1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân tích thời sự

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi JohnSteve, 24/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. geekygeek

    geekygeek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Không ai có thể phủ nhận là chuyến thăm Mỹ của Thủ Tướng PVK và các vị quan chức cấp cao thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc trong chính sách đối ngoại và kinh tế của Việt Nam.
    Sự tiến bộ chủ yếu đáng ghi nhận là về mặt tư tưởng, Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí muốn hợp tác với Mỹ trên mọi lĩnh vực, và không ngần ngại tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong việc gia nhập WTO, cũng như sự ủng hộ hợp tác giúp đỡ Việt Nam trên các lĩnh vực về Kinh Tế và Khoa Học. Hơn bao giờ hết, chuyến thăm ấy cho chính phủ Mỹ và người dân biết rằng Việt Nam đang muốn và sẵn sàng cố gắng thoát ra khỏi những định kiến cố hữu về một nước cộng sản. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi Triều Tiên đang cố tỏ thái độ ?okhiêu khích? với Mỹ về vấn đề hạt nhân và sự lớn mạnh của Trung Quốc cũng như quyết tâm quyết không khoan nhượng về vấn đề Đài Loan của nó thì thiện chí của Việt Nam dễ dàng được đáp lại bằng thiện chí của Mỹ. Dù gì thì Mỹ cũng có thêm một người bạn (gọi là đồng minh thì không đúng), nhất là người bạn đã từng nằm trong khối kẻ thù của Mỹ.
    Có lẽ chính vì thế mà tổng thống Bush chẳng bàn vấn đề gì nghiêm trọng to tát với Thủ Tướng PVK. Ông tỏ thái độ của một nhà ngoại giao, ghi nhận thành tựu kinh tế của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, mong Việt Nam giúp đỡ việc tìm hài cốt lính Mỹ đã chết trong chiến tranh ở Việt Nam, và chỉ đề cập rất ít về vấn đề nhân quyền, vấn đề mà được coi là điểm nóng có thể ảnh hưởng lớn đến quan hệ hai nước. Hai nhà lãnh đạo đã kí bản giao ước cho phép người dân được cầu nguyện (công giáo) tự do hơn. Trích bài phát biểu của tổng thống Bush:
    ?oMr. Prime Minister, welcome. I want to thank you for the constructive visit we just had.
    We discussed a wide range of subjects. We discussed our economic relations. And I noted that the Vietnamese economy is growing quite substantially. We talked about our desire for Vietnam to join the WTO.
    And we talked about security issues and the mutual desire to coordinate in the war on terror.
    And we talked about humanitarian issues. As the prime minister noted, the United States is supporting the fight against HIV/AIDS in Vietnam. And he gave me a report on the progress about our mutual desire to help those who suffer with HIV/AIDS.
    We signed a landmark agreement that will make it easier for people to worship freely in Vietnam.
    BUSH: And finally, I want to thank the prime minister for his government''s willingness to continue to work on finding the remains of those who lost their lives in Vietnam.
    It''s very comforting to many families here in America to understand that the government is providing information to help close a sad chapter in their lives.
    And, finally, the prime minister graciously invited me to Vietnam. I will be going in 2006. I''m looking forward to my trip. I''m also looking forward to the APEC summit that Vietnam will be hosting.?
    30 phút nói chuyện ở Nhà Trắng về đủ các vấn đề từ kinh tế, quân sự, chính trị, đến tôn giáo, dân chủ. Có lẽ tổng thống Bush còn nhiều việc phải lo nên chưa có thời gian quan tâm nhiều đến các vấn đề của Việt Nam. Chuyện ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO thì không có gì đáng bàn vì không ai có thể phủ nhận tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong số các nước có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc.
    Trong bài viết này, xin chủ yếu nói về mục đích chính của chuyến đi của thủ tướng PVK: Để VN cố gắng gia nhập WTO vào cuối năm nay, những việc đang làm để vào được WTO và như bác John mong muốn là phân tích tương lai của VN khi ra nhập WTO.
    I: Những cố gắng gia nhập WTO của Việt Nam
    Theo suy nghĩ của tôi, chuyện VN có vào WTO cuối năm nay hay không phụ thuộc chủ yếu vào những nhà lãnh đạo của chúng ta khi ngồi trên bàn đàm phán. Vì (1) thực tế 140 thành viên của WTO, có rất nhiều nước mà nền kinh tế cũng như sự ổn định về chính trị của chúng còn thua VN nhiều, nhưng chúng đã là thành viên của WTO rồi, như Campuchia (2004) hay Nigeria (1995), thậm chí là những nước nằm trong bảng các nước có nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới (Least Developed Countries ?" LDCs) như Bangladesh, Central African Republic, Guinea, Haiti, Uganda? VN hiện nằm trong số 33 nước quan sát viên (observer governments) của WTO. Thêm nữa, (2) sau Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ (hiệp định có phần lớn nội dung quy định các điều lệ giống như các điều lệ của WTO), chúng ta đã cải tiến được tương đối các luật, đặc biệt chúng ta đang cố gắng sửa đổi luật sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn, thuế?
    Vậy trên bàn đàm phán, nhưng điểm cơ bản nhất chúng ta phải khẳng định với các nước phía kia về vấn đề gì?
    (1) Việt Nam có nền kinh tế thị trường* .
    (2) Việt Nam đáp ứng đầy đủ các quy định và điều lệ để được gia nhập WTO.
    (*Thực ra nền kinh tế thị trường cũng là một trong nhưng yêu cầu để gia nhập WTO, nhưng do nó là một vấn đề lớn, nên tôi tách ra nhằm phân tích tình hình kinh tế VN rõ ràng hơn)
    ***************************************************
    (còn tiếp, khi nào có thời gian Hili sẽ viết tiếp)
  2. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Lại 1 lí do nữa để hâm mộ [nick]Hi Li[/nick] cốc chủ !
    Đúng là dưới con mắt nhà Kinh Tế Học có khác , một bài phân tích rất hay !
  3. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Theo mình không thể dựa vào đây để cho rằng VN đủ đk gia nhập WTO. Thực tế những nước kém, thực tế là không có nền kinh tế, kể trên lại dễ dàng được chấp nhận hơn. Vì sao vậy, vì điểm quan trọng nhất trong việc tham gia WTO là điều hoà hạn ngạch thuế quan, nghĩa là liên quan trực tiếp đến xuất nhập khẩu. Trong khi đó, những nước kể trên cũng chẳng có gì để mà xuất khẩu.
    Phải nói thêm về một điều là, trên lý thuyết thì đk tham gia vào WTO là phải đạt được một số tiêu chuẩn như nền KT thị trường, hàng rào luật pháp, thuế quan,... nhưng thực tế thì có được chấp nhận hay không phụ thuộc chủ yếu vào vòng đàm phán với các nước thành viên và phải được thu được thoả thuận với các nước này. Đây chính là vòng mà VN đang phải trải qua. Thoả thuận của nước muốn tham gia với các nước thành viên phụ thuộc vào đâu ? Chính là việc quy định hàng rào thuế quan, tức là phải chấp nhận mức thuế trong từng ngành mà nước đối tác đề ra. Vì lý do này mà với những nước thành viên mà nước cần tham gia chưa có quan hệ nhiều về KT (chủ yếu là xuất nhập khẩu) thì việc đàm phán chỉ là hình thức, trong khi với những nước càng có quan hệ KT lớn bao nhiều thì đàm phán càng gay gắt bấy nhiêu. Đây cũng chính là lý do mà Mỹ luôn là rào cản lớn nhất với tất cả các nước muốn tham gia WTO.
    Quay trở lại về các nước LDC, thực tế nền KT rất yếu kém, mức độ xuất khẩu rất ít, các nước thành viên lớn vì thế sẽ dễ dàng chấp nhận kết nạp, đơn giản vì cho các nước này tham gia sẽ chẳng khiến các nước này xuất khẩu vào mình, mà tự nhiên lại có thêm một thị trường mới để tống tháo những hàng tồn kho. Vì thế, các nước LDC được kết nạp không phải vì có đủ đk quy định, còn các nước có nền KT đang phát triển mạnh, đang cần tìm thị trường mới như VN, TQ,... thì lại khó hơn rất nhiều. Còn lý thuyết là một chuyện.
    Cũng như mình nói ở trên, việc có đủ đk hay không chỉ là lý thuyết, vấn đề vẫn là Mỹ nói có hay không. Và nó nói thế nào lại phụ thuộc vào VN có đồng ý với những điều kiện nó đưa ra hay không.
  4. JohnSteve

    JohnSteve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm! Các cô các chú cứ thảo luận hăng say. Mỗi người sẽ đóng góp được một vài ý để rồi khi ta đi hết chủ đề, ta sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn trước khi ta bước vào chủ đề. Đây cũng chính là mục đích của chủ đề này. Nếu không hạ nhiết bớt thì sợ mọi người sẽ tập trung vào lĩnh vực "trái tim" mà quên những cái khác, để rồi một ngày thấy tức ngực vì trái tim đã phát triển to hơn kích thước nó nên có
    Khi nào tớ có nhiều thời gian sẽ viết những vài nghiêm chỉnh, tỉ mỉ.
  5. geekygeek

    geekygeek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Khác hoàn toàn với việc gia nhập các tổ chức thế giới khác như IMF, World Bank, việc gia nhập WTO không phải là một vài buổi trao đổi bỏ phiếu tán thành mà là quá trình thương lượng giữa nước xin gia nhập và từng nước hay nhóm nước thành viên (đàm phán song phương, đa phương). Chỉ khi nào các bên đàm phán thống nhất được các lợi ích đòi hỏi cũng như quy định thì việc đàm phán mới kết thúc. Và đàm phán được gọi là thành công khi lợi ích của cá nhân từng nước được đáp ứng. Vì vậy, để vào được WTO là một quá trình kéo dài hàng chục năm.
    Cho đến ngày 20 tháng 5, VN đã hoàn thành đàm phán với 8 nước trong tổng số 20 nước phải đàm phán. Dự kiến đến giữa tháng 6 sẽ đàm phán thêm với 8 nước nữa và cố gắng đến tháng 9 sẽ đàm phán xong với tất cả các nước để có thời gian hoàn thành kí kết các bản thương lượng và kịp gia nhập WTO vào tháng 12.
    Vấn đề đau đầu nhất hiện nay là: Đàm phán với Mỹ. Riêng đàm phán với Mỹ thì chuyện khoan nhượng thương mại kinh tế là một điều gần như không thể. Việt Nam cũng càng không thể lấy lí do mình là một nước kém phát triển để yêu cầu khoan nhượng một số vấn đề như với các nước khác. Lí do, bởi luật của Mỹ quá rõ ràng, cụ thể, nên anh vi phạm vào điều nào khoản nào, thì là anh vi phạm cũng rất rõ ràng, dễ thấy, nên khó mà có thể thắng trong đàm phán được.
    Các vấn đề quan trọng khi đàm phán với Mỹ:
    Một trong những đề nghị của Thủ Tướng PVK với Tổng Thống Bush là dành cho Việt Nam Quan Hệ Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (Permanent Normal Trade Relations ?" PNTR). Tại sao điều này lại quan trọng trong việc xin gia nhập WTO? Hiện nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là : Quan Hệ Thương Mại Bình Thường (Normal Trade Relations - NTR). Và hàng năm Tổng Thống Mỹ được toàn quyền gia hạn thêm năm nữa cho quan hệ NTR trừ khi Nghị Viện đưa bản phản đối lên Tổng Thống trước ngày 31 tháng 8. Việc gia hạn NTR cũng đồng nghĩa với việc miễn thêm cho VN 12 tháng khỏi luật Jackson-Vanik* . Việt Nam gấp rút yêu cầu Mỹ dành cho Quan Hệ Bình Thường Vĩnh Viễn PNTR vì Mỹ với tư cách là thành viên của WTO phải dành Quan Hệ PNTR đó cho tất cả các nước thành viên của WTO. Như thế, nếu Việt Nam không dành được Quan Hệ PNTR thì khi vào WTO, VN sẽ không nhận được bất cứ lợi ích bình đẳng nào trên thị trường Mỹ như các nước thành viên WTO khác được hưởng, và thương mại giữa Mỹ và Việt Nam sẽ không khác gì trước khi VN gia nhập thành viên WTO. Quá trình để dành được quan hệ PNTR tương đối dài vì nó phải qua cả Thượng - Hạ Nghị Viện rồi Tổng Thống kí xác nhận. Như chúng ta thấy, luật Jackson ?" Vanik liên quan khá nhiều đến chính trị và vấn đề nhân quyền. Việt Nam phải làm sao chứng minh được với Mỹ công dân Việt Nam có quyền tự do di cư. Các trường hợp ngăn cấm công dân qua lại Mỹ vì mục đích ?ochính trị? là đều vi phạm luật. Vì thế, nó là một khó khăn cho việc Việt Nam có được quan hệ PNTR hay không.
    *********************************************
    * Jackson ?"Vanik là luật áp dụng đối với các nước cộng sản. Luật yêu cầu Mỹ chấm dứt quan hệ thương mại với các nước này nếu có sự ngăn cấm về việc di dân tự do của công dân các nước đó. Để giành được Quan Hệ Thương Mại Bình Thường (NTR) với Mỹ, hàng năm, việc miễn Việt Nam ra khỏi các điều luật của luật Jackson ?" Vanik cũng phải được Tổng Thống Mỹ gia hạn.

  6. JohnSteve

    JohnSteve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Nhân Sếp nói về tu chính luật Jackson-Vanik, có mấy điểm tớ muốn thêm.
    Tu chính luật Jackson-Vanik là những thay đổi do thượng nghĩ sĩ Henry Jackson và nghị sĩ (ở hạ viện) Charles Vanik đưa ra vào trong đạo luật đổi mới thương mại của Hoa Kỳ và đã được thông qua. Theo luật này, Mỹ không được trao quy chế tối huệ quốc (Most Favored Nation) -- hay còn gọi là quan hệ thương mại bình thường -- cho tất cả các nước có nền kinh tế phi thị trường và có một hồ sơ nhân quyền xấu, trong đó có chủ yếu là quyền tự do di cư (như Sếp Hili đề cập đến).
    Thực ra, mục đích của tu chính luật này nhằm hạn chế quan hệ thương mại của Mỹ với các nước thuộc phe XHCN cũ, mà cụ thể là luật này nhằm vào nước Liên Xô và Trung Quốc là chính (cho đến nay, Nga cũng như VN vẫn fải cần có sự gia hạn hàng năm của TT Mỹ để tránh Jackson-Vanik). Tuy rằng, Jackson-Vanik không cụ thể việc cấm Mỹ cho phép nước nào đó vào WTO, nhưng muốn vào WTO thì chúng ta fải có quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ, do đó thực chất Jackson-Vanik không cho phép Mỹ đồng ý cho VN gia nhập WTO. Chúng ta muốn gia nhập WTO được thì trước hết Mỹ fải trao quy chế tối huệ quốc cho VN. Việc Sếp Hili nói là nếu còn áp dụng Jackson-Vanik với VN thì du VN vào được WTO cũng chẳng lợi gì, tớ thấy nghi ngờ vì nếu còn áp dụng Jackson-Vanik với VN thì chúng ta không thể vào WTO. Trước kia, để Trung Quốc vào được WTO, Mỹ cũng fải trao tối huệ quốc trước. Còn Nga hiện nay cũng đang vận động Mỹ gỡ bỏ Jackson-Vanik để có thể vào WTO cuối năm nay.
    Được johnsteve sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 29/06/2005
  7. bichong82

    bichong82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng rất hâm mộ sự hiểu biết rộng của các bạn, nhưng thật sự vấn đề chính trị, kinh tế mình biết là chỉ biết thôi chứ ko có ý kiến bàn luận gì cả, còn văn hoá xã hội thì có thể...
    Nhưng hôm nay mình nhận 2 than phiền là bài viết của hili đang trong tầm ngắm của ttvnol....
  8. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các phân tích về kinh tế, xã hội của các bạn đều không sai. Nếu xét trên vấn đề kinh tế, Việt nam có đủ khả năng gia nhập WTO (trước vòng đàm phán thứ 8 tại Uruguay còn là tổ chức GATT - General Agreement on Trade and Tarif ).
    Ví dụ đơn giản như Mỹ và châu Âu không dám mở cử ngành dệt may cho Việt Nam, Nhật không dám mở cửa ngành lúa gạo đối với chúng ta, hay các nước khác e ngại trước sự phát triển của ngành giầy dép, và 1 số sản phẩm khác như cafe, hạt điều, ngô, lạc... Đó là những ngành thế mạnh của Việt Nam, bên cạnh đó cũng phải thấy những điều bất cập khi Việt Nam ra nhập WTO. Những cái này thì báo chí nói đầy rồi, chắc tớ chả phải nhắc lại nữa.
    Việt Nam chưa được nhập WTO thực chất theo tôi là do vấn đề chính trị, đó là vấn đề nhạy cảm. Như hili nói, nhiều nước nghèo hơn nhưng vẫn là thành viên của WTO, hay Trung Quốc phải mất gần 20 năm mới trở thành thành viên. Mọi người hiểu cái vấn đề tế nhị này.
    Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải, người ta thấy rằng Việt Nam cần có các chuyên gia giải quyết tình huống trước giới truyền thông, có nghĩa là làm chính trị chuyên nghiệp.
    Làm việc cái đã, đợi ý kiến các bác rồi nói chuyện tiếp

Chia sẻ trang này