1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo nhiều nòng (kachusa?)?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thanh786, 05/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    mà theo chiến thuật quân sự hiện đại thì người ta chú trọng chính xác hơn cấp tập thiếu chính xác như kachiusa, vậy liệu kachiusa có bị khai tử sau 20 năm nữa kô?
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, chừng nào còn kiểu "rải thảm" như B52 thì số lượng vẫn áp đảo chính xác!!!
    Tương truyền là Stalin đã nói: "Trong số lượng có chất lượng!"
  3. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Mặc dù các thế hệ pháo phản lực sau này đều là sản phẩm của các siêu cường như Đức, Nga, Mỹ... tuy nhiên ít ai biết rằng tổ tiên của nó lại được sản sinh ra tại một đất nước nhỏ bé, lạc hậu và luôn chìm đắm trong cảnh khói lửa binh đao: đất nước Triều Tiên (Ko-rê-ô, Kô-rê-a, Cao Ly)
    Lịch sử ra đời
    Từ khi phát minh ra thuốc súng, người Trung Quốc không bao giờ bán chúng ra bên ngoài mà giữ lại bí quyết của mình nhằm mục đích sở hữu vĩnh viễn thứ hóa chất có uy lực chết người này. Để bảo vệ ngư dân và các thuơng thuyền trên biển chống lại bọn hải tặc Waegu, người Triều Tiên đã quyết định phải chế tạo thuốc súng cho riêng mình. Sau 3 năm nghiên cứu, vào năm 1377, một nhà khoa học Triều Tiên tên là Choe-Mu-Seon đã phát minh ra phương pháp để chế tạo thuốc súng bằng cáh chiết xuất potasium nitrat từ đất và cùng với nó phát minh ra Juhwa, và sau đó là hwacha (sản xuất vào năm 1409 dưới triều đại Joseon), tiền thân của các loại hỏa tiễn sau này.
    Cấu tạo
    Rất đơn giản, gồm từ 100 đến 200 đoạn ống tre xếp song trong một hộp gỗ, đặt trên một loại xe kéo tay gồm có 2 bánh, 2 càng và bộ phận chống để sử dụng khi bắn góc nằm ngang.
    Tên lửa dùng tên thường đầu bịt sắt, có đuôi mũi tên làm bằng giấy tẩm thuốc súng. Trước khi bắn, xạ thủ bỏ 1 mồi thuốc súng vào đáy ống tre, nhét tên vào, sau đó khai hỏa bằng các giật sợi giây buộc ở đưôi mũi tên. Ma sát phát sinh khi kéo mũi tên về phía sau trong ống tre (đóng vai trò 1 cái xi lanh) sẽ đánh lửa vào mồi thuốc súng và phóng tên đi. Đuôi mũi tên có tẩm thuốc súng khi chui qua ống phóng sẽ tiếp tục phát hỏa và biến mũi tên thành ngọn lửa bay tới thiêu rụi quân thù.
    [​IMG]
    Hwacha trong Bảo tàng chiến tranh Seoul
    Và những chiến công bất tử
    Một địch mười
    Ngày 12 tháng 2 năm 1593, một đoạn quân hùng mạnh 30,000 người của Nhật Bản, dưới sự chỉ huy của hai lãnh chúa Ukita Hideie và Kato Kiyomasa tiến về pháo đài Haengju nhằm mục đích đánh chiếm tỉnh huyết mạch Goyang. Quân Nhật vừa thắng lớn trong trận đánh tại Pyŏkje trước đó, nhưng lương thực đã cạn kiệt do bị chiến thuyền của đô đốc Yu-Sun-sin chặn đánh đường tiếp viện. Vì vậy, quân Nhật quyết tâm phải dứt điểm ngay pháo đài bằng mọi giá.
    Đối diện với đạo quân võ sỹ đạo Nhật Bản thiện chiến, tinh thần chiến đấu rất cao sau hàng loạt thắng lợi như chẻ tre, tướng Kwon Yul chỉ có khoảng 2 ngàn lính cùng với 1000 nhà sư yêu nước, tình nguyện chiến đấu và nguyện hy sinh để bảo vệ pháo đài. Do thế giặc mạnh, tướng quân Kwon Yul buộc phải bỏ căn cứ Toksan và rút về Haengju, một pháo đài nhỏ nằm trên mỏm núi. Ông cho chuẩn bị trận địa phòng ngự với các hố chông, cọc nhọn và hàng rào chông tre trên dọc sườn núi. Và quan trọng nhất là bố trí 40 hwacha xung quanh các bờ tường của pháo đài.
    Chắc mẩm với chiến thắng quá dể dàng trước đội quân nhỏ bé chỉ có 2000 người Triều Tiên, Ukita đã cho quân tấn công ngay lập tức theo 3 hướng vào pháo đài, với cách tấn công hết sức đơn giản: dàn hàng ngang tiến lên sườn dốc.
    Trong khi bộ binh Nhật ngục lặn trong các dãy chướng ngại vật thì quân Triều Tiên bắt đầu khai hỏa bằng tất cả các loại vũ khí sẵn có: tên, súng hỏa mai, gạch đá và các dàn tên lửa hwacha.
    Đội hình bộ binh liền nhau của Nhật là mồi ngon cho tên lửa. Chín đợt tấn công của quân Nhật đã bị bẻ gãy với hơn mười ngàn thương vong. Tới cuối ngày Ukita đốt buộc phải hỏa táng xác binh sỹ bị chết và rút lui. Đây có thể nói là một trong những trận thắng lịch sử vang dội nhất của dân tộc Triều Tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của mình.
    (Y-Sun-Sin) Lý Thuấn Thần: anh hùng dân tộc
    Các tàu mai rùa (geobukseon), là loại tàu chiến do người Triều Tiên phát minh ra, được Lý Thuấn Thần cải tiến, có chiều dài 19m rộng 4m, được làm bằng gỗ cứng và bọc sắt bên ngoài. Trên mạn tàu cắm các dùi sắt, mác nhọn để chống kẻ địch trèo qua mạn tàu. Trên tàu có gắn nhiều pháo và đặc biệt là có các dàn hỏa tiễn hwacha.
    Với tài dụng binh như thần cùng với uy lực của các dàn hỏa tiễn trên tàu, hạm đội của Lý Thuấn Thần đã gieo rắc kinh hoàng cho quân Nhật với những trận bão lửa dội vào buồm, khoang tàu của đối phương. Tên ông gắn liền với những chiến công hiển hách ở Cảng Ngọc Phố, Đường Phố, Đảo Nhân Sơn, Pusan và eo biển Minh Lương và hy sinh anh dũng tại vùng biển Lộ Lương trong trận thủy chiến giữa liên quân Trung Triều và hạm đội 500 chiến thuyền của Nhật Bản do tướng quân Shimashingien chỉ huy. Cả 3 tướng chỉ huy của Nhật lẫn Trung -Triều đều tử trận nhưng cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Triều Tiên đã giành thắng lợi hoàn toàn.
    Huyền thoại không bao giờ tắt
    Ngày nay, có rất nhiều loại vũ khí có độ chính xác cao, mức độ hủy diệt lớn được sử dụng trên chiến trường, tuy nhiên các dàn phóng hỏa tiễn mặt đất vẫn có vị trí rất quan trọng trong hệ thống vũ khí tấn công chiến thuật. Các dàn phóng M270 (MLRS) của Mỹ và M-27 của Nga đã chứng minh vai trò ưu việt của nó trong các cuộc chiến tranh tại Iraq, Bankan, Chechnya...
    Đạn M270 không nổ khi tiếp đất mà nổ lưng chừng cách mặt đất vài chục mét, bung ra một loạt các hỏa tiển con, các hỏa tiễn này lại nổ thêm một lần nữa trên không trung, tung ra một trận mưa kim loại chụp xuống đầu đối phương.
    Một loạt 12 quả hỏa tiễn M270 có tầm bắn từ vài chục lên tới vài trăm km, được trang bị bom chùm có thể rải thảm và tiêu diệt toàn bộ cơ giới và bộ binh địch ở ngoài công sự trong bán kính 1 km vuông. Trong chiến dịch tấn công Iraq năm 2003, các đơn vị vệ binh cộng hòa Iraq đã tan tác và tháo chạy khi nếm thử hỏa lực của M270. Họ gọi chúng là "những cơn mưa thép".
    Banzai_Banzai
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To bác cubidaihiep .
    Gần đây bọn Tầu tự nhận đã vượt đại dương khi không hề biết trái đất tròn, do đó không hề biết khái niệm kinh tuyến và vĩ tuyến. Siêu ... Tất nhiên, việc quá tự hào với dẫn tộc là điều khó tránh, nhất là với các nhà bao to mồm nhưng thiếu kiến thức.
    Theo như mô tả trên kia Hwacha là một loại súng nhiều nòng chứ không phải tên lửa. Mỗi nòng là một ống tre, đạn là mũi tên. Do sử dụng nòng ống tre nên sức công phá không thể mạnh (không thì toác tre), và người ta tăng cường sức sát thương bằng liều cháy buộc vào mũi tên (đạn). Liều này do đặt ở ngoài nên không hề có tác dụng đẩy, thậm chí còn cản trở mạnh chuyển động. Như vậy, các giàn súng này không để bắn xa, bắn xuyên, chỉ có tác dụng như hoả hổ phun lửa, có điều gọn nhẹ, nguyên liệu dễ kiếm, tác dụng tốt với du kích.
    Tên Lửa, Hoả Tiễn ban đầu cấu tạo như vậy, dù bắn từ cung, nỏ hay súng, chúng mang theo giấy, sợi tẩm chất cháy. Chất cháy giống ngày nay, gồm chất khử như dầu mỡ... trộn với chất sinh oxy như diêm sinh (KNo3) và chấy kích cháy hồng hoàng . Hỗn hợp trên dễ bắt cháy, xuống nước vẫn cháy, tắt rồi lại cháy lại....Nhưng lửa đó không đẩy tên đi, đó là điều cơ bản.
    Các nhà báo lăng xê phần đông nói phét và hơi khí....dốt. Nhầm lẫn cơ bản là chấy cháy trộn lưu huỳnh ??? và nhầm, "tên lửa dùng tên để đẩy lửa đi" với "tên lửa dùng lửa để đẩy tên đi". Nhắc lại một lần nữa, tên lửa ngày nay được dùng để chỉ "tên lửa dùng lửa để đẩy tên đi".
    Những người viết bài này có thể tham khảo những thử nghiệm của Hồ Nguyên Trừng cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Ông đã chế được nòng là thuốc nổ tốt, cho phép đẩy đạn đi mạnh. Các thử nghiệm của ông đã chứng minh rằng, đạn mũi tên không thể đi xa được, và ông chế đạn cầu. Ở đây, cũng hay nhầm lẫn súng và hoả hổ (các nhà viết sử cổ ít hiểu biết về quân sự, hơn nữa, súng cũng xuất phát từ hoả hổ, còn có cách gọi "súng hoả hổ"). Cùng là cấu tạo ống chứa thuốc nổ, nhưng hoả hổ yếu, chỉ phun lửa tầm gần, còn súng bắn đạn xuyên đi công phá tầm xa. Ngày xưa, phân biệt bằng tên Thần Công: công phá như thần. Theo HP, trước Hồ Nguyên Trừng, chưa ở đâu dùng súng làm vũ khí (ngoài hoả hổ, súng còn dùng làm súng lệnh: hiệu lệnh bằng tiếng nổ). Vậy, Hồ Nguyên Trừng là người phát minh ra súng, vũ khí chủ lực của loài người hiện nay.
    -----------------
    Nhưng ta không nói chuyện súng, mà nói chuyện tên lửa, "tên lửa dùng lửa để đẩy tên đi".
    Tên lửa được chế tạo lần đầu tiên vào thời Tống. "tên lửa dùng lửa để đẩy tên đi", ống cũng là ống tre, nhưng lửa phụt ra đằng sau đẩy ống tre đi chứ không phụt ra đằng trước đẩy tên đạn đi. Ở đây, thuốc nổ được làm yếu bằng cách trộn với bột than củi và hồ hoặc nhựa cây rồi sấy khô. Người Phương Tây chứng kiến tên lửa xung trận lần đầu tiên ở Ấn Độ vào thế kỷ 17. Phương Tây sử dụng tên lửa lần đầu tiên ở trận chiến Nga Pháp năm 1815, Nga học từ châu Á và Pháp học Nga. Tên lửa của chiến tranh này làm bằng ống gỗ, ổn định đường đi bằng thanh gỗ dài thò ra đằng sau. Kiểu này giống hệt các pháo thăng thiên ngày nay vẫn làm ở Tầu và Thái, pháo thăng thiên nhỏ trẻ em Việt Nam chơi. (ở Tầu và Thái, pháo thăng thiên có thể nặng đến hàng trăm kg).
    Tên lửa hiện đại ở Nga được chú ý vào năm 1914, với một chương trình phát triển đại bác không giật, chương trình bị dừng 20 năm, sau đó là các kachusa hồi thế chiến. Kachusa có tầm bắn tốt, tốc độ bắn đặc biệt cao so với vũ khí thời đó nên hay dùng bắn phủ đầu trước các trận đánh. Tuy nhiên, nó bộc lộ nhược điểm của các vũ khí phản lực là độ chính xác thấp nên chỉ dùng để bắn diện tích. Vì vậy, ban đầu được gọi là "cối phản lực". Đức cũng có giàn súng như vậy nhưng tản mát rất lớn, chỉ bắn trực tiếp tầm rất gần. Người Đức áp dụng điều khiển diện tử để tăng độ chính xác và cho ra V-2, nhưng vòng tròn nửa xác xuất của nó là 4km, giết dẫn là chính, gần như vô hại với quân sự.
    Người ta thường cho rằng, thuốc nổ có từ đời Tấn. Do các nhà đạo sỹ luyện đan trộn thuốc tình cờ phát hiện ra, như một câu chuyện trong lịch sử. Tuy nhiên, HP cho rằng, trước đó các thuốc nổ đã được dân Trung Á dùng và thời Hãn-Tam Quốc-Tấn du nhập vào Trung Quốc. Ban đầu, hỗn hợp cháy yếu nên ít được chú ý. (các hỗn hợp cháy diêm sinh và dầu lửa tự nhiên nhiều hắc ín vẫn là đặc sản chiến tranh Trung Á). Vùng này có những mỏ diêm sinh tự nhiên lớn. Thuốc nổ chỉ được hoàn thiện bởi Hồ Nguyên Trừng, đủ sức để đẩy đạn đã cầu đi. Hồ Nguyên Trừng dùng thép Tây Vực làm nòng, diêm sinh ít ỏi của vùng nhiệt đới chỉ có thể lấy từ các hanh lưu cữu phân dơi. Người ta hoà phân này vào nước, lọc rồi cô đặc với khả năng khai thác rất thấp. Tuy nhiên, phương pháp lọc này tạo điều kiện có loại diêm sinh chất lượng cao. Hồ Nguyên Trừng thử nghiệm nhiều tỷ lệ hỗn hợp và cho ra đời công nghệ chế tạo, với quy định số chầy giã, loại gỗ được đốt làm than... rất chặt chẽ.
    Ngày nay, điều khiển điện tử khác phục đặc diểm độ chính xác thấp, đưa tên lửa ngày càng ưu thế. Các giàn bắn nhiều nòng do đó đạt tầm bắn hàng trăm km (trước đây rất dễ dàng có được tầm này nhưng không hiệu quả vì tản mát). Đến nay phổ biến các phương pháp điều khiển bằng radar và GPS-hệ định vị toàn cầu. Gần đây, máy tính phát triển mạnh mẽ. Các phần mèm máy tính cho phép đầu đạn tự nhận ra mục tiêu là xe cộ hay công sự. Điều này cho phép tên lửa chống tăng tầm xa bắn từ giàn phóng nhiều nòng đi vào thực tiễn.
  5. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    theo ý kiến của tôi thì thời Hồ Nguyên Trừng súng hoả mai cũng chỉ bắn đc với số lần sử dụng liên tiếp rất ít (do nghi ngờ về thuật luyện kim thời này), còn hảo hổ thật chất là súng phun lửa.
    còn thuốc súng hình như TQ kô phải là đầu tiên mà là Ba Tư.
  6. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Thôi thì đã nói thì nói cho trọn vẹn vậy.
    Thực ra thì các thế hệ hwacha có khá nhiều chủng loại. Loại mô tả trong bài trên, đúng như bác huyphuc81_nb nói, có vẻ giống như súng hỏa mai hơn. Loại này về sau có cả bộ phận đánh lửa (và có thể là buồng đốt chăng?) bằng kim loại hoặc bằng đá, phóng ra các mũi tên lửa về phía kẻ thù. Tuy nhiên các mũi tên này không tự bay được mà phóng ra nhờ áp xuất từ các ống tre hay bộ phận kích hỏa bằng kim loại).
    [​IMG]
    Bộ phận đánh lửa bằng kim loại.
    [​IMG]
    Hwacha bắn theo nguyên lý tống mũi tên ra (Sajunchongtong)
    Một loại hwacha đơn giản hơn, mang đúng yếu tố pháo thăng thiên như bác nói, có cấu tạo gồm 2 tấm gỗ vuông có đục các lỗ tròn để luồn tên qua. Loại này không có bộ phận đánh lửa mà thay vào đó là một ống giấy có chứa thuốc súng bên trong buộc ở phần đầu mũi tên. Ống giấy này có dây ngòi nổ chậm đưa ra phía sau. Khi bắn chỉ cần châm ngòi là các tên lửa được đẩy ra phía trứơc hướng vào mục tiêu. Như vậy là tên lửa tự bay được rồi nhé! Trong một số trường hợp, người ta gắn thêm một ống giấy nữa phía sau, nối với ống trứơc cũng bằng 1 dây ngòi. Trong ống này, người ta bỏ vào thuốc súng đen (black powder - một dạng thuốc nổ), sẽ phát nổ sau khi tên bắn trúng vào mục tiêu.
    [​IMG]
    Hwacha khai hỏa.
    [​IMG]
    Lính Cao Ly với Hwacha cầm tay (sao không dùng cung tên cho rồi?)
    [​IMG]
    Và cuối cùng là trận đánh bảo vệ pháo đài Haengju 12/02/1593
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Các ông nghe bọn Kimchi nói thế nào chứ pháo này bắn tên to bằng cái que, lính mặc áo giáp thì ăn thua gì?
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thế bác có muốn thử mặc giáp rồi đứng ra làm bia không!
    Bây giờ viên đạn to bằng ngón tay mà lắm người sợ mất mật rồi!!
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mặc dù các thế hệ pháo phản lực sau này đều là sản phẩm của các siêu cường như Đức, Nga, Mỹ... tuy nhiên ít ai biết rằng tổ tiên của nó lại được sản sinh ra tại một đất nước nhỏ bé, lạc hậu và luôn chìm đắm trong cảnh khói lửa binh đao: đất nước Triều Tiên (Ko-rê-ô, Kô-rê-a, Cao Ly)
    => Em ứ công nhận . Tổ tiên xa xưa của cái đống bắn hàng loạt này là của người Việt Nam ạ. Bác có tin không? Nỏ thần của An Dương Vương đấy. Một lần, bắn được nhiều phát tên nhá. Bác thấy nó bắn loạt ác chiến chưa? Mà không chỉ là tên tre như thời Hùng Vương mà đến thời này, mũi tên còn được tẩm thuốc độc, mũi tên bằng đồng ba cạnh sắc sảo nhá.
  10. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Theo tớ biết thì nỏ thần của An Dương Vương không hẳn chỉ là huyền thoại mà còn là sự thật. Đó hình như được gọi là nỏ Liên châu, có cơ chế nạp tên cực nhanh, nên người bắn không phải kéo dây và đặt mũi tên qua từng lần bắn, nó là một cái ngăn đựng những mũi tên xếp chồng lần lượt lên nhau, sau một lần bắn, xạ thủ chỉ cần kéo cái cần là dây nỏ được lên và một mũi tên được nạp vào rãnh,,,,,Phịch ợ.......

Chia sẻ trang này