1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo binh Nhân dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cuongnsls, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Pháo binh Nhân dân Việt Nam

    Ngày 13/4/1975 BTL Chiến dịch HCMđã tổ chức xong Cơ quan pháo binh chiến dịch.
    - Thượng tá Nguyễn Tám đc cử làm TL.
    - Th.Tá Tạ Vân : Phó TL.
    - Th.Tá Nguyễn Kim Điện : Chính Uỷ.
    Nhiêm vụ cụ thể của các đơn vị như sau:
    - Hướng Tây-bắc do QĐ 3 đảm nhiệm,lực lượng gồm 5e (40,675,54,187,4) có 86 khẩu pháo lớn.
    - Hướng bắc và đông bắc do QĐ1 đảm nhiệm, pháo binh có lữ đoàn 45( thiếu 1d) và 2e 54, 186 có 96 khẩu.
    - Hướng Đông và đông nam:
    + QĐ 1 có Lữ đoàn 24, 3e (55,210,4) và 1d tăng cường, gồm có 98 khẩu.
    + QĐ 2 có Lữ đoàn 164 và 3e 84,86,68 có 107 khẩu.
    - Hướng Tây và tây nam của đoàn 232 có lữ đoàn 232,3e (42,28,262) và 1d tăng cường của BTL Miền.Ngoài ra trên hướng này còn co 2e pháo binh của QK8,QK9, gồm có 83 khẩu pháo lớn.
    Lực lượng pháo binh trực thuộc BTL Chiến dịch có Lữ đoàn 38( thiếu 1d đã tăng cường cho QĐ1), 1d của QK4 và 2d của lữ đoàn 368 mới vào.Ngoài ra còn c 26 đặt tại Hiếu Liêm băn vào sân bay BH.
    Tổng cộng lực lượng pháo binh tham gia chiến dịch có 55d= 789 khẩu.Theo kế hoạch của chiến dịch ,pháo binh đc bố trí thành 30 cụm,gồm 3 cụm pháo chiến dịch,6 cụm pháo quân ddoàn,12 cụm pháo sư đoàn, 9 cụm pháo trung đoàn bộ binh.Đội hình cơ động thọc sâu của các quân đoàn đều có pháo kéo xe đi cùng.Mỗi binh đoàn thọc sâu đều có ít nhất 2 đội pháo 85mm và 122mm hoạc 105mm đi cùng.



    ------------------------------------------------------------------------------------
    Có ai biết thêm thông tin về trận Cồn tiên- Dốc Miếu ko?
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cồn Tiên Dốc Miếu thực chất là hai trận, do đây là hai đồn khác nhau, liên kết với nhau bằng con đường tỉnh lộ. Theo cách phân vùng của ta trong hướng tấn công thì Cồn Tiên thuộc cánh tây còn Dốc Miếu thuộc cánh đông.
    Dốc Miếu nằm trong khu vực bao quát của trung đoàn 57 VNCH. Cồn Tiên nằm trong khu vực bao quát của trung đoàn 2 VNCH.
    Những trận đánh ở Cồn Tiên Dốc Miếu chủ yếu chỉ mang tính áp chế, bao vây, chia cắt. Khi bị đánh mạnh bằng pháo binh, đặc công quấy rối hai đồn này chạy về căn cứ phòng thủ chính của mỗi khu vực.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 16:20 ngy 07/05/2007
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Lực lượng pháo các loại tại hướng Trị thiên 1972
    [​IMG]
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Làm 1 phép so sánh nhỏ thì toàn bộ số pháo rãnh xoắn trên hướng Bắc (3 trung đoàn) vẫn còn nhỏ hơn số pháo của sư đoàn 3 VNCH 1,2 lần.
  5. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Hồi trước đọc ở báo nào ấy nói là trận pháo kích diệt hơn 1000 mẽo.Bác nào có thông tin pót lên đọc với
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------
    Một trận đánh điển hình của pháo binh
    Trừng trị âm mưu của địch dùng pháo từ bờ nam bắn phá sang bờ bắc vĩ tuyến 17, trung tuần tháng 3-1967 Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cho Quân khu 4 và Binh chủng Pháo binh tập kích hỏa lực vào căn cứ địch ở Dốc Miếu. Thiếu tướng Nguyễn Trung Kiên, nguyên Tư lệnh binh chủng Pháo binh kể lại:
    Trước khi ta bắn vào trận địa pháo của địch, không ngày nào pháo của chúng ở bên kia không bắn sang các làng xã của ta ở bên này sông Bến Hải. Đạn pháo phá nát hoa màu ngoài đồng, cháy nhà dân trong làng. Đặc biệt từ ngày 22-2 đến 20-3-1967 chúng đã bắn hơn 200 lần với hàng nghìn quả đạn pháo các cỡ vào 36 thôn xóm, làm chết hơn ba chục người thuộc 12 xã của Vĩnh Linh. Chúng coi Dốc Miếu là "con mắt thần" của tuyến phòng thủ đường 9, là vọng gác tiền tiêu canh chừng mọi động tĩnh của ta ở phía bắc giới tuyến.
    Ngày ấy, tôi là Tham mưu trưởng binh chủng, được Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ chỉ đạo pháo binh quân khu 4 lập kế hoạch tác chiến, triển khai trận địa ở bờ bắc vĩ tuyến 17. Trên đường vào nhận nhiệm vụ, phân đội pháo xe kéo 164 và các đơn vị cùng tham gia chiến đấu vô cùng xúc động nhận được thư động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác căn dặn: "Các chú đại diện cho lực lượng pháo binh miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh trả hành động leo thang phá hoại của pháo binh địch ở bờ nam. Vì vậy trận đầu các chú phải đánh thắng".
    Phối thuộc chiến đấu cùng phân đội 164 có một đại đội cối 82mm của Khu đội Vĩnh Linh, áp sát căn cứ Dốc Miếu để khi cần thì đánh hỗ trợ. Một tổ 16 chiến sĩ dân quân xã Vĩnh Sơn tổ chức 4 trận địa giả sử dụng 140 quả bộc phá để khi pháo của 164 phát hỏa sẽ cho nổ tạo khói lửa, cát bụi nghi binh địch. Nhân dân xóm Bầu xã Vĩnh Thủy dỡ cả ván gỗ, tre, xoan của gia đình mình ra lát đường chống lầy cho xe kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Ban chủ nhiệm hợp tác xã Thủy Ba cử người mang trâu đến giúp hai đại đội 1, 7 kéo pháo qua những đoạn đường hẹp. Trong lúc cơ động qua phà Sa Lung khẩu pháo 100mm của tiểu đoàn 1 bị chìm xuống sông, đã được Ty giao thông Vĩnh Linh điều ngay đồng chí Thuộc lái xe húc đến kịp thời kéo lên. Cứu được pháo thì đồng chí Thuộc hy sinh vì bom tọa độ của địch.
    Phân đội pháo binh xe kéo 164 vinh dự được nhận nhiệm vụ đặc biệt này bởi hầu hết anh em đã quen thuộc địa hình, tham gia nhiều trận pháo kích trên Đường 9, có kinh nghiệm về tổ chức chỉ huy, kỹ thuật bắn. 100% cán bộ, chiến sĩ đều thấu suốt ý nghĩa quan trọng của trận đánh, ai cũng thi đua chuẩn bị thật tốt để lập công. Hai tiểu đoàn pháo nòng dài 100mm và 20 khẩu lựu pháo 105mm, đặt trận địa ở bờ bắc sông Bến Hải, các đài quan sát đặt cách mục tiêu bắn từ 1.800 đến 3.000m. Để bảo đảm chắc thắng phân đội pháo 164 còn tổ chức một đài luồn sâu vào sát căn cứ Dốc Miếu, một tổ trinh sát đặt trên đỉnh cột cờ cao 32m ở phía bắc cầu Hiền Lương. Trước giờ nổ súng, đài quan sát báo tin địch đã tập trung về Dốc Miếu thêm hai tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo và 30 xe bọc thép chuẩn bị mở cuộc càn ở tây-bắc Gio Linh. Đây là thời cơ để ta tiêu diệt thêm nhiều sinh lực địch, phá tan cuộc hành quân này.
    Đúng 18 giờ 18 phút ngày 20-3-1967 pháo ta từ các trận địa đồng loạt nổ súng, gần 300 quả đạn tập trung bắn vào trung tâm căn cứ địch. 4 trận địa giả, cũng đồng thời cho nổ bộc phá để nghi binh địch. Căn cứ Dốc Miếu chìm trong lửa đạn, các kho xăng, kho đạn của địch bốc cháy dữ dội. Trong lúc pháo của 164 bắn vào Dốc Miếu, cối 82 cũng bắn hỗ trợ để các đơn vị bộ binh, đặc công vượt sông Bến Hải dùng pháo phản lực A.12 đánh căn cứ hậu cần ở Đông Hà rồi rút ngay về bờ bắc an toàn trước khi trời sáng.
    Trong đợt pháo kích này, ta tiêu diệt và làm bị thương hơn một nghìn tên địch, trong đó phần lớn là lính thủy quân lục chiến Mỹ, phá hỏng 17 khẩu pháo 105mm, 155mm, 175mm, 5 máy bay trực thăng và gần 60 xe quân sự các loại, làm cháy 2 kho đạn súng bộ binh, súng cối, một kho xăng? Phân đội pháo 164 và các đơn vị phối thuộc thắng lớn trong trận này đã làm nức lòng nhân dân hai bên bờ sông Bến Hải, đập nát ?ocon mắt thần? của chúng bên bờ nam, hạn chế đáng kể pháo cỡ lớn tầm xa, pháo hạm và không quân của chúng bắn phá sang bờ bắc khu phi quân sự, hạn chế đáng kể âm mưu leo thang mới của địch dùng không quân bắn phá ra các khu công nghiệp của ta ở Thái Nguyên, Việt Trì và các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, tạo thêm nhiều thuận lợi cho chiến trường miền Nam.
    Nhận được tin chiến thắng, một lần nữa Bác Hồ gửi thư khen ngợi: ?oBác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ pháo binh ta? các chú chớ vì thắng lợi mà chủ quan, phải ra sức học tập và thi đua với pháo binh Quân giải phóng miền Nam tài giỏi anh hùng? Giữ gìn xe pháo tốt, tiết kiệm đạn dược, đánh giỏi, bắn trúng, lập nhiều chiến công to lớn hơn nữa?.
    Có thể nói, trận Dốc Miếu là một trận đánh điển hình của pháo binh Việt Nam về sự đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, nhịp nhàng của các trận địa, các lực lượng phối thuộc. Đây là bước trưởng thành mới rất quan trọng, bảo đảm cho binh chủng Pháo binh tiếp tục phát triển lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong cuộc đọ sức lâu dài, ngày càng ác liệt với quân xâm lược Mỹ. Nguyễn Ngọc Lan
    Được cuongnsls sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 08/05/2007
  6. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Ai biết về LS phát triển và các trận đánh tiêu biểu của Pháo binh Vn thì đăng lên cho anh , em tham khảo
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác nói cần trận nào đó thì anh em còn lọ mọ tìm, nếu có thì lại ngồi hì cục post lên. Chứ cái LS phát triển hay trận đánh tiêu biểu thì dài dòng lắm. Nếu bác cần thì tốt nhất là tha sách về đọc. Cuốn Pháo binh Nhân dân Việt Nam - Những chặng đường chiến đấu - hai tập - NXB QĐND.
  8. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
  9. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện khai thác, sử dụng trọng pháo 105mm ở nước bạn, trung đoàn 45-trung đoàn pháo binh cơ giới đầu tiên của quân đội ta-trở về nước từ ?onơi con sông Hồng chảy vào đất Việt?. Trang bị của trung đoàn lúc ấy không chỉ có pháo lựu 105mm, xe kéo pháo GMC mà còn rất nhiều khí tài trinh sát, chỉ huy, xe bảo đảm kỹ thuật và đạn dược. Khi xe, pháo và trang thiết bị đồng bộ đã tập trung ở Lào Cai, trung đoàn phải làm các công việc chuẩn bị để tiếp tục hành quân, di chuyển về nơi tập kết ở Bắc Mục (Tuyên Quang). Quãng đường khoảng hơn 100km, hiểm trở, nên trung đoàn quyết định hành quân xe, pháo theo sông Thao. Đi đường thuỷ tuy phức tạp nhưng bảo đảm được bí mật, bất ngờ. Đoạn sông này có nhiều ghềnh thác dữ và đá ngầm. Trung đoàn đã cử người am hiểu sông nước đi trinh sát, tổ chức làm bè nứa, kết thuyền rồi luyện tập theo các phương án thật chắc chắn. Ban đầu, các thuyền, bè tập dượt bằng cách chở đá với khối lượng tương tự như khối lượng của các bộ phận xe, pháo; xử lý các tình huống nếu bị lật thuyền, bè. Huấn luyện thuần thục việc đi sông nước xong, được sự giúp đỡ của tiểu đoàn sửa chữa 361 pháo binh (xưởng 361), lực lượng kỹ thuật đã tháo rời toàn bộ số xe, pháo để vận chuyển lên thuyền, bè. Công việc nặng nhọc, phức tạp, lại phần lớn thực hiện vào ban đêm nên bộ đội đã sáng tạo ra nhiều giải pháp kỹ thuật hay như giữ nguyên bộ phận chuyển động của xe, vận chuyển lên thuyền, bè rồi mới tháo bánh để hạ chiều cao? Cứ thế, đêm đi, ngày ẩn giấu, hoàn thành chiếc này mới chuyển sang chiếc khác để tránh nhầm lẫn khi lắp ráp. Sau gần ba tháng, việc vận chuyển hoàn thành. Toàn bộ xe, pháo tập kết đúng vị trí quy định. Để bảo đảm chất lượng, xe, pháo sau khi lắp ráp đều được kiểm tra, chạy thử và bắn đạn thật, tất cả đều bảo đảm các tham số kỹ thuật quy định.
    Cuối năm, số xe, pháo vượt sông Thao của trung đoàn 45 tiếp tục hành quân lên Tây Bắc, chiếm lĩnh trận địa, kịp thời có mặt trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
    Được cuongnsls sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 08/05/2007
  10. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Lịch sử
    Ngày 29 tháng 6 năm 1946 được coi là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh.
    Năm 1948, lực lượng pháo binh phát triển tới cấp tiểu đoàn: tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên khu 10), tiểu đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên, được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1948.
    Năm 1950 pháo binh phát triển tới cấp trung đoàn. Ngày 20 tháng 11 năm 1950, Trung đoàn pháo cơ giới 45 được thành lập với trang bị gồm 20 khẩu lựu pháo 105 mm và 40 ô tô các loại.
    Ngày 31 tháng 7 năm 1949, Cục Pháo binh được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sửa chữa các loại pháo, đạn và mở lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo, do Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng.
    Năm 1951, đại đoàn công pháo (công binh-pháo binh) 351 được thành lập, gồm 3 trung đoàn: trung đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45 và trung đoàn công binh 151.
    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo phản lực và súng cối, gồm: 24 khẩu 105 mm có xe kéo, 16 khẩu cối 120 mm, 30 khẩu sơn pháo 75 mm và ĐKZ, 12 dàn phản lực 102 mm, 36 khẩu cối 82 mm. Ngoài ra còn có 6 tiểu đoàn pháo trong biên chế các đại đoàn bộ binh.
    Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh, đến ngày 28 tháng 5 năm 1956 Binh chủng Pháo binh chính thức được thành lập với cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh Pháo binh.
    Ngày 16 tháng 9 năm 1954, thành lập 2 đại đoàn pháo 675 và 349.
    Ngày 21 tháng 9 năm 1954, thành lập đại đoàn pháo phòng không 367, đến năm 1958 tách khỏi Bộ Tư lệnh Pháo binh

Chia sẻ trang này