1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo-Artillery , Vua chiến trường ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 27/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Mấy chị em Ngư Thuỷ mà có pháo phòng không 100mm rồi đem bắn tầu chiến được ư? Tôi không tin mấy. Xem phim tư liệu thì hình như là pháo mặt đất, không rõ lắm. Có lẽ là 75,85 hay 105. Đến Đảo "Cá" và Đảo "Thị" bảo vệ "Trung Đô" còn xài 75mm mà. Mấy sân bay bây giờ cũng chỉ thấy 57mm bố trí xung quanh bảo vệ. 100mm thấy Sư xxx PK chuyên nghiệp thỉnh thoảng kéo đi tập trên "Bắc Sông".
    Mr VK Cường (Hiện đảo trưởng đảo "Cá") có kể chuyện ngày xưa pháo binh ở đây dùng pháo mặt đất 75 (hay là DKZ 75 gì đó) bắn rụng trực thăng. Nhưng cha này sinh 68, hồi đó còn bé tí, chẳng biết nói phét hay nói thật!
    ===================
    Thank bác Cavalry đã nhắc nhé. Chắc hôm đọc cuốn hồi ký của bác Văn khuya quá nên buồn ngủ quên mất, đến khi đọc cuốn ĐBP-Góc địa ngục mới thấy nói đến Kachiusa thấy hơi lạ.
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 04/03/2005
  2. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Mấy chị em Ngư Thuỷ mà có pháo phòng không 100mm rồi đem bắn tầu chiến được ư? Tôi không tin mấy. Xem phim tư liệu thì hình như là pháo mặt đất, không rõ lắm. Có lẽ là 75,85 hay 105. Đến Đảo "Cá" và Đảo "Thị" bảo vệ "Trung Đô" còn xài 75mm mà. Mấy sân bay bây giờ cũng chỉ thấy 57mm bố trí xung quanh bảo vệ. 100mm thấy Sư xxx PK chuyên nghiệp thỉnh thoảng kéo đi tập trên "Bắc Sông".
    Mr VK Cường (Hiện đảo trưởng đảo "Cá") có kể chuyện ngày xưa pháo binh ở đây dùng pháo mặt đất 75 (hay là DKZ 75 gì đó) bắn rụng trực thăng. Nhưng cha này sinh 68, hồi đó còn bé tí, chẳng biết nói phét hay nói thật!
    ===================
    Thank bác Cavalry đã nhắc nhé. Chắc hôm đọc cuốn hồi ký của bác Văn khuya quá nên buồn ngủ quên mất, đến khi đọc cuốn ĐBP-Góc địa ngục mới thấy nói đến Kachiusa thấy hơi lạ.
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 04/03/2005
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác cải chính thông tin. Vụ Ngư Thủy ta dùng pháo 85mm khó mà bắn tới tàu địch.
    Quân nghèo ngày nay xài súng cối cá nhân là chính, rẻ, dễ mang vác.
  4. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác cải chính thông tin. Vụ Ngư Thủy ta dùng pháo 85mm khó mà bắn tới tàu địch.
    Quân nghèo ngày nay xài súng cối cá nhân là chính, rẻ, dễ mang vác.
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Tầm xa và pháo hạng nặng là khác nhau. 130ly tuy lớn hơn nhưng chắc là đạn nhiều thuốc phóng chứ thuốc nổ không còn bao nhiêu. Chưa được xếp vào loại pháo hạng nặng đâu! Bác nào rành thì cho thông số kỹ thuật. Chỉ có loại tầm xa và hạng nặng như 175ly mới đắt, còn loại 130ly và 85mm thì vừa nhẹ vừa chẳng đắt mấy, chẳng qua nó có cái nòng dài hơn bình thường thôi!!
    Mỹ nguỵ dùng nhiều loại 105ly vì nó đã tính toán "phủ sóng" toàn bộ lãnh thổ bằng các căn cứ pháo binh rồi! Đạn 105ly dùng cho pháo nòng ngắn là kinh tế nhất trong trường hợp này!
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Tầm xa và pháo hạng nặng là khác nhau. 130ly tuy lớn hơn nhưng chắc là đạn nhiều thuốc phóng chứ thuốc nổ không còn bao nhiêu. Chưa được xếp vào loại pháo hạng nặng đâu! Bác nào rành thì cho thông số kỹ thuật. Chỉ có loại tầm xa và hạng nặng như 175ly mới đắt, còn loại 130ly và 85mm thì vừa nhẹ vừa chẳng đắt mấy, chẳng qua nó có cái nòng dài hơn bình thường thôi!!
    Mỹ nguỵ dùng nhiều loại 105ly vì nó đã tính toán "phủ sóng" toàn bộ lãnh thổ bằng các căn cứ pháo binh rồi! Đạn 105ly dùng cho pháo nòng ngắn là kinh tế nhất trong trường hợp này!
  7. man_without_face

    man_without_face Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Em thì không hiểu lắm về pháo, nhưng theo em hiểu thì loại pháo nặng nhẹ ra sao thì căn cứ vào cỡ nòng. Có bác nào đã đọc cuốn "Tìm hiểu pháo binh", NXB QĐND chưa (em mất rồi, tiếc quá), cuốn đấy nói khá chi tiết tuy . Thường pháo tầm xa là loại pháo nòng dài, không phải lựu pháo. Còn việc sử dụng loại pháo nào là do yêu cầu thực tế, ví dụ như để bắn phá hoại thì pháo nòng dài có ưu thế hơn do sơ tốc của đạn cao hơn, khả năng khoan xuyên tốt hơn (khoan nói đến loại đạn pháo). Còn lựu pháo thì sử dụng để bắn vào bộ binh thì hiệu quả hơn vì khả năng bắn cấp tập tốt hơn máy anh nòng dài kềnh càng. Bọn Mẽo bố trí hỏa lực pháo binh dày đặc chủ yếu là loại lựu pháo 105 nhằm việc phòng thủ căn cứ chống với bộ binh ta, quân ta không phòng thủ kiên cố bao giờ nên việc dùng các loại pháo nòng dài là lãng phí. Còn việc bắn xe tăng bằng lựu pháo thì em chưa nghe trong thời đánh Mỹ.
    Các cô dân quân Ngư Thủy thì chắc là dùng pháo nòng dài, loại 85mm. Các bác khỏi lo là pháo đó bắn không đến vì tàu Mẽo vào gần bờ để dùng pháo biển tấn công sâu vào các trục đường vận tải của ta. Việc này so ra không tốn kém mà hiệu quả cao hơn dùng không quân đánh phá.
    Kiến thức có hạn nên có gì không đúng các bác chỉ em
  8. man_without_face

    man_without_face Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Em thì không hiểu lắm về pháo, nhưng theo em hiểu thì loại pháo nặng nhẹ ra sao thì căn cứ vào cỡ nòng. Có bác nào đã đọc cuốn "Tìm hiểu pháo binh", NXB QĐND chưa (em mất rồi, tiếc quá), cuốn đấy nói khá chi tiết tuy . Thường pháo tầm xa là loại pháo nòng dài, không phải lựu pháo. Còn việc sử dụng loại pháo nào là do yêu cầu thực tế, ví dụ như để bắn phá hoại thì pháo nòng dài có ưu thế hơn do sơ tốc của đạn cao hơn, khả năng khoan xuyên tốt hơn (khoan nói đến loại đạn pháo). Còn lựu pháo thì sử dụng để bắn vào bộ binh thì hiệu quả hơn vì khả năng bắn cấp tập tốt hơn máy anh nòng dài kềnh càng. Bọn Mẽo bố trí hỏa lực pháo binh dày đặc chủ yếu là loại lựu pháo 105 nhằm việc phòng thủ căn cứ chống với bộ binh ta, quân ta không phòng thủ kiên cố bao giờ nên việc dùng các loại pháo nòng dài là lãng phí. Còn việc bắn xe tăng bằng lựu pháo thì em chưa nghe trong thời đánh Mỹ.
    Các cô dân quân Ngư Thủy thì chắc là dùng pháo nòng dài, loại 85mm. Các bác khỏi lo là pháo đó bắn không đến vì tàu Mẽo vào gần bờ để dùng pháo biển tấn công sâu vào các trục đường vận tải của ta. Việc này so ra không tốn kém mà hiệu quả cao hơn dùng không quân đánh phá.
    Kiến thức có hạn nên có gì không đúng các bác chỉ em
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo các bác,
    Dân quân Ngư thuỷ chính xác là dùng pháo nòng dài cỡ nòng 85. Vào Bảo tàng Quân đội có trưng bày một khẩu của các khẩu đội này. Biển chú dẫn có ghi là tầm bắn được 12 hay 15 km gì đấy.
    Pháo dùng để bắn tàu nhỏ biệt kích vào gần bờ chứ không phải để đấu với đại pháo trên chiến hạm Mỹ (vốn do bên binh chủng pháo binh chịu trách nhiệm). Pháo phải nhỏ thì dân quân mới cơ động được ở khu vực nhiều cát và đánh theo kiểu du kích. Nếu pháo to dễ bị máy bay trinh sát Mỹ phát hiện ra.
    Pháo phòng không 100 là loại pháo hiện đại, bắn bằng ra đa đối không, số lượng rất rất rất rất ít, và được chủ trương dè sẻn bố trí ở xung quanh Hà nội, Hải phòng, Thái nguyên, Việt trì để đánh B52, hoặc cường kích bay bằng ở tầm xa (đến 13km? Ký sự quân chủng PKKQ tập 2). Mình không nghĩ có thể đem ra bắn tàu.
    Tranh thủ nói thêm,
    Theo lịch sử quân chủng phòng không, có lần ta cơ động một lúc 2 mig17, 6 tiểu đoàn pháo phòng không và tên lửa trang bị mới nhất, hiện đại nhất, đồng bộ nhất, huấn luyện tốt nhất cho đến thời điểm đó vào sâu trong nam, gần Vĩ tuyến 17 với ý đồ phục kích đánh chiến dịch tiêu diệt lớn.
    Nhưng chỉ sau có vài ngày đã bị Mỹ chụp ảnh và tấn công đánh mất sức chiến đấu cả 6 tiểu đoàn. 2 chiếc Mig17 chưa kịp cất cánh thì đã bị bom phá hỏng. Địch đánh liên tục hơn 1 tuần, đánh đi đánh lại, dù mục tiêu đã bị phá huỷ. Ta phải cho máy bay lên ô tô kéo ra bắc thì Mỹ mới ngừng ném bom. Tổng kết rút kinh nghiệm cho thấy địa hình vùng cát khó che dấu mục tiêu, khó cơ động, khí tài hiện đại nhanh bị thời tiết tác động nên mất ổn định khi chiến đấu.
    Vì thế về sau ta không chủ trương triển khai vũ khí nặng ở vùng cán xong nữa. Khi Mỹ dừng ném bom miền Bắc thì giới hạn ở Vĩ tuyến 20, có thể một phần vì từ 20 đổ về giới tuyến 17, ta khó bố trí che dấu được lực lượng phòng không hùng hậu.
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo các bác,
    Dân quân Ngư thuỷ chính xác là dùng pháo nòng dài cỡ nòng 85. Vào Bảo tàng Quân đội có trưng bày một khẩu của các khẩu đội này. Biển chú dẫn có ghi là tầm bắn được 12 hay 15 km gì đấy.
    Pháo dùng để bắn tàu nhỏ biệt kích vào gần bờ chứ không phải để đấu với đại pháo trên chiến hạm Mỹ (vốn do bên binh chủng pháo binh chịu trách nhiệm). Pháo phải nhỏ thì dân quân mới cơ động được ở khu vực nhiều cát và đánh theo kiểu du kích. Nếu pháo to dễ bị máy bay trinh sát Mỹ phát hiện ra.
    Pháo phòng không 100 là loại pháo hiện đại, bắn bằng ra đa đối không, số lượng rất rất rất rất ít, và được chủ trương dè sẻn bố trí ở xung quanh Hà nội, Hải phòng, Thái nguyên, Việt trì để đánh B52, hoặc cường kích bay bằng ở tầm xa (đến 13km? Ký sự quân chủng PKKQ tập 2). Mình không nghĩ có thể đem ra bắn tàu.
    Tranh thủ nói thêm,
    Theo lịch sử quân chủng phòng không, có lần ta cơ động một lúc 2 mig17, 6 tiểu đoàn pháo phòng không và tên lửa trang bị mới nhất, hiện đại nhất, đồng bộ nhất, huấn luyện tốt nhất cho đến thời điểm đó vào sâu trong nam, gần Vĩ tuyến 17 với ý đồ phục kích đánh chiến dịch tiêu diệt lớn.
    Nhưng chỉ sau có vài ngày đã bị Mỹ chụp ảnh và tấn công đánh mất sức chiến đấu cả 6 tiểu đoàn. 2 chiếc Mig17 chưa kịp cất cánh thì đã bị bom phá hỏng. Địch đánh liên tục hơn 1 tuần, đánh đi đánh lại, dù mục tiêu đã bị phá huỷ. Ta phải cho máy bay lên ô tô kéo ra bắc thì Mỹ mới ngừng ném bom. Tổng kết rút kinh nghiệm cho thấy địa hình vùng cát khó che dấu mục tiêu, khó cơ động, khí tài hiện đại nhanh bị thời tiết tác động nên mất ổn định khi chiến đấu.
    Vì thế về sau ta không chủ trương triển khai vũ khí nặng ở vùng cán xong nữa. Khi Mỹ dừng ném bom miền Bắc thì giới hạn ở Vĩ tuyến 20, có thể một phần vì từ 20 đổ về giới tuyến 17, ta khó bố trí che dấu được lực lượng phòng không hùng hậu.

Chia sẻ trang này