1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phân xử hộ em với!

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi pisces_xy, 25/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pisces_xy

    pisces_xy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Phân xử hộ em với!

    Nhất là bác nào đọc qua cuốn này rồi, bản dịch nói trong bài viết rồi thì hộ em phát này... Báo ơi là chí! Em chả dám bênh ai đâu, nhưng đọc xong sót ruột lắm!

    Văn chương chuyển ngữ... rợn tóc gáy! - Kim Nguyên, báo Sài gòn giải phóng

    http://tintuconline.com.vn/vn/vanhoa/139635/
  2. moinguoichao

    moinguoichao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    hì hì.
    công nhận đọc xong bài báo em cũng thấy đểu thất.Tại sao nhỉ? Dịch thế mà người ta cũng phát hành.Chắc là tạo ép phê cho người đọc mua bản lỗi nhiều rồi ra bản chỉnh sửa thì lãi lại càng lãi.Báo chí kiểu này cứ gọi là.......tha hồ mà "ca ngợi"
  3. gahoamo

    gahoamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    mai đi mua về nghiên cứu xem nào
  4. Baochi8X

    Baochi8X Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Hình như NXB Đà Nẵng có rất nhiều những cái kiểu như vậy. Chẳng thấy ai có trách nhiệm gì cả????????????
  5. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Khoan hãy phê bình, theo tôi có khi đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả (bản gốc ấy). Những thứ như không viết hoa, chấm phẩy lung tung... cũng có khi là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
  6. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Khoan hãy phê bình, theo tôi có khi đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả (bản gốc ấy). Những thứ như không viết hoa, chấm phẩy lung tung... cũng có khi là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Còn từ ngữ thô tục thì đó cũng hoàn toàn có thể là của tác giả (gốc). Nếu bạn muốn nó không thô tục thì hãy sáng tác đi hoặc đừng có dịch, chọn sách khác mà dịch. Còn đã dịch thì phải trung thành với văn phong, ý tứ, cách dụng từ... của người ta. Đó là nguyên tắc.

    Với các loại sách dịch, muốn phê bình, trước hết hãy đọc bản gốc cái đã. Nếu không đọc bản gốc mà phê bình thì e có khi không xác đáng lắm. Nếu không có bản gốc mà phê bình, thì nên phê bình ở góc độ khác, chẳng hạn như "sao lại chọn sách này mà dịch?"...
  7. ThichMit

    ThichMit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Các bác chưa đọc bản gốc mà đã vội quy kết dịch giả.
    Thật nực cười.
  8. trick

    trick Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/07/2004
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    hôm trước tớ có đọc được bài này trên báo, nay cnp lại cho những ai quan tâm:
    Thứ sáu, 27/4/2007, 10:32 GMT+7

    ''Tình ơi là tình'' bị ''phê'' vì trung thành với nguyên tác
    Elfriede Jelinek vốn là một tác giả khó đọc và gây tranh cãi. Khi được xuất bản tại VN, bản dịch cuốn tiểu thuyết ?oTình ơi là tình? của bà bị chỉ trích là ?ocẩu thả, thô thiển và phạm những lỗi sơ đẳng?. Nhưng dịch giả Lê Quang chỉ cười và giải thích: ?oTôi trung thành với nguyên tác?.
    Dưới đây là cuộc trao đổi giữa VnExpress với dịch giả Lê Quang và ông Vũ Hoàng Giang - Phó giám đốc Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, đơn vị mua bản quyền và liên kết xuất bản cuốn sách.

    Trang bìa cuốn "Tình ơi là tình".
    Ông Vũ Hoàng Giang: ?oChúng tôi ngạc nhiên và buồn cười?
    - Tại sao Nhã Nam quyết định mời Lê Quang, một tên tuổi còn khá mới trong lĩnh vực dịch văn học, chuyển ngữ tác phẩm của một nhà văn khó đọc và khó dịch như Elfriede Jelinek?
    - Elfriede Jelinek là một trong những nhà văn đoạt giải Nobel gây tranh cãi nhiều nhất không chỉ với báo giới mà còn với chính nội bộ Viện Hàn lâm Thuỵ Điển. Thậm chí, sau khi giải Nobel Văn học 2004 được trao cho bà, có vị thuộc Viện Hàn lâm còn từ chức để phản ứng lại. Và nói như lời dịch giả Lê Quang, ngay trên quê hương mình, Jelinek cũng ít khi nhận được một lời đồng cảm. Đám đông không thích những sự thật trần trụi mà bà nói về họ. Thế nhưng, chắc là cũng không ít người phủ nhận được rằng, Jelinek thực sự là một nhà văn độc đáo và tài năng. Ủy ban trao giải Nobel vẫn ca ngợi cái dòng chảy ngôn ngữ mê hoặc được ví như "dòng suối đầy nhạc tính của giọng và phản giọng" của bà. Là một đơn vị xuất bản chuyên về sách văn học, chúng tôi thấy chẳng có lý do gì lại bỏ qua một nhà văn thú vị như Jelinek. Và rất may mắn, chúng tôi và dịch giả Lê Quang đã gặp nhau ở Tình ơi là tình, một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất bản sắc Jelinek.
    Nhã Nam không lấy tiêu chí mới - cũ, nổi tiếng - ít tên tuổi để chọn dịch giả. Giỏi ngoại ngữ (tất nhiên rồi), giỏi tiếng Việt, có vốn sống dày dặn, vốn văn hóa sâu rộng, yêu thích công việc dịch văn học, đó là tất cả những gì chúng tôi cần ở một dịch giả. Lê Quang có đủ những phẩm chất này. Hơn thế, anh còn là người khá hiểu Jelinek, từ cá tính cho đến văn chương, có thể nói Lê Quang mang trong mình ít nhiều cái chất hài hước chua cay của Jelinek. Người ta thường nói rằng, mỗi nhà văn có một cái tạng nhất định, dịch giả cũng vậy, cái tạng của Lê Quang có lẽ là những tác giả khó đọc và khó dịch và càng hài hước càng tốt... Kết quả, như ta có thể thấy, Tình ơi là tình là một trong những bản dịch ưng ý nhất mà chúng tôi có trong năm 2006.

    Trong nguyên bản, tên riêng (paula) và những chữ viết sau dấu chấm câu (das, die, mit... ) đều không được tác giả viết hoa.

    Còn đây là bản tiếng Việt.
    - Trong quá trình biên tập, các ông có nhận thấy vấn đề gì bất ổn ở bản dịch?
    - Lê Quang đã thành công khi chuyển tải được tinh thần cũng như cái đặc sắc trong ngôn ngữ của Tình ơi là tình qua tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi không gặp vấn đề gì đáng kể trong quá trình biên tập. Làm nhiệm vụ biên tập cho cuốn sách này ở Nhã Nam có đến 3 biên tập viên. Người đầu tiên là biên tập viên tiếng Đức, sau đó là biên tập viên chính, soi bản dịch rất kỹ với bản tiếng Anh và sau cùng là một biên tập viên nữa đọc trên bản cuối tiếng Việt. Trong quá trình biên tập và trình bày, các biên tập viên còn phải kiểm tra kỹ lưỡng cách trình bày của cuốn sách, ngắt câu chấm phảy theo đúng nguyên tắc mà dịch giả Lê Quang yêu cầu.
    - Vậy anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, "cuốn sách (Tình ơi là tình) dày 274 trang thì có đến... 264 trang được trình bày cẩu thả, lỗi câu một cách sơ đẳng: đầu dòng, đầu đoạn, danh từ riêng... không một chữ viết hoa"?
    - Khi đọc ý kiến phê Tình ơi là tình trên, thật sự chúng tôi ngạc nhiên vô cùng, và mọi người đều buồn cười. Ngạc nhiên vì tại sao lại có phóng viên viết văn hoá văn nghệ lại vội vã đến như thế - chỉ căn cứ vào ý kiến của một "mọt sách" chưa đọc quá 25 trang - khi viết bài "đánh" một bản dịch tác phẩm văn học; trong khi nếu chúng tôi không nhầm, đã có rất nhiều bài báo của các phóng viên văn nghệ khen Tình ơi là tình và dịch giả Lê Quang trong năm vừa qua, kể cả trên các tờ báo lớn nhất. Họ vội vã quy chụp đến nỗi không nhận thấy một điều cơ bản rằng thật sự nếu đã biết về trình bày sách, báo... thì trình bày như thế không thể nào là "cẩu thả" được! Trình bày vắt dòng từng câu theo dụng ý của tác giả như thế... đòi hỏi phải rất cẩn thận... "Trình bày cẩu thả" như thế còn khó hơn cả trình bày cẩn thận! Vì chẳng có nhà xuất bản nào lại mắc những lỗi câu sơ đẳng suốt cả gần 300 trang sách như thế. Dịch giả Lê Quang khi biết chuyện này đã cười lăn. Bà Jelinek có tài tình, độc đáo, hài hước và giàu tưởng tượng đến mấy cũng không thể hình dung rằng một ngày kia, ở một đất nước nọ, lại có một phóng viên cáu um lên vì những lỗi viết hoa hay chấm câu của bà.
    - Nếu hoàn toàn tự tin trước chất lượng bản dịch, các ông sẽ phản ứng ra sao khi có lời yêu cầu: "Độc giả cần một câu trả lời từ NXB Đà Nẵng và Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam"?
    - Chúng tôi sẽ chẳng "phản ứng" gì cả, bởi vấn đề cũng chẳng đến nỗi quá to tát để phải làm rùm beng lên. Đây thực chất là một bài viết thiếu căn cứ do người viết quá vội vàng, không biết đặc thù của tác phẩm. Nếu người viết nhìn thấy nguyên bản tiếng Đức hay các bản tiếng Anh, tiếng Pháp thì chắc là sẽ không viết bài như thế đâu. Tuy nhiên, để làm đúng theo trách nhiệm, chúng tôi đã liên hệ với NXB Đà Nẵng, đối tác của chúng tôi, để phía xuất bản có thư hay công văn trả lời chính thức bài báo trên... Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải nhấn mạnh rằng, những độc giả văn chương phản ứng với Jelinek và bản dịch Tình ơi là tình kiểu như độc giả "mọt sách" kể trên là quá hiếm, cho nên những mẫu câu kiểu như "Độc giả cần một câu trả lời..." là không cần thiết. Độc giả thực sự của Jelinek thì không bao giờ đặt những câu hỏi như vậy.
    Dịch giả Lê Quang: ?oTôi nỗ lực trung thành với nguyên tác?

    Dịch giả Lê Quang.
    - Là dịch giả cuốn ?oTình ơi là tình?, anh nghĩ sao trước ý kiến cho rằng, bản dịch phạm ?onhững lỗi sơ đẳng??
    - Xin cảm ơn đã nhận được lời góp ý từ phía bài báo. ?oNhững lỗi sơ đẳng?o được chỉ ra nằm trong các điểm sau.
    Thứ nhất là đặt dấu chấm phẩy: Tôi hầu như giữ nguyên các dấu chấm phẩy, trong phạm vi chuyển ngữ cho phép, bởi có ý thức là thế mạnh của Jelinek nằm trong nhịp điệu của câu văn, đặc biệt là cách láy từ, chấm phẩy, xuống dòng... Mỗi thay đổi đều phá hỏng dụng ý của tác giả.
    Về việc không viết hoa tên riêng, tôi cũng giữ đúng cách viết trong nguyên tác. Có lẽ cũng nên giải thích thêm bối cảnh ngôn ngữ: trong tiếng Đức mọi danh từ đều viết hoa, không chỉ tên riêng hay từ đứng đầu câu. Vì quy định này khá phiền phức, cũng vì một số lý do khác, nên các nước nói tiếng Đức (Đức, Áo, một phần Thụy Sĩ và Italy) đã hơn 100 năm trở lại đây nhiều lần tổ chức cải cách ngữ pháp và chính tả nhưng chưa lần nào đi đến kết cục triệt để.
    Jelinek là một văn sĩ phá cách về nhiều phương diện, trong đó có chuyện không viết hoa. Nhà xuất bản và tôi đã đem chuyện này ra bàn nhiều lần, và thống nhất là phải tôn trọng phong cách của tác giả.
    - Anh giải thích thế nào về lời chỉ trích cho rằng bản dịch ?ochứa nhiều từ thô thiển?o?
    - Chuyện đó có lẽ nên hỏi tác giả. Là người dịch, tôi nỗ lực trung thành với nguyên tác. Không ai, kể cả người dịch, có quyền cố ý thay đổi lời văn của tác giả. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy lời đề nghị ?oviệc chọn từ ngữ sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt để tránh những phản cảm nhất định là cần thiết?. Mỗi chuyển ngữ đã hàm chứa một sự mất mát nhất định (nhiều khi không tránh khỏi), tại sao lại nghĩ đến chuyện bóp méo thêm? Phạm trù ?othuần phong mỹ tục?o tôi e rằng đã bị hiểu nhầm hoặc lạm dụng một cách tai hại.
    Cũng cần nói thêm là mọi thay đổi vượt quá thông lệ đều là vi phạm hợp đồng chuyển nhượng bản quyền.
    - Nếu hoàn toàn tự tin về chất lượng bản dịch, anh nghĩ sao trước những phản ứng của độc giả?
    - Là người dịch, tôi xin cám ơn mọi lời góp ý, bất kể khen hay chê. Nếu những lời chỉ trích đó xuất phát từ việc người viết không biết bối cảnh ngôn ngữ, thì nói cho cùng cũng một phần lỗi tại tôi đã không lường trước điều bất thường trong ngòi bút của Jelinek, bởi vì nó không bất thường đối với tôi. Vài câu giải thích trong lời phi lộ ắt đã tránh được sự bực dọc cho một số độc giả. Tôi sẽ rút kinh nghiệm cho công việc về sau của mình.
    Dịch giả tiếng Đức Quang Chiến
    ?oĐể phán xét chất lượng của bản dịch, cần so sánh cẩn thận với nguyên tác. Nếu người đọc chỉ ra được tình trạng dịch sai, dịch ẩu của bản dịch qua những chứng cứ đối chiếu rõ ràng giữa bản tiếng Việt và tiếng Đức thì lúc đó mới có thể đưa được kết luận. Theo tôi biết, Lê Quang là một dịch giả trẻ, đầy đam mê với nghề. Có thể anh chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi rất hy vọng rằng, sự xuất hiện của lớp dịch giả trẻ như anh sẽ là nguồn bổ sung quý cho đội ngũ dịch giả tiếng Đức còn rất mỏng hiện nay?.
    Độc giả Ngọc Hà (talaha007@yahoo.com):
    Tiếng Đức hình như là ngôn ngữ duy nhất quy định mọi danh từ đều viết hoa, nghĩa là không chỉ tên người mà cả Bàn, Ghế? Quy định này không chỉ gây khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Đức, ngay cả người bản xứ cũng nhiều khi lúng túng. Từ cuối thế kỷ 19, các quốc gia nói tiếng Đức (chủ yếu là Đức, Áo và Thụy Sĩ) có nhiều nỗ lực đơn giản hóa chính tả, song ít thành công. Cuộc cải cách chính tả lần cuối vào năm 1996 tạm thời đánh dấu một cuộc ?ochiến tranh lạnh?o hứa hẹn sẽ còn kéo dài. Jelinek hướng theo truyền thống của Nhóm Viên (Wiener Gruppe) gồm một số cây bút Áo chủ trương phục hồi thi ca Barock, tôn sùng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và chủ nghĩa Dada. Một số thành viên chủ chốt của Wiener Gruppe đòi cải cách chính tả một cách cực đoan và không viết hoa cả tên riêng, không lùi đầu dòng. Trong những tác phẩm đầu tay của mình, kể cả Tình ơi là tình, Jelinek trung thành với chủ trương đó.
    Còn về những từ ngữ thô thiển trong bản dịch? Liệu người dịch có nên (và có được phép?!) dịch ?oỉa? là ?ođẩy thực phẩm đã tiêu hóa ra khỏi cơ thể?, ?o***? là ?ochất thải hữu cơ của người?... để bớt thô thiển, tục tĩu và nâng cao tính văn hóa không? Tôi không có điều kiện hỏi dịch giả Lê Quang, song ở địa vị của ông thì tôi thà bỏ nghề chứ không liều mạng phản bội bà Jelinek theo kiểu ấy.

    Lưu Hà thực hiện

    (nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2007/04/3B9F572F/)
  9. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Văn của bà người Áo này chắc không hợp gu của mình rồi .

Chia sẻ trang này