1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo nhiều nòng (kachusa?)?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thanh786, 05/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shevakaka

    shevakaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói có loại pháo phản lực 60 nòng có phải kô?
    Nếu có các bác cho 500 ảnh đi.
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    nếu hiểu là tại sao không có loại 1 nòng bắn liên thanh như súng máy thì rất hay đấy! Có điều là hiện nay chưa làm được đại bác liên thanh kiểu đó!
  3. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    ]
    ờ thì 60 nòng tớ chưa thấy nhưng cái này thì tớ thấy rồi , đếm xem được bao nhiêu nòng nhé
    [​IMG]
  4. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Vào đây mà tìm hiểu các MRLS của Nga: http://www.splav.org/en/arms/smerch/index.asp
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Con này là BM-21 Grad của Nga, nó mang 40 nòng cỡ 122mm. Ghi là đơn vị M. Nhưng bạn có nhìn thấy số 40 ở đuôi xe không? Đó là lữ đoàn 40 pháo binh thuộc binh đoàn Tây Nguyên. Lộ hết cả hàng.
    thứ ba, 30/01/2007, 07:14 (GMT + 7)
    Phong trào thi đua Quyết thắng ở Đoàn pháo binh 40: Khơi đúng mạch nguồn
    Đại hội thi đua quyết thắng giai đoạn 2003-2006 ở Đoàn pháo binh 40 (thuộc Binh đoàn Tây Nguyên) diễn ra trong không khí phấn khởi và quyết tâm cao. Bởi phong trào thi đua của đơn vị 4 năm qua thực sự có sắc thái mới, thu được nhiều kết quả ý nghĩa, nhất là trong năm 2006.

    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.chinhtri.congtacchinhtri.10549.qdnd
  6. signtoday

    signtoday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    1.366
    Đã được thích:
    0
    Cái này có 40 nòng thì phải
  7. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Trước em thấy trong công viên Thống Nhất có khẩu pháo 12 nòng thì có phải là Ca Chíu Sa không hả các bác
  8. banzai_banzai

    banzai_banzai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cachiusa là một dạng pháo phản lực được Liên xô chế tạo và sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. So với các loại pháo khác thì Katyusha dễ vận chuyển hơn, công phá trên diện rộng hơn, bù lại độ chính xác kém và mất khá nhiều thời gian để nạp đạn.
    Đây là loại pháo tự hành đầu tiên được Liên xô chế tạo hàng loạt và thường được gắn trên các xe tải. Chính nhờ tính năng cơ động mà Katyusha có thể tung những đòn đánh trí mạng về phía đối phương và di chuyển trước khi đối phương có thời gian tổ chức phản pháo.
    Tại sao lại gọi BM-13 là Katyusha?
    Katyusha (sа,Z^а) là tên riêng trong tiếng Nga tương đương với "Katie" trong tiếng Anh, một cách gọi thân thuộc tên cuối của tên Katherine. Đối với Người Nga Katyusha là cách gọi thân mật của tên Yekaterina. Hồng quân đã đặt tên dàn pháo phản lực BM-13 của mình theo tên gọi một nhân vật nữ trong bài hát của tác giả Mikhail Isakovsky, một bài hát rất nổi tiếng trong chiến tranh, bài hát "Katyusha". Bài hát nói về một cô gái mòn mỏi đợi chờ người yêu ra trận.
    Nguyên lý hoạt động của Katyusha
    Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 dàn phóng hỏa tiễn phản lực BM-13 được gắn trên nhiều phương tiện cơ giới như xe tải, xe xích kéo pháo, xe tăng, xe lửa bọc thép cũng như trên các chiến hạm để làm hỗ trợ tấn công.
    Thiết kế BM-13 khá đơn giản, bao gồm các thanh ray đặt song song với nhau để gắn hỏa tiễn lên, cùng với bệ phóng để có thể nâng dàn phóng lên đặt vào hướng bắn. Mỗi xe tải có thể gắn được từ 14 đến 48 ống phóng. Rocket của dàn phóng BM-13 dài 180 centimetres (5.9 ft), đường kính 13.2 centimetres (5.2 inches) và nặng 42 kilograms (92 lb). Nguyên liệu dùng để phóng rocket đi là nitrocellulose đặc. Đầu đạn bao gồm các loại mảnh (sát thương), H.E high-explosive (phá công sự) hoặc shaped-charge (diệt cơ giới), nặng vào khoảng 22 kg (48 lb). Tầm bắn của các hỏa tiễn vào khoảng 5.4 kilometres (3.4 mi).
    Vũ khí này có độ chính xác kém hơn so với các loại pháo binh thông thường nhưng đặc biệt hiệu quả trong các đợt pháo mở màn làm khiếp sợ quân Đức. Một đợt bắn từ 7 đến 10 phút của dàn BM-13 có thể rải 4.35 tấn rockets trên một khu vực rộng 4 ha . Katyusha thường bắn cùng lúc trên một phạm vi rất rộng để gây kinh hoàng cho quân định. Nhược điểm của nó là mất quá nhiều thời gian để nạp đạn trong khi các loại pháo khác có thể bắn đều đạn các loạt đạn của mình.
    Kỳ tới: Giàn "Đồng Ca Đỏ" đã ra đời như thế nào?
  9. banzai_banzai

    banzai_banzai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    "Giàn đồng ca Đỏ ra đời như thế nào"
    "Giàn đồng ca đỏ" là cách gọi của binh lính phát xít Đức dành cho các giàn tên lửa mặt đất (trong cuộc chiến thường được gọi là pháo phản lực) BM-13 của quân đội Xôviết. Cuộc đời của Anđrây Grigôriêvích Kôxticốp- cha đẻ của "Giàn đồng ca đỏ" chỉ có 52 năm (1899-1951), nhưng cũng có rất nhiều huyền thoại.
    Năm 1936 nước Đức phát xít đã nghiên cứu và phát triển một loại súng cối 6 nòng bắn theo nghuyên lý phản lực với tên gọi là cối phản lực Nebelwerfer.
    Vào tháng 2/1938, tại Học viện Nghiên cứu khoa học số 3 (gọi tắt là Học viện 3) A.G.Kôxticốp đã lãnh đạo công tác chế tạo giàn pháo phản lực đầu tiên. Trong thời gian này Tổng cục Pháo binh đã đặt hàng Học viện 3 chế tạo giàn phóng tên lửa hạng nhẹ, có thể vận chuyển đến trận địa bằng ôtô và lắp đặt bằng tay tại tiền tuyến trong thời gian không quá 1 giờ. Tháng 6/1938, công trình sư E.X.Pêtơrốp đã thiết kế trên bản vẽ giá phỏng theo sơ đồ truyền thống để sớm đưa vào thí nghiệm. Tuy nhiên, bản thiết kế đã bị Hội đồng kỹ thuật của Học viện và Tổng cục Pháo binh bác bỏ vì không đạt yêu cầu.
    Tháng 7/1938, Giám đốc Học viện là B.M.Xlônhimer đã tổ chức cuộc thi thiết kế giàn phóng, theo các điều kiện mà Tổng cục Pháo binh đã đề ra. 18 chuyên gia của Học viện đã tham gia cuộc thi này. Ngày 27/8/1938, kỹ sư I.I.Gvai đưa ra bản thiết kế giàn pháo phản lực bắn đồng loạt. Bản thiết kế chỉ ra cấu tạo giàn pháo và cả những nguyên tắc áp dụng trong thực tế như thiết bị cho phép bí mật nạp đạn trên trận địa, thời gian chuẩn bị bắn mất từ 3 - 4 phút, thời gian bắn đồng loạt 24 viên đạn mất vài chục giây, di chuyển khỏi trận địa sau khi bắn...
    Theo công thư chính thức của Giám đốc Học viện B.M.Xlônhimer gửi Ủy viên nhân dân phụ trách đạn dược Liên Xô I.P.Xecghêép thì người có sáng kiến chế tạo thiết bị cơ khí phóng đạn, đồng thời mở ra khả năng áp dụng thiết bị này vào binh chủng bộ binh là kỹ sư trưởng của Học viện A.G.Kôxticốp.
    Sau khi chiến tranh qua đi có nhiều lời đồn đại về Kôxticốp, thậm chí có người đã xem ý tưởng về chế tạo giàn pháo phản lực là của người khác. Ông A.B.Sirôcôrát, một nhà nghiên cứu pháo binh đã bỏ ra 40 năm để tìm hiểu về lý lịch các giàn pháo phản lực, khẳng định: Cha đẻ của các giàn Kachiusa nổi tiếng, người đề ra ý tưởng chế tạo các giàn pháo này chính là Kôxticốp.
    Năm 1933, Kôxticốp đã vào Học viện Nghiên cứu khoa học phản lực và công tác ở Khoa Động cơ phản lực chất đốt lỏng. Năm 1936, Kôxticốp trở thành người đứng đầu của Ban Động cơ phản lực chất đốt lỏng. Lúc này Giám đốc Học viện là Klâymênốp bị kết tội ?ophản cách mạng? bị bắt giam vào tháng 11/1937. Đồng thời người ta cũng bắt giam kỹ sư trưởng Langhêmắc. Tháng 1/1938, họ bị đem ra xử bắn. Giám đốc mới được bổ nhiệm của Học viện 3 là B.X.Xlônhimer, không quan tâm lắm đến kỹ thuật phản lực, còn kỹ sư trưởng mới là A.G.Kôxticốp.
    Trong năm 1938, người ta bắt giam cả hai chuyên gia tương lai là Gluscô và Kôrôliốp. Có nhiều giả thuyết nói rằng họ bị bắt giam do Kôxticốp tố cáo. Thực tế công tác của hai chuyên gia này có những mâu thuẫn, xung đột với Kôxticốp. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Sirôcôrat khẳng định ?obiên bản giám định? chống lại Gluscô và Kôrôliốp không hề có chữ ký của Kôxticốp. Chúng ta chỉ có thể nói rằng các nhà khoa học thời kỳ đó, kể cả Kôxticốp đã trải qua một thời gian hết sức khó khăn. Kôxticốp rốt cuộc đã vượt qua cơn bão ?othanh trừng? để đưa ý tưởng chế tạo giàn pháo phản lực trở thành hiện thực.
    Sưu tầm
    Kỳ sau: Bài ca chiến thắng
  10. hoxulee

    hoxulee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    fét, AK còn bắn chảy nòng!!

Chia sẻ trang này