1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân tích những ca khúc làm thay đổi bộ mặt nhạc rock- Yes, I am Back!!

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi barrygibson, 17/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Very cool !
  2. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    XVI! 1976: Hotel California-Eagles:
    (words and music by :Don Henley, Glenn Frey & Don Felder)​
    [​IMG]
    On a dark desert highway
    Cool wind in my hair
    Warm smell of colitas
    Rising up through the air
    Up ahead in the distance
    I saw a shimmering light
    My head grew heavy, and my sight grew dim
    I had to stop for the night
    There she stood in the doorway
    I heard the mission bell
    And I was thinking to myself
    This could be Heaven or this could be Hell
    Then she lit up a candle
    And she showed me the way
    There were voices down the corridor
    I thought I heard them say
    Welcome to the
    Such a lovely place
    Such a lovely place (background)
    Such a lovely face
    Plenty of room at the
    Any time of year
    Any time of year (background)
    You can find it here
    You can find it here
    Her mind is Tiffany twisted
    She''''''''s got the Mercedes bends
    She''''''''s got a lot of pretty, pretty boys
    That she calls friends
    How they dance in the courtyard
    Sweet summer sweat
    Some dance to remember
    Some dance to forget
    So I called up the Captain
    Please bring me my wine
    He said
    We haven''''''''t had that spirit here since 1969
    And still those voices are calling from far away
    Wake you up in the middle of the night
    Just to hear them say
    Welcome to the
    Such a lovely Place
    Such a lovely Place (background)
    Such a lovely face
    They''''''''re livin'''''''' it up at the
    What a nice surprise
    What a nice surprise (background)
    Bring your alibies
    Mirrors on the ceiling
    Pink champagne on ice
    And she said
    We are all just prisoners here
    Of our own device
    And in the master''''''''s chambers
    They gathered for the feast
    They stab it with their steely knives
    But they just can''''''''t kill the beast
    Last thing I remember
    I was running for the door
    I had to find the passage back to the place I was before
    Relax said the nightman
    We are programed to recieve
    You can check out any time you like
    But you can never leave.
    Dân guitar Việt Nam bất luận dòng nhạc nào khi mới vác đàn đến nhà thầy để tập cũng mong ước rằng mình sẽ chơi được "Hotel California". Ở Sài Gòn cách đây khoảng mười năm về trước, "Hotel California" dường như trở thành một cơn sốt, đi đâu cũng nghe thấy. Từ các quán cà phê nhạc, các tiệm băng đĩa cho tới các quán karaoke. Đấy là sau khi thiên hạ nghe và mê mẩn phiên bản acoustic của Eagles trong album live "Hell Freeze Over".Mê là thế nhưng khi hỏi đến nội dung của bài này thì mọi người dường như ngậm tăm, ngay cả những anh to mồm nhất thường gào toáng lên "Welcome to the Hotel California!" Mà cũng không thể trách được dân yêu nhạc của ta khi không giải thích được nội dung của Hotel California, ngay cả dân Mỹ cũng chật vật khi tìm lời giải đáp cho bài toán khó này. Có hàng tá giả thuyết về bài hit này của nhóm Eagles mà mỗi giả thuyết đều có lí riêng của nó. Hãy cùng phân tích một số giả thuyết được xem là phổ biến nhất.
    Trước hết, hãy nói một chút về album "Hotel California", album này ra đời khi nhóm Eagles đang ở đỉnh cao của sự thành công với đội hình tốt nhất. Đây là thời điểm mà theo Don Henley, Eagles cảm thấy chán ngán vì sự thừa mứa về mặt vật chất lẫn danh vọng. Vì vậy, nhóm muốn làm một album thật sự có ý nghĩa. "Hotel California" được định hình theo kiểu một concept album với những ý tưởng liên kết với nhau qua các ca khúc về những điểm đặc trưng trong cuộc sống của một người nổi tiếng ở Mỹ như danh vọng, những mối quan hệ nguy hiểm, những tình cảm qua đường và đầy toan tính, ma tuý, sự cô đơn và mất mát và chế giễu thuyết toàn cầu của Mỹ. Là những siêu sao, các thành viên Eagles nếm đủ vị ngọt lẫn vị đắng của những vinh quang. Dường như danh vọng không đi liền với những tình cảm chân thật. Càng ở trên đỉnh cao của sự nổi tiếng, họ càng cảm thấy mình mất đi nhiều những người bạn tốt, những người yêu họ thật lòng. Tâm điểm của cả album là ca khúc cùng tên "Hotel California", một ca khúc với phần intro và outro guitar song tấu thật tuyệt vời. Theo nhóm Eagles, "Hotel California" là hình ảnh ẩn dụ về những thứ hào nhoáng và lí tưởng nhất của nước Mỹ: Hollywood, lối sống xa hoa kiểu ngôi sao, vùng đất màu mỡ California...Nhóm ví mình như người lữ hành lái xe đi trên sa mạc bổng dưng tìm được nơi trú chân lí tưởng sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Nhưng khi đã đặt chân vào chốn lí tưởng đấy, người lữ hành mới biết là đây là nơi nguy hiểm vì cả đời anh sẽ bị trói buộc vào nó không bao giờ thoát ra được. "You can check out anytime you like, but you can never leave." Sau khi phát hành "Hotel California" được đánh giá cao hơn cả album "Desperado" trước đó của nhóm. Năm 1977, Eagles nhận hai giải Grammys cho album của năm và giải phối âm của năm (bài New Kids in Town). Mặc dù để vuột mất giả ca khúc của năm nhưng ca khúc "Hotel California" nhanh chóng giành được vị trí trong tim người hâm mộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bài hát cũng gây ra nhiều tranh cãi trong đó có scandal về sự dính líu đến việc thờ phụng quỉ Satan.
    Một trong những giả thuyết nổi tiếng nhất về "Hotel California" là sự ám chỉ về ma tuý. Ở đoạn đầu, tác giả nhắc đến "warm smell of colitas rising up to the air". Colitas là nụ hoa của cây cannabis, thành phần chính của chất kích thích marijuana mà tên hoá học là tetra-hydro-cannabinol (THC). Nhiều người cho rằng tựa chính thức của bài hát là "The Hotel California" (THC) nhưng nhóm đã bỏ bớt chữ "The" để tránh sự suy diễn theo kiểu "Lucy in the Sky with Diamonds" của Beatles trước đây. Nhóm Eagles không phủ nhận về việc có đề cập đến ma tuý trong ca khúc này vì đó cũng là một phần của mặt trái sự nổi tiếng, tuy nhiên, các thành viên của nhóm phản đối việc cho rằng nội dung của toàn ca khúc chỉ nói về một cơn say ma tuý.
    Một giả thuyết khác cũng khá nổi tiếng về "Hotel California" là giả thuyết về một nhà thương điên có biệt danh là "Hotel California". Đó là bệnh viện tâm thần Camarillo State Hospital ở Los Angeles được xây dựng từ những năm 1930. Bệnh viện này là nơi chữa trị cho các bệnh nhân thuộc dạng nặng và nhiều người trong số họ đã ở lại bệnh viện đến cuối đời. Những gì mà nhóm Eagles miêu tả trong bài hát của họ có nhiều nét khiến người ta liên tưởng đến những ảo giác của người điên trong bệnh viện tâm thần và sự thật là họ "can never leave" bệnh viện này. Một lần nữa Eagles lại lên tiếng phủ nhận những tin đồn liên quan đến bv Camarillo. Nhóm cho rằng mình không biết rằng bệnh viện Camarillo có biệt danh là "Hotel California" và cái tên của nhóm chọn cho bài hát chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
    Tuy nhiên, nổi tiếng nhất trong các giả thuyết về khách sạn huyền bí này chính là giả thuyết liên quan đến việc theo đạo Satan của các thành viên Eagles. Tại Los Angeles có một nhà thờ cơ Đốc giáo bỏ hoang và từ năm 1969, nó trở thành nơi diễn ra những buổi hành lễ của các giáo phái thờ quỉ Satan. Điều này được nhiều người cho rằng nhóm Eagles đã nhắc đến trong đoạn "we haven''''''''t had that spirit here since 1969". Trong bài hát, "spirit" có nghĩa là rượu mạnh. Người khách yêu cầu bartender mang cho mình loại rượu ưa thích nhưng người phục vụ trả lời rằng mình đã không còn bán loại rượu đó từ năm 1969. Nhưng đối với nhiều người giàu trí tưởng tượng, "Spirit" ở đây ám chỉ "Holy spirit" tức chúa trời và "wine" là biểu tượng của máu của Jesus. Vì thế họ cho rằng từ năm 1969, Chúa đã không còn ngự trong nhà thờ đó mà thay vào đó là quỉ Satan. Một đoạn lời trong ca khúc này được xem là liên quan đến việc tôn thờ Satan là đoạn " they stabbed it with the steely knives but they just can''''''''t kill the Beast". The Beast là biệt danh của Alistair Crowley, người được xem là giáo chủ của tà giáo ở Anh (Jimmy Page và Ozzy Osbourne rất khoái lão Crowley này). Nhiều người còn cho rằng hình người đứng bên cửa sổ trên bìa đĩa Hotel California là Anton LaVey, giáo chủ Satan ở Mỹ, người mà ít nhất hai thành viên của Eagles là Don Henley và Glenn Frey có quen biết và địa điểm chụp ảnh chính là dinh thự của Anton LaVey. Thực ra địa điểm chụp hình bìa đĩa là khách sạn Beverly Hills ở Hollywood và cái bóng người được cho là Anton LaVey là một phụ nữ được thuê làm mẫu.
    Cũng như nhiều ca khúc huyền thoại khác của nhạc rock, "Hotel California" hấp dẫn người nghe bằng chính vẻ đẹp nghệ thuật vốn có của nó và cả bằng những truyền thuyết bí ẩn xung quanh nó. Có lẽ một ca khúc hay là một ca khúc chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau mà mỗi người đều có thể hiểu theo cách suy luận của mình.
    [​IMG]
    Nhóm Eagles từ trái qua phải: Don Henley, Joe Walsh, Randy Meisner, Glenn Frey and Don Felder.​
    Có thể bạn chưa biết:
    -Có một khách sạn ở Mexico được đặt tên là Hotel California dựa theo bài hát của Eagles.
    -Cấu trúc vòng hợp âm của "Hotel California" được xem là copy lại của ca khúc năm 1969 của Jethro Tull mang tên "We Used to Know". Hai nhóm Eagles và Tulls cùng đi tour với nhau trước khi phát hành " Hotel California" nên giả thuyết Eagles "mượn" vòng hợp âm của Jethro Tull cho bài hát của mình càng có cơ sở. Tuy nhiên cả hai ban nhạc đều từ chối bình luận về sự giống nhau này.
    -Phần guitar solo của "Hotel California" được chơi bởi Don Felder và Joe Walsh và giọng ca chính là tay trống Don Henley.
    -"Hotel California" được tạp chí Rolling Stones xếp hạng 49 trong tổng số 500 ca khúc định hình Rock and Roll.
    -Có nhiều bản cover "HC" trong đó có phiên bản theo điệu flamenco của nhóm Gypsy Kings, phiên bản reggae của Bob Marley và phiên bản phong cách Latin của chính Don Henley với dàn kèn đồng chơi lại phần guitar solo năm 2001.
    -Một huyền thoại nữa về bìa album "Hotel California" là bóng người bên cửa sổ là một bóng ma. Khi những người thiết kế bìa đĩa chụp hình thì bóng người không có ở đấy, nhưng đến khi rửa hình ra thì bóng người mới xuất hiện. Người ta tin rằng đó là hồn ma của một người đã chết trong khách sạn tại căn phòng đó.
    [​IMG]
    Hotel California ở Mexico​
    còn tiếp...
    My Spirit Lives On!!
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 06:26 ngày 16/01/2006
  3. Walrus

    Walrus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bạn barygibson cho mình hỏi là The Beatles và các thành viên của họ đã tham gia trong những bộ phim nào và trong những năm nào được không? Thanks bạn!
  4. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Hi Walrus!
    Cái này đáng lẽ bạn nên hỏi các thành viên box Beat thì đúng hơn, nhưng bạn đã hỏi thì tôi xin trả lời. Beatles chính thức có 5 cuốn phim: A Hard Day''s Night (1964), Help! (1965), Magical Mystery Tour (1968), Yellow Submarine (1968) và Let It Be (1970) trong đó hai phim đầu là phim nhựa, MMT là phim truyền hình, YS là phim hoạt hoạ dựa trên ý tưởng của nhóm Beatles và LIB là phim tài liệu về hoạt động thu âm của nhóm tại studio Abbey Road năm 1969.
    Ngoài ra tất cả các thành viên khác của Beatles đều có dính líu tới phim ảnh. John Lennon đóng bộ phim How I Won the War năm 1966. Khi mới cưới Yoko, John và Yoko có sản xuất và đạo diễn một số phim ngắn không đầu không đuôi theo kiểu avant garde như "Fly", "Erection", "Rape", "Freedom", "Up Your Legs Forever" Các phim này được đánh giá cao về nghệ thuật nhưng thất bại về mặt thương mại. Paul trong thập niên 80 (không nhớ rõ năm nào) phát hành bộ phim "Give My Regards to Broaway" cùng với Ringo Starr, George Harrison không trực tiếp tham gia đóng phim nhưng thành lập hãng phim Handmade Movie làm nhà sản xuất cho cách bộ phim hài Monty Python. Ringo Starr thì sau khi Beatles tan rã chủ yếu sống bằng phim chứ không bằng âm nhạc. Ringo đóng khá nhiều phim, bạn có thể tham khảo trong địa chỉ sau về tất ca những phim của Ringo Starr: http://imdb.com/name/nm0823592/

  5. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Xin một lần nghiêng mình trước bác Barry. Quả là không hổ danh, em qua box Rock cũng chỉ để đọc bài của bác thôi ạ!
    Mặc dù em cũng ko đồng ý với bác về một số bài: Trước hết là bài hát của nhóm Bee Gees, mặc dù Bee Gees là một tên tuổi lớn và bài hát này của họ cũng nổi tiếng, nhưng theo thiển ý của em cũng chưa thể được coi là 1 trong những bài hát làm thay đổi diện mạo âm nhạc thế kỉ 20 được.
    Kế nữa là "Hotel California", bài hát này thì ai cũng biết. Nó rất xứng đáng đứng trong top 10 bài guitar hay nhất, nhưng xét về tính cách mạng, để làm nên 1 lịch sử như "Smell like teen spirit" hoặc SFF của Beatles thì có lẽ nó chưa làm được.
    Kiến thức của bác về Beatles em phục thật. Mặc dầu em cũng đọc khá nhiều bài viết, nhưng đọc xong lại quên. Bây giờ hỏi em John sinh nhật ngày nào cũng chả nhớ. Phục bác!
  6. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Trước hết xin cảm ơn những lời khen tặng của bạn chuongbeats. Tôi chỉ có được lợi thế là hiện nay có điều kiện tham khảo nhiều tài liệu về âm nhạc hơn lúc ở Việt Nam và một niềm đam mê bất tận đối với thể loại classic rock. Vì vậy tôi muốn chia sẻ những gì mình biết với những người cùng chung sở thích trên diễn đàn nhưng ít có điều kiện tìm hiểu hơn. Hơn nữa so với các diễn đàn khác thì ttvnol.com có vẻ nghiêm túc và có nhiều người hiểu biết hơn. Như vậy cũng đáng công post bài.
    Về nhóm Eagles và "Hotel California": Nhóm Eagles luôn được các nhà phê bình xếp vào thể loại AOR, "Adult Oriented Rock" có nghĩa là thể loại nhạc cao hơn nhạc thị trường một bậc, không quá dễ dãi chìu theo thị hiếu nhưng cũng không có gì gọi là quá gây shock hoặc đột phá. Các nhóm AOR như Chicago, Carpenters, Smokie thường tránh viết những ca khúc kiểu gây tranh cãi hay chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa,miễn sao ca khúc của họ không quá tầm thường và có một vẻ đẹp nhất định là được. Những album của Eagles trước thời "Hotel California" đều được sản xuất theo hướng đó. Nhưng đến khi "Hotel California" ra đời, nó làm thay đổi cách nghĩ của người trong giới lẫn người hâm mộ về thể loại AOR. Nhóm Eagles chứng minh được rằng nhóm có thể đụng chạm đến những vấn đề tế nhị nếu cần thiết mà không cần phải dùng đến đao to búa lớn như những nhóm heavy rock. . Điều này có ảnh hưởng lớn đến các nhóm nhạc của thập niên 80.
    Về Bee Gees và "Stayin'' Alive": Đây là ca khúc thực sự mang tính cách mạng trong thập niên 70. Trước Bee Gees, nhạc disco là thể loại nhạc underground của người da đen, các nghệ sĩ mainstream da trắng thường tránh đụng chạm tới nó. Và cho đến trước năm 1977, Bee Gees là một nhóm mainstream da trắng của Anh, có nghĩa là không có dính dáng gì đến disco. Nhưng sau khi soundtrack "Saturday Night Fever" ra đời, với sự thành công to lớn của nó, disco bỗng nhiên trở thành cơn sốt trên toàn thế giới. Bee Gees từ một nhóm đang vất vả tìm lại ánh hào quang đã mất trong những năm 60 nay bỗng có đến 5 bài hit cùng một lúc trên top 10, điều mà chưa có nhóm nào có thể mơ tới được ngoài Beatles. Điều này làm hàng loạt các nhóm nhạc mainstream khác đổ xô disco hoá, từ Rolling Stones, Rod Steward đến Kiss, Queen....Và nếu không có "Saturday Night Fever", chắc chắn là sẽ không có các cơn sốt new-wave, dance, techno của những năm 80-90. Tôi nhớ lúc còn nhỏ, khoảng đầu những năm 80, ở SG, tất cả nhạc tiếng nước ngoài đều được gọi chung bằng cái tên nhạc disco kể cả nhạc rock Không những ở VN mà ở các nước khác như Đức chẳng hạn. Cho đến cuối thập niên 70, có một chương trình truyền hình ca nhạc mang tên Disco nhưng các ban nhạc tham gia chương trình có lúc phải có lúc không phải là các nhóm disco. Tôi sưu tầm được nhiều video của chương trình này trong đó có những buổi diển của Smokie, Slade, Suzi Quatro, Rod Stewart toàn những tay không phải disco. Nói như vậy để chứng tỏ nhạc disco lúc đấy trở thành bá chủ của tất cả các thể loại nhạc, các thể loại mainstream khác phải núp bóng của nó để tồn tại, cũng tương tự như sự bành trướng của nhạc hiphop bây giờ. Vấn đề này tôi sẽ giải thích kĩ hơn ở bài viết về "Stayin'' Alive"
    Đi học lại rồi, chán quá!!
  7. KASHMIR

    KASHMIR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Stayin'' Alive được chọn là quá chính xác rồi, nó đại diện cho làn sóng disco hoá toàn cầu mà khơi mào bằng Donna Summer, James Browse và đỉnh điểm với Stayin'' Alive của BG. Tuy nhiên chọn được 20 bài thì dĩ nhiên không thể tổng quan được, mọi người cũng nên hiểu là bảng xếp hạng nào cũng có tính chủ quan hết, không thể toàn diện hết được.
    Mỗi người đều có thể chọn ra 20 bản nhạc riêng của mình, tự mình đưa ra lý do hợp lý là ok! Anh Barry tie''p di nhe''
  8. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Tâm phục khẩu phục! Em thấy tự xấu hổ vì những kiến thức hiểu biết của mình quá hạn hẹp mà lại đưa ra ý kiến như thế. Những đóng góp của bác về kiến thức âm nhạc đã mở mang không ít những fan chỉ biết đến Metallica, Linkin'' Park, Cold Play... (như em). Rất mong bác tiếp tục đóng góp những bài viết giá trị như thế cho box nhạc Rock ttvnol.com.
    Nhân tiện, nếu có thời gian và hứng thú, mong bác một lần viết về band nhạc R.E.M, band nhạc có phong cách rất sáng tạo , nhưng những hiểu biết về họ ở VN còn chưa có nhiều lắm. Cám ơn bác!
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    XVII/ 1977: Stayin'''' Alive-Bee Gees:
    (words and music by Barry, Robin và Maurice Gibb)​
    [​IMG]
    Well, you can tell by the way I use my walk,
    I?Tm a woman?Ts man: no time to talk.
    Music loud and women warm, I?Tve been kicked around
    Since I was born.
    And now it?Ts all right. it?Ts ok.
    And you may look the other way.
    We can try to understand
    The new york times?T effect on man.
    Whether you?Tre a brother or whether you?Tre a mother,
    You?Tre stayin?T alive, stayin?T alive.
    Feel the city breakin?T and everybody shakin?T,
    And we?Tre stayin?T alive, stayin?T alive.
    Ah, ha, ha, ha, stayin?T alive, stayin?T alive.
    Ah, ha, ha, ha, stayin?T alive.
    Well now, I get low and I get high,
    And if I can?Tt get either, I really try.
    Got the wings of heaven on my shoes.
    I?Tm a dancin?T man and I just can?Tt lose.
    You know it?Ts all right. it?Ts ok.
    I?Tll live to see another day.
    We can try to understand
    The new york times?T effect on man.
    Whether you?Tre a brother or whether you?Tre a mother,
    You?Tre stayin?T alive, stayin?T alive.
    Feel the city breakin?T and everybody shakin?T,
    And we?Tre stayin?T alive, stayin?T alive.
    Ah, ha, ha, ha, stayin?T alive, stayin?T alive.
    Ah, ha, ha, ha, stayin?T alive.
    Life goin?T nowhere. somebody help me.
    Somebody help me, yeah.
    Life goin?T nowhere. somebody help me.
    Somebody help me, yeah. stayin?T alive.
    Well, you can tell by the way I use my walk,
    I?Tm a woman?Ts man: no time to talk.
    Music loud and women warm,
    I?Tve been kicked around since I was born.
    And now it?Ts all right. it?Ts ok.
    And you may look the other way.
    We can try to understand
    The new york times?T effect on man.
    Whether you?Tre a brother or whether you?Tre a mother,
    You?Tre stayin?T alive, stayin?T alive.
    Feel the city breakin?T and everybody shakin?T,
    And we?Tre stayin?T alive, stayin?T alive.
    Ah, ha, ha, ha, stayin?T alive, stayin?T alive.
    Ah, ha, ha, ha, stayin?T alive.
    Life goin?T nowhere. somebody help me.
    Somebody help me, yeah.
    Life goin?T nowhere. somebody help me, yeah.
    I?Tm stayin?T alive.
    Nhắc đến nhạc disco, những người đã từng sống trong thập niên 70 không ai không nhớ đến hình ảnh chàng Tony Manero (do diễn viên John Travolta thủ vai) trong bộ comple bó sát màu trắng trình bày những điệu nhảy lả lướt và sôi động đến tuyệt vời trên nền nhạc "Stayin'''' Alive" của anh em nhà Bee Gees. Nó trở thành biểu tượng của nhạc disco và của thập niên 70. Nếu không có "Stayin'''' Alive", chắc chắn phong trào nhạc dance ngày nay không bao giờ được hình thành.
    Cuối thập niên 70, phong trào nhạc disco bắt đầu trở nên thịnh hành ở các hộp đêm nổi tiếng tại các thành phố lớn ở Mỹ như New York. Disco là từ rút gọn của chữ "Discothèque" một từ gốc tiếng Pháp kết quả của sự kết hợp giữa "disque" (đĩa hát)và "bibliothèque" (thư viện). Trước thời của các discothèque, các quán bar hay phòng trà thường rước ban nhạc đến chơi nhạc sống để mọi người khiêu vũ. Nhưng đến đầu thập niên 70, để giảm thiểu chi phí mướn ban nhạc, các sàn nhảy trang bị cho mình một hệ thống âm thanh thật tốt và mướn những người chuyên phụ trách âm thanh (DJ) để phát những ca khúc thịnh hành qua đĩa hát. Như vậy discothèque mang nghĩa tương đương với một thư viện đĩa hát tập trung những ca khúc thịnh hành nhất. Lúc đầu, tất cả các loại nhạc được chơi trong discothèque đều được gọi là nhạc disco, nhưng sau một thời, người trong giới dùng chữ disco để chỉ loại nhạc funk-soul có giai điệu đơn giản, hoà âm không quá cầu kì và đặc biệt là có nhịp điệu trùng với nhịp đập trung bình của trái tim khi hưng phấn (120nhịp một phút). Chính nhịp điệu này của disco đã lôi kéo giới thanh thiếu niên đến sàn nhảy.
    Đầu thập niên 70, những nhóm disco thường là những nhóm funk và soul da đen như Sly and the Family Stones, Isaac Hayes...Họ kế thừa chất soul đầy lửa của James Browne nhưng lọc bớt đi sự bạo liệt mà thay vào đó những nét nhạc uyển chuyển hơn, nâng nhịp điệu lên một chút để biến nó thành một thể loại nhạc nhảy. Mặc dù chưa thực sự được đánh giá cao, nhạc disco đầu thập niên 70 cũng lôi kéo được một số cá ban nhạc thử nghiệm như một thể loại mới mẻ. Và hầu như đến thời điểm trước năm 1977, nhạc disco chưa bao giờ chính thức có mặt trong bản xếp hạng.
    Những năm đầu của thập niên 70 cũng đánh dấu sự trở lại không mấy thành công của nhóm Bee Gees. Là một nhóm cựu trào của phong trào British Invasion những năm 60, anh em nhà Bee Gees thực sự gặp trở ngại khi tiếp tục sự nghiệp trong thập niên 70. Nói theo cách của Barry Gibb, anh cả của nhóm trong giai đoạn này là: "Thập niên 70 có một qui luật bất thành văn, những nhóm đã nổi tiếng trong thập niên 60 tự động bước sang một bên nhường đường cho những nhóm mới". Nhược điểm của Bee Gees lúc bấy giờ là các bài hát của họ quá đậm chất Anh và dàn nhạc giao hưởng cồng kềnh. Để sống sót trong thập niên 70, nhóm bắt buộc phải thanh đổi hình tượng về mình.
    Năm 1974, theo lời khuyên của Eric Clapton, nhóm Bee Gees rời Anh sang Miami để thu âm album tiếp theo vì theo Eric Clapton, môi trường làm việc mới cộng với những luồng gió mới có thể sẽ giúp nhóm vực dậy sự nghiệp. Album đầu tiên tại Miami mang tên Mr. Natural được sản xuất bởi nhà sản xuất huyền thoại người Thổ Nhĩ Kì Arif Mardin tuy chưa thực sự tạo tiếng vang nhưng cũng đã cho thấy có sự thay đổi trong âm nhạc. Hai album tiếp theo "Main Course" năm 1975 và "Children Of The World" 1976 là những thành công lớn với nhiều bài hit top ten khiến người nghe bắt đầu chú ý đến tên tuổi của Bee Gees một lần nữa. Cả hai album này đều mang đậm ảnh hưởng của nhạc soul và funk, thứ nhạc thịnh hành thời bấy giờ.
    Năm 1976, phóng viên của tờ New York Times là Nik Cohn, một nhà báo người Anh mới chuyển đến làm việc tại New York, được giao nhiệm vụ viết một phóng sự về những hộp đêm disco ở Manhattan. Hoàn toàn xa lạ với nhạc disco và cuộc sống về đêm của giới trẻ Mỹ, Nik đã viết lại một cách rất chân thật những gì mình trông thấy trong những hộp đêm disco dưới con mắt của một kẻ ngoại đạo. Điều mà Nik chú ý đến là sức hút khá mãnh liệt của thể loại nhạc mới này. Nó có sức mạnh liên kết mọi người với nhau như các phong trào hippie những năm 60. Bài phóng sự về disco được đặt tên là :"Tribal Rites of the Saturday Night" (Những nghi lễ gọi bầy trong đêm thứ bảy)/
    Bài báo của Nik Cohn nhanh chóng giới thiệu được nhạc disco với những người ngoại đạo trong đó có ông bầu Robert Stigwood, ông bầu ruột của nhóm Bee Gees. Là một người khôn khéo và biết nắm bắt thời cơ, ông Stigwood bỏ tiền sản xuất một bộ phim chi phí thấp dựa trên nội dung của bài báo nói trên. Bộ phim nói về một chàng thanh niên nghèo nghề nghiệp không ổn định, gia đình đầy mâu thuẫn. Chỉ đến khi đêm đến, Tony, tên chàng trai ấy mới thực sự toả sáng trên các sàn nhảy disco với những bước nhảy điêu luyện. Cuối cùng cơ hội cũng đến với Tony khi anh thắng được cuộc thi nhảy disco và quen được với cô gái nhảy đôi vốn trước đây là thần tượng của anh. Khi làm phim, Stigwood nghĩ ngay đến việc nhờ nhóm Bee Gees viết soundtrack cho bộ phim.
    Lúc này nhóm đang ở Paris viết ca khúc cho album kế tiếp. Khi Stigwood gọi điện cho anh em nhà Gibb để nhờ viết nhạc phim, nhóm đã viết được ba ca khúc là "How Deep Is Your Love", "Stayin'''' Alive" và "If I Can''''t Help You". Stigwood yêu cầu 5 bài, thế là trong vòng ngày hôm đó, Bee Gees viết tiếp hai ca khúc nữa là "Night Fever" và "More than a Woman" để gửi nốt cho ông bầu của mình. Hoàn toàn không biết gì về nội dung phim, anh em nhà Gibb không thể tưởng tượng được rằng những ca khúc của mình lại phù hợp với nội dung phim như vậy.
    "Stayin'''' Alive" là ca khúc đầu tiên được viết cho soundtrack với nội dung chính là một chàng trai trẻ phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày ở một thành phố lớn. Mặc dù đầy khốn khó, nhưng chàng ta vẫn tâm niệm một điều là "mình phải sống còn, cho dù là ai đi nữa thì mình vẫn phải tranh đấu để sinh tồn, cho dù cả thành phố sập xuống trên đầu mình thì mình vẫn phải sống còn". Nội dung của bài hát trùng hợp một cách ngẫu nhiên với nội dung bộ phim của ông Stigwood. Với nhịp điệu thúc giục, những câu riff bass khá linh hoạt và giọng mái đặc trưng của Barry Gibb, ca khúc "Stayin'''' Alive" có đủ các yếu tố để trở thành một ca khúc hit.
    Không ai ngờ rằng một bộ phim kinh phí thấp, diễn viên không nổi tiếng (Tony Manero là vai diễn đầu tiên của John Travolta) và nội dung lại nói về cuộc sống underground lại có thể thành công đến như vậy. Có lẽ do phần soundtrack đã bổ sung một cách tuyệt vời cho bộ phim. Cho đến năm 1977, các bài hát trong soundtrack không được phát hành dưới dạng đĩa đơn. Nhưng những ca khúc trong phim "Saturday Night Fever" là một ngoại lệ. Các đài phát thanh liên tiếp nhận được yêu cầu phát các ca khúc đặc biệt là "Stayin'''' Alive". Kết quả là Giáng Sinh năm 1977, single đầu tiên trích từ soundtrack là " How Deep Is Your Love" lên thẳng hạng nhất bảng xếp hạng và trụ trên đó năm tuần lễ. Ca khúc thay thế "How Deep Is Your Love" ở vị trí hạng nhất tuần tiếp theo đó không khác hơn là "Stayin'''' Alive". Trong sáu tháng đầu năm của năm 1978, có 5 bài hát của Bee Gees thay nhau đứng nhất bảng xếp hạng. Cho đến thời điểm đó, chưa có nhóm nào ngoài nhóm Beatles đạt được thành công to lớn đến thế. Tên tuổi của Bee Gees hầu như trở thành cái tên duy nhất được nhắc đến trên báo chí và các phương tiện truyền thông từ năm 1977 đến năm 1979. Năm 1978, nhóm giành 5 giải Grammy trong đó có giải "hoà âm xuất sắc nhất " cho "Stayin'''' Alive" và album của năm dành cho "Saturday Night Fever". Ngoài ra nhóm còn giành được vô số các giải thưởng khác trong năm trừ giả Oscar dành cho nhạc phim hay nhất.
    Thành công vượt bậc của "Stayin'''' Alive" và bộ phim "Saturday Night Fever" khiến nhiều nhóm nhạc mainstream khác bắt đầu chuyển hướng sang disco mặc dù trong lòng vẫn xem thường thể loại nhạc "thị trường" này. Từ Who cho đến Rolling Stones, Kinks, Queen, Kiss, hầu như nhóm nào cũng có ra vài bài hit disco cho hợp thời, trong đó có thể kể đến một số bài khá nổi tiếng như "Miss You " của nhóm Rolling Stones hay "Da Ya Think I''''m ***y?" của Rod Stewart. Tuy vậy, nhạc disco vẫn chịu sự khinh miệt của giới metal, một phần có lẽ là vì sự đơn điệu của nó, một phần cũng do sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường âm nhạc.
    Phong trào disco cũng tuân theo qui luật nghiệt ngã của thị trường "bạo phát bạo tàn". Năm 1979, khi các nhóm disco không bản sắc được sản xuất theo kiểu dây chuyền và những bài hát chú trọng vào nhịp điệu hơn là nội dung đã khiến người nghe nhạc bắt đầu chán disco. Thêm vào đó là những vụ tai tiếng dính líu đến ma tuý, đồng tính luyến ái và những vụ trốn thuế của Steve Rubell, ông chủ của sàn nhảy disco nổi tiếng nhất ở New York là Studio 54 khiến cho sàn nhảy này đóng cửa trong một thời gian. Mọi người bắt đầu quay ra tẩy chay disco kịch liệt. Những nghệ sĩ có liên quan đến disco đều bị vết nhơ này làm hoen ố thanh danh, trong đó có thể nói đến thiệt hại nặng nhất thuộc về Bee Gees và ABBA. Riêng Bee Gees, họ phải mang cái nhãn hiệu "vua disco trắng" mà họ rất ghét trong suốt những thập niên sau đó. Mãi cho đến năm 1997, nhóm mới được thực sự trả lại sự công bằng và ghi nhận một cách đúng nghĩa những cống hiến của họ cho âm nhạc.
    [​IMG]
    Hình ảnh của John Travolta trong bộ đồ vest trắng nhảy theo điệu nhạc của "Stayin'' Alive" đã trở thành biểu tượng của disco trong nhiều thập niên.​
    Có thể bạn chưa biết:
    -"Stayin'''' Alive" và các ca khúc khác của soundtrack "Saturday Night Fever" được Bee Gees viết khi trọ tại lâu đài Chateâu D''''Horreuville, Pháp nơi Elton John từng thu âm album Honky Chateâu vài năm trước đó.
    -Bộ phim "Saturday Night Fever" vừa được tạp chí âm nhạc Spin xếp hạng hai trong top 100 bộ phim hay nhất của nhạc rock, sau "This Is Spinal Tap".
    -Mặc dù được xem như "vua disco" trong thập niên 70, nhưng Bee Gees không có điểm nào giống với một nhóm disco theo đúng nghĩa: các thành viên đều là người Anh, tự sáng tác và chơi nhạc cụ, không biết nhảy và chưa bao giờ đến sàn nhảy.
    -Cả ba thành viên nhóm Bee Gees thú nhận rằng mình chưa bao giờ có dịp để xem trọn bộ phim "Saturday Night Fever". Nội dung của bộ phim họ chỉ được biết qua các bài báo mà thôi.
    -"Stayin'''' Alive" là ca khúc được nhiều phim sử dụng nhất. Tính đến nay có hơn 200 bộ phim đã sử dụng "Stayin'''' ALive" làm soundtrack.
    -Album "Saturday Night Fever" là album soundtrack bán chạy nhất từ trước đến nay. Tính đến nay album này đã bán được tổng cộng 45 triệu bản và mỗi năm vẫn bán thêm được 1 triệu bản.
    -Mặc dù soundtrack "Saturday Night Fever" có sự tham gia của các nhóm Tavares, KC and the Sunshine Band và Yvonne Elliman, album này thường được nhắc đến như một album của Bee Gees do thành công của nó do những bài hát mà Bee Gees mang đến.
    -Ozzy Osbourne đã cover lại ca khúc "Stayin'''' Alive" cùng với Dweezil Zappa, con trai của Frank Zappa theo phong cách heavy metal.
    -Bee Gees là nhóm duy nhất ôm tất cả các giải danh giá nhất của âm nhạc như giải thành tựu trọn đời của các giải thưởng âm nhạc Anh, Mỹ, Thế giới, Grammys, được lưu danh trong bảo tàng Rock and Roll Hall of Fame, Songwriters Hall of Fame, và Hollywood Walk of Fame. Giải thưởng duy nhất mà nhóm chưa đạt được là giải Oscar dành cho nhạc phim hay nhất. Nhóm còn có tên trong top 5 nhóm nhạc, ca sĩ có số đĩa bán chạy nhất từ trước đến nay (Beatles, Elvis Presley, Michael Jackson, Paul McCartney và Bee Gees)
    -Các thành viên của Bee Gees được hoàng gia Anh phong tước CBE (Commanders of British Empire) cao hơn tước MBE (Members of British Empire) của nhóm Beatles trước kia một bậc.
    -Bee Gees còn là nhóm tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhạc pop/rock. Nhóm thành lập năm 1958 khi Barry Gibb chỉ mới 11 tuổi dưới cái tên Rattlesnakes và kết thúc năm 2003 khi Maurice Gibb mất đột ngột ở tuổi 53, tổng cộng là 45 năm.
    -Hầu hết tất cả thế hệ con của anh em nhà Gibb đều theo đuổi âm nhạc. Trong đó nổi tiếng nhất có thể nói đến Stephen "S.O.B" Gibb, con cả của Barry Gibb. Anh hiện này là một tay guitar/bass khá nổi danh từng cộng tác với Zakk Wyld và Nikki Sixx. Cái biệt hiệu "S.O.B" dễ nhầm lẫn của Stephen là do chính Zakk Wyld đặt cho với hai nghĩa "Son of Barry" và "Superb on Bass" do Zakk rất thích lối chơi bass của Stephen Gibb.
    còn tiếp...

    My Spirit Lives On....!!!
    Thông báo: Chỉ còn ba bài nữa là chủ đề này kết thúc. Tuy nhiên hiện giờ tớ đang khá bận vì đã vào học lại, lại là học kì cuối chuẩn bị tốt nghiệp nên có thể post chậm một chút, với tốc độ 1 tuần/bài. Mong các bạn thông cảm và mod đừng chuyển bài sang box Rock Cementary cho đến khi bài viết này chấm dứt, cám ơn!!

    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 19/01/2006
  10. happyday264

    happyday264 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Phục kiến thức âm nhạc của BG thật! Nhưng BG có thể nói rõ hơn về khía cạnh Làm thay đổi bộ mặt nhạc Rock của các ca khúc được không? Như gây ra trào lưu nào đó ,hay một phong cách mới? Ví dụ trước kia mình cũng không biết Imagine của John Lennon cũng có liên quan tới Rock ,hay lại làm thay đổi cả bộ mặt của nó nữa! Thanks much!

Chia sẻ trang này