1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân tích thơ?

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Rookie, 13/12/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Phân tích thơ?

    Sao có ít bác post thơ lên cùng với phân tích thơ vậy nhỉ. Hầu như đều dễ dãi quá, chỉ chọn cách ăn sẵn copy and paste một nhát. Trên internet nhiều links phong phú về thơ lắm, phân loại hẳn hoi, post links cũng được mà.

    Bản thân tớ rất thích đọc thơ có phân tích bình giảng. Chí ít thì có nhận xét đánh giá. Nhiều bài thơ khi đọc chỉ liếc qua, không thấy hay lắm, nhưng đọc phân tích rồi cảm thấy nó khác hẳn Ví như mình biết bài "cuộc chia ly màu đỏ" từ lâu, nhưng đọc một bài phân tích rất xúc động, bài phân tích này của một học sinh chuyên văn đang học cấp 3, thấy giá trị của bài thơ được nhân lên nhiều lần, đối với cảm nhậncủa mình.
    Có nhiều chi tiết mình không biết, có nhiều cái cần có độ săc sắc tinh tế hơn mới cảm nhận được. Sẽ phong phú và giá trị hơn biết bao nhiêu nếu thơ post ở đây có kèm theo đôi dòng cảm nhận. Mà cho dù không đồng ý với người viết, đọc những dòng cảm nhận thơ của mọi người cũng rất thú vị.

    Một số bài thơ không thể phân tích ở đây được, chỉ có thể post được thôi (!) Một số người post thơ của chính mình sáng tác, không muốn phân tích tình cảm của bản thân. Điều đó dễ hiểu. Nhưng nếu bạn post thơ mà bạn thấy hay, bạn ghi đôi dòng bạn cảm nhận nó hay chỗ nào, thì tuyệt.

    Trong chương trình phổ thông, theo tớ thấy thì người ta không dạy làm thơ, có chăng thì dạy sơ qua phân loại, quy tắc, niêm luật, từ láy... Chủ yếu là các thể loại phân tích, bình giảng... Thế nhưng hình như paste thơ vẫn dễ hơn.

    <rookie>
    Imagination is more important than knowledge (Albert Einstein)
    </rookie>
  2. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    Bác Rookie ơi, quả thật là có những người biết làm thơ, hay chí ít là biết post thơ lên đây, nhưng lại không có khả năng bình. Ví dụ cụ tỷ chính là Sweet_fa đây...híc
    Lý do của em thì rất chính đáng, là tiếng Việt hơi bị khiêm tốn. Nhiều khi cảm nhận được đấy, nhưng không biết viết thế nào...híc. Mà em học phổ thông bên này, có được học gì về giảng văn và bình thơ mấy đâu.
    Mà những người như em trong box này có lẽ cũng không hiếm. Thôi thì em thấy trong này có mấy bác rất có tài bình giảng, các bác chịu khó chăm chăm viết đi vậy. Đành phân công công tác theo khả năng cá nhân vậy! :-)
    Vài lời kính bác!
    NMH
  3. Thocontaidai

    Thocontaidai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ là khi post thơ của mình, nếu mà có it' nhiều cảm nhận của bản thân về bài thơ áy thì càng tuyệt chứ sao. Ủng hộ cả hai tay.....
    Tớ thấy hình như mọi người có ý định thi thơ ở trên này. Thế thơ hay không có ai bình thì làm sao biết được bài nào ra sao để mà bình chọn. ?
    [blue]Bunny
  4. Thocontaidai

    Thocontaidai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    sorry, o tren tớ có viết nhầm: thơ mà mình thích, chứ không phải thơ của mình làm.
    [blue]Bunny
  5. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Các bác làm em nhớ lại cái hồi học phổ thông- cái ngày mà em cứ nghĩ không biết mấy ông, mấy bà tác giả có nghĩ đến ngày thơ mình được mấy thầy mấy cô ca tụng hay đến như vậy không nhỉ ( Em đang moi trong bộ nhớ của mình mấy cái dẫn chứng). Khi biết 1 nhà bác học khá nổi tiếng sắp chết, rất nhiều nhà khoa học, nhà báo, thơ v.v.. mang giấy bút đến ghi những lời ngọc ý vàng của ngài. Thế nhưng sau vài giờ im lặng đáng sợ, ngài thét 1 câu :
    "Hãy mở toang cánh cửa"
    rồi tắt thở.
    Một phút mặc niệm.
    Vậy ý sao?
    - Hãy nuôi dưỡng, phát triển các ý tưởng khoa học mới- các nhà khoa học gật gù
    - Hãy để tình cảm không bị trói buộc vào luật thơ-các nhà thơ nói
    - Cần một luồng gió mới- các nhà văn nói.
    Các vị bác sĩ tủm tỉm nhìn nhau:
    - Các cụ đến xem đông quá, ngột ngạt khó thở khiến ông ấy không chịu nổi nên mới hét toáng lên thế thôi.
    Vậy theo các bác, nhà khoa học đó nói gì ?

    Relax

  6. Goldmund

    Goldmund Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2001
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Hì, báx Relax này, đành rằng lúc làm thơ người làm thơ chẳng bao giờ nghĩ đến việc đem thơ mình ra bình giảng, họ chỉ dốc tâm tư tình cảm trí tuệ vào thơ của họ thôi. Nhưng thơ viết ra rồi, để cảm nhận được cái hay của bài thơ đó (nếu nó hay), thì cần lắm những lời phân tích bình luận chứ bác.
    Nếu người bình luận có bình những cái mà người sáng tác không nghĩ đến lúc viết, âu cũng là chuyện bình thường. Khi viết, người viết thường ở trạng thái thăng hoa bùng nổ về cảm xúc và tư duy, và không lường trước được hết những hiệu quả của thơ mình. Đây là hiện tượng phổ biến trong sáng tác nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật đỉnh cao. Tuy nhiên để có được tình trạng thăng hoa đó, người viết đã phải có một quá trình tích lũy về tình cảm và nhận thức từ trước đó. Cái giây phút mà cảm hứng chợt đến để người viết bật thành thơ, chỉ là một cú hích cuối cùng, để những tình cảm và suy nghĩ tích lũy từ trước, chuyển hóa thành thơ mà thôi. Bài thơ có hay hay không là nhờ vào cả hai yếu tố: quá trình tích lũy và cảm hứng tức thời. Tuy nhiên, nếu cảm hứng tức thời là yếu tổ nổi, thì quá trình tích lũy là yếu tố chìm. Khi cảm hứng đến, người làm thơ hầu như ở trong tình trạng không kiểm soát được mình, nhưng chính cái quá trình tích lũy kia là cái quyết định chiều sâu của bài thơ Vì vậy, khi phân tích bình luận, người bình ngoài việc bình cái "cảm hứng tức thời", lại bình nốt cái "quá trình tích lũy" vốn đã được kết nạp bài thơ một cách vô thức vậy.

    Goldmund
  7. Oooooooops

    Oooooooops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    úpsờ
    cúp cùm cụp lụp bụp chụp
    cùm cụp bụp chụp cúp cúp cúp
    lụp sụp sụp
    lúp súp súp
    lụp bụp chụp
    bụp chụp
    Fruehling.
    Es fahren leise junge Wolken durchs Blaue,
    Kinder singen und Blumen lachen im Gras ;
    Meine mueden Augen ,wohin ich schaue
    Wollen vergessen ,was ich in Buechern las.
    Warhlich ,alles Schwere ,das ich gelesen,
    Schmilzt hinweg und war nur ein Winterwahn,
    Meine Augen schauen erfrischt und genesen
    Eine neue ,erquellende Schoefung an.
    Aber was mir im eigenen Herzen geschrieben
    Von der Vergaenglichkeit alles Schoenen steht ,
    Ist von Frueling zu Frueling stehengeblieben,
    Wird von keinem Winde mehr weggeweht.
    Im Nebel
    Seltsam ,im Neben zu wandern !
    Eisam ist jeder Busch und Stein,
    Kein Baum sieht den andern ,
    Jeder ist allein.
    Voll von Freunden war mir die Welt.
    Als noch mein Leben licht war ;
    Nun ,da der Nebel faellt.
    Ist keiner mehr sichtbar.
    Wahrlich ,keiner ist weise,
    Der nicht das Dunkel kennt,
    Das unentrinnbar und leise
    Von allen ihn trennt.
    Seltsam ,Im Nebel zu wandern !
    Leben ist Einsamsein.
    Kein Mensch kennt den andern,
    Jeder ist allein.
    H.Hesse
    --------
    Europaere Kultur ist noch nie eine fuer die Asien einfach zu verstehenden Kultur .Sie ist aber hard , philosophisch und ueberromantisch .Deutschkultur ist also ein wichtiges Teil von ihr ,naemlich die harteste.
    Wenn du deutsch nicht weiss ,was du aber ueber Deutsche Literatur kappieren kannst ?.Besonders wegen der Dummheit der deutsche Literatur in vietnamesich zu ueberzetzenden Dolmeschern koennte man sogar falsch ueber deutsche Literatur verstehen.
    Ich habe ein uebersetzendes Buch Hesses von Thai Kim Lan ( oder aehlich so ),das war arm und etwa unliteratisch !.
    Ich habe das Buch Goldmund und Nazis noch nicht gelesen, weil fast alle meine Freunde sich es fuer einen armen Werk von Hesse halten.
    Mir gefallen am besten sind "Iris" und "der Steffenwolf".
    Được sửa chữa bởi - Oooooooops vào 18/12/2001 06:08
    Được sửa chữa bởi - Oooooooops vào 18/12/2001 06:11
  8. Goldmund

    Goldmund Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2001
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Hì, khổ quá, bác nào trêu Goldmund thế này, em nó một chữ tiếng Đức để nguyên cũng không biết, nhìn Hesse, Goldmund với Narziss thì thấy quen quen thế thôi!

    Goldmund
  9. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    <quote>
    Hì, báx Relax này, đành rằng lúc làm thơ người làm thơ chẳng bao giờ nghĩ đến việc đem thơ mình ra bình giảng, họ chỉ dốc tâm tư tình cảm trí tuệ vào thơ của họ thôi. Nhưng thơ viết ra rồi, để cảm nhận được cái hay của bài thơ đó (nếu nó hay), thì cần lắm những lời phân tích bình luận chứ bác.
    </quote>
    Bác nói đúng, ai cũng muốn lắng nghe những lời nhận xét về sản phẩm của mình làm ra.
    <quote>
    Nếu người bình luận có bình những cái mà người sáng tác không nghĩ đến lúc viết, âu cũng là chuyện bình thường.
    </quote>
    Tất nhiên bác ạ vì họ có cái nhìn khách quan hơn
    <quote>
    Khi viết, người viết thường ở trạng thái thăng hoa bùng nổ về cảm xúc và tư duy, và không lường trước được hết những hiệu quả của thơ mình. Đây là hiện tượng phổ biến trong sáng tác nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật đỉnh cao.
    </quote>
    Tôi hoàn toàn nhất trí. Ngay cả tranh Van-gốc lúc sinh thời đâu có được chuộng
    <quote>
    Tuy nhiên để có được tình trạng thăng hoa đó, người viết đã phải có một quá trình tích lũy về tình cảm và nhận thức từ trước đó. Cái giây phút mà cảm hứng chợt đến để người viết bật thành thơ, chỉ là một cú hích cuối cùng, để những tình cảm và suy nghĩ tích lũy từ trước, chuyển hóa thành thơ mà thôi.
    </quote>
    Điều này không nhất thiết nhu vậy. Có những TY sét đánh, cái chết bất ngờ, gây những cú sốc khiến người viết bật thành thơ.
    Ví dụ;

    Hôm qua còn theo anh
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã chặt cành
    Đắp cho người dưới mộ
    (Viếng bạn- Hoàng Lộc)
    Mới có một ngày thôi mà tác giả đã mất một người bạn thân thiết, choáng váng, không thể nào tin được. Nỗi đau xót cứa vào ruột gan khi chặt cành cây đắp mộ cho bạn mình. Mỗi nhát cuốc như bằm vào tim mình. Thơ nó là như thế đấy.
    <quote>
    Bài thơ có hay hay không là nhờ vào cả hai yếu tố: quá trình tích lũy và cảm hứng tức thời.
    </quote>
    Chưa đủ, phần lớn các bài thơ hay phụ thuộc rất lớn vào cái công cụ ghi những quá trình tích luỹ và cảm hứng tức thời ấy theo một công thức thơ. Mà cái công thức ấy thì rất bí hiểm. Chính vì thế, có nhà thơ cả đời cũng chỉ làm được 1 bài gọi là thơ mà thôi.
    <quote>
    Tuy nhiên, nếu cảm hứng tức thời là yếu tổ nổi, thì quá trình tích lũy là yếu tố chìm. Khi cảm hứng đến, người làm thơ hầu như ở trong tình trạng không kiểm soát được mình, nhưng chính cái quá trình tích lũy kia là cái quyết định chiều sâu của bài thơ
    <quote>
    Phải chăng bác muốn định hướng các nhà phê bình tìm hiểu cái quá trình tích luỹ của tác giả? Như thế thì có thật khách quan không ? nếu như chẳng may họ can thiệp quá sâu vào đời tư của tác giả. Ví dụ như 1 nữ mầm non thi ca *** hiện nay.
    <quote>
    Vì vậy, khi phân tích bình luận, người bình ngoài việc bình cái "cảm hứng tức thời", lại bình nốt cái "quá trình tích lũy" vốn đã được kết nạp bài thơ một cách vô thức vậy.
    </quote>
    Tốt nhất là người viết hãy dùng nickname rồi bày 3 tác ph?
  10. Oooooooops

    Oooooooops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    To Goldmund : đại khái muốn nói là văn hoá phương Tây rất khó hiểu đối với dân châu Á mặc dù xưa nay dân châu Á vẫn tưởng là nó dễ hiểu . Văn hoá Đức thì lại càng khó hiểu và khó nhai vì thiên về trí tuệ nhiều quá , dân Đức cực lãng mạn ,tới mức dân châu Á không phải người nào cũng có thể hiểu nổi .
    Trong khi người dịch các tác phẩm tiếng Đức sang Việt thì ôi thôi quá kém cỏi ,đọc ít nhận ra đó là văn Đức ,giả sử vị Thái Kim Lan (hay tên tương tự ) là loại dịch kém .
    Tôi thấy anh thích Hesse ,sao không học tiếng Đức đi cho rồi ,bất quá cũng chỉ cần độ 1 năm là có được thêm một vũ khí tiếp cận với thế giới .
    Câu dưới cùng tôi nói tôi thích truyện " Con sói miền thảo nguyên" ( Der Steppenwolf ,dịch tạm thế vì tôi không biết dịch và khả năng về tiếng Đức cũng tồi tệ như về tiếng Việt.) với truyện ngắn "Huệ Tím" ( Iris )
    Tôi tiếc là co biết một số người giỏi cả tiếng Đức lãn tiếng Việt song lại không chịu để thời gian vào dịch văn học Đức một cách tử tế .
    Ở Việt Nam anh có thể tìm được bản dịch bộ : " Faust" (Nắm đấm) của Goethe hay "Phân tích lý trí thuần khiết" ( Kritik der rein Vernunft , Kritik nghĩa chính xác : nghiên cứu ,thử nghiệm hoặc kiểm tra ) của I.Kant không ? .Hai bộ này đọc tiếng Đức khó quá tôi đang muốn tìm bản tiếng Việt thao khảo cho dễ nuốt.
    -------
    To Relax
    tại sao tranh Van Gogh lúc sinh thời không được ưa chuộng ?
    Anh giải thích cho tôi nghe với .
    Oooooooooooooooooopsssssssssssssssss

Chia sẻ trang này