1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân tích những ca khúc làm thay đổi bộ mặt nhạc rock- Yes, I am Back!!

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi barrygibson, 17/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Black_Black_

    Black_Black_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    cái này toi rồi bac'' ơi , up lại hộ cái nha , thank''s
  2. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    IV/ 1965: My Generation-the Who
    (words and music by Pete Townshend)​
    [​IMG]
    People try to put us d-down (Talkin'' ''bout my generation)
    Just because we get around (Talkin'' ''bout my generation)
    Things they do look awful c-c-cold (Talkin'' ''bout my generation)
    I hope I die before I get old (Talkin'' ''bout my generation)
    This is my generation
    This is my generation, baby
    Why don''t you all f-fade away (Talkin'' ''bout my generation)
    And don''t try to dig what we all s-s-say (Talkin'' ''bout my generation)
    I''m not trying to cause a big s-s-sensation (Talkin'' ''bout my generation)
    I''m just talkin'' ''bout my g-g-g-generation (Talkin'' ''bout my generation)
    This is my generation
    This is my generation, baby
    Why don''t you all f-fade away (Talkin'' ''bout my generation)
    And don''t try to d-dig what we all s-s-say (Talkin'' ''bout my generation)
    I''m not trying to cause a b-big s-s-sensation (Talkin'' ''bout my generation)
    I''m just talkin'' ''bout my g-g-generation (Talkin'' ''bout my generation)
    This is my generation
    This is my generation, baby
    People try to put us d-down (Talkin'' ''bout my generation)
    Just because we g-g-get around (Talkin'' ''bout my generation)
    Things they do look awful c-c-cold (Talkin'' ''bout my generation)
    Yeah, I hope I die before I get old (Talkin'' ''bout my generation)
    Có lẽ trong lịch sử nhạc rock and roll, không có câu hát nào lại được trích dẫn nhiều như câu "I hope I die before I get old" của Pete Towshend trong ca khúc bất hủ "My Generation". Nó phản ánh được thái độ nổi loạn và thách thức của giới trẻ nhạc rock đối với những thứ mà họ cho rằng đã già cả và lỗi thời. Và để mình không bị lỗi thời, họ thà chết trước khi trở nên già nua. Được tạp chí rock Rolling Stones xếp hạng 11 trong top 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại, "My Generation" đến bây giờ vẫn giữ được giá trị của nó trong lòng người yêu rock như một bảng tuyên ngôn đầu tiên về quyền của giới trẻ.
    Nhiều người lầm tường rằng "My Generation" được sáng tác cho phong trào hippie trong thập niên 60 vì sau này dân hippie thường dẫn ca khúc này như là một trong những bằng chứng quan trọng về sự hình thành của trào lưu vô chính phủ. Thật ra tay guitar Pete Townshend khi sáng tác ca khúc này, ở thời điểm
    năm 1965, hippie vẫn chưa được biết đến ở Anh và nhóm the Who cũng không phải là một nhóm hippie cho đến tận năm 1969. Lúc này trào lưu thịnh hành của giới trẻ Anh là trào lưu mods (không phải là các mod trong các diễn đàn ttvnol đâu nhé). Những người theo phong cách mod thường cắt tóc thật ngắn, mặc áo sơ mi hình bia hiệu Union Jack, say mê thể loại nhạc R&B cuồng nhiệt, sử dụng chất kích thích amphetamine, và một điều không thể thiếu của những mods là những chiếc vespa do Ý sản xuất. Những tay mod cũng được biết đến với những trò lập dị và câu nói cửa miệng: " Những người già chẳng hiểu quái gì cả!" (Older people, they just don''t get it!). Lúc khởi đầu, cả bốn thành viên của nhóm the Who đều là những tay mod như thế. Để chứng tỏ sự lập dị của mình, Pete Townshend thường ngao du khắp phố phường London bằng chiếc xe tang Packard 1935 của mình. Một lần khi đậu xe ở khu Belgravia gần điện Buckingham, chiếc xe tang của Pete đã bị cảnh vệ của nữ hoàng Anh cẩu đi vì nữ hoàng cảm thấy phật lòng khi bị một chiếc xe tang án ngữ trên đường của mình. Khi đóng phạt và lãnh xe về, Pete đã cãi chầy cãi cối với những nhân viên công lực rằng: "thế hệ của tôi có quyền làm những gì mà chúng tôi muốn!". Kết quả là chiếc xe tang bị tịch thu và chàng Pete ngỗ ngáo đành phải đi xe lửa về nhà. Trên đường về, Pete đã viết ca khúc "My Generation" dựa trên sự kiện nói trên và sau đó mọi thứ trở thành lịch sử. Đổi chiếc xe tang lấy một bài hát để đời, cái giá xem ra cũng đáng!
    Lúc này , bài "Satisfaction" của nhóm Stones đang làm mưa làm gió trên thị trường âm nhạc. Để chứng tỏ mình cũng không kém gì đối thủ, "My Generation" của the Who được thu âm với tất cả những ý tưởng được xem là điên rồ nhất thời đại đó. Ca khúc mở đầu bằng những hợp âm power chord guitar hằn học tiếp theo bằng giọng hát giận dữ lắp bắp của Roger Daltrey. Cứ sau mỗi câu hát của Daltrey thì Pete và tay bass John Entwistle lại bồi vào bằng đoạn bè" Talking ''bout my generation!" Đây cũng là ca khúc đầu tiên mà guitar bass được sử dụng để chơi solo thay vì guitar lead. Và thay vì kết thúc bài hát theo những cách thông thường, the Who chọn kết thúc ca khúc bằng tiếng feedback guitar chói tai sau loạt trống như sấm rền tạo ra bằng những cú thúc trống bass đôi dồn dập của Keith Moon.Không có ca khúc nào có thể thể hiện cái tôi của giới trẻ thời đó một cách tuyệt vời và sinh động hơn "My Generation" của the Who.
    Được phát hành dưới dạng đĩa đơn năm 1965, "My Generation" đạt hạng nhì tại Anh nhưng chỉ đứng ở vị trí 74 trên Billboard top 100 tại Mỹ vì lúc đó the Who chưa phải là một nhóm thật sự nổi tiếng ở Mỹ và hơn nữa ở Mỹ không có trào lưu mod. Phải đến khi dân hippie Mỹ phát hiện ra "My Generation" và nhận nó làm thánh ca của mình thì ca khúc này mới trở thành bất tử ở ca hai bờ đại dương.
    Tính đến nay, "My Generation" đã tròn 40 tuổi và người chấp bút cho nó, tay guitar lừng lẫy thuở nào của the Who Pete Townshend đã trở thành một ông già lục tuần với đôi tai gần như điếc đặc, hậu quả của việc chơi guitar với âm thanh cực lớn. Nhưng đối với người yêu rock nói chung và những người hâm mộ the Who nói riêng, "My Generation" vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu mặc dù thời hippie đã chỉ còn là dĩ vãng.
    [​IMG]
    Có thể bạn chưa biết:
    -"My Generation" là ca khúc được cover lại nhiều nhất của nhóm the Who với nhiều phong cách khác nhau trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến bảng cover của Patti Smith, Iron Maiden, Phish, Green Day và nhóm rock Xô Viết cũ Gorky Park.
    -Gần đây, ca sĩ teenpop Hillary Duff đã khiến nhiều người nổi giận khi đã dám sửa lại câu hát bất hủ: "I hope I die before I get old" bằng câu "I hope I don''t die before I get old" trong bảng cover mới của mình.
    -Không chỉ là ca khúc biểu tượng của thập niên 60, dân punk rock cũng nhận "My Generation" là một trong những ca khúc định hình phong cách của thể loại punk cuối thập niên 70.
    -Cách hát lắp bắp của Roger Daltrey trong ca khúc này đã gây khá nhiều tranh cãi. Người thì bảo rằng đó là cách thể hiện sự giận dữ. Người thì cho rằng đó là sự mô phỏng cách nói tiếng được tiếng mất của dân mod khi phê speed (tiếng lóng của chất aphetamine). BBC lúc đầu đã cấm phát ca khúc này vì cho rằng sẽ làm cho những người bị tật nói lắp bẩm sinh giận dữ. Còn đối với the Who, nhóm giải thích rằng cách hát đó của Daltrey là do chịu ảnh hưởng từ ca khúc "Stutter Blues" của huyền thoại blues Johnny Lee Hooker.
    -Có lẽ trong bốn thành viên của the Who, tay trống quậy Keith Moon là người sống đúng với lời hát của bài "My Generation" nhất. Tay trống lừng lẫy của nhạc rock đã chết ở tuổi 32, "trước khi kịp già" sau những tháng ngày chơi bời say sưa bất tận.
    - Khi viết ca khúc này, lúc đầu Pete đã viết "Why don''t you all fu...fu...f*ck away?" Nhưng dưới sức ép của hãng đĩa, Roger Daltrey đã phải hát chữa lại thành " Why don''t you all fa...fa...fade away?"
    -Một trào lưu đối lập với mods trong những năm đầu thập niên 60 ở Anh là trào lưu rockers (cũng không phải là ám chỉ các tay chơi rock). Các rockers thường để tóc kiểu Elvis Presley, mặc đồ da và đi môtô phân khối lớn. Giữa các băng nhóm mods và rockers thường xảy ra những vụ đụng độ nảy lửa. Trong bộ phim "A Hard Day''s Night" nổi tiếng của Beatles, Ringo Starr đã trả lời một cách dí dỏm rằng : "I''m a mocker!" khi được hỏi anh là người theo trào lưu rockers hay là mods.
    còn tiếp...
    My Spirit Lives On!!
  3. KASHMIR

    KASHMIR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ vào box Rock vì Havatage đưa link, lâu rồi không quay lại đây, bài viết của anh Viễn làm em nhớ lại một thời hoàng kim của box Rock, một món quà quá ổn cho dịp giáng sing 2005. Good job, keep on writing man....
  4. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    IV/ 1965: Like a Rolling Stone-Bob Dylan
    (words and music by Bob Dylan)​
    [​IMG]
    Once upon a time you dressed so fine
    You threw the bums a dime in your prime, didn''t you?
    People''d call, say, "Beware doll, you''re bound to fall"
    You thought they were all kiddin'' you
    You used to laugh about
    Everybody that was hangin'' out
    Now you don''t talk so loud
    Now you don''t seem so proud
    About having to be scrounging for your next meal.
    How does it feel
    How does it feel
    To be without a home
    Like a complete unknown
    Like a rolling stone?
    You''ve gone to the finest school all right, Miss Lonely
    But you know you only used to get juiced in it
    Nobody has ever taught you how to live out on the street
    And now you''re gonna have to get used to it
    You said you''d never compromise
    With the mystery tramp, but now you realize
    He''s not selling any alibis
    As you stare into the vacuum of his eyes
    And say do you want to make a deal?
    How does it feel
    How does it feel
    To be on your own
    With no direction home
    A complete unknown
    Like a rolling stone?
    You never turned around to see the frowns on the jugglers and the clowns
    When they all did tricks for you
    You never understood that it ain''t no good
    You shouldn''t let other people get your kicks for you
    You used to ride on the chrome horse with your diplomat
    Who carried on his shoulder a Siamese cat
    Ain''t it hard when you discover that
    He really wasn''t where it''s at
    After he took from you everything he could steal.
    How does it feel
    How does it feel
    To be on your own
    With no direction home
    Like a complete unknown
    Like a rolling stone?
    Princess on the steeple and all the pretty people
    They''re all drinkin'', thinkin'' that they got it made
    Exchanging all precious gifts
    But you''d better take your diamond ring, you''d better pawn it babe
    You used to be so amused
    At Napoleon in rags and the language that he used
    Go to him now, he calls you, you can''t refuse
    When you got nothing, you got nothing to lose
    You''re invisible now, you got no secrets to conceal.
    How does it feel
    How does it feel
    To be on your own
    With no direction home
    Like a complete unknown
    Like a rolling stone?
    Khi nói về luật nhân quả, người ta thường nghĩ nhiều đến triết lí của đạo Phật hoặc triết lí phương Đông, vì đối với phương Tây, nhân quả không hẳn là một phạm trù khá quen thuộc. Càng hiếm hoi hơn nữa khi luật nhân quả được đề cập đến trong một ca khúc nhạc rock ở thời kì tiền hippie ở Mỹ. Ca khúc nổi tiếng "Like a Rolling Stone" của Bob Dylan đã phần nào giới thiệu triết lí nổi tiếng này của phương Đông vào trong xã hội phương Tây lúc bấy giờ.
    Vào năm 1965, Bob Dylan đã trở thành một biểu tượng của nhạc folk Mỹ như một "người hát thơ kì tài". Không chải chuốt và được lăng xê một cách phô trương như Elvis, Bob Dylan chiếm được tình cảm của mọi người, nhất là giới trẻ trí thức bằng cây guitar gỗ, giọng hát lè nhè đùa cợt và hơn hết là những ca khúc mang đậm chất triết lí sâu sắc. Trong những năm đầu thập niên 60, cùng với người yêu và người đồng chí Joan Baez, Bob Dylan lang thang trên khắp nước Mỹ để mang lời ca tiếng hát của mình đấu tranh cho quyền công dân và tự do hoà bình.
    Năm 1965 là một năm đầy thay đổi quan trọng của Bob. Ông chia tay với người yêu Joan Baez, gặp nhóm Beatles, bắt đầu cổ suý cho việc sử dụng chất ma tuý và quan trọng hơn hết là tạm thời từ bỏ "chủ nghĩa xê dịch" và sử dụng nhạc cụ điện tử để thu âm và chơi nhạc. "Like a Rolling Stone" ra đời vào thời gian "ở ẩn" này của Bob Dylan. Ca khúc dài sáu phút xoay quanh cuộc đời của một cô tiểu thư bị sa cơ. Lúc còn thời, cô nàng đỏng đảnh này tiêu tiền như rác nhưng chẳng bao giờ cúi xuống để giúp đỡ những người cơ nhỡ. Cô tự cho mình là thông minh và xinh đẹp nên không thèm đếm xỉa đến những lời cảnh báo về tương lai. Đùng một phát mọi sự thay đổi, cô tiểu thư lá ngọc cành vàng bị vất ra đường, không nhà không cửa. Cô bắt đầu học cách đứng xếp hàng để lãnh những bữa ăn từ thiện, biết học những mánh khoé của dân bụi đời để kiếm ăn hàng ngày. Phần điệp khúc nửa như mỉa mai, nửa như thương xót: " Em cảm thấy thế nào khi trở thành một kẻ không nhà, lang thang vô định như một hòn đá lăn." Tham gia thu âm ca khúc này là ban nhạc gồm toàn những tên tuổi phòng thu nổi tiếng của âm nhạc Mỹ thời bấy giờ như Mike Bloomfield, Al Kooper, Paul Griffin và Bobby Gregg. Khi thu âm ca khúc này, thay vì dùng thủ thuật cắt dán từng đoạn ăn ý với nhau và loại bỏ những đoạn bị lỗi, Bob Dylan yêu cầu được thu âm trọn vẹn từ đầu đến cuối một cách liên tục để tránh bị cắt đứt dòng cảm xúc. Ban nhạc và Bob đã phải thu đi thu lại toàn bộ ca khúc đến gần 30 lần mới tìm được bảng thu âm ăn ý để đưa vào album "Highway 61 Revisited".
    Phát hành dưới dạng đĩa đơn tháng 7 năm 1965, "Like A Rolling Stone" là ca khúc đầu tiên có chiều dài vượt mức qui định 3 phút cho một mặt đĩa. Mặc dù vậy, ca khúc vẫn trụ ba tháng trên bảng xếp hạng của Mỹ và leo lên đến vị trí số hai, một kết quả không tồi chút nào. Tháng 7/65, Bob Dylan xuất hiện trong festival nhạc folk thường niên tại Newport. Khác với những lần xuất hiện trước, Bob mang theo dàn nhạc blues chơi nhạc cụ điện tử the Paul Butterfield Blues Band và trình bày những ca khúc của mình, trong đó có ca khúc mới "Like a Rolling Stone" bằng đàn điện. Sự thay đổi đó khiến cho nhiều fan ruột của ông phẫn nộ vì trước đây Bob Dylan là hiện thân của dòng nhạc folk "thuần khiết" với âm thanh mộc mạc đàn thùng và harmonica. Việc dừng rong ruổi trên khắp nước Mỹ để đem tiếng nhạc của mình đến mọi nơi của Bob đã làm lắm kẻ thất vọng. "Like a Rolling Stone" phát hành trong lúc đó dường như không hợp thời điểm cho lắm vì chủ nghĩa hippie mà Bob theo đuổi tôn thờ cuộc sống "không cần nghĩ đến ngày mai, sống hết mình cho ngày hôm nay". Và cuối cùng, việc ông xuất hiện cùng cây đàn guitar điện trên tay như giọt nước làm tràn li nước đã đầy. Bob Dylan đột nhiên từ một vị thánh trở thành kẻ tội đồ trong lòng rất nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên, đối với một số fan mới và những người cấp tiến, việc "điện tử hoá" một Bob Dylan rất được ủng hộ như một nỗ lực làm mới mình. Sau này Bob Dylan mới tiết lộ rằng, khi dự định chuyển sang chơi nhạc cụ điện tử, ông đã rất phân vân vì biết rằng phản ứng của một số người sẽ khá tiêu cực. Chính vì thế ông đã viết phần điệp khúc của "Like a Rolling Stone" ví mình như hòn đá lăn bất định và ông cũng chấp nhận nếu có bị "sa cơ lỡ vận" và bị hắt hủi như nhân vật trong bài hát của mình. Rất may cho Bob Dylan và cũng rất may cho âm nhạc, các fan hâm mộ nhanh chóng bỏ qua "lỗi lầm" của vua nhạc folk và đón nhận "Like a Rolling Stone" như một trong những ca khúc xuất sắc nhất trong lịch sử nhạc rock nói chung và của Bob Dylan nói riêng.
    [​IMG]
    Một trong những hình ảnh lịch sử của nhạc rock: Bob Dylan bị "điện tử hoá" tại Newport Folk Festival năm 1965.​
    Có thể bạn chưa biết:
    *Về Bob Dylan:
    -Bob Dylan tên thật là Robert Zimmerman, xuất thân từ một gia đình Do Thái gốc Nga và Ukraine. Ông đổi họ thành Dylan do ngưỡng mộ nhà thơ Dylan Thomas, một nhà thơ rất tự do và phóng túng trong phong cách của Mỹ.
    -Bob Dylan là nhạc sĩ có thâm niên nhất trong lịch sử âm nhạc. Bắt đầu thu âm từ năm 1956, đến nay năm 2005, Bob vẫn phát hành album và lưu diễn. Với tuổi nghề "50 năm vẫn chạy tốt", Bob xứng đáng là một trong những bậc tiền bối của nhạc rock.
    -Bob Dylan có một mối quan hệ khá mật thiết với nhóm Beatles. Ông là người đầu tiên giới thiệu Beatles với chất marijuana, được biết đến với cái tên "acid" lúc bấy giờ. Các ca khúc của Beat như " I''m a Loser" và "You Gotta Hide Your Love Away" đều được viết theo phong cách của Bob Dylan. Ngoài ra ông còn cùng George Harrison, Tom Petty, Roy Orbison và Jeff Lynn lập nên siêu nhóm "the Travelling Wilburys" trong thập niên 80.
    -Cựu ca sĩ/bassist Sting của nhóm Police đã ví Bob Dylan như một ngọn kim tự tháp trong nhạc rock mà mọi người đều phải lùi ra xa để chiêm ngưỡng và thán phục.
    -Con trai của Bob Dylan, Jakob Dylan cũng nối nghiệp cha với ban nhạc alternative the Wallflowers. Nhóm này nổi đình đám được vài năm rồi ngủm củ tỏi. Ông Dylan con cũng chẳng nghe nói đến nhiều. Thế mới biết, làm con của một người nổi tiếng không phải là một điều dễ dàng cho lắm nhất là khi bố con cùng nghề.
    Về ca khúc "Like a Rolling Stone":
    -"Rolling Stone" là một cụm từ khá có duyên với nhạc rock. Trong những ca khúc nổi tiếng về rolling stone ngoài "Like a Rolling Stone" còn có ca khúc "Papa Was a Rolling Stone" của nhóm nhạc soul da đen Temptations năm 1971.
    -Một trong những ngộ nhận tiêu biểu nhất của nhạc rock là có rất nhiều người lầm tưởng nhóm rock Anh the Rolling Stones đã đặt tên nhóm dựa trên ca khúc của Bob. Thực tế, nhóm Stone ra đời 2 năm trước khi ca khúc của Bob Dylan được sáng tác. Cái tên Rolling Stones của nhóm Stones được lấy từ câu tục ngữ của Pháp: "Những hòn đá lăn không bao giờ bám rêu". Còn "Rolling Stone" trong ca khúc của Bob Dylan ám chỉ một kẻ lang thang vô định.
    -Trong suốt nhiều năm liền, "Like a Rolling" được Bob Dylan sử dụng làm ca khúc kết thúc buổi diễn của mình.
    -Nhiều người cho rằng "Like a Rolling Stone" được viết cho Edie Sedgwick, cô người mẫu, người tình của Andy Warhol đồng thời cũng là người tình của Bob lúc bấy giờ. Edie cũng được Bob lấy làm cảm hứng để sáng tác các ca khúc "Just Like a Woman", "Lay Lady Lay" và "Leopardskin Pillbox Hat".
    -Năm 2004, tạp chí Rolling Stone bầu chọn "Like a Rolling Stone" là ca khúc xuất sắc nhất của mọi thời đại dựa trên sự bầu chọn của 172 nhân vật có máu mặt trong công nghệ thu âm. Tuy nhiên, Bob Dylan khá lãnh đạm với vinh dự này vì theo ông những cuộc bầu chọn không có giá trị ổn định.
    -Sếp nhạc rock Bruce Springsteen trong bài phát biểu đề cử Bob Dylan và bảo tàng Rock and Roll Hall of Fame đã nhắc đến ca khúc "Like a Rolling Stone" như "một cú đá mở toang cửa sổ nhận thức hạn hẹp của tâm hồn"
    còn tiếp...
    My Spirit Lives On!!
  5. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Ban nhạc The Wallflowers đã ra đến 5 album trong hơn 10 năm tồn tại (album mới nhất 2005 "Rebel, Sweetheart."). Wallflowers "chiến" được 2 giải Grammy năm 1998 cho Best Rock Vocal Performance và Best Rock Song (bài "One Headlight").
    Em không nghĩ đó là một ban nhạc "ngỏm củ tỏi" như bác nói, ngồi đếm trên đầu ngón tay xem có đứa con của "ông lớn" nào thành công được như Jakob Dylan thì đây sẵn sàng đập đầu vào tường.
  6. no1knows

    no1knows Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Kissme, Jacob Dylan là một tài năng lớn, có thể chưa thể bằng bố của mình, nhưng thực sự là một tài năng. Còn về mặt thành công trong nghệ thuật thì chưa chắc con của các siêu sao không bằng Jacob. Không tin bạn thử check band Bloodline với album cùng tên năm 1994, line-up của band này là những cái họ mà những người yêu nhạc Rock chắc không thể nào quên: Berry Oakley - vocals, bass ( Allman Brothers Band), Joe Bonamassa- guitar, Waylon Krieger - guitar( The Doors), Lou Segreti- keyboards, Erin Davis ( Miles Davis)- Drums, Percussion. Chỉ với một album duy nhất nhưng thực sự, không kém bất kỳ album nào của Wallflowers cả, điều này cũng chứng tỏ không phải là con các thiên tài thì đều bất tài. Một album rất hay.
    Nhân tiện nhắc đến Bruce Springsteen, tại sao không có bất kỳ bài nào của ông sếp nào trong list của bác BG, chẳng hạn " Born To Run" cũng có rất nhiều ảnh hưởng. Ngoài ra, còn một số bài như Losing My Religion- REM, hay God Save The Queen của *** Pistols hoặc Firth Of Fifth của Genesis chẳng hạn. Là những bài ảnh hưởng rất lớn tới âm nhạc thế giới nói chung.
    Được no1knows sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 24/12/2005
  7. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Thứ nhất chú Kissme và no1knows hiểu sai ý của tôi. Thật ra tôi có nghe Jakob Dylan và the Wallflowers và nghĩ rằng đó là một nhóm nhạc hay. Nhưng cũng như số phận của con cái các "ông lớn" khác của nhạc rock, Jakob khó mà vượt qua cái bóng quá lớn của cha mình. Thành công của anh đạt được chỉ ở mức độ nhất định, không xứng tầm với tài năng thật sự vì vô hình chung, khi con của một ông lớn trình làng với một album mới, thiên hạ thường so sánh với ông cha để rồi kết luận một câu : con không bằng cha. Nhóm Bloodline mà no1knows đề cập đến cũng vậy. Cái này nói theo kiểu Đỗ Hoàng Diệu là các ông con bị "bóng đè". Các ông con có cái lợi là từ nhỏ đã được rèn luyện theo nghề, thừa hưởng gene tài năng của các bố và khi ra nghề thì không phải chạy đôn chạy đáo tìm hợp đồng như dân không phải là con ông cháu cha. Nhưng các vị con ông cháu cha khổ nổi là luôn bị soi mói rất gắt từ phía những người phê bình và cả những thính giả nghe nhạc. Nếu họ thành công, thiên hạ sẽ phán rằng đó là :"Hổ phụ thì phải sinh hổ tử thôi" hoặc là "nhờ hồng phúc ông lớn". Còn thất bại thì lại dè bỉu, thế mà cũng là con của ông X, bà Y, bác Z nào đấy, làm mất mặt các bậc tiền bối. Tôi thường tìm nghe các ông con để so sánh với các ông cha và nhận ra rằng họ không tồi tí nào, nhưng một điều chắc chắn là có cố sức cách mấy họ cũng không thể nào vượt tới tầm của các bậc phụ huynh được. Các ông con theo nghiệp cha có được chút tiếng tăm thì kể không hết như Julian Lennon, Sean Lennon (con của bố già John), Lisa Marie Presley (con ông bự Elvis Presley), Zak Starkey (con Ringo Starr), Jason Boham (con John Boham), Adrian Perry (con Joe Perry), nhóm Wilson Philips (các ái nữ của hai nhóm Beach Boys và Mamas and Papas), Chris Stills (con của Stephen Stills) Stephen "S.O.B" Gibb (con của Barry Gibb), Kelly Osbourne (con này mà cũng hát với hỏng, chán mớ đời)... vân vân và vân vân. Khi nào có dịp tôi sẽ viết một bài về những đứa trẻ khốn khổ này!!
    Câu hỏi thứ hai của bạn no1knows, đúng là Born to Run của sếp rock Springsteen có ảnh hưởng khá lớn đối với nhạc rock, nhưng khuông khổ bài viết chỉ có 20 bài tiêu biểu nhất nên tôi rất lấy làm tiếc không thể viết về "Born to Run" được. Lúc đầu tôi soạn cái list 50 bài tiêu biểu nhưng thấy nhiều quá, thời gian không cho phép, vả lại nhiều như thế thì không chắt lọc được cái tinh tuý của nhạc rock thế là rút xuống còn 10 bài. Nhưng rồi lại nghĩ 10 bài thì ít quá nên suy đi tính quyết định 20 bài. Có một điều mà sau khi đăng bài giới thiệu đầu tiên mấy hôm tôi mới nhớ ra là tôi muốn giới thiệu "Walk This Way" của Aerosmith và nhóm Run DMC thay vì "Beat It" của Michael Jackson vì nó đánh dấu sự hình thành của cái gọi là nu-metal sau này. Nhưng không hiểu lú lẫn thế nào lại để "Beat It". Đến khi muốn chữa lại thì không được. Đành chịu vậy!
    Anyway, Merry Xmas and Happy New Year to All Rock Fans of Rock forum!! Mong các chú các bác năm sau đóng góp nhiều hơn, ít cãi vã chửi bới nhau hơn. Thử đặt chỉ tiêu làm sạch diễn đàn trong năm 2006 xem thế nào nhỉ?
    My Spirit Lives On!!
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 01:19 ngày 25/12/2005
  8. havatage

    havatage Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    0
    Đang tò mò với cái "ẩn số" Hotel California , nhưng chắc phải lâu anh barry mới viết đến đấy , hehe .
    Công nhận là trong cùng dòng nhạc mà The Eagles chơi , ko tìm đâu được ca khúc nào tuyệt hơn Hotel California mặc dù nhạc soft - country rock nhiều ban nhiều bài rat'' hay .
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    VI/ 1967: Strawberry Fields Forever-The Beatles:
    (words and music by John Lennon & Paul McCartney)​
    [​IMG]
    Let me take you down
    cause I''''m going to strawberry fields
    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever
    Living is easy with eyes closed
    Misunderstanding all you see
    It''''s getting hard to be someone
    but it all works out
    It doesn''''t matter much to me
    Let me take you down
    cause I''''m going to strawberry fields
    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever
    No one I think is in my tree
    I mean it must be high or low
    That is you can''''t, you know, tune in
    but it''''s all right
    That is I think it''''s not too bad
    Let me take you down
    cause I''''m going to strawberry fields
    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever
    Always know sometimes think it''''s me
    But you know I know when it''''s a dream
    I think I know I mean, ah yes
    but it''''s all wrong
    that is I think I disagree
    Let me take you down
    cause I''''m going to strawberry fields
    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever
    Strawberry fields forever
    strawberry fields forever
    Năm 1966 là một năm không mấy may mắn đối với tứ quái Beatles sau những thành công liên tiếp. Sau những tour diễn mệt nhoài, các thành viên của nhóm nhất là John và George nhận ra một điều rằng họ đang làm điều vô nghĩa. Mọi người bỏ tiền ra để đến "xem" Beatles hơn là lắng nghe âm nhạc của nhóm. Lọt thỏm giữa hàng chục ngàn fan hâm mộ gào rú điên loạn, các chàng trai Beatles khó mà có thể nghe nhau khi chơi nhạc. Cộng thêm vào áp lực đó là áp lực do scandal "nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus" khiến các phần tử thiên chúa giáo cực đoan trên khắp thế giới, nhất là các bang miền nam nước Mỹ, Philipines và Nhật bản nổi giận tẩy chay nhóm. Các buổi diễn của Beatles trở nên quá nguy hiểm bởi sự quá khích của những kẻ hâm mộ và những tay cuồng tính. Trước tình hình đó, John và George quyết định chấm dứt lưu diễn trong khi Paul và ông bầu Brian Epstein vẫn còn nấn ná. Đối với ông bầu Epstein, nếu không còn lưu diễn, ông coi như không còn giá trị gì nhiều đối với nhóm nên ông cố gắng thuyết phục một cách tuyệt vọng để nhóm tiếp tục lưu diễn. Nhưng sau buổi diễn cuối cùng tại công viên Candlesticks, San Francisco, Paul McCartney cuối cùng cũng đồng ý với ba con bọ còn lại là Beatles phải chấm dứt những chuyến lưu diễn dài dằng dặc và vô nghĩa để tập trung vào thu âm.Đó là buổi diễn chính thức cuối cùng của bốn thành viên Beatles.
    Sau khi ngừng đi tour, các tay Beatles dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi và "giải độc". John bay sang Tây Ban Nha để tham gia vào bộ phim "How I Won the War" trong vòng sáu tuần lễ. Tại đây, anh đã sáng tác "Strawberry Fields Forever", ca khúc được xem như là cột mốc của thể loại psychedelic rock và là một trong những ca khúc hay nhất của Beatles. Khi trở về Anh, John trình bày ca khúc này với nhà sản xuất George Martin và các con bọ khác bằng guitar thùng. Ngay lập tức, mọi người đều nhận ra đây là một ca khúc thực sự tuyệt vời. Với John Lennon chơi guitar thùng và hát chính, Paul McCartney chơi mellotron, George Harrison chơi slide guitar và Ringo chơi trống, nhóm đã hoàn thành phiên bản đầu tiên của "SFF" ngay trong chiều hôm ấy và mọi người đều cảm thấy mãn nguyện trước thành quả của mình.
    Nhưng khi chưa kịp đưa ca khúc ra phát hành, John bất chợt lại đổi ý vì anh cảm thấy chưa vừa lòng với bản thu âm này. Anh muốn hát phần điệp khúc trước khi vào lời chính. Anh mang ý nghĩ của mình nói với Paul và kì lạ thay chính McCartney cũng trăn trở với "SFF". Anh bỏ ra hàng tuần đánh vật với nhạc cụ Mellotron để tạo ra khúc intro hoàn hào cho bài hát.Thế là phiên bản thứ hai hoàn hảo hơn được thu âm ngày 28/11/1966 dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của George Martin với phần intro bằng tiếng sáo giả của nhạc cụ Mellotron và phần điệp khúc mở đầu bài hát. Nhưng chỉ trong vòng một tuần, Lennon lại tìm George Martin để xin thu âm lại ca khúc. Là một nhạc sĩ viết nhạc theo cảm tính chưa từng được đào tạo một cách chính qui, John Lennon có nhiều ý tưởng độc đáo nhưng anh không biết diễn đạt thế nào bằng giấy trắng mực đen để có thể biến ý tưởng thành hiện thực. Rất may cho John và cho cả nhóm Beatles vì George Martin không những là một nhà sản xuất giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản mà còn là một người biết lắng nghe và ủng hộ những ý tưởng mới. Chính ông là người đã biến nhiều ý tưởng tưởng chừng như điên rồ của John, Paul và George thành những bản thu âm chuẩn mực cho các nghệ sĩ đàn em noi theo. Lần này ý tưởng thu âm của John làm cho mọi người khá kinh ngạc. Anh muốn sử dụng dàn nhạc khí dây và kèn đồng để thu âm để tăng độ dày cho ca khúc. Được Martin chấp thuận dễ dàng, George Harrison được nước "mè nheo" đòi đưa nhạc cụ swordmandel của Ấn độ vào ca khúc. Việc thu âm ca khúc ngày càng trở nên phức tạp và tốn kém hơn.
    Phiên bản hoàn chỉnh thứ ba của "SFF" hoàn thành vào ngày 21/12/1966 với đầy đủ guitar, Mellotron, dàn nhạc dây, kèn đồng, sáo và swordmandel, gần một tháng sau khi ca khúc được John giới thiệu với mọi người. Lần đầu tiên trong lịch sử nhạc rock, một ca khúc được thu âm lâu và có nhiều thay đổi đến như vậy được biết đến.
    Nhưng rồi cả phiên bản này cũng không làm vui lòng chàng Lennon khó tính. Anh nói với George Martin rằng mình vừa thích cả phiên bản "sạch sẽ" lẫn phiên bản mới và đề nghị George tìm cách nối hai phiên bản lại với nhau. George giải thích rằng hai phiên bản được thu âm với hai tone nhạc khác nhau và tốc độ cũng khác nhau nên việc nối chúng lại là một việc không đơn giản. Không chịu thua, John năn nỉ George tìm cách nâng tốc độ của phiên bản 1 và giảm tốc độ của phiên bản 2 xuống cho đến khi chúng cùng tốc độ và đổi về cùng một tone. Thay đổi tốc độ và tone nhạc của một ca khúc đã được thu âm là một việc làm chưa từng xảy ra ở bất cứ phòng thu nào. Thay vì bực mình vì bị yêu sách quá nhiều, George Martin một lần nữa chấp nhận yêu cầu của John. Và đó là bản thu âm mà các fan hâm mộ đã được thưởng thức, một ca khúc được thu âm phức tạp nhất tính tới thời điểm đó.
    Về mặt nội dung, "SFF" là những hồi tưởng về những kỉ niệm thời thơ ấu của John Lennon đan xen với triết lí cuộc sống theo kiểu rất "John". Anh cảm thấy áp lực nặng nề trong cái vỏ bọc của một người nổi tiếng trong một thế giới đầy nghi kị và hiểu lầm. John cảm thấy mình không được sống thật như chính bản thân mình muốn sống để rồi mơ ước được cùng với người mình yêu đi về những cánh đồng dâu, một miền đất hoang đường cổ tích nhưng lại là một miền đất không có những lo toan bề bộn. Ca từ và âm nhạc của "SFF" đã thể hiện được độ chín về mặt tư tưởng của John Lennon, mở màn cho những sáng tác mang tầm vóc thiên tài khác.
    Được phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng với ca khúc cũng nổi tiếng không kém "Penny Lane" của McCartney , "SFF" đạt hạng 2 trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, nó khiến người hâm mộ ,nhất là những kẻ đã trót yêu hình ảnh "comple, đầu nấm" và những ca khúc đơn giản như "She Loves You" hay "Love Me Do", bị shock nặng. Việc Beatles tuyên bố ngừng lưu diễn vĩnh viễn đã khiến họ cảm thấy hụt hẫng. Giờ đây ca khúc "SFF" nặng nề, phức tạp và đầy tính triết lí cùng với hình ảnh những chàng trai Beatles râu ria rậm rạp lại càng khiến cho các cô các cậu thiếu niên thấy rằng mình bị phản bội. Tuy nhiên đối với những người hâm mộ thực sự và giới phê bình, "SFF" được hoan nghênh như một bước trưởng thành thực sự về mặt nội dung lẫn nghệ thuật của nhóm Beatles. Thoát khỏi được cái vỏ bọc hiền lành dễ thương nhưng đầy tính thương mại và những cuộc lưu diễn dường như bất tận, tứ quái Beatles đã được sáng tạo theo đúng tài năng thiên phú của mình. "SFF" mở đầu cho cuộc cách mạng thử nghiệm trong âm nhạc với tất cả các ý tưởng điên rồ nhất của những năm cuối thập niên 60 với thể loại psychedelic và progressive/art rock.
    [​IMG]
    Hình ảnh đổi mới của nhóm Beatles từ sau 1967​
    Có thể bạn chưa biết:
    -"SFF" là ca khúc đầu tiên có sự góp mặt của nhạc cụ Mellotron, một dạng piano điện có thể nhại tiếng các nhạc cụ khác, tiền thân của đàn organ hiện đại bây giờ. Cây đàn Mellotron được sử dụng để thu âm "SFF" nay thuộc quyền sở hữu của Trent Reznor, thành viên nhóm Nine Inch Nails.
    -Strawberry Fields theo Paul McCartney là tên của một cô nhi viện được lập nên bởi hội từ thiện Salvation Army tại Liverpool. Sau này khi John Lennon bị ám sát, một khu tưởng niệm tại công viên Central Park, NY được thành lập và đặt tên là Strawberry Fields Memorial.
    -"SFF/Penny Lane" là single đầu tiên của Beatles không đứng nhất bảng xếp hạng khi được phát hành. Ca khúc đứng nhất lúc đó là "Release Me" của Elgenbert Humperdinck.
    -John Lennon tiết lộ rằng "SFF" được sáng tác và thu âm để cạnh tranh với những âm thanh mang tính cách mạng trong "Good Vibrations" của Beach Boys lúc bấy giờ. Điều nghịch lí là cả "SFF" và album "Seargent Pepper''''s" của Beatles lại trở nên nổi tiếng hơn cả " Good Vibrations" của Beach Boys khiến cho dự án đầy tham vọng "Smile" của Brian Wilson bị hoãn phát hành vô thời hạn, dẫn đến sự trầm uất kéo dài của Wilson.
    -Video clip quảng bá cho ca khúc "SFF" với những hình ảnh nhập nhoạng ma quái và kết thúc bằng cảnh các con bọ Beatles đổ sơn lên cây đàn piano định hình cho phong cách psychedelic suốt thập niên 60-70. Riêng việc dùng video clip đã được Beatles nghĩ đến như một phương thức thay thế cho việc biểu diễn live. Video clip đầu tiên mà nhóm thực hiện là video clip của ca khúc "Rain" năm 1966.
    -Tất cả các phiên bản của "SFF" kể cả phiên bản acoustic đều có thể được nghe trong tuyển tập album Anthology phát hành năm 1995.
    -Cặp kính cận nổi tiếng của John Lennon lần đầu tiên được thấy trong bộ phim "How I Won the War". Từ đó nó trở thành vật bất li thân và là một biểu tượng của John.
    còn tiếp...
    My Spirit Lives On!!
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 03:49 ngày 28/12/2005
  10. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    VII/ 1967: A Day in the Life-Beatles:
    (Words and music by John Lennon & Paul McCartney)​
    [​IMG]
    I read the news today oh boy
    About a lucky man who made the grade
    And though the news was rather sad
    Well I just had to laugh and
    I saw the photograph and
    He blew his mind out in a car
    He didn''''t notice that the lights had changed
    A crowd of people stood and stared
    They''''d seen his face before
    Nobody was really sure
    If he was from the House of Lords.
    I saw a film today oh boy
    The English Army had just won the war
    A crowd of people turned away
    but I just had to look
    Having read the book.
    I''''d love to turn you on
    Woke up, fell out of bed,
    Dragged a comb across my head
    Found my way downstairs and drank a cup,
    And looking up I noticed I was late.
    Found my coat and grabbed my hat
    Made the bus in seconds flat
    Found my way upstairs and had a smoke,
    Somebody spoke and I went into a dream
    I read the news today oh boy
    Four thousand holes in Blackburn, Lancashire
    And though the holes were rather small
    They had to count them all
    Now they know how many holes it takes to fill the Albert Hall.
    I''''d love to turn you on.
    Đó là một buổi sáng tháng 1 năm 1967 khi nhóm Beatles đang bắt tay vào thu âm album nổi tiếng "Sgt. Pepper''''s Lonely Hearts Club Band". John Lennon tỉnh dậy, vớ vội lấy tờ nhật báo Daily Mail vừa đọc vừa chơi đàn piano. Giai điệu đến một cách bất chợt cungkết hợp một cách hài hoà với những mẫu tin tức trên báo. Lennon lẩm nhẩm hát :"I read the news today oh boy..." Hai mẫu tin gây chú ý cho John trên tờ báo hôm đó là cái chết do tai nạn giao thông của Tara Browne, người thừa kế của hãng bia Guinness, đồng thời cũng là một người bạn thân của nhóm Beatles. Tin thứ hai là về kế hoạch lấp hơn 4000 lỗ hổng trên những con đường vùng Blackburn, Lancashire. Thế là một cách tự nhiên, John đưa hai mẫu tin đó vào bài hát mới của mình. Phần lời còn lại về cuốn phim trong đó quân đội Anh thắng trận là những kỉ niệm của John khi đóng bộ phim "How I Won the War" năm 1966.
    Ca khúc mới được tạm gọi là "In the Life of..." được viết theo kiểu "một giai điệu" (single-verse) tức là không có phần điệp khúc hoặc hợp xướng. Cảm thấy ca khúc vẫn thiếu thiếu một cái gì đó, John tìm đến Paul nhờ giúp sức. Một điều trùng hợp là Paul vừa có một đoạn của một sáng tác mới về những kỉ niệm thời còn thiếu niên tại Liverpool. Thế là hai bài hát chưa hoàn chỉnh được ráp nối với nhau bằng một đoạn 24 khuông nhạc để trống. Để tạo hiệu ứng đặc biệt, phụ tá của nhóm Beatles lúc bấy giờ là Mal Evans được phân công đếm từng ô nhịp từ 1 đến 24. Giọng đếm của Evans được khuyếch đại từ từ và tăng echo dần lên. Đến ô nhịp thứ 24, một chiếc đồng hồ báo thức được cài sẳn sẽ reng chuông để báo hiệu chuyển sang phần nhạc của Paul. Lúc đầu tiếng chuông báo thức được dự định loại khỏi bản thu âm chính thức, nhưng vì phần ca khúc của Paul bắt đầu với "Woke up, got out of bed..." nên George Martin quyết định giữ tiếng chuông báo thức lại như một sự trùng hợp ngộ nghĩnh.
    Khoảng trống 24 ô nhịp giữa hai đoạn nhạc vẫn là một thách đố với cả nhóm Beatles lẫn George Martin vì nó vẫn không thể làm tròn trách nhiệm là làm cho bài hát được liền mạch. Paul McCartney đề nghị sử dụng một dàn nhạc giao hưởng 91 người để chơi một đoạn nhạc nối liền khoảng trống đó. Nhưng đối với những nhạc sĩ giao hưởng cổ điển, việc chơi ngẫu hứng là một điều cấm kị nên họ từ chối tham gia. Hơn nữa việc chi cho một dàn nhạc giao hưởng để chơi một đoạn nhạc ngắn là một điều phung phí không thể chấp nhận. Không bỏ cuộc, Paul đã thuyết phục George Martin viết một đoạn hoà âm ngắn 24 khuông nhạc và mướn dàn nhạc gồm 40 nhạc sĩ để thu âm đoạn đó. Kết quả là đoạn "cực khoái âm nhạc" được sáng tác trong đó tất cả các nhạc cụ chơi từ nốt E thấp nhất dần lên đến nốt E cao nhất mà tai người có thể nghe thấy và chơi từ nhỏ đến lớn dần. Phần hợp tấu này tiếp tục được sử dụng để kết thúc ca khúc với tiếng piano ngân dài đến 45 giây. Tiếng piano này là kết quả của ba cây piano được John, Paul ,Ringo, George (Martin) và Mal Evans chơi cùng một lúc.
    Ê kíp sản xuất "Sgt. Pepper" đã mất hơn 36 giờ để thu âm hoàn chỉnh ca khúc " A Day in the Life", một thời gian kỉ lục để thu âm một ca khúc. So với album đầu "Please Please Me" hoàn tất chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ, " A Day in the Life" quả là một kì công trong phòng thu. Số tiền bỏ ra cũng tốn kém không ít. Riêng cho dàn nhạc 40 người, George Martin đã phải chi gần 400 bảng Anh, một số tiền không nhỏ thời đó. Đã vậy để ăn mừng, nhóm quyết định mở một party ngay tại phòng thu với tất cả các nhạc sĩ tham gia thu âm và một số khách mời như Mick Jagger, Keith Richards, Marriane Faithfull....Buổi tiệc này được thu hình làm video quảng bá cho ca khúc " A Day in the Life"
    " A Day in the Life" được đánh giá như một kì công trong lĩnh vực thu âm do sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn nhạc pop và nhạc cổ điển theo phong cách nghệ thuật tiên phong avant garde và trường phái nghệ thuật ấn tượng. Sự thành công trong việc thu âm ca khúc này đã nâng giá trị một ca khúc nhạc pop từ một nhạc phẩm mang tính thương mại cao lên tầm một tác phẩm nghệ thuật thật sự.
    [​IMG]
    George Martin, người chắp cánh cho những ca khúc bất tử của Beatles.​
    Có thể bạn chưa biết:
    -George Martin trước khi nhận làm nhà sản xuất cho Beatles chưa từng có kinh nghiêm với một nhóm nhạc rock nào cả. Ông là người phụ trách sản xuất các tác phẩm cổ điển và hài kịch cho hãng NEMS.
    - "A Day in the Life" được tạp chí Q của Anh xếp hạng nhất trong top 50 ca khúc hay nhất của Anh.
    -Khi phát hành, ca khúc này bị đài BBC cấm phát trong một thơì gian dài vì họ cho rằng phần ca từ : "I''''d love to turn you on!" và "Found my way upstairs and had a smoke, Somebody spoke and I went into a dream" ám chỉ việc phê ma tuý.
    -Tai nạn xe hơi trong bài hát được đồn thổi là nói về cái chết của Paul McCartney.
    -Sau vụ khủng bố 911, các đài phát thanh ở Mỹ lập ra một danh sách các ca khúc tạm thời ngưng phát để tránh chạm vào vết thương lòng của gia đình những nạn nhân trong đó có "A Day in the Life"
    -Đến nay, vẫn còn một số người mê tín không nghe ca khúc này khi đang lái xe vì họ cho rằng ca khúc này mang đến điềm gở.
    -Sau khi ca khúc kết thúc khoảng 30 giây, người nghe có thể nghe câu "Never could see any other one!" được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là lỗi kĩ thuật khi thu âm, George Martin đã nối nhầm một cuộn băng khác vào "A Day in the Life" nhưng sau đó nhóm quyết định không xoá nó đi. Nhóm the Who trong album "Sells Out" phát hành vài tháng sau đó đã nhại lại lỗi kĩ thuật này bằng cách phát đi phát lại câu "Track Records" ở cuối đĩa.
    còn tiếp....
    My Spirit Lives On!
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 06:00 ngày 28/12/2005

Chia sẻ trang này