1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo binh Nhân dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cuongnsls, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    He he he bác cho cái nguồn một phát! Vì thấy một số thông tin không được chính xác lắm!
  2. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Đây này mời bạn kiểm tra:http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.khoahocquansu.16005.qdnd
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Pháo theo bè về đến bến Âu Lâu ở Yên Bái, đoạn này cũng dài khoảng 100km. Sau đó lắp ráp, rồi ngược đường bộ, kéo vòng qua Đoan Hùng Phú Thọ rồi mới về Bắc Mục Tuyên Quang (nơi này chả dính dáng gì đến sông nước cả).
    Đọc đoạn trên của báo QĐND, dễ khiến người đọc nghĩ pháo được cho xuôi sông Thao từ Lào Cai về thẳng Bắc Mục lắm.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo đánh giá của cá nhân em, độ tin cậy của báo QĐND không cao hơn ANTG nhiều lắm
  5. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Thì ghi theo hồi ức của các CCB mà, có lẽ lâu quá nên nhiều người nhớ ko đc chuẩn xác lắm.
  6. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Pháo giả cũng lập công
    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, pháo binh là hỏa lực chủ yếu của quân đội ta. Tuy nhiên, nếu so sánh về lực lượng pháo binh giữa ta và quân Pháp thì có sự chênh lệch đáng kể. Ngoài lực lượng pháo đi cùng các đại đoàn, toàn bộ chiến dịch chúng ta có chừng hơn 200 khẩu pháo các loại. Nhờ chênh lệch lực lượng mà giới quân sự Pháp, Mỹ coi Điện Biên Phủ là "một pháo đài bất khả xâm phạm" mà chỉ huy trưởng pháo binh quân Pháp đã huênh hoang "tôi sẽ bắt họ phải câm họng trước khi bắn viên thứ hai". Thực tế chiến đấu diễn ra thì ngược lại, pháo binh của ta được sử dụng theo từng giai đoạn của toàn chiến dịch, sáng tạo, mưu trí trong cách đánh đã tạo nên bất ngờ với địch, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu.
    Trong nghệ thuật tác chiến pháo binh, một vấn đề cực kỳ khôn khéo là nghệ thuật nghi binh đánh lừa địch. Cách làm đơn giản nhưng hiệu quả lớn của ta là xây dựng những trận địa pháo binh? giả. Bộ đội đã lấy những cây gỗ rừng có kích thước tương đương nòng pháo, làm gếch nòng lên, được tạo giả ngụy trang. Mỗi khi trận địa pháo thật nhả đạn thì chiến sĩ phụ trách trận địa pháo giả cũng ném bộc phá nổ trùm khói lên. Trận địa giả lại hay bị "lộ", địch cứ tưởng đó là trận địa pháo thật của ta nên dồn sức đánh phá. Kết quả là có khoảng 80% số bom đạn, pháo của địch đã bị lừa đánh vào trận địa pháo giả. Chính vì thế, hầu như những trận địa chính của pháo binh ta được xây dựng chắc chắn, ngụy trang tốt đã an toàn suốt cả chiến dịch, chỉ có một khẩu bị hỏng. Kết hợp với cao xạ, pháo mặt đất của ta đã tiêu diệt, khống chế được không quân địch tại sân bay. Pháo binh ta nhờ vậy phát huy cao hiệu quả, nã đạn xuống đầu thù, lập công lớn. Trung tá Pi-rốt, chỉ huy pháo binh đã tự sát bằng lựu đạn khi không thể hứng chịu nỗi thất bại nhục nhã ấy.
    Kinh nghiệm nghi binh, tạo giả của pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành truyền thống và được quân đội ta vận dụng, phát triển

  7. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    -------------------------------------------------------------------------------
    Ở chô tôi mua sách khó lắm.Bác nào tốt bụng gửi cho em đọc tham khảo.
    Đ/c của em : Phùng Thành Cương, Trường TH Thành Hoà- văn Lãng- Lạng Sơn
  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Lộ trình như thế này cơ:
    - Cuối tháng 12/1952, toàn bộ xe pháo rời khỏi Sinanxô qua Mông Tự về Lào Cai bằng cách đi trên con...đường sắt Vân Nam (lột đường ray lên), đường quanh co khó đi và nguy hiểm nên đích thân lái xe của GPQ Trung Hoa cầm lái hộ đến biên giới (chắc vì thế nên có tin 1000xe và lái xe của TQ sang ĐBP đấy nhỉ)
    - Đi đường bộ về Bảo Hà - Thíp, đến đây tháo xe pháo xuống bè xuôi sông Thao về bến Âu Lâu - Yên Bái. Tuy nhiên đọc bài viết của báo qđnd thấy nó sơ sài, họ quên mất vai trò quan trọng của Đoàn vận tải Sông Thao đã đóng góp 30 thuyền đinh (có những cái bị đắm). Họ dạy lính pháo cách đóng bè, chèo lái (phần lớn lính 45 xuất thân từ đồng bằng). Cho đến năm 2002, ít nhất vẫn còn 5 người của đoàn VT Sông Thao ngày đó vẫn còn sinh sống ở bến Âu Lâu!
  9. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Đơn vị pháo binh đầu tiên:
    Pháo đài Láng
    Trung đội pháo đài Láng thành lập ngày 29 tháng 6 năm 1946, gồm 44 người, chia làm 3 khẩu đội, do Nguyễn Ưng Gia làm trung đội trưởng, Nguyễn Văn Khoát làm chính trị viên.. Pháo đài Láng vốn do Pháp lập ra sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ để bắn máy bay Nhật. Ở đây có 4 khẩu pháo cao xạ 75 mm mua của Đức là loại súng tối tân nhất lúc bấy giờ được gắn cố định vào bệ bê tông. Năm 1940, Nhật đã buộc Pháp phải dùng pháo đài Láng để bắn máy bay Mỹ đến ném bom Hà Nội. Bộ đội Việt Nam dùng 2 khẩu cao xạ còn lại với 400-500 viên đạn làm pháo bắn mục tiêu mặt đất.
    Ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Pháo đài Láng đã nổ súng bắn vào thành Hà Nội, yểm trợ cho bộ đội Việt Nam. Ba ngày sau, pháo đài Láng bắn rơi một máy bay trinh sát của Pháp. Nửa tháng sau thì pháo đài hết đạn, nhưng được điều thêm 1 khẩu sơn pháo 75 mm có bánh xe do ô tô kéo về. Ngày 10 tháng 1 năm 1947, trung đội pháo đài Láng rút khỏi Hà Nội, kết thúc đợt chiến đấu đầu tiên của pháo binh Việt Nam.
  10. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Trung đoàn pháo phản lực đầu tiên:
    Pháo hỏa tiễn ĐKB
    Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến nay được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60 kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ (chiến trường B2). Trung đoàn 724 được trực thuộc Đoàn 69 (tương đương cấp sư đoàn) pháo binh Miền (tên gọi tắt của chiến trường B2). Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng mới và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương

Chia sẻ trang này