1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo nhiều nòng (kachusa?)?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thanh786, 05/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Hì Tớ xin lỗi! để tớ tìm ông thầy bên khoa giáo dục quốc phòng của trường Quốc Gia Hà Nội tổng sỉ vả cho một trận vì ông ấy dám tuyên truyền như thế. Hì còn chiến thuật dùng lưới lửa phòng không nhân dân bắn hạ tên lửa hành trình nữa. Híc híc chưa biết thể nào!
  2. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Ngoạn mục quá. K-44 , CKC, AKs và 12 ly 7 hạ được cả tên lửa hành trình nữa cơ à?!. Tôi thấy mấy chú dân quân tự vệ nhà ta tập bắn 12 ly 7 phòng không với mục tiêu là mấy quả bong bóng bay đấy.
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hì còn chiến thuật dùng lưới lửa phòng không nhân dân bắn hạ tên lửa hành trình nữa. Híc híc chưa biết thể nào!
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Cái này thì ông thầy của bác nói đúng đấy, tất nhiên là nó gồm rất nhiều đ/k cả về vũ khí, con người đến huấn luyện, lựa chọn mục tiêu bảo vệ, dự đóan đường bay của tên lửa...không chỉ tập bắn bóng bay là được ! Nhưng căn cứ trên khả năng, đặc tính kỹ, chiến thuật của các loại tên lửa hành trình kiểu Toma... thì việc dùng các loại vũ khí bộ binh, vũ khí phòng không tầm thấp bắn hạ nó là điều có thể !
    Mà thực ra thì vụ này đã bàn chán ở box từ mấy năm trước rồi !
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Các bác hay nhể, đang chuyện pháo phản lực, phắt sang chuyện ak, Việt Nam này nọ. Dừng chuyện Việt Nam ở đây nhá.
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Ở khoảng cách vài chục km thì thấy ánh sáng của dàn phóng cũng khó lắm. Pháo tầm xa như vua chiến trường 175mm tiếng nổ to hơn, ánh sáng đầu nòng thì bằng, tốc độ bắn chậm hơn nhiều
    Vịt nhà mình tách ống phóng đơn vì khả năng vận chuyển mang vác, và phù hợp lối "đánh lén" của nhà mình thôi, không phải vì sợ nó thấy ánh sáng
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 17/02/2007
  6. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Để xác định vị trí của đối phương để phản pháo đâu cần phải thấy lửa từ nòng pháo. Chỉ cần nghe tiếng đề-pa, thời gian đạn pháo tiếp cận mục tiêu và nhìn hố đạn pháo đào lên là có thể xác định vị trí pháo địch khai hỏa. 5 phút sau khi bắn mà không chuồn cho lẹ là bị pháo nó chụp cho tan nát.
    Theo tôi, đánh du kích chơi cối là hiệu quả nhất. Dễ mang vác, vận chuyển, triển khai nhanh, nạp đạn nhanh (trong 5 phút có thể giã cho nó chừng 1-2 chục quả rồi "phắn" trước khi bị phản pháo). Ngoài ra đạn pháo cối 60mm và 82mm tương đối thông dụng, có thể lấy của địch để đánh địch. DKB (BM-21 Grad tháo rời từng nòng) tương đối cồng kềnh vì phải mang theo cả thiết bị điện để khai hỏa, nạp đạn chậm, 5 phút mới nạp được 1 viên, như vậy về lý thuyết chỉ bắn được 1 quả là phải chuồn chuồn. Người ta chế ra để bắn 1 loạt cả trăm quả (nhiều dàn cùng bắn), ta chơi phát một thì không hạp lắm. Ngoài ra còn kém chính xác, đạn cồng kềnh, khó kiếm.
    Tuy nhiên, ưu điểm của DKB là nạp đạn sẵn và khai hỏa bằng điện, chỉ cần 1 người có thể khai hỏa cả chục ống phóng. Chính yếu tố này được bộ đội ta sử dụng để bắn cả loạt vào căn cứ địch (sau đó mỗi ông ôm 1 ống và dzọt). Ngày nay du kích Hezbolah và quân nổi dậy Iraq chơi điều khiển từ xa để bắn đi từ các xe hơi đậu gần mục tiêu, với hướng bắn của hỏa tiễn đã được ngắm trước.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    ĐKB bắn ứng dụng thì cần gì ống phóng. Bệ đất đắp lòng máng hoặc gá lên chạc cây, bắn xong đi người không về.
  8. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1

    Cachiusa niềm tự hào Xô Viết
    Ngày 21 tháng 6 năm 1941, một ngày trước khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, chính phủ Xô Viết đã ra quyết định sản xuất hàng loạt các hệ thống pháo phản lực. ?oKachiusa? ?" loại vũ khí hùng mạnh với cái tên âu yếm đã khiến kẻ thù kinh hoàng. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của ?oKachiusa? hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa.
    Hiện nay ở trên lãnh thổ SNG chỉ còn lại có 2 tổ hợp ?oKachiusa?, được lắp đặt trên khung xe cơ sở là xe tải ZiS-6 của Nga. Một ?oKachiusa? thì ở bảo tàng pháo binh Peterburg, một thì ở Zaporozhe.
    Những chiếc xe tải của Liên Xô hoạt động không được tốt lắm, vì thế nên khung xe cơ sở cho ?oKachiusa? chủ yếu là loại xe ?oStudebaker? của Mỹ. Trong khi Mỹ cung cấp cho Liên Xô gần 20 ngàn chiếc xe để lắp cho ?ocô bạn chiến đấu? thì Liên Xô chỉ sản xuất được có 600 xe tải. Gần như tất cả những ?oKachiusa? lắp ráp trên xe ZiS-6 của Liên Xô đều bị chiến tranh phá hủy.
    Một lần bắn của ?oKachiusa? đổ lên kẻ địch mười sáu quả rocket 132mm hoặc ba mươi hai rocket 82 mm. Những viên đạn này được bắn ra hầu như đồng thời và trong vòng vài giây chúng hầu như cày nát toàn bộ vùng mục tiêu.
    ?oKachiusa? là hệ thống pháo phản lực đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong thực tế chiến tranh, nhưng lịch sử của pháo phản lực thì bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Trước khi qua đời không lâu, K.Konstantinov, một người rất tâm huyết với pháo phản lực đã rất đau buồn vì quân đội Nga từ chối không chịu sử dụng rocket mặt đất. Ông viết: ?oKhông phải bỗng dưng, mà người ta chỉ mới bắt đầu tiếp cận tới bản chất vấn đề. Lâu nay họ chỉ hành động theo thói quen cũ mòn, không nghĩ gì về những thay đổi và cải tiến có thể: vì thế mà còn lâu họ mới đánh giá được sức mạnh của rocket?.
    Lịch sử chế tạo những loại vũ khí được trang bị rocket M-13 và hệ thống BM-13 được bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ 20. Cuối năm 1937 đạn rocket 82 mm được thừa nhận là vũ khí hiệu quả của máy bay tiêm kích để tiêu diệt các mục đích trên bộ và trên không. Nửa năm sau thì loại rocket phản lực 132 mm có sức công phá lớn cũng trải qua các thử nghiệm và được tiếp nhận trang bị cho máy bay ném bom tốc độ. Ban đầu các công trình sư chỉ định sử dụng chúng cho máy bay, tuy nhiên họ cũng hiểu rõ rằng vũ khí này cũng sẽ rất hiệu quả khi đưa chúng từ trên trời xuống đất.
    Kết quả các cuộc thử nghiệm đầu tiên năm 1938 không tốt đẹp chút nào. Đại tá V.Glukhov, người đã làm việc khá lâu trong bộ phận sáng chế quân sự kể lại về một trong những cuộc họp thời gian đó: ?oCác nhà thiết kế tên lửa nhận được câu hỏi: thế nào, thế vấn đề bắn chụm của các vị ra sao? Họ trả lời: kém hơn vài lần so với đại bác. Trong phòng họp cười. Thế còn độ chính xác thì sao? Cũng tồi hơn đại bác. Lại nghe tiếng cười. Thế còn tiêu tốn thuốc súng thì thế nào? Thuốc súng thì lại cần nhiều hơn vài lần so với đại bác. Lúc đó thì hầu như cả phòng họp cười ầm?.
    Tuy nhiên dần dần thì các thiết bị này trở nên hoàn thiện và hiệu quả hơn, còn tới tháng sáu năm 1941 thì loạt hàng mẫu BM-13 đầu tiên được sản xuất để đem ra thử nghiệm thực địa trọn vẹn. Khi đó vẫn còn chưa ai biết rằng họ sẽ phải thử chúng ở chiến trường.
    Sức mạnh của ?oKachiusa? quả là kinh ngạc ?" ngoài khả năng sát thương lớn, nó còn gây ra một sức ép tâm lý lớn với tiếng hú đặc trưng của mình.
    ?oKhi tôi thấy ?oKachiusa? lần đầu tiên tại nhà máy mang tên Stalin, tôi có cảm giác nó thật cồng kềnh và lạ lùng. Mới nhìn thì cũng là một chiếc xe tải, nhưng chả hiểu tại sao phía trên lại gắn thêm mấy thanh ray làm gì. Còn khi mà phải thử cái kỳ quan kỹ thuật ấy ở những trận đánh bảo vệ Matxcơva, tôi thậm chí còn không hình dung được nó ồn đến thế nào. Phải thú thật là sau loạt bắn đầu tiên tôi ướt hết cả quần vì sợ. Gần một tuần chúng tôi mới quen được với tiếng hú của đạn và tiếng rầm rầm như nuốt hết tất cả? ?" đó là lời của ông Ivan **itrievich Đunaev, cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người chỉ huy ?oKachiusa? từ năm 1941 cho đến tận ngày chiến thắng.
    Mà đến tận bây giờ cũng chưa rõ, tại sao vũ khí này lại nhận được cái tên gọi dịu dàng của mình. Có giả thiết cho rằng điều này gắn với chữ ?oK? trên thành vũ khí ?" nhãn hiệu của nhà máy Voronhezh mang tên Komitern (Quốc tế cộng sản). Cũng có người cho rằng có lẽ cái tên này được sinh ra từ bài hát ?oKachiusa?, bài hát về người con gái đã ?obước ra và hát lên bài ca? (в<.одила и песнZ заводила). Vì những vũ khí này cũng bước ra vị trí và hát lên những ?obài ca? đặc trưng của mình.
    Trong những tài liệu mật của Đức có những thông báo về ?ođại bác phun lửa tự động nhiều nòng của Nga?. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của ?oKachiusa? hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa, bởi vì hoặc là bị dập thương, hoặc là bị điếc hay chết lặng vì hoảng sợ. Sau những loạt Kachiusa, lính Đức phát điên chạy ra khỏi hầm hố và làm mồi cho những loạt tiếp theo. Kachiusa phá tan, san bằng các loại công sự, đốt cháy cả tuyết! Có lần nó còn phá huỷ toàn bộ cả một cụm xe tăng Đức vào ban đêm sau kết quả trinh sát của lính Nga.
    Người Đức cố gắng chiếm được dù một khẩu ?oKachiusa? bằng mọi giá. Tuy nhiên chỉ huy Xô viết đã hạ lệnh cho Hồng quân phá hủy ?oKachiusa? trong trường hợp rút lui, để loại vũ khí này không rơi vào tay kẻ thù.
    Một sĩ quan Đức bị bắt làm tù binh, sau những trải nghiệm khi ?oKachiusa? xung trận, tại cuộc hỏi cung đã nói: ?oTôi đã bị thương và chẳng bao lâu nữa sẽ chết. Tôi sẽ không thể đưa bí mật của các ông cho ai. Nhưng hãy nói cho tôi trước khi tôi chết ?" đó là cái gì thế? Cái gì đáng sợ đã rót lửa xuống chúng tôi, cứ như là cơn giận dữ của chúa trời??
    ng? Khi bắn nhờ thuốc tống của đạn pháo, khi bay lên một khoảng đầu đạn được cung cấp thêm động lực nhờ thuốc tống trên đầu đạn (theo nguyên lý của rocket), do đó bắn rất xa (40-60km gì đó) và hình như đây là một trong những niềm kiêu hảnh về vũ khí của BH Và hình như BH có xuất loại này cho I Ran. Do lâu quá không biết đọc ở đâu hay nghe ở đâu nên bác nào có thông tin xin post lên.
    [/quote]
  9. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
  10. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Cái bài dài dòng ở trên là lấy ở nước Nga chấm nét.
    Các bố lần sau nếu pót bài thì cho em cai link.
    Với lại bên nuocnga.net đã cấm thành viên bên đó câu bài sang bên này rồi cơ mà.
    Định vào nói linh tinh nhg thấy cái bài kia nói hết ròi nên thôi!
    Vào spam cho thằng Linh nó xoá!

Chia sẻ trang này