Pháo ! Katyusha Việt Nam Katyusha là loại pháo phản lực của LX ra đời vào thời kì đầu của Chiến tranh Vệ quốc, mỗi giàn có 6 nòng, tên gọi BM-13 nhưng được biết đến nhiều nhất với tên gọi Katyusha. Ngay trong những trận đầu, pháo phản lực Katyusha đã gây thiệt hại lớn cho quân đội Đức. Những chùm đạn Katyusha đã tiêu cháy cả những xe tăng Tiger có vỏ thép dày nhất. Quân đội Đức gọi đây là vũ khí tử thần, còn quân đội LX đặt cho nó nhiều biệt danh như : Thần chiến tranh, Hy vọng, Thắng lợi, Mùa xuân... và cuối cùng là Katyusha-một cái tên của các cô gái Nga. Tình báo Đức đã từng có kế hoạch đánh cắp bản thiết kế pháo phản lực Katyusha nhưng đã thất bại. Năm 1954, vào giai đoạn cuối của chiến dịch Điện Biên Phủ, LX đã cung cấp cho Việt Nam qua con đường Trung Quốc 12 dàn tên lửa Katyusha(lúc này ở ĐBP pháo binh ta chỉ còn lại 5.000 viên đạn 105mm). Tiểu đoàn H6 (hỏa tiễn) đã có mặt trong đội hình chiến dịch trước khi đợt 3 bắt đầu. Chiều 6-5-1954, 12 dàn Katyusha đã yểm trợ đắc lực cho cuộc tiến công cao điểm A1 và chế áp các trận địa pháo địch. Mặc dù độ tản mác còn cao nhưng đuôi lửa, tiếng rít, và tiếng nổ dữ dội của những quả đạn Katyusha đã làm quân Pháp vô cùng hoảng sợ. Trong kháng chiến chống Mĩ, quân giới Việt Nam đã cải tiến tách rời từng nòng của các dàn pháo, mỗi nòng có giá đỡ riêng, tên gọi A12, tầm bắn 9.600m, tiện lợi cho việc mang vác, vận chuyển. Đến năm 1966 ta nhận được loại pháo phản lực mới ĐKB, cũng ở dạng tháo rời từng nòng nhưng do LX chế tạo theo yêu cầu của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh. ĐKB tinh xảo hơn A12 và tầm bắn xa hơn, đạt 10.800m. Ngày 17-4-1966, trung đoàn 84A trang bị ĐKB và tiểu đoàn 99 trang bị A12 đã bắn trình diễn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp tới xem. Toàn bộ số đạn hàng trăm quả đều trúng mục tiêu, tạo uy lực lớn. Sau đó cả 2 đơn vị trên đều được đưa vào miền Nam. Đến năm 1967, có thêm 4 trung đoàn ĐKB được đưa vào và đến 1968 những nòng Katyusha Việt Nam vác vai đã có mặt ở hầu hết các chiến trường. Lúc đầu, ta thường tập trung cả trung đoàn, tiểu đoàn bắn hàng trăm quả, gây thiệt hại nặng cho địch. Điển hình là trận đánh sân bay Đà Nẵng ngày 25-2-1967 phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự; trận pháo kích căn cứ 241 (Quảng Trị) ngày 6-3-1967 phá hủy 22 khẩu pháo 105mm và 175mm, 35 xe quân sự, diệt 1.450 tên Mĩ làm căn cứ địch cháy suốt 2 ngày đêm; trận đánh sân bay Biên Hòa ngày 12-5-1967 phá hủy 64 máy bay, diệt hàng trăm phi công và nhân viên kĩ thuật Mĩ. Sau này ta thay đổi linh hoạt trong cách đánh. Lúc dùng cả trung đoàn, tiểu đoàn, lúc chỉ dùng đại đội, trung đội luồn sâu, tập kích quân địch, có khi chỉ dùng 1, 2 khẩu pháo bí mật tiếp cận địch, bất ngờ bắn vài loạt thiêu hủy cả kho vũ khí, nhiên liệu hoặc trận địa pháo địch. Có nơi ta không dùng nòng pháo mà chỉ đắp bệ đất, khoét lòng máng rồi đặt đạn lên bệ. Giai đoạn cuối của kháng chiến chống Mĩ chúng ta có thêm nhiều loại pháo, tên lửa của LX, hiện đại và sức công phá lớn nhưng những khẩu Katyusha vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến đấu. Qua đó ta thấy sự giúp đỡ to lớn về quân sự của LX và sự sáng tạo, thông minh của Việt Nam trong cải tiến, chế tạo và chiến đấu.
. Bác vinakor ơi , bây giờ VN còn xài một số loại katyusha đời mới tới 40 ống phóng lận như BM-21 Grand , nghe kể loại này phóng đã lắm , chỉ 20 giây là hết ráo lại có bán kính huỷ diệt lớn nữa . _Nhưng mà katyusha của ta do Tàu cung cấp thì phải , nghe kể nó được nạp đạn tự động từ một xe cơ giới chở một cơ số 4 "kẹp" đạn ( không biết có đúng không ) .
Grad nếu em không nhầm thì có từ năm 1963.Sau đó được trang bị cho hơn 50 quốc gia,trong đó có Lào.Dòng này tuy cũ nhưng mới đây đã được nâng cấp,có dẫn đường bằng máy vi tính.Tầm bắn của nó cũng lên tới 21000m.Và hiện nay,Nga đang dùng khá nhiều ở Tresnhia.
Cái này thì em chưa hiểu là không có nòng pháo thì bắn đạn như thế nào? Bác có thể giải thích rõ hơn được không? Còn một câu hỏi nữa là: Tại sao thằng Mĩ thấy pháo phản lực nhiều nòng lợi hại thế mà nó không sản xuất nhỉ? http://www.ttvnol.com/forum/f_62 http://www.ttvnol.com/forum/f_394
. Mĩ cũng có loại rocket tự hành đấy chứ , chẳng qua là chúng ta ít nghe nói đến thôi ...trong thế hệ BM21 nghe nói có loại 6 ống phóng và trở thành tên lửa tự hành 300mm .
kachiusa có người dịch là cối phản lực, có lẽ chính xác hơn. Có các đặc điểm như cối nhưng có tầm bắn xa hơn và dĩ nhiên là đạn đắt tiền hơn, khác biệt quan trọng nhất là bắn nhanh. Hình như trận bắn pháo vào căn cứ Mỹ ở Dốc Miếu là bằng cachiusa thì phải, chỉ một loáng là cả ngàn tên Mỹ chết và bị thương.
"Katyusha Việt Nam Katyusha là loại pháo phản lực của LX ra đời vào thời kì đầu của Chiến tranh Vệ quốc, mỗi giàn có 6 nòng, tên gọi BM-13 nhưng được biết đến nhiều nhất với tên gọi Katyusha. Ngay trong những trận đầu, pháo phản lực Katyusha đã gây thiệt hại lớn cho quân đội Đức. Những chùm đạn Katyusha đã tiêu cháy cả những xe tăng Tiger có vỏ thép dày nhất. Quân đội Đức gọi đây là vũ khí tử thần, còn quân đội LX đặt cho nó nhiều biệt danh như : Thần chiến tranh, Hy vọng, Thắng lợi, Mùa xuân... và cuối cùng là Katyusha-một cái tên của các cô gái Nga. Tình báo Đức đã từng có kế hoạch đánh cắp bản thiết kế pháo phản lực Katyusha nhưng đã thất bại. Năm 1954, vào giai đoạn cuối của chiến dịch Điện Biên Phủ, LX đã cung cấp cho Việt Nam qua con đường Trung Quốc 12 dàn tên lửa Katyusha(lúc này ở ĐBP pháo binh ta chỉ còn lại 5.000 viên đạn 105mm). Tiểu đoàn H6 (hỏa tiễn) đã có mặt trong đội hình chiến dịch trước khi đợt 3 bắt đầu. Chiều 6-5-1954, 12 dàn Katyusha đã yểm trợ đắc lực cho cuộc tiến công cao điểm A1 và chế áp các trận địa pháo địch. Mặc dù độ tản mác còn cao nhưng đuôi lửa, tiếng rít, và tiếng nổ dữ dội của những quả đạn Katyusha đã làm quân Pháp vô cùng hoảng sợ. Trong kháng chiến chống Mĩ, quân giới Việt Nam đã cải tiến tách rời từng nòng của các dàn pháo, mỗi nòng có giá đỡ riêng, tên gọi A12, tầm bắn 9.600m, tiện lợi cho việc mang vác, vận chuyển. Đến năm 1966 ta nhận được loại pháo phản lực mới ĐKB, cũng ở dạng tháo rời từng nòng nhưng do LX chế tạo theo yêu cầu của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh. ĐKB tinh xảo hơn A12 và tầm bắn xa hơn, đạt 10.800m. Ngày 17-4-1966, trung đoàn 84A trang bị ĐKB và tiểu đoàn 99 trang bị A12 đã bắn trình diễn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp tới xem. Toàn bộ số đạn hàng trăm quả đều trúng mục tiêu, tạo uy lực lớn. Sau đó cả 2 đơn vị trên đều được đưa vào miền Nam. Đến năm 1967, có thêm 4 trung đoàn ĐKB được đưa vào và đến 1968 những nòng Katyusha Việt Nam vác vai đã có mặt ở hầu hết các chiến trường. Lúc đầu, ta thường tập trung cả trung đoàn, tiểu đoàn bắn hàng trăm quả, gây thiệt hại nặng cho địch. Điển hình là trận đánh sân bay Đà Nẵng ngày 25-2-1967 phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự; trận pháo kích căn cứ 241 (Quảng Trị) ngày 6-3-1967 phá hủy 22 khẩu pháo 105mm và 175mm, 35 xe quân sự, diệt 1.450 tên Mĩ làm căn cứ địch cháy suốt 2 ngày đêm; trận đánh sân bay Biên Hòa ngày 12-5-1967 phá hủy 64 máy bay, diệt hàng trăm phi công và nhân viên kĩ thuật Mĩ. Sau này ta thay đổi linh hoạt trong cách đánh. Lúc dùng cả trung đoàn, tiểu đoàn, lúc chỉ dùng đại đội, trung đội luồn sâu, tập kích quân địch, có khi chỉ dùng 1, 2 khẩu pháo bí mật tiếp cận địch, bất ngờ bắn vài loạt thiêu hủy cả kho vũ khí, nhiên liệu hoặc trận địa pháo địch. Có nơi ta không dùng nòng pháo mà chỉ đắp bệ đất, khoét lòng máng rồi đặt đạn lên bệ. Giai đoạn cuối của kháng chiến chống Mĩ chúng ta có thêm nhiều loại pháo, tên lửa của LX, hiện đại và sức công phá lớn nhưng những khẩu Katyusha vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến đấu. Qua đó ta thấy sự giúp đỡ to lớn về quân sự của LX và sự sáng tạo, thông minh của Việt Nam trong cải tiến, chế tạo và chiến đấu. " Lính Mĩ đâu mà chết nhiều quá vậy ? Làm như tụi nó không biết dùng máy bay ném bom chỗ pháo kích hay sao dzậy ? thiệt hại như vậy chắc là tiêu hết nguyên 1 sân bay rồi.Với lại có ai ngu mà cứ đứng ngó đạn pháo tới trúng mình mà không biết tìm chỗ núp hay sao? với lại sao khi pháo kích co lính của mình chạy vô đếm xác lính mĩ và máy bay à!