1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháo tự hành SR70(NAIO) & PION(NGA) chiếc nào hơn?Mời mọi người cùng xem.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ViolinistGrassland, 31/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Chơi đồ cổ chút: ISU-152 WW2

    ISU-122:
    mà hình như trong WW2 chỉ Nga zới Đức phát triển dòng pháo tự hành có thíêt giáp nặng này thôi (Đức có Hummel, chống tăng tự hành Panzer, mấy con light hotwitzer nữa zới một con siêu cối tự hành 300-400mm zì đó). Anh-Mỹ thấy rất ít, mà đa số là pháo gắn lên xe chứ không có thiết giáp.
    Sao kì zậy ta. Hay tại mấy ông này có phi cơ xịn quá nên pháo là phụ thôi??
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Trong WW2 máy bay của Đức với Nga mới là đỉnh còn máy bay phương Tây thời này còn ẹ lắm lắm.Tuy nhiên việc không quan tâm đến pháo tự hành là do học thuyết quân sự của phương Tây.
    Người Đức sau cuộc chiến Tây Ban Nha học được cách hiệp đồng binh chủng và các sử dụng tank .Đó là tập trung tank thành 1 binh đoàn lớn cơ dộng cao và đột phá mạnh ,kết hợp với pháo binh và máy bay yểm trợ nhanh chóng chọc thủng chổ yếu trong hàng phòng ngự tiến hành bao vây chia cắt và tiêu diệt đối phương .Chính vì họ phát triển tank nên thiết bị hoả lực hổ trợ cũng phải cơ động như tank và nằm trong biên chế quân cơ giới .Còn các loại pháo phải kéo đi thì nằm trong tay bộ binh yểm trợ bộ binh xung phong bằng các loạt đạn dài cày trận địa .Tank chỉ cần yểm trợ hoả lực nên pháo tự hành cơ động đạn ít là tốt hơn pháo dùng xe kéo,vì bản thân chiếc tank đã là 1 khẩu pháo cực mạnh.
    Nói về LX hay Nga thì từ thời đánh nhau bằng kỵ binh của TK 18 họ đã có truyền thống về xài pháo binh.Pháo binh bắn dọn đường cho kỵ binh xung phong đánh vu hồi vào sườn vào chổ yếu của đối phương gây rối loạn đội hình giúp bộ binh xung phong tiêu diệt địch.Pháo binh là một trong những điều mà tướng quân Nga quan tâm đến đầu tiên khi chuẩn bị cho trận đánh.Hồi WW2 họ rất khoái tính số khẩu pháo trên trung bình 1 Km phòng tuyến .Chẳng hạn lúc đánh vào Berlin tỷ lệ này là 200 khẩu pháo cho 1 Km(cứ các 5m lại có 1 khẩu pháo )chính vì thế mà Nga họ phát triển pháo tự hành và pháo phản lực từ rất sớm ,truyền thống của họ mà.
    Đức thì có pháo tự hành như pháo phản lực thì không còn Nga thì nàng Kachiusa nổi tiếng hẳn ai ai cũng biết.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Các bác cho em hỏi con "Vua chiến trường" nằm trong Viện bảo tàng Lịch sử có phải là một loại pháo tự hành không vậy? Thông số của nó như thế nào? Nó bắn vào mục tiêu như thế nào? Nếu đúng là pháo tự hành thì so với mấy loại mà bác Antey2500 nêu lên ở trên có ngang cơ không vậy?
    t@
  4. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Bác Antey nói chí phải. Em được một ông thầy "khai sáng" (ông thầy em lên tướng rồi cũng nên): Mỗi quân đội đều lấy một lực lượng "chủ công" của mình. Như ChiNa lấy bộ binh làm chủ công, Liên xô lấy xe tăng còn Mẽo lấy không quân làm chủ công. Diễn nôm vấn đề thế này: có 3 ông tướng ngang cấp của 3 lược lượng trên cùng đi đánh trận, ở bên Tàu ông tướng bộ binh sẽ chỉ huy 2 ông còn lại, ở Liên xô ông tướng xe tăng sẽ làm tổng chỉ huy, ở Mỹ ông tướng không quân chỉ huy 2 ông bộ binh và xe tăng. Thế nên mỗi nơi sự phát triển quân đội về trang bị vũ khí và cách đánh cũng hoàn toàn khác nhau. Bên Tàu dùng biển người xung phong xem quân ta hết người hay quân địch hết đạn trước.?! Liên xô và Nga ngày nay cực kỳ phát triển xe tăng như bên box xe tăng đã thấy, kèm theo nó đồ lề kèm theo, pháo tự hành ra đời là để chạy theo những binh đoàn xe tăngvà bộ binh cơ giới, ngay không quân cũng chỉ cần cái ô trên đầu, các loại máy bay đánh chặn rất phát triển và có tính năng hàng đầu nhưng máy bay ném bom thì rất thường, họ thích dùng pháo hơn hoả lực từ mày bay. Còn Mẽo lấy không quân làm trọng nên cái gì cũng có máy bay dính vào: trinh sát, chỉ huy, hoả lực, vận tải, cứu thương đều dung máy bay, nên các loại máy bay phục vụ cho tấn công mặt đất cực kỳ phát triển, không có laọi máy bay chiến đấu nào thiếu tính năng ném bom. Ngay cả vũ khí chống tăng trên mặt đất cũng không phải xuất sắc, nhưng lại có loại máy bay đánh tăng như trực thăng Apache, phản lực A10, các loại bom container chứa rocket chống tăng, nên khỏi quan tâm đến pháo, đúng hơn không có những con chủ bài độc về pháo. Riêng hải quân thì có một số tàu có pháo 203ly và 406ly, loại 406 ly đầu đạn nặng gần 1 tấn, khi bắn cấp tập cũng không khác bom rải thảm.
    Pháo tự hành do phải giải quyết vấn đề kích cỡ, trọng lượng đi kèm với thân xe nên giá thành cao hơn hẳn pháo thường. Chỉ con nhà giàu mới xài nổi, còn nhà nghèo đông con thì loại kéo xe cho đỡ nặng gánh.
    Khẩu "Vua chiến trường" trong bảo tàng là loại 175ly, loại tự hành, có nạp đạn bằng tay máy, tầm bắn tới 30km. Vào thời điểm nó đánh trận, nó là loại pháo lớn nhất trên mặt đất, uy lực nhất nên mới có danh xưng "Vua chiến trường".
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thời WW2 quả là lực lượng tank LX đông nhất thế giới gồm 17000 xe tank xe thiết giáp các loại.Tuy nhiên thời này LX giống TQ ở chổ vẩn thích bộ binh và kỵ binh vì thế xe tank họ đem xé lẻ ra đi kèm yểm trợ bộ binh và kỵ binh .Truyền thống chủ lực của họ dỉ nhiên vẩn là pháo binh ,họ nghiên cứu pháo binh rất dử và khi đánh luôn luôn đặt pháo binh làm lực lượng nòng cốt trong sơ đồ hoả lực để yểm trợ bộ binh xung phong .
    Tuy nhiên cái kiểu xé lẻ các quân đoàn sư hay lử đoàn tank là 1 ý tưởng sai lệch ,thời của bộ binh đã qua đi ,thời kỵ binh không còn .Tank cơ động hoả lực mạnh chính vì thế khi đi kèm yểm trợ bộ binh thì nó chẳng còn gì là tính cơ động của mình.Người Đức là người đầu tiên học được các sử dụng tank cho đàng hoàng và khi đánh nhau với Đức LX đã nghiệm ra điều đó ,thời kỳ 1941 nếu tôi là lãnh đạo như Stalin ,về trình độ tôi sẳn sàng đổi 2 tướng LX lấy 1 tướng Đức về tank tôi sẳn sàng đổi 4 tank LX lấy 1 tank Đức nghĩa là 17000 chỉ bằng 4000 và con số tank Đức đem sang là 3000 và năm 1941.
    Tại sao lại dám nói như thế :
    Thứ nhất sau cuộc nội chiến Tây Ban Nhan học thuyết quân sự Lightning Fast Warfare hay ta gọi là chiến tranh thần tốc được hình thành đi kèm với nó là kiểu đánh Birzs Kieg(không nhớ và viết đúng chính tả không ) kiểu đánh là chính là tập trung tank lại thành 1 lực lượng lớn cơ động và hoả lực mạnh ,đi kèm theo sẻ là ít anh chàng bộ binh tuy nhiên bộ binh thường bị rớt lại trong quá trình chiến đấu nên bộ binh chỉ đi kèm khi đột phá phòng tuyến tạo cửa mở sau đó tank sẻ mở hết tốc lực truy kích,thọc sâu bao vây chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận của phòng tuyến .Dỉ nhiên tank sẻ tiến lên với sự yểm trợ hoả lực trên không và yểm trợ của hoả lực của pháo binh .Những đòn đột kích tank và điểm yếu của phòng tuyến thực sự rất khó chống đở vì tank rất cơ động ,nếu lực lượng tank đối phương bị xé lẻ ra cùng với bọ binh thì lực lượng tank tập trung có thể dể dàng tiến công tiêu diệt .Còn đối phương điều quân dự bị ra cũng cố trận tuyến thì lực lượng tank với sự cơ động của mình sẻ tiến hành đánh vu hồi hay chuyển trận địa tiến công vào điểm yếu khác làm rối loạn hàng phòng thủ ,kết quả dỉ nhiên là phòng tuyến bị phá vở nhanh chóng.Đánh với Poland đánh với Pháp đánh vởi Bỉ và cả LX chiến thuật này chứng minh được tính hiệu quả cực kỳ của mình .
    Tank của Đức được đưa vào tay vị tướng biết cách dùng tank nên những vị tướng cũng đặt ra các yêu cầu đúng đắn cho nhà sản xuất tank .Các nhà sản xuất tank từ yêu cần đột kích mạnh với tốc độ vủ bảo đã đặt ra kiểu thiết kế xe tank Đức : thiết kế gọn, chỉ 1 tháp pháo với 1 khẩu pháo lớn và mạnh ,kèm theo đại liên tiêu diệt bộ binh .Giáp trước cực dày để chịu được hoả lưc bắn thẳng từ trước giúp xe tank có thể vững vàng tiến công thẳng vào phòng tuyến địch.Các thiết bị liên lạc trên xe thiết kế tốt giúp hiệp đồng tác chiến tốt nhờ thế tank luôn giử được tính bất ngờ cơ động và chủ lực của mình.
    Trong khi đó tướng LX vẩn thích xé lẻ tank của mình ra ,còn tank Nga thì hoặc nhỏ bé chỉ có pháo 23mm chẳng làm gì được tank Đức hoặc là có đến 4-5 khẩu pháo nhưng chiếc T-28 nhưng hoả lực từng khẩu vẩn yếu ,bắn bộ binh thì tạm ổn còn bắn tank và sử dụng cơ động đột kích thì không thể.Còn vỏ giáp thì quá mỏng giáp trước chả dày hơn bao nhiêu so với giáp còn lại chính vì thế ăn 1 viên đạn 30mm của Đức là bừng cháy như 1 hộp diêm trúng lửa.
    Ngoài ra tướng Nga với kiểu tự hào của mình đã quên mất việc đưa các bài học rút lui vào giáo trình giảng dạy hay các buổi toạ đàm ,vì thế đầu cuộc chiến họ mất rất nhiều người vì các sai làm khi rút lui và cả sai lầm đã nêu là sử dụng lực lượng tank chưa thoả đáng.Nhưng đến mùa đông năm 1941 thì người Nga đã học đưọc bài học đắt giá của mình và Đức Quốc Xã bắt đầu phải trả giá.HỌ học rất nhanh và dần dà trình đọ họ ngang bằng rồi vượt qua người Đức.Đến năm 1943 thống chế Pauluyst của cụm tập đoàn quân số 6 của Đức bị bắt .Đến cuối thế chiến ở toàn án xét xử tội ác chiến tranh ông đã tuyên bố : các lời đồn về việc tôi có vào trường quân sự dạy tướng Nga các đánh nhau là vô căn cứ và chỉ là cái cớ để biện minh cho sự thất bại nhục nhã.Trình độ quân sự người Nga cao hơn tôi thì việc gì họ cần tôi dạy họ ,bằng chứng là tôi đã thất bại dưới tay họ và bị bắt.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tôi thấy Nga và các nước LX cũ luôn luôn mạnh về phòng thủ nói chung và các hệ thống tên lửa phòng thủ nói riêng
    Bắt nguồn từ những tài liệu nghiên cứu không gian mà bây giờ mới được tiếp tục phục hồi để giành vị trí dẫn đầu của Mỹ ( thêm một sân bay vũ trụ mới của Nga đang hoàn thành ). Ngành chế tạo tên lửa của Nga tiếp tục phát triển với các thế hệ tên lửa quân sự nhất là tên lửa phòng ngự đất đối không... hàng loạt thế hệ tên lửa phòng không đời mới lần lượt ra đời với các chức năng ngày càng tiên tiến. Pháo phản lực của Nga cũng rất lợi hại và cũng ngày càng hoàn thiện.
    Bản thân tôi thấy như thế mới tạo được thế cân bằng với việc Mỹ chú trọng vào không quân... một thằng bán máy bay tấn công một thằng bán tên lửa phòng không và máy bay đánh chặn thì thị trường vũ khí quân sự mới sôi động chứ
    Về tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân thì hai tổng thống hai nước Nga - Mỹ đã có thoả thuận riêng cắt giảm số đầu đạn hướng vào nhau và đó là đề nghị của Mỹ sau khi Bush kinh ngạc thốt lên " sao chúng ta có lắm đầu đạn hạt nhân vậy " sau khi được xem bản tường trình thống kê số đầu đạn hạt nhân của Mỹ
    Mà cũng lạ cái thằng Mỹ là sao nó không phát triển mới đặc biệt ( mang tính vượt bậc ) thêm gì về xe tăng và xe bọc thép ( xe bánh xích )... loanh quanh mấy dòng Abram, M1A1, M1A2 cải tiến thêm của thằng M1A1, và họ nhà M113 gồm một số chủng loại... được cái xe tăng Mỹ hoạt động ổn định nhất là trong các chiến trường sa mạc cát. Xe bọc thép thì vẫn dòng Bradley là được quan tâm nhất, sau đó là HERCULES...
    [​IMG]
  7. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    hèn zì tăng-pháo tự hành Xô-Đức nhiều vô kể mà thiết giáp mạnh như zậy.
    bổ sung thêm chút đỉnh là bản thân quân đội Nga vẫn có khá nhiều tứơng lĩnh rất khoái và hiểu chiến thuật dùng tank đột kích (huyền thoại với tên gọi Blitzkrieg).
    Như tướng Zhukov sau khi kết thúc chiến dịch Khalkhingol đánh quân NHật ở Mông Cổ (trước WW2) đã kết luận là ổng có thể thua nếu lúc đó không có trong tay 2 tập đoàn quân xe tăng dự bị để tiến hành chia cắt hợp vây quân Nhật vào thời điểm quyết định, dù chỉ là tank loại BT-3 BT-5 zì đó mà theo ổng rất yếu.
    Có lẽ nhờ có sẵn mấy ông này nên khi LX nhận ra sai lầm họ khắc phục rất nhanh: tank LX đông hơn, mạnh hơn và tập trung thành những tập đoàn quân lớn thực hiện các mục tiêu chiến lược.
    Ngược lại Mỹ không có tank mạnh nhưng có.....máy bay thiết giáp: các pháo đài bay B17 zới B29 (hơi ngoài lề chút trong topic zề pháo tự hành này) với lớp giáp thép và súng máy dày đặc.
    Trong chiến dịch oanh kích Tokyo (đâu tháng 6-7/45 thì fải) Mỹ đưa hàng trăm B29 bay vòng vèo trên đất Nhật mà chiến đấu cơ hay phòng không NHật hầu như bó tay vì bắn không rớt được.
    CÓ trận 300 B29 ném bom cháy Tokyo, Nhật tung 100 Zero ra thì rớt hết 50-60 chiếc, còn B29 rớt có ...1 chíêc (do 1 chú Nhật lủi nguyên con zô).
    Ngay trận Pearl Habour phi đoàn B17 từ San Francisco qua bị Nhật bắn rồi ....phòng không trên đảo bắn lầm túi bụi mà zẫn không rớt chiếc nào.
    WW2 giống như cuộc đọ sức của các nhà ...thiết giáp
  8. MohamedLeMinh

    MohamedLeMinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Theo các thông tin mà bác ViolinistGrassland cung cấp thì em nghĩ có thể bác í muốn nói về con SP70 chết yểu năm 1986. COn SP này do Ý, Anh và Đức hợp sức thiết kế nhằm mục đích tạo ra một con SP70 dự định dùng chung cho khối NATO, nhưng đến lúc đem ra bắn thử thì..cóc trúng mục tiêu. Thế là liên minh tan rã. (Xem thông tin tại http://www.saferworld.co.uk/brief3jul01history.htm ). Sau đó, Đức quyết định tiếp tục 1 mình dự án đó, và đổi tên con SP70 xui xẻo thành PanzerHaubitze 2000.
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    con PHZ2000 thì em biết ,nhưng dạo này hơi bận nên để từ từ post về nó sau ,rồi còn post tiếp về con của Nam Phi đang dở dang vì bị cắt ngang bởi các học thuyết đánh pháo binh của Nga-Đức nửa
    Thằng này có tầm bắn xa nhất trong họ nhà pháo 150-155mm(do có Nga xài 152 và có cở 150mm trước đó )Tầm bắn nó đạt gần 41.8Km tối đa ,cái đó là khi sử dụng đạn M2000BB Assegai của hảng Naschem/Denel của Nam Phi (thấy Nam Phi lợi hại chưa ,lấy gạo với basa đi đổi pháo thôi) nhưng sau này Đức phát triển loại đạn RH 40 BB của hảng Rheinmetall (cái này theo tiếng Đức hình như là hảng thép sông Rhein 1 con sông tiêu biểu ở Đức như Thames của Anh và Sông Hồng của và Cửu Long ở VN ) tầm bắn của RH 40 BB vào xấp xỉ 40 km và tầm bắn này đạt được là nhờ hệ thống chuyển đổi modul khi bắn (dịch tạm từ thuật ngử modular charge system)
    Còn với đạn của NATO thì tầm bắn là 30 km ,tầm bắn với đạn cơ bản của Đức : 36,5 km còn với đạn được hổ trợ tên lửa đẩy RH 40 BB thì tầm bắn là 40 km (xa nhất trong họ nhà pháo tự hành nòng 150-155mm)
    Tuy nhiên nó có đến 5 crew gồm gunner pháo thủ driver lái xe commander chỉ huy và 2 tay gunloader thay đạn .1 tay sau khi đạn nổ kéo cái bệ bịt buồng đạn ra ,vỏ đạn sẻ văng ra tên kia thì móc viên đạn từ trong thùng đạn đưa cho hắn để bỏ vào đóng lại và sẳn sàng để bắn tiếp ,nói chung là thủ công như ngày xa xưa ,ngày mà 5 anh em trên 1 chiếc xe tank gồm 2 anh thay đạn .Đấy chính là đặc điểm của đa số pháo tự hành chỉ có các hệ thống hổ trợ thay đạn chứ không tự động hoàn toàn do :
    Pháo không thể bắn quá nhanh sẻ rất hại nòng
    Đạn rất cồng kềnh
    Bệ bịt nòng rất chắc và phức tạp giúp pháo bắn xa và chính xác các cơ chế tự động là không thích hợp
    Vả lại 1 khẩu đội pháo biên chế 5 người là phù hợp vì pháo tự hành có thể vào hố tank và trở thành 1 cứ điểm hoả lực mạnh với các thùng đạn tiếp tế mang đến.Những ý tưởng về việc giảm số crew chỉ còn 3 như T80 T90 của Nga đều bị người Nga bác (Anh Pháp Mỹ thì họ vẩn xài 4 crew trong đó có 1 loader cho xe tank ) Lý do bác đơn giản là vì tốn tiền mà không hiệu quả vì pháo tự hành đâu có trực chiến chính vì thế đâu phải sợ thiệt hại nặng về nhân mạng khi số crew nhiều hay tính năng của xe tank khi được tự động hoá giúp chiến đấu linh hoạt mà ít crew hơn.Kết quả là dù MSTA có hệ thống hổ trợ nạp đạn nhưng vẩn nạp tay là chính và vẩn có 5 crew để tăng khả năng trực chiến như Paladin hay PHZ 2000.Trong trường hợp pháo tự hành người Nga từ bỏ nhưng vượt trội về cơ khí thường giúp họ giảm số nhân lực nhưng tăng tính năng như họ đã là ở xe tank từ đời T72 .
    ở hình này thấy rỏ biểu tượng thập tự sắt của Đức (thiếu cái hình chử vạn nửa là thành quốc xã)
    [​IMG]

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Còn đây là hệ thống hổ trợ nạp đạn(ý tưởng giảm số crew với pháo tự hành thực sự không có nhiều tác dụng thực tiển mà chỉ làm tốn tiền và giảm khả năng trực chiến của khẩu pháo ):
    [​IMG]

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)

Chia sẻ trang này