau một thời gian nữa, nếu còn nhận được sự quan tâm.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Gần đây hơi bận, ko có thời gian đọc bài. Hôm nay mới đọc kĩ bài của dumb, thấy anh viết bài hay thật. Tiếc là số người có thể hiểu và tham gia ko nhiều.
    Chuyện tình yêu giải thích theo anh cũng là một cách tiếp cận thôi. Nói đơn giản: Tình yêu là gì? Ngày xưa các cụ cưới nhau có tình yêu gì đâu, thế nhưng một thời gian sau, họ vẫn có thể sống tương đối hạnh phúc. Ở đây có thể nói là đa phần, chứ ko có ý là bảo tất cả. Còn ngày nay, nếu phỏng vấn các cặp vợ chồng sau 50 tuổi, họ cũng nói thẳng là họ sống với nhau cũng chỉ vì trách nhiệm với con cái, chứ tình yêu thì khó nói lắm.
    Sang chuyện xây dựng khuôn mẫu cho con cái. Nói thật việc đó được thực hiện qua các câu chuyện cổ tích, qua các câu hát mẹ ru?. Cái đó sẽ xây dựng nên nhân cách của các em nhỏ. Thế nhưng có câu: Thông tin vốn bản chất ko có hại, cái hại là do ngừơi ta sử dụng thế nào. Chính từ các thông tin đó mà trẻ em lại có thể hình thành các nhân cách khác nhau. Bữa nào rỗi thì tiếp tục với bác dumb về vấn đề nhân cách con người VN sau. Bên LSVH cũng có nói đến vấn đề này dưới góc độ Văn hoá đó.
    Câu hỏi cuối, dumb nghĩ thế nào về vấn đề :?Người có tài thường có tật?, hoặc câu nói ?oKhoảng cách giữa ngừơi điên và thiên tài thực ra cũng chỉ là một khoảng cách ngắn.?
    Thân
    Tức nước vỡ bờ
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào luuthuy.
    Trước hết là cần hiểu thế nào là tài.
    Anh thấy người ta thường chia làm hai loại:
    Loại về kỹ năng của chân tay là chính
    Loại về cái đầu(mind).
    Ở đây, anh chỉ nói đến loại thứ hai.
    Người phương Tây đánh giá tài năng qua các test IQ, EQ, và một loại test nữa về chỉ số cảm xúc.
    Theo đó, nếu cả 3 chỉ số này đạt mức cao thì họ là người tài.
    Còn theo anh, có tài thì phải có tật là không có cơ sở. Chẳng qua, đó là ỷ vào lý do đó để cho phép mình có cái quyền đó thôi.
    Còn bảo kiểu các nhà thơphải tạo hứng như là ham tửu, sắc đó là do họ chưa biết đầu tư năng lượng vào những cái khác. Mà cái đó ai chả thích, cứ gì họ.
    Anh thì quan tâm vào cái gọi là Tổng mức tâm thần. Ai có tổng mức tâm thần cao hơn mức trung bình thì đó là người tài.
    Còn một người nếu tổng mức tâm thần ở mức trung bình nhưng do đầu tư nhiều vào một lĩnh vực, họ có thể có tài ở lĩnh vực đó, nhưng bù lại, sẽ có lĩnh vực bị hao hụt, do đó họ chỉ là bị phát triển lệch lạc thôi.
    Có thể một số người họ kô muốn nhưng họ lại trở thành nhân tài bất đắc dĩ như Hàn Mặc Tử, vì ông kô sống trong ĐSXH nên buộc tập trung vào văn thơ để giải toả, an ủi...như vậy ông có tài theo con mắt mọi người, nhưng theo anh thì chưa có cơ sở để coi đó là tài năng.
    Một ví dụ có thể rõ ràng hơn trong bóng đá: Một cầu thủ Đan mạch là Michael Laudrup , theo đánh giá của huyền thoại bóng đá Johan Cruyiff thì có khả năng trở thành tầm như Maradona, nhưng cuối cùng anh ta chỉ dừng lại ở mức cầu thủ giỏi, bởi vì anh ta có cuộc sống bình thường trong XH phát triển, anh tamkô thực sự dồn ham thích vào riêng bóng đá.
    Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, làm người bình thường , phát triển toàn diện vẫn hơn. Không hiểu em thế nào.
    Nhưng cuộc sống cũng cần lãng mạn, và thế là cuộc sống tạo nên các nhân tài...
    Cuộc sống cũng tạo nên các thiên tài thực sự như Mozart, Goethe, Einstein...để thế giới tiến đến tương lai xa hơn với những tầm vóc mới...
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Người phương Tây đánh giá tài năng qua các test IQ, EQ, và một loại test nữa về chỉ số cảm xúc.
    Bài viết này của anh khiến em ko thoả mãn lắm. Ta đi vào một số vấn đề nhé.
    3 chỉ số anh nhắc có lẽ chính xác hơn là IQ Intelligent Quote, EQ Emotional Quote và cái cuối cùng là CQ tức là Creative quote. Tức là Chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc và chỉ số sáng tạo. Rõ ràng anh đã nhắc đến chỉ số cảm xúc hai lần là dư rồi.
    Còn một người nếu tổng mức tâm thần ở mức trung bình nhưng do đầu tư nhiều vào một lĩnh vực, họ có thể có tài ở lĩnh vực đó, nhưng bù lại, sẽ có lĩnh vực bị hao hụt, do đó họ chỉ là bị phát triển lệch lạc thôi.
    Thế nào là một con người hoàn hảo. Một nhà khoa học thiên tài thì vẫn có thể ko biết chăm sóc con cái. Thế nào là mức cân bằng có thể chấp nhận được cho sự lệch lạc đó?
    Còn theo anh, có tài thì phải có tật là không có cơ sở. Chẳng qua, đó là ỷ vào lý do đó để cho phép mình có cái quyền đó thôi.
    Còn bảo kiểu các nhà thơphải tạo hứng như là ham tửu, sắc đó là do họ chưa biết đầu tư năng lượng vào những cái khác. Mà cái đó ai chả thích, cứ gì họ.
    Ko ai khẳng định có tài thì phải có tật, mà là đa phần người có tài thì đều có tật. Nói một chút rõ ràng hơn về quan điểm của em. VD Churchil trước đó là một người nghiện rượu nặng, còn Kant thì bảo thủ đến mức ko cho dùng điện trong nhà, Picasso nổi tiếng với chuyện đối xử con cái chẳng ra cái gì?.. Đó chính là cái tật của thiên tài. Ở đây cũng có thể hiểu là có thể vì họ là vĩ nhân nên cái tật của họ được chú ý hơn thôi.
    Nhưng vấn đề chính mà em quan tâm hơn là:?Khoảng cách giữa thiên tài và thằng điên là khoảng cách rất ngắn?. Tại sao ý em vậy; Hãy thử nhìn vào các ý tưởng của các thiên tài khi mới ra lò, nó có những dáng vẻ ngớ ngẩn và điên rồ để rồi người ta tổng sỉ vả vào: Thuyết tương đối Einstein, thuyết Phân tâm học của Freud, thuyết gen nhảy?.. Đó là những điều mà cần phải chú ý. Có vẻ như, hoạt động của các nhà sáng tạo là họ thông qua tưởng tượng, họ tưởng tượng tới những điều mà ban đầu những người bình thường coi chỉ là xuất hiện trong các cơn mơ của người bệnh tâm thần. Nói một cách cụ thể hơn: VD trong các cơn mơ của người bệnh tâm thần có thể mơ đến một loại máy móc, một thế giới gì đó. Và trong các suy nghĩ của người sáng tạo cũng có thể gần như vậy.
    Nói thật là hơi khó diễn đạt suy nghĩ của mình. Dumb thử bổ sung cho quan điểm này nhé; Khoảng cách giữa thiên tài và người điên rất ngắn. Có thể bác bỏ hoặc bổ sung.
    Tức nước vỡ bờ
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Thì chính vì những ý tưởng đó đã vượt tầm so với mặt bằng tri thức, khoa học và ....nên họ mới được coi là thiên tài. Họ đã đi vào phần vô thức tập thể còn tiềm ẩn, đưa nó thành ý thức chung của nhân loại. Còn thì chính cái nhận định của bên ngoài ( có thể ở thời đó, hoặc tương lai) xác định những cái vô thức đi vào ý thức là thiên tài hay ngớ ngẩn.
    Xét về góc độ chủ thể, cơn điên của người điên và sáng tạo của thiên tài không khác nhau về hình thức, cách xuất hiện. Nó chỉ khác nhau ở mức độ tác động:
    Tác động có lợi cho cuộc đời, con nguời...
    Tác động có hại...
    Nếu tác động có lợi về bất cứ mặt gì, thì đó là thiên tài
    Còn tác động có hại, đó là người điên.
    Đó là chân thiên tài, và đích thực điên loạn.
    Còn đôi khi, do những phát minh quá lớn, ý tưởng quá tầm thời đại đang sống, thiên tài có thể phải chịu sụ đối xử như người điên. Nhưng thời gian sẽ là câu trả lời cho chân thiên tài.
    Anh cũng nói thêm về sự xuất hiện của các phát minh, ý tưởng.
    Có thể cả người điên và thiên tài cùng có một giấc mơ. Nhưng thiên tài là người có thể tách mình ra khỏi giấc mơ của mình, đối xử với giấc mơ như một khách thể, nghiên cứu và nâng nó lên thành kiến thức được mọi người hiểu được và ứng dụng.
    Còn người điên, họ mơ và không hiểu được giấc mơ của họ, họ bị giấc mơ thao túng. Không những thế khi những ý tưởng trong giấc mơ đi vào đời thực, họ gây hậu quả khôn lường.
    Như vậy, thiên tài và người điên cũng mong manh.
    Nhưng như vậy thì bất công quá nhỉ?
    Người điên cũng gần gần thiên tài, sao họ khổ từ đời họ đang sống, cả sau khi chết nữa kô ai công nhận, còn thiên tài đích thực sẽ đến lúc được người đời đánh giá lại.
    Khoảng cách không gần nếu xét trên góc độ này. Thiên tài thường rất thông minh, và có tri thức, và thường phải trăn trở rất nhiều vào vấn đề nào đó, mói có những giấc mơ để căn cứ vào đó, nâng lên thành tri thức, phát minh cho nhân loại.
    Còn ngươi điên, có thể họ chỉ là do phải bị dồn ép lâu quá, bị đau khổ quá. bị những chấn thương bất ngờ, nhưng hoàn cảnh kô chịu được...và từ những cái đó, vùng não chỉ đạo vô thức hoạt động...và họ mơ
    Nếu may mắn, những giấc mơ vô thức tập thể của họ là do di truyền của một gen thông minh của một cổ mẫu nào đó trong quá khứ, họ cũng có thể là thiên tài. Nhưng đa phần, trường hợp đó hiếm lắm...
    Như vậy, khoảng cách giữa thiên tài và người điên cũng gần, mà cũng xa.
    Lời khuyên cho những ai hay bị đánh giá dưới khả năng:
    Cứ sống hết mình cho những điều mình tin tưởng, tài như Vanghoh thì cũng khổ bỏ bố, được cái gì đâu, tranh cãi nhiều làm gì.
    Anh viết hai ý trên cũng chỉ để cho người ta đừng dễ dãi quá trong nhiều trường hợp, để chân tài có thể được dùng, và những kẻ đôi chút tài biết mình hơn, sống điều độ, đúng mực.
    Mà hình như trong XH mình nhiều thiên tài như vậy lắm.
    Không biết có đụng chạm ai kô, xin lỗi trước....
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn đã vào tôpic này. Hiện tại,Tôi đang nghiên cứu về đề tài:

    Sự phát triển cá nhân trên góc độ tâm lý trong XH Việt Nam hiện đại.

    Trong chuyên đề này, tôi sẽ trình bày kết hợp
    + Các hoạ thuyết tâm lý học phát triển của Piaget, Erickson, thuyết hành vi...
    + Lý thuyết phân tâm của Freud, của Jung, của Erich From, Assagioli
    + Lý thuyết các dạng trí khôn của Howard Gardner
    + Triết học Kant dưới góc độ tâm lý
    + Triết lý Yoga Ấn độ và các phương pháp thực hành dựa trên nền tảng lý thuyết.
    + Các phương pháp thiền động ( Mật tông, thở khí công, thư giãn của Yoga...)
    + Sách của Osho, Krishnamurti...
    + Có xét đến vấn đề giao thoa với nền Văn hoá Việt nam đương đại, với trình độ khoahọc hiện thời và thực trạng ĐSXH VN.
    + Một số tài liệu khác về sinh học.
    Bạn nào có tài liệu liên quan( có thể bằng tiếng Anh), mong trao đổi. Xin hậu tạ
    Địa chỉ nhận mail:
    lequangkhanh1975@hotmail.com
    Vì phải dành thời gian cho công việc, xin được trao đổi theo địa chỉ mail trên.
    Rất mong sự hợp tác trên tinh thần khoa học.
    Chân thành cảm ơn.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    dumb nên cụ thể hơn nữa hình thức hợp tác. Cùng viết, hay là anh làm chủ biên? Mục đích viết? Yêu cầu công việc(đề tà cá nhân, độ dày, mức độ khối luợng công việc)?...
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    To luuthuy:
    Trước hết, xin được nói thêm đây là ý định nghiêm túc.
    - Chủ yếu anh muốn có nguồn tài liệu tiếng Anh. Còn nội dung đã hòm hòm rồi. Nếu có người viết cùng thì tốt quá.
    - Nó sẽ có độ dày cỡ chừng 300 trang.
    - Mục đích: Hoàn toàn liên quan đến những vấn đề tâm lý ứng dụng, từ những vấn đề như những trạng thái tâm lý bất ổn ở người thường, ứng dụng tâm lý trong nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, kể cả các trẻ em tạm gọi là "lập dị". Ở 1 chừng mực nào đó, Nó cũng là nguồn tham khảo tốt cho các trường hợp mang tính bệnh lý.
    Đặc biệt quan trọng là phần thực hành, gồm cả thiền và các phương pháp luyện tập.
    Trong đề tài này, cũng trình bày thêm những phát triển của bản thân người viết, trên tinh thần kế thừa tri thức nhân loại và quan sát thực tế.
    - Về việc xuất bản: Sẽ cố gắng để thành sách bán trên thị trường. Nhưng đây kô phải là mục đích chính của tác giả.
    - Thời gian: Vì người viết còn có công việc mưu sinh, nên thời gian không cần gấp gáp. Nhưng để thực sụ là 1 công việc nghiêm túc, nếu bạn nào tham gia, sẽ có một lịch làm việc linh hoạt.
    - Nếu có đóng góp giá trị, chắc chắn sẽ có phần tài chính, dù có in thành sách hay kô. Phần này sẽ tính theo giá thị trường.
    P/S:
    - dumb tên thật là Lê Quang Khánh,đã viết 3 tập Vi tính dành cho người mới học, (1-3) và một chuyên đề Vi tính cho người mói học - Tin học văn phòng( mới xuất bản). Sắp tới sẽ có những chuyên đề tin học VP khác.
    - Là cựu sinh viên ĐH - KTQD Hà Nội khoá 92-96 và học sinh khối PTCT - ĐHSPHNI khoá 89-92
    - Thời gian tới, sẽ rất ít vào TTVN. Bạn nào quan tâm, xin vui lòng liên hệ vào địa chỉ mail trên.
    Trân trọng cảm ơn và mong hợp tác.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Về cơ bản thì box học thuật rất ủng hộ anh. Còn mọi việc thế nào thì sẽ bàn bạc cụ thể với nhau sau.
    Thực ra thì việc viết sách là một xu huớng tất yếu của box học thuật, nhưng bây giờ mới có người có thời gian đứng ra làm đầu tàu cho việc viết.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang nghiên cứu một đề tài có rất nhiều ý nghĩa và rất khó.
    - Thứ nhất là con người, nhất là tâm lý & cái xã hội mà hình thành nên con người là những cái khó cơ bản.
    - Thứ hai là ghép nối được đa dạng các quan điểm trong các tài liệu bạn liệt kê ở đây đòi hỏi bạn phải có một trình độ tư duy rất cao.
    Mình có thể giúp bạn 2 việc:
    - Mình liệt kê những cuốn sách có liên quan của mình giúp bạn. Thậm chí có cả những cuốn sách có cùng chủ đề bạn nghiên
    - Mình có thể giúp bạn nhìn nhận lịch sử, lôgíc về phương pháp luận của Tâm lý học. Cái này sẽ giúp bạn ghép nối các dạng quan điểm về tâm lý khác nhau. Theo mình cái này rất cần.
    Decates đã từng nói :"Tốt nhất là hoàn toàn đừng nên suy nghĩ, tìm kiếm bất kỳ một chân lý nào hết làm gì, nó tốt hơn là làm một điều gì đó mà không có phương pháp nào".
    Đã có 1 thời kỳ mình cũng ôm hàng đống sách để tìm hiểu về đời sống tinh thần của con người mà không có phương pháp lắp ghép chúng cho tốt. Bài học chỉ ngắn gọn như vậy !
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!

Chia sẻ trang này