1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân thế - tiêu chuẩn đánh giá tính thực dụng của bài quyền ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi newdom, 26/02/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    1) Lyhl nhất chí với bạn vê? điê?m trên vi? đó cufng chính la? câu đaf được tiê?n nhân đúc kết nhất lực nhị đa?m tam công phu.
    2) Nhưng Lyhl xin phép bô? sung thêm, đối với ngươ?i luyện quyê?n lâ?n thực hiện sau sef không giống lâ?n thực hiện trước, nhận thức vê? ba?i quyê?n sef được nâng dâng lên theo số lâ?n luyện, khi đaf được xem la? thuâ?n thục thi? đối với ngươ?i xem có thê? la? múa cho vui nhưng đối với ngươ?i thực hiện thi? đaf khác rất xa nhưfng lâ?n rthực hiện đâ?u, con ngươ?i khác với cái ma?y la? ơ? chôf na?y !
  2. tuekhong

    tuekhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Chào Bạn Lyhl,
    Công phu,Quyền thuật và Đấu luyện là 3 mảng luyện tập cần phải có để trở thành một đấu sĩ có năng lực,còn để đánh giá tầm quan trọng (khả năng ưu thắng) giữa 2 đối thủ các cụ sắp xếp như sau :NHẤT ĐẢM,NHỊ CÔNG,TAM QUYỀN,TỨ LỰC theo đó người có sức lực đơn thuần không thể thắng người có quyền thuật (có kỹ thuật,đòn thế),cả hai cùng có quyền thuật ,ai công phu tốt hơn (nhanh,mạnh,bền,dẻo dai) sẽ vượt trội,cuối cùng nếu ngang tài ngang sức thì ai can đảm sẽ chiến thắng.
    Hiển nhiên một bài quyền được tập luyện nhiều thì phải có tiến bộ ,điều cần nhấn mạnh ở đây là nếu chỉ đơn thuần tập đánh quyền thì không thể có khả năng chiến đấu cao được.
    Thân mến.
  3. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bạn tuekhong để có được trình độ võ thuật cao thì cần phải luyện tập nhiều yếu tố khác nữa.
    Nhưng để ứng dụng được bài quyền thì phải luyện tập nhiều thì bài quyền nó mới thành phản xạ tự nhiên của bản thân được.
    Cũng giống như Quyền Anh hay Tán Thủ đánh các tổ đòn thôi, chiêu thức không có nhiều nhưng đánh nhiều nó sẽ thành thói quen nói theo kiểu võ tàu là tập được Hình Ý đó mà.
  4. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
  5. tuekhong

    tuekhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
  6. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0

    Theo mình,việc luyện võ muốn được đầy đủ phải đặt trên 3 chân kiềng : một là "công phu" hai là "quyền thuật" ba là "đấu luyện",[/size=3]nếu chỉ luyện bài quyền cho thuần thục dầu hàng ngàn lần cũng chỉ là để múa cho vui thôi.
    Chào Bạn Lyhl,
    Công phu,Quyền thuật và Đấu luyện là 3 mảng luyện tập cần phải có để trở thành một đấu sĩ có năng lực,còn để đánh giá tầm quan trọng (khả năng ưu thắng) giữa 2 đối thủ các cụ sắp xếp như sau :
    NHẤT ĐẢM, NHỊ CÔNG, TAM QUYỀN, TỨ LỰC
    theo đó người có sức lực đơn thuần không thể thắng người có quyền thuật (có kỹ thuật,đòn thế),
    cả hai cùng có quyền thuật ,ai công phu tốt hơn nhanh,mạnh,bền,dẻo dai) sẽ vượt trội,
    cuối cùng nếu ngang tài ngang sức thì ai can đảm sẽ chiến thắng.
    Hiển nhiên một bài quyền được tập luyện nhiều thì phải có tiến bộ ,điều cần nhấn mạnh ở đây là nếu chỉ đơn thuần tập đánh quyền thì không thể có khả năng chiến đấu cao được.
    Thân mến
    ====================================================================================================
    chỗ thì 3 , nơi thì 4 cái nào quan trọng hơn hả Bác
    [/quote]
    Một đàng là các thành tố cần có để tập luyện hầu trở thành một võ sĩ.
    Một đàng là thứ tự ưu thắng của những ai thủ đắc các tố chất liệt kê.
    ====================================================================================================
    Thật ra cổ ngôn , cổ từ thì H cũng thuộc đẳng cấp tài tử
    Hiểu sao viết ra vậy , có gì sai xin Bác chỉnh sửa giúp, xin cám ơn trước Bác thật nhiều .
    NHẤT ĐẢM, NHỊ CÔNG, TAM QUYỀN, TỨ LỰC
    Nhất Đảm: Tinh Thần -Tâm lý sung mãn, ổn định .....
    - Không thích đứng trên xác đối phương thì đừng ra tay
    Nhị Công: Chuyên cần,Tinh luyện....
    - Làm biếng thì sẽ mất đồng bộ,linh hoạt trong hoạt động của mình
    Tam Quyền: Kỹ thuật
    - Kỹ thuật vụng về,yếu kém,nghèo nàn thì nắm phần bất lợi

    Tứ Lực : Thể Lực ( chung và chuyên )
    - Có 3 điều trên mà không có Thể Lực thì chỉ có thể : ngồi nhìn - Lực bất tòng Tâm
    kính Bác
  7. tuekhong

    tuekhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

    Một đàng là các thành tố cần có để tập luyện hầu trở thành một võ sĩ.
    Một đàng là thứ tự ưu thắng của những ai thủ đắc các tố chất liệt kê.
    ====================================================================================================
    Thật ra cổ ngôn , cổ từ thì H cũng thuộc đẳng cấp tài tử
    Hiểu sao viết ra vậy , có gì sai xin Bác chỉnh sửa giúp, xin cám ơn trước Bác thật nhiều .
    NHẤT ĐẢM, NHỊ CÔNG, TAM QUYỀN, TỨ LỰC
    Nhất Đảm: Tinh Thần -Tâm lý sung mãn, ổn định .....
    - Không thích đứng trên xác đối phương thì đừng ra tay
    Nhị Công: Chuyên cần,Tinh luyện....
    - Làm biếng thì sẽ mất đồng bộ,linh hoạt trong hoạt động của mình
    Tam Quyền: Kỹ thuật
    - Kỹ thuật vụng về,yếu kém,nghèo nàn thì nắm phần bất lợi

    Tứ Lực : Thể Lực ( chung và chuyên )
    - Có 3 điều trên mà không có Thể Lực thì chỉ có thể : ngồi nhìn - Lực bất tòng Tâm
    kính Bác
    [/quote]
    Cái lực ở đây phải hiểu là cái lực của người có sẵn chưa kinh qua luyện tập võ thuật.
    Tạm thí dụ như thế này,một anh nông dân vai u thịt bắp khỏe như vâm phải đối đầu với một sinh viên ở thành phố nhưng có tập võ ,biết cách đánh và biết dánh vào đâu để gây tổn thương cho đối thủ của mính thì dù sức yếu hơn nhưng có quyền thuật anh sinh viên sẽ hạ gục anh nông dân khỏe hơn nhưng vụng về không biết cách chiến đấu.
    Còn cái thể lực mà Bạn dề cập đến nó là kết quả của "Công phu" rồi !
  8. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0

    Nhất Đảm: Tinh Thần -Tâm lý sung mãn, ổn định .....
    - Không thích đứng trên xác đối phương thì đừng ra tay
    Nhị Công: Chuyên cần,Tinh luyện....
    - Làm biếng thì sẽ mất đồng bộ,linh hoạt trong hoạt động của mình
    Tam Quyền: Kỹ thuật
    - Kỹ thuật vụng về,yếu kém,nghèo nàn thì nắm phần bất lợi

    Tứ Lực : Thể Lực ( chung và chuyên )
    - Có 3 điều trên mà không có Thể Lực thì chỉ có thể : ngồi nhìn - Lực bất tòng Tâm
    kính Bác [/blue][/size=4]
    Theo tôi biết thì " Nhị Công" có ý nghĩa là bạn dám tấn công đối thủ, thì mới có cơ hội chiếm được tiên cơ.
    1/ Nhất Đảm: Lòng cam đảm của con người, có giám chiến hay không. Nếu hèn nhát không giám đánh thì coi như là thua rồi.
    2/Nhị Công: nếu không giám tấn công mà chỉ phòng thủ thì cũng vất đi, mất hết tiên cơ. Vì như thế có nghĩa là bỏ lỡ cơ hội để hạ đối thủ.
    3 và 4 thì bản thân câu chữ đã tự giải đủ nghia của nó rồi.
    Nói tóm lại đã gặp đối thủ nếu thấy cần thiết phải chiến là phải ra tay ngay để chiếm tiên cơ. Bằng không mà để nó gọi hội đến là tèo cho ban thân chúng ta rồi.
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Lơ?i cu?a cô? nhân ma? được ACe phân tích hay như thế na?y thi? thật la? thú vị, ơ? môfi một góc cạnh sef la? một ma?u sắc riêng, rất đáng trân trọng.
  10. tuekhong

    tuekhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

    Chào Bạn,
    Chữ "công" ở đây là công phu theo ý nghĩa tinh tấn trong luyện tập,luôn đẩy các tố chất cơ thể tăng tiến mỗi ngày =>có câu luyện quyền mà không luyện công,về già cũng như không.
    Mến,

Chia sẻ trang này