1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân tích lí thuyết cho các mạch dùng đèn điện tử

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi Audiophile, 31/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    SRPP vs Cathode Follower ???
    1- Kết cấu?
    2- Chất lượng âm thanh?
    3-Loại đèn nào hay?
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Phân tích lí thuyết cho các mạch dùng đèn điện tử

    Bác Audiophile đã đưa ra câu hỏi này từ khá lâu rồi, nhưng bây giờ tôi mới có thời giờ ngồi phân tích lại một số mạch dùng đèn điện tử mà chúng ta đã lắp, đem lại thứ âm thanh kì diệu mà bán dẫn không thể sánh được. Tạm mở một chủ đề mới này cho mọi người tiện tham khảo về mặt lý thuyết, vì tôi sợ viết tiếp vào các chủ đề khác sẽ dài quá.



    http://www.ttvnol.com/forum/f_62

    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Mạch đơn giản nhất là mạch mắc Cathode chung. Đây chỉ là một tầng khuếch đại điện áp, có trở kháng ra lớn (đúng bằng nội trở đèn). Bác Audiophile đã đăng sơ đồ này lên đầu tiên, với gợi ý về việc lắp một bộ tiền khuếch đại đơn giản:
    [​IMG]
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Kế tiếp, chúng ta có mạch Cathode Follower hay còn gọi là Anode chung. Mạch này dùng một điện trở hồi tiếp âm rất lớn ở chân Cathode, khiến cho trở kháng ra được hạ xuống mức khá nhỏ, đồng thời cũng làm hệ số khuếch đại điện áp chỉ ở mức nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa đây là một tầng khuếch đại dòng điện, có trở kháng vào lớn, trở kháng ra nhỏ dùng để nối tầng rất tiện. Mạch này dùng để kết hợp với tầng khuếch đại điện áp Cathode chung được sử dụng rất nhiều trong các tầng đầu của ampli. Bác Htthanh có lắp một mạch ra bằng Cathode Follower cải tiến, chủ yếu hướng vào việc điều chỉnh điểm làm việc tĩnh của đèn, nhằm cải thiện đặc tuyến tần số biên độ. Chúng ta có thể tham khảo hình sau:
    [​IMG]
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Và cuối cùng là kiểu mạch SRPP. Mạch này có cả ưu điểm trở kháng ra nhỏ của Cathode Follower lẫn khuếch đại điện áp của Cathode chung. Điện trở ở giữa 2 đèn phải được điều chỉnh cẩn thận để phối hợp trở kháng với tải. Vì vậy, mạch này thường được thiết kế cho một loại tải xác định, để nó có thể họat động ở chế độ đẩy kéo lớp A tốt nhất.
    [​IMG]
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 02/03/2004
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Về câu hỏi "loại đèn nào hay" của bác Audiophile thì tôi e hơi khó. Có hai loại là đèn Mĩ-Âu và đèn Nga dễ kiếm giá rẻ là:
    6H1Pi=ECC88
    6H2Pi=ECC83
    6H3Pi=ECC82
    Có lẽ là mình nên theo trường phái tư bản giàu có lắm tiền, làm cái gì cũng tốt chăng?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  7. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Cái Topic nay lâu nay vắng quá, tôi cung có xem lại một số vấn dề lý thuyết nhung cái kinh nghiệm thì chua duợc "Giày" lắm vậy xin nêu vấn dề dến các dại gia trong làng Amp dèn diện tử thế này :
    Về kiến trúc của 1 cáp Amp dèn cơ bản là gồm 3 tầng:
    1- dầu vào.
    2- dảo pha.
    3 -công suất.
    mỗi tầng duợc các hãng "dì giai" một kiểu khác nhau :
    1- Ðầu vào :
    *Anode chung.
    * ka tot chung.
    * SRPP vs Cathode Follower ...
    cái thì dèn 3 cuc, 5 cực... búa xua cả.
    cái thì dùng dèn MU cái thì Hi ...
    2- Ðảo pha:
    - đảo tại 1 dèn ( A từ A node, B tại Ka tot).
    - dảo bằng 2 dèn.
    - Ðảo rồi thêm 1 tầng khuếch đại trước công suất.
    3- Công suất
    - dùng dèn 3 cực.
    - dùng dèn 5 cực.
    Ðẩy kéo AB, đẩy kéo B .
    Vấn dề hồi tiếp nữa chứ khi nào phải hồi tiếp nông, khi nào sâu, khi nào không cần hồi tiếp?
    Vậy thì "dì giai" 1 hệ thống AMP dùng dèn diện tử có công suất 5W, 10W, 20W, 30W và hon thế nữa thì ghép nối theo kiến trúc nào tại các tầng là hay, hay nhu thế nào?hồi tiếp ra sao thì hợp lý ??? (Nếu có vật tu xây 1 cái chế dộ A thì chẳng mấy nhọc lòng tran trở nhi?u v? nh?ng v?n d? trên nhung khổ nỗi chẳng phải ai cung có diều kiện).
    Nếu có đại gia nào tỏ tuờng về các vấn đề này bớt chút thời gian phân tích kỹ hon dể cái sự chơi của anh em nhanh chóng tới đuợc bến bờ sành điệu.
    Mong tin các Bác.
    THUYLT
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Hỏng rồi, bác ThuyLT mà viết về ampli như thế thì hỏng hết mất. Bác nên đọc những cuốn sách ampli cũ, viết từ thập kỉ 60-70 thì mới dễ hiểu, chứ sách bây giờ viết lại ẩu lắm.
    Bất kì ampli nào cũng chỉ cần có 2 tầng thôi: tầng trước khuếch đại biên độ tín hiệu tới mức đủ lớn để tầng sau khuếch đại dòng điện cho đảm bảo mức tín hiệu đó không bị sụt hết khi đưa ra tải. Tuy nhiên trong thực tế, người ta phải lắp nhiều tầng để cho ampli đó khỏe hơn, hoặc đáp ứng các yêu cầu ghép nối giữa các tầng mà sinh ra nhiều mô hình phức tạp khác nhau.
    Đối với tầng công suất đơn, nhất thiết phải chạy ở chế độ A và người ta không cần phải mắc đảo pha trước đó làm gì cho phức tạp. Mục đích của tầng đảo pha là tạo ra 2 đường tín hiệu ngược pha nhau để đưa vào 2 vế của tầng đẩy kéo.
    Tốt nhất là đối với những lí thuyết cơ bản thế này, nếu bác không nắm chắc thì không nên tiếp tục trình bày nữa, bởi vì nó có thể gây hiểu lầm cho người mới học. Những người mới bắt đầu vào sẽ cho rằng ampli đèn rất khó, nản lòng và không dám tự lắp nữa. Ngay cả em cũng không dám nói nhiều vì em không thể trình bày cẩn thận được như sách. Những kiến thức này đều có rất sẵn trên các thư viện, xin mời các bác tự tìm đọc, nếu thích nghiên cứu chuyên sâu.
  9. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Hiểu rồi Bác Nói Và làm ạ.
    Hiểu rồi Hiểu rồi
    Về lý thuyết rất rõ thậm chí tôi có thể tính toán rất chi tiết.
    Vấn đề là trên thực tế , nếu phân tích tốt thì thực tế ít, kinh nghiệm ít cũng cho được kết quả khá .
    Chính vì thiếu phân tích mà rất nhiều các bác thợ lắp amp đèn trong thành phố HN này đã không đạt được chất lượng mà người dùng xác nhận. Sau khi lắp họ thường phải thuyết phục này nọ 1 hồi... hoặc lấy uy tín của chính mình ra để đảm bảo rằng đó là "Hay" !!!???.
    Tôi nêu ra vấn đề này chỉ với 1 mong muốn phong trào tìm hiểu và lắp Amp đèn được đi lên và mong các bạn mới chơi có chỗ để "luận" về Amp đèn mà thôi.
    Bởi tôi biết có rất nhiều vấn đề mà không có trong lý thuyết
    Mong các đại gia hãy vì đồ chơi đèn mà chỉ giáo.
    Chờ tin các Bác
    THUYLT.
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Em không nghĩ là bác nắm chắc lí thuyết về phần này. Nói đơn giản như cái mạch Anode chung, có một cái tên khác là Cathode Follower mà bác cũng phân ra làm 2 loại khác nhau thì kể cũng hơi lạ. Quan điểm của em khi làm mạch đèn điện tử là : ưu tiên chất lượng chứ không cần số lượng. Điều đó có nghĩa là em sẽ tập trung vào lắp các mạch dùng đèn công suất thấp, tiếng hay. Nếu cần công suất lớn, em sẽ lắp mạch bán dẫn.
    Sở dĩ em có quan điểm trên là vì nghe giữa hai loại ampli bán dẫn và đèn thấy ưu thế riêng của mỗi loại: đèn thì tiếng sâu lắng, chậm rãi, nghe khề khà như tiếng người già. Trong khi đó tiếng bán dẫn thì trong sáng, khoẻ khoắn, và đặc biệt mạnh về âm trầm. Về phần thiết kế mạch, em sẽ không làm bởi vì đối với em đây là công việc nghiệp dư, để giải trí nhiều hơn là nghiên cứu khoa học. Em sẽ tận dụng các sơ đồ có sẵn, được những người đi trước khen hay.
    Đa số những người thợ lắp đèn ở VN hiện nay khó lắp được ampli hay là vì thiếu linh kiện. Rất khó có thể mua được OPT xịn ở VN: hầu hết là quấn lại hoặc tháo từ các máy cũ ra. Đèn cũng vậy, kiếm được loại chất lượng cao thật chẳng dễ dàng gì. Vì nguồn linh kiện không ổn định như vậy, nêu rất ít người có thể lắp thí nghiệm, thay đổi nhiều cấu hình khác nhau để mò mẫm tìm ra được con đường tối ưu cho ampli của mình.
    Có vài lời như vậy, xin mời các bác tiếp tục ...

Chia sẻ trang này