1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo nhiều nòng (kachusa?)?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thanh786, 05/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    ợ, hôm trước lâu lâu xem trên Discovery channel có nói về cái loại nỏ ( CrossBow ) này rồi, nó kêu là made in China cơ, chả biết thế nào, đúng là có 1 ngăn đựng, khi bắn thì mũi tên nhỏ tự động rơi vào khe để "nạp đạn", xạ thủ lên cò và bắn ... nếu nhớ ko nhầm thì ở cự li thích hợp thì loại nỏ này xuyên được cả giáp sắt !
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Dám hỏi bác là thông tin này từ nguồn Korea phải ko ạ? Sự thực về sự hình thành, phát triển của loại vũ khí Hwacha này bác có thể xem ở đây: http://authors.history-forum.com/liang_jieming/chinesesiegewarfare/index-english16062006.html
    Nó được trang bị lần đầu tiên cho quân đội nhà Minh (Trung Quốc) vào năm 1401 với hình dáng như thế này:
    [​IMG]
    Các bạn có thể thấy cả loại đặt trên xe phía trên, loại 1 người bắn như 1 cái hộp phía dưới bên trái và loại bắn phát 1 phía dưới bên phải thường được gọi là Hoả Thương.
    Nó được đặt trên các thuyền của Thái Giám Trịnh Hoà trong các chuyến hải hành từ 1405 đến 1433 và khi đoàn thuyền này qua Triều Tiên người Triều Tiên đã copy i sì loại đặt trên xe, thậm chí tên gọi cũng giữ nguyên và cuộc bắn thử Hwacha made in Korea đầu tiên chỉ diễn ra vào ngày 16/01/1451. Nó chỉ có cải tiến duy nhất so với nguyên bản made in China ở chỗ có 2 bánh thay vì 1 bánh.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Nỏ liên châu và loại nỏ có hệ thống nạp tên tự động là 2 loại khác nhau. Loại nạp tên tự động thì đây:
    [​IMG]
    Hộp tiếp đạn chỉ chứa được khoảng 10 mũi tên nhỏ, mỗi lần bắn lại phải giật cần lên dây nỏ, bắn hết nạp lại hộp tên mới mất khoảng 30s. Nhược điểm lớn nhất của nó là dùng loại tên ko đuôi nên độ chính xác rất kém, chỉ có tác dụng trong khoảng 20m. Nỏ liên châu của ta ko thể là loại này được vì mũi tên của loại nỏ này rất nhỏ chứ ko được chìa ra ngoài đường kính thân tên như những mũi tên đồng đào được ở Cổ Loa, đây là hình phục dựng loại nỏ Tàu này có cả tên:
    [​IMG]
    Thông tin về các loại vũ khí cổ này các bạn có thể xem thêm ở đây: http://authors.history-forum.com/liang_jieming/chinesesiegewarfare/index-english16062006.html
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Nhiều tư liệu cho thấy hwacha (lúc đầu được biết tới với tên gọi Juhwa) được Triều Tiên sản xuất lần đầu tiên vào năm 1377, 34 năm trước khi nhà Minh trang bị cho quân đội của mình (trước đó nghĩ ra rồi nhưng chưa dùng chăng?!).
    Đây là một trong những niềm tự hào của dân tộc Triều Tiên và họ sẽ tổ chức kỷ niệm 630 năm sự kiện này trong năm nay, năm 2007.
    Mời bác vào liên kết sau của hãng truyền KBS - một hãng truyền hình rất nổi tiếng của Hàn Quốc, phát sóng trên lãnh thổ nhiều quốc gia, trong đó có VN (trên mạng truyền hình cáp).
    http://english.kbs.co.kr/news/zoom/1341721_11781.html
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thưa các bác. Nỏ Liên Châu không phải chỉ có trong truyền thuyết. Trong lịch sử và một vài "dã sử", như quyển "Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa" có nói đến Khổng Minh chế nỏ Liên Châu. Có nhiều quyển nói rõ hơn về việc người Hán học nỏ Liên Châu từ các dân tộc Tây Nam (người Âu Việt của An Dương Vương cũng nằm trong nhóm này). Một số quyển còn nói rõ hơn việc huỷ trống đồng và học nỏ Liên Châu trong cuộc nam chinh của Mã Viện. Cụ thể việc người Hán có nỏ Liên Châu thế nào không rõ. Nhưng việc đào được hàng vạn mũi tên đồng trong Cổ Loa cho thấy đây là phát minh của người Việt (không đâu có tập trung nhiều tên đồng như thế và thời đại này trước các thời điểm đầu tiên người Hán dùng nỏ Liên Châu nhiều trăm năm).
    Tuy cổ điển, nhưng nỏ Liên Châu chắc chắn công dụng hơn nhiều Hwacha đã nói trên, đơn giản vì lấy ống tre làm nòng súng thì sao mạnh được. Công dụng hơn và ra đời trước chí ít hơn ngàn năm. Theo HP, Hwacha chỉ được lăng xê để tự hào dân tộc thôi. Thực chất, đây là thứ vũ khí rất dễ chế tạo, nguyên liệu dễ kiếm, chắc là của du kích trong cuộc kháng chiến "lấy yếu chống mạnh". Hwacha vỏ kim loại có hình trang trước thì khác gì súng kíp người Mèo. Với tỷ lệ đường kính / chiều dài thì khẩu súng trong ảnh đó, nói theo ngôn ngữ hiện đại là "cal thấp", tức đời cổ và kém chính xác, kém sức xuyên so mới súng kíp người Mèo.
    Từ "pháo binh" được nhắc đến trước thời đại nhà Minh rất nhiều. Nổi nhất là trong các cuộc chiến của Thành Cát Tư Hãn và hậu duệ. Nhưng đọc kỹ, thấy quân Mông Cổ hồi đó gọi "pháo" để chỉ nhiều thiết bị bắn, trong đó có thứ "tên lửa" đúng nghĩa mà HP đã nói xuất hiện từ thời Tống. Nhưng lực lượng pháo binh chính của quân Mông Cổ vẫn là các loại máy bắn đá kiểu cần văng, ném đi các khối đá nặng công thành hay các thùng dầu cháy, các bình chứa thuốc nổ (lúc đó năng lực thuốc nổ vẫn yếu). Các cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ thời này lần đầu tiên cho châu Âu biết đến tên lửa, nhưng rất lâu sau đó họ mới học được cách chế tạo. Bác thepeoplewholovelanguages nói đúng, Tầu học cách dùng thuốc nổ và các hỗn hợp cháy có chất oxy hoá từ Trung Á.
    Khi Minh Triều thành lập, trận chiến lập quốc quyết định là thuỷ chiến Hồ Vân Mộng, Chu Nguyên Chương suýt chết nhưng diệt được Trần Hữu Lượng. (Trần Hữu Lượng được ghi trong sử ta là con Trần Ích Tắc, tuy nhiên so tuổi hai ông thấy chênh nhau đến hơn 50 năm. Sử ta ghi như vậy vì nhiều lần Trần Hữu Lượng có thư sang rủ "họ hàng" là nhà Trần cùng đánh Chu Nguyên Chương, xưng như vậy). Trong trận đại chiến trên Hồ Vân Mộng, Chu Nguyên CHương dùng vũ khí chủ lực là các hoả thuyền và hoả hổ, đốt là chính, cũng có nói đến công phá của đạn, nhưng hoả hổ vẫn dùng để đốt thì chức năng súng chưa to. Nhà Minh sau khi đánh bại nhà Hồ rất khâm phục Hồ Nguyên Trừng, sau ông làm đến thượng thư bộ công của Minh Triều (Bộ Trưỏng chuyên lo chế súng đắp thành, thời phong kiến triều đình có 6 bộ). Súng của ông uy tín đến nỗi, mỗi đồn biên giới đối diện với quân Nguyên chỉ có 1-2 khẩu (đồn 10 vạn người), và chỉ được phép bắn khi thật nguy cấp. Nhưng sau này, số súng này cũng bị thu lại hết vì sợ quân Nguyên học được. Trong thế kỷ 15 cũng ghi nhận trận chiến đầu tiên người Âu dùng súng, quân Pháp đánh Anh, nguồn gốc Trung Quốc. Vậy rõ ràng, súng nhà ta đã đến Tầu rồi sang Âu. Không phải riêng HP, mà ngay từ thời Tây, một số nhà sử học Pháp đã đề cập đến vẫn đề Hồ Nguyên Trừng phát minh ra súng. Một vài nhà sử học Việt Nam trước 75 ở Miền Nam và sau 75 ở trong nước cũng đã đề cập đến. Có thể nói, việc chuyển từ Hoả Hổ thành Súng là một quá trình dài. Nhưng những thử nghiệm đưa đến cách đúc nòng súng và trộn thuốc nổ của Hồ Nguyên Trừng đóng góp phần rõ ràng nhất.
    Nhân đây đề cập đến chuyện ngoài lề. Đến tầm gần đầu thế kỷ 19 thì súng người Âu có vẻ đã tốt hơn nhiều. Nhưng so sánh ở phương Đông thì trong trận Vua Quang Trung đại phá quân Thanh có một câu chuyện hài hước. Trong Hịch Xuất Quân của Tôn Sĩ Nghị, có đoạn đại ý rằng: "súng quân Nam yếu lắm, chỉ phun lửa được thôi, ta đã bố trí đội vác ván có bọc da trâu cầm đoản đao, che đạn tiến lên chém đich....thắng..". Thế nhưng, chính Vua Quang Trung lấy những tấm ván đó đánh chiếm Ngọc Hồi. Trong trận chiến này, có nói đến "nhân gió bắc, quân Thanh đốt hoả hổ, giây phút chuyển gió nam, thành ra tự đốt mình". Điều này chứng tỏ, chính Nghị dùng Hoả Hổ lạc hậu, còn nhà ta mới dùng súng.
    Ở đây, lại hiện tượng quá tự hào dân tộc, như là vượt đại dương mà không cần biết trái đất hình cầu. Tuy nhiên, các "kỹ thuật quân sự sử gia" này không hiểu thế nào là tên lửa. Nó ghi rõ ràng là Rocket Launchers. Rocket tiếng Anh rõ ràng là tên lửa phản lực, còn trong hình là tên mang lửa đi. Do nhầm lẫn "tên mang lửa đi" và "tên được lửa phản lực đẩy đi" nên "kỹ thuật quân sự sử gia" này trưng bầy "tên buộc lửa" và giới thiệu với khách hàng là rocket-tên lửa.
    http://authors.history-forum.com/liang_jieming/chinesesiegewarfare/index-english16062006.html
    http://authors.history-forum.com/liang_jieming/chinesesiegewarfare/index-english16062006.html
    Thực chất, bọn "kỹ thuật quân sự sử gia" Tầu dốt này không biết thế nào là tên lửa đầu tiên của loài người. Đó là ống tre nhồi thuốc nổ yếu đặt tên giá chéo. Đạn phản lực ổn định bằng một cần dài ra phía sau, như các pháo thăng thiên ngày nay. Thành Cát Tư Hãn sử dụng nhiều, có từ thời Tống trước đó, chính xác là rocket. Ngày nay, trong tiếng Anh, Rocket hay dùng để chỉ động cơ phản lực nói chung. Missle hay được dùng để chỉ vũ khí phản lực cụ thể, thường là có điều khiển. Ví dụ, động cơ của tên lửa đạn đạo gọi là "Rocket", còn cả quả tên lửa đó gọi là "Missle". Còn trong tiếng Việt "tên lửa" hay tiếng Hán "Hoả Tiễn" ngày nay dùng để chỉ vũ khí có động cơ phản lực nói chung. Còn trước đây, "hoả tiễn" thường dùng để chỉ tên có buộc lửa, dùng cung tên hay thiết bị bắn khác đẩy đi, lửa chỉ cản đường chứ không hề đẩy. Do khác nhau trước đây và bây giờ, nên các "kỹ thuật quân sự sử gia" tầu khựa nói trên nhầm lẫn "fire arrow" và "rocket". Đúng là đồ tầu, kiến thức cũng rởm.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 03:57 ngày 22/02/2007
  6. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Tạm gác lại chuyện súng ống, cung nỏ, nhân dịp giới thiệu về dàn pháo phản lực Katyusha (Ca-chiu-sa), tôi xin gửi tới các bác lời bài hát nổi tếng này bằng 3 ngôn ngữ (Nga, Anh, Việt). Cũng xin nói trước, lời dịch bài hát này có thể không thật hoàn toàn sát nghĩa tiếng Nga.
    Vài nét về lịch sử bài hát:
    Katyusha (sа,Z^а) là một ca khúc của Liên Xô được sáng tác trong thời chiến. Bài hát nói về một người con gái mòn mỏi đợi chờ người yêu đang chiến đấu ngoài mặt trận. Lời bài hát do Mikhail Isakovsky viết và được nhạc sỹ Matvei Blanter phổ nhạc vào năm 1938 . Bài hát này lần đầu tiên đựơc công chúng biết đến qua giọng hát của nữ ca sỹ Lidiya Ruslanova. Một vài nhà phê bình cho rằng Katyusha không phải do Blanter phổ nhạc, và chỉ ra rằng các giai điệu trong bài hát này tương tự như giai điệu trong vở nhạc kịch Mavra của Igor Stravinsky sáng tác vào năm 1922 .
    Katyusha là tên gọi tắt của Ekaterina, theo các gọi thân mật của người Nga.
    Tên của bài hát Nga trên cũng được dùng để đặt cho các dàn phóng tên lửa mặt đất BM-8, BM-13, và BM-31 "Katyusha" của Liên Xô trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
    [​IMG]
    Ca sỹ Lidiya Ruslanova đang biểu diễn ca khúc Ca-chiu-sa cho các chiến sỹ Hồng quân ngoài mặt trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
    Để nghe bài hát, xin vào đây:
    http://download.sovmusic.ru/m32/katyusha.mp3
    Lời bài hát theo tiếng Nga, phiên âm Latinh, tiếng Anh và tiếng Việt.
    sа,Z^а
    Рас?ве,али яблони и г?f^и,
    Yопл<ли ,fман< над ?екой;
    '<.одила на бе?ег sа,Z^а,
    На в<сокий бе?ег, на к?f,ой.
    '<.одила, песнZ заводила
    Y?о с,епного, сизого о?ла,
    Y?о ,ого, ко,о?ого лZбила,
    Y?о ,ого, ?Oи писOма бе?егла.
    zй, ,< песня, песенка деви?Oя,
    Т< ле,и за ясн<м солн?ем вслед,
    ~ бой?f на далOнем пог?ани?Oе
    z, sа,Z^и пе?едай п?иве,.
    Yfс,O он вспомни, девf^кf п?ос,fZ,
    Yfс,O fсл<^и,, как она по',,
    Yfс,O он землZ бе?еж', ?однfZ,
    А лZбовO sа,Z^а сбе?еж',.
    Рас?ве,али яблони и г?f^и,
    Yопл<ли ,fман< над ?екой;
    '<.одила на бе?ег sа,Z^а,
    На в<сокий бе?ег, на к?f,ой.
    ---
    Katyusha
    Rastsvetali yabloni i grushi,
    Poplyli tumany nad rekoy;
    Vykhodila na bereg Katyusha,
    Na vysokiy bereg, na krutoy.
    Vykhodila, pesnyu zavodila
    Pro stepnogo sizogo orla,
    Pro tovo kotorogo lyubila,
    Pro tovo chyi pisma beregla.
    Oy, ty pesnya, pesenka devichya,
    Ty leti za yasnym solntsem vsled,
    I boytsu na dalnem pogranichye
    Ot Katyushi pereday privet.
    Pust on vspomnit devushku prostuyu,
    Pust usly****, kak ona poyot,
    Pust on zemlyu berezhyot rodnuyu,
    A lyubov Katyusha sberezhyot.
    Rastsvetali yabloni i grushi,
    Poplyli tumany nad rekoy;
    Vykhodila na bereg Katyusha,
    Na vysokiy bereg, na krutoy.
    ---
    Katyusha
    Apple trees and pears were in blossom
    On the river hung the morning mist
    Young Katyusha stepped up on the high bank,
    Of the river steep bank in the mist.
    On the bank Katyusha started singing
    Of a proud grey eagle of the steppe,
    Of the one Katyusha loved so deeply,
    Of the one whose letters she has kept
    Oh, you song, you bright song of a maiden
    Fly you by the sun, fly like a bird
    To the soldier on faraway border
    From Katyusha bring a greeting word.
    Let him think of simple native maiden,
    Let him hear Katyusha''''s clear song
    He will guard the land of dear homeland
    And their love Katyusha will keep strong.
    Apple trees and pears were in blossom
    On the river hung the morning mist
    Young Katyusha stepped up on the high bank,
    Of the river steep bank in the mist
    ---
    Ca-chiu-sa
    Đào vừa ra hoa , cành lá gió đưa vầng trăng tà .
    Ngoài dòng sông , màn sương trắng buông lững lờ .
    Kìa bến sông thoáng bóng ai in hình bên làn sương mờ .
    Cất cao lời ca , làm rung cỏ cây ven bờ .
    Lời hát trong phút giây bay qua làn sương mờ .
    Biết chăng chàng ơi , tình kachiusa đang chờ .
    Ngày này năm xưa , chàng đã ra đi miền biên thuỳ .
    Vì quê hương dù mấy khó nguy không sờn .
    Này hỡi ai nhắn cho ta mấy câu về phương trời
    Đến tai người yêu rằng ta nhớ thương đêm ngày .
    Rằng chớ quên mỗi duyên xưa ở bên dòng sông này .
    Giữ yên làng quê , tình kachiusa đang chờ .
    Đào vừa ra hoa , cành lá gió đưa vầng trăng tà .
    Ngoài dòng sông , màn sương trắng buông lững lờ .
    Kìa bến sông thoáng bóng ai in hình bên làn sương mờ .
    Cất cao lời ca , làm rung cỏ cây ven bờ .
    Được cubidaihiep sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 22/02/2007
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Dạ, nhà em có vào đọc cái link của bác thì nó chỉ nói năm 1377 người Korea tự chế được thuốc súng trên cơ sở thuốc súng Tàu thôi, sau đó họ mới chế được Juhwa, "rocket" made in Korea đầu tiên. Lại sau đó nữa họ mới nâng cấp Juhwa thành Hwacha - "multiple launch rocket" chứ trước đó Juhwa chưa hề là "multiple", do đó chả liên quan gì đến Kachiusa.
    Tiếp, bác có thể vào www.hwacha.net để tìm hiểu lịch sử hình thành Juhwa và Hwacha, theo đó Juhwa chỉ là bản copy 1 loại vũ khí gọi là "Chinese fire arrows" thôi. Giờ bác còn lăn tăn gì về nguồn gốc Tàu của các vũ khí này nữa ko?
    Kết hợp với 1 số nguồn khác, nhà em biết thêm rằng loại "multiple launch rocket" made in Korea đầu tiên xuất hiện năm 1409 trên cơ sở nâng cấp Juhwa ko phải tên là Hwacha và hình dáng khác nhiều so với Hwacha mà ta biết hiện nay. Có 90 cái đã được sản xuất từ 1409 đến 1450 và chứng minh tính dở ẹc của thiết kế Korea trong cuộc chiến chống Tsushima và Manchuria. Vì vậy năm 1451, người Korea quyết định quay về cái máng lợn, copy gần như i sì thiết kế Tàu và luôn tiện copy nốt cả tên gọi như nhà em đã post ở bài trước.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  8. Jube

    Jube Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bác, cho em hỏi ké cái .
    Các bác bàn rất nhiều vể kĩ thuật quân sự á đông thậm chí là nỏ thần của Cao Lỗ (hình như là vậy ) nhưng em có đọc một tài liệu nói rằng ,thời vua Quang Trung có sử dụng một lọai vũ khí rất độc đáo và nguy hiểm ,hình như nó được gọi là Hỏa Phún Đồng và Hỏa Hổ gì đấy ,bác nào có biết về vũ khí này chia sẻ cho em cái ,thank cái bác.
  9. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Nguyên văn đoạn tin do KBS đăng:
    "A gunpowder-based weapon was developed by Choe Mu-seon in 1377, the third year of King U?Ts reign during the Goryoe Dynasty. The weapon, called ?oJuhwa? in Korean, meaning ?oRunning Fire,? was Korea?Ts first-ever rocket..."
    X
    in tạm dịch nôm na như sau:
    " Vào năm 1377, năm trị vì thứ 3 của vua U thuộc triều đại Gorye, một người tên là Choe Mu-seon đã chế tạo ra một loại vũ khí dựa trên trên nguyên lý thuốc súng. Loại vũ khí này có tên gọi là "Juhwa", theo tiếng Triều Tiên là "Phi hỏa(?)" (ngọn lửa bay), loại hỏa tiễn đầu tiên của Triều Tiên..."
    Như vậy, cùng với việc chiết xuất được thuốc súng từ đất, ông ta đã chế tạo ra Juhwa, tất nhiên là rất thô sơ (chứ không phải ông ta phát minh ra thuốc súng, thứ mà Trung Quốc đã phát minh ra trước rồi). Sau nhiều lần nâng cấp, Triều Tiên đã cho ra đời các thế hệ hỏa tiễn nhiều ống phóng Hwacha sau này. Tuy vậy, tất cả các loại hỏa tiển cải tiến về sau đều dựa trên nguyên lý ban đầu của của Choe Mu-seon .
    Theo tôi nghĩ, cho dù những phiên bản nâng cấp sau này có hiện đại và sử dụng hiệu quả hơn những phiên bản đầu tiên, và cũng có thể khác đi nhiều, nhưng người ta vẫn phải ghi nhận tới công lao những bậc tiền bối đã tìm ra nguyên lý cơ bản để chế tạo nên chúng .
    Cũng xin nói rõ thêm:
    Juhwa : được phát minh vào năm 1377, chỉ có 1 ống phóng.
    Hwacha: chính thức được sản xuất vào năm 1409, được sử dụng lần đầu tiên trong mộ trận đánh thực sự vào năm 1451, gồm nhiều ống phóng đặt trên xe đẩy.
    Còn hỏa tiễn đầu tiên (giống pháo thăng thiên) được Người Trung Quốc sử dụng lần đầu tiên vào năm 1232 (sau C.N) trong một trận đánh với quân Mông Cổ. Hỏa tiển Juhwa của Triều Tiên hơi khác pháo thăng thiên của người Trung Quốc do đặt trong lòng ống và có thể cơ động dễ dàng.
    Khẩu súng của Hồ Nguyên Trừng ngày xưa phải trải qua rất nhiều thế hệ cải tiến và thay đổi (cò súng, nòng súng, cách nạp đạn, loại đạn...) mới cho ra đời những thế hệ súng hiện đại như ngày nay, nhưng lịch sử vẫn phải ghi nhận ông là người đầu tiên phát minh ra cây súng.
    Trong năm nay (2007), người Triều Tiên (Nam Hàn) sẽ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình. Vệ tinh Science and Technology Satellite #2 sẽ được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy KSLV-I.... và người Triều Tiên vẫn nhớ về tổ tiên của mình...
    Cái này là ý riêng của tôi thôi nhé: Trung Quốc, với tư tưởng đại bá, luôn cho mình là trung tâm của vũ trụ, cái gì cũng muốn vơ vào (có cái đúng nhưng nhiều cái còn phải xem lại), đừng hòng hắn chịu cái gì mà hắn đã và đang dùng là của những nước nhược tiểu xung quanh như Triều Tiên hoặc VN...
    Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối, vẫn sẽ có thêm các giả thuyết khác xuất hiện để phản biện lịch sử, chúng ta hãy tiếp tục tìm kiếm.
    Xin chào.
    Được cubidaihiep sửa chữa / chuyển vào 15:39 ngày 22/02/2007
  10. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này