1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp-đất nước của văn hoá và kiến trúc

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi nvs, 21/10/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zazu

    zazu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    1.736
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, câu hỏi sao mà khó thế.
    Bít mỗi câu 3 --> Oui
    ÷$÷ Z***Z ÷$÷​
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người, lẽ ra là Jeanne d'Arc chứ không phải là Jean d'Arc.
    Còn mấy câu hỏi ở trên cứ để thư thư đã, tôi giải đáp sau.
  3. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người, lẽ ra là Jeanne d'Arc chứ không phải là Jean d'Arc.
    Còn mấy câu hỏi ở trên cứ để thư thư đã, tôi giải đáp sau.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Một thoáng Paris
    Văn Ngọc

    Một thành phố, ví như một tấm gương phản chiếu tâm hồn những kẻ chiêm ngưỡng nó, và dành cho nó một cảm tình đặc biệt nào đó.
    Một thành phố có bề dày lịch sử, có bộ mặt kiến trúc đa dạng, vừa cổ kính, vừa hiện đại, lại có những sinh hoạt văn hoá, giải trí, phong phú, như Paris, thành phố đó không thể nào không được nhiều người yêu thích, vì ở đây họ tìm thấy những gì gần gũi với họ nhất : họ tìm thấy chính họ.
    Song, cũng vì thế, mà những lý do làm cho người ta yêu thích Paris khác nhau từ người này đến người khác, bởi mỗi người thích một khía cạnh. Người ưa khía cạnh cổ kính, lãng mạn, kẻ ưa khía cạnh phồn hoa đô hội, tiện nghi, hiện đại, lại có kẻ ưa cái không khí nhộn nhịp, đầy sức sống của nó, v.v...
    Có nhiều người say mê Paris đến độ không muốn rời đi ở đâu khác, hoặc có ở đâu, thì thi thoảng cũng tạo dịp để đi đi về về ! Đối với họ, thành phố này đáp ứng một bản năng sâu kín, một nhu cầu, một khát vọng, hoặc chỉ đơn giản một nếp sống.
    Không thể nào phủ nhận được những giá trị đích thực đằng sau những tình cảm, những đam mê ấy : đó chính là những giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, tích tụ qua nhiều thế kỷ, và đã làm nên cái Paris ngày nay.
    Một trong những điều kiện không thể thiếu được để có thể yêu thích Paris, là phải biết Paris, mà muốn thật sự biết Paris, phải sống ở đây nhiều năm, gắn bó với ít nhất vài ba khu phố, quen thuộc với nhịp sống "métro-boulot-dodo", cũng như với nhịp sống văn hoá và giải trí của thành phố này. Paris có tới 20 quận, mỗi quận gồm nhiều khu phố, với những đặc điểm khác nhau ! Làm sao mà biết hết được ?
    Những khu phố, nhất là những khu phố buôn bán, tuy có những chức năng cố định, nhưng trong từng dãy phố, từng cửa hàng, vẫn có những thay đổi liên tục, do đó người ta luôn luôn phải săn tìm, khám phá, để cập nhật những hiểu biết của mình !
    Chẳng hạn như Paris có những nơi sinh hoạt văn hoá, hay giải trí cho nhiều lứa tuổi khác nhau (cũng như cho nhiều túi tiền khác nhau), phải biết chọn chỗ để mà đi chơi, đi nghe, hoặc đi xem : mỗi thời đều có những cái mới của nó, những sinh hoạt mới, những " khu chức năng " mới !
    Một thành phố ví như một cơ thể sống : nó thay da đổi thịt từng ngày. Không những thế, mỗi khu phố, mỗi dãy phố, mỗi ngôi nhà, cửa hiệu, đôi khi còn thay đổi cả chức năng, sau một biến động nào đó. Một khu phố học trò (như khu Saint Germain-Odéon, chẳng hạn), ngày hôm qua còn tấp nập với những sinh hoạt đa dạng của sinh viên (kể cả ngồi tán gẫu buổi trưa ở các quán cà-phê), nay bỗng nhiên vắng hẳn, do các trường đã bị giải toả đi những ngoại ô xa. Một khu phố khác (quận 13), trước kia vắng vẻ, tẻ nhạt, thì nay trở thành khu phố Tàu buôn bán sầm uất. Quận 15 trước kia trống vắng, nay cũng đã đầy ắp nhà cửa được xây dựng mới với những phong cách kiến trúc hiện đại, v.v...
    Ngoại trừ một vài công trình hiếm hoi ở ngay giữa thành phố như trung tâm Pompidou, Forum des Halles, hoặc một vài khu còn đất trống để xây dựng mới sau chiến tranh như các khu Maine-Montparnasse, quận 15 về phía bờ sông (Front de Seine), Bercy, Tolbiac, v.v..., còn nhìn chung, nếu Paris có đổi khác nhiều so với những năm 50-60, thì chủ yếu chỉ là ở về phía vành đai (La Villette, La Défense, v.v...). Tuy nhiên những công trình, hoặc những khu xây dựng mới hoàn toàn không đụng đến cái mô bào vốn đã được qui định trong sơ đồ qui hoạch của thành phố.
    Paris ngày nay chủ yếu vẫn là cái Paris cổ kính ngày xưa, mặc dầu đã được cải tạo một cách khá mạnh mẽ bởi Hausmann (1) vào giữa thế kỷ 19 (1853-1870), dưới thời Napoléon đệ tam. Đó cũng là cái may lớn cho thành phố này, bởi nếu Paris còn giữ y nguyên cái cấu trúc cũ,với một hệ thống đường phố chật hẹp , như ở thời vua Louis XIV, hoặc ngay như ở thời cách mạng 1789, thì chắc chắn, ngay từ thế kỷ 19, chứ không nói gì đến ngày nay, người ta chỉ còn bó tay, để cho nó chịu số phận của một thành phố trong đó xe cộ sẽ bị kẹt cứng, không đi lại được, một thành phố không đáp ứng được những nhu cầu ngày càng lớn của một nền kinh tế đang trên đà phát triển.
    Nhưng Paris đã được cải tạo kịp thời, vừa đúng lúc, gặp đúng thời vận, với đầy đủ những phương tiện tài chính, kỹ thuật, và người có khả năng đôn đốc, thực hiện chương trình đó đến nơi đến chốn.(2)
    Paris có thể được coi như là thành phố cổ duy nhất trên thế giới đã được cải tạo một cách mạnh dạn, nhanh chóng, và ở một qui mô rộng lớn. Điều này ít ai nói đến, nhưng đối với những ai làm công tác bảo tồn, hoặc cải tạo những khu phố cổ, thì Paris là một kinh nghiệm quí báu.
    Những trục đường cho phép chúng ta chạy xe hơi ngày nay, băng ngang Paris, như trục Champs-Elysées-Rue de Rivoli-Saint Antoine-Bastille ; và trục đường Saint-Germain, đi từ nhà Quốc hội đến cầu Sully Morland (rồi tiếp tục xuyên qua bên kia sông với đại lộ Henri IV, để cuối cùng cũng dẫn đến Bastille !)(3), những trục đường này đều đã được thực hiện dưới thời Haussmann. Cũng như trục dọc xuyên suốt Paris theo hướng Bắc-Nam, xưa kia là trục đường Saint-Jacques-Saint Martin, đến thời Haussmann đã được bổ sung bằng trục đường đi từ cửa ô Porte d?TOrléans, qua Denfert-Rochereau, Port Royal, nối liền với các đại lộ Saint-Michel, Sébastopol, v.v...
    Điều đáng chú ý trong công cuộc cải tạo này, là mặc dầu có bị mất đi một số công trình cổ, một số ngõ, phố cũ, dọc theo các trục đường mới mở, song Paris vẫn giữ được đại bộ phận các công trình lịch sử quan trọng và các khu phố, phường cổ của nó. Ở một số khu, ngay cả những nghề cổ, tổ chức và bố trí theo truyền thống phường hội từ thời trung cổ, cũng vẫn còn tồn tạiấ: khu Faubourg Saint-Antoine (chuyên làm đồ gỗ), Quai de la Mégisserie (chuyên bán hạt giống), khu Saint-Sulpice (chuyên bán đồ thờ), khu Rue de Rome (chuyên làm đàn), khu Rue du Temple (chuyên sản xuất quần áo bán buôn), v.v...
    Nếu muốn đi thăm những công trình kiến trúc cổ nhất , hay những khu phố cổ nhất của Paris, bạn vẫn có thể tìm thấy được chúng dễ dàng. Có khi hàng ngày bạn đi ngang qua những nơi này mà bạn không để ý tới thôi ! (4)
    Không kể những dấu tích hiếm quí của thời kỳ Gallo-Romaine, thế kỷ 2 tr.C.N. (Musée de Cluny, Arène de Lutèce, quận 5) - Paris lúc đó còn mang tên là Lutetia (Lutèce) - một số công trình tôn giáo mà niên đại xây dựng đầu tiên lên tới thời kỳ mérovingien (thế kỷ 6), và sau đó được xây lại ở các thế kỷ 10-11-12-13 hiện vẫn còn nguyên vẹn. Đó là những ngôi nhà thờ nổi tiếng : Saint-Germain-des-Prés, Saint-Séverin, Saint-Julien-Le-Pauvre, Saint-Germain l?TAuxerrois, Notre-Dame de Paris, Sainte Chapelle, Saint-Pierre de Montmartre, Basilique de Saint-Denis, v.v... Ngoài ra, các cung điện như Palais du Roi (tức Palais de Justice ngày nay), Conciergerie, Sorbonne, cũng đều được xây dựng từ thế kỷ 13. Nhiều công trình quan trọng khác có niên đại từ những thế kỷ 16,17,18 đều vẫn còn nguyên : cung điện Louvre, Tuileries, Palais Royal, Place des Vosges, Collège de France, Palais du Luxembourg, Institut de France, Observatoire, Invalides, Panthéon, nhà thờ Saint-Eustache, nhà thờ Madeleine, khu Marais với những ngôi nhà cổ còn lại từ thế kỷ 14, v.v... Ngay cả những ngôi nhà phố xây dựng dưới thời Haussmann, dọc theo những trục đường mới mở, như Bd Saint-Germain, Bd Saint Michel, Bd Arago, Bd Saint-Marcel, Bd de Port- Royal, v.v... đều có giá trị về mặt lịch sử, cũng như về mặt kiến trúc.
    Cái đẹp cổ kính của Paris không chỉ khuôn lại trong cái đẹp của những công trình kiến trúc riêng lẻ. Nó còn tàng ẩn trong những tổng thể kiến trúc và cảnh quan dọc hai bên bờ sông Seine. Nó còn là cái đẹp kín đáo của đảo Saint-Louis, của đảo Cité, của những chiếc cầu, của những khu phố cổ, của những quảng trường, công viên, những khu rừng ven thành phố, v.v...
    Tuy nhiên, cái đẹp của cảnh quan, hay cái đẹp của kiến trúc, không hẳn đã là những con chủ bài duy nhất chinh phục những người sống ở thành phố này, hoặc những du khách. Thiếu gì thành phố trên thế giới có những công trình kiến trúc đẹp, mà đi qua người ta không cảm thấy có một cái gì gắn bó với họ, ngoại trừ những giá trị thẩm mỹ ?
    Người đi tìm cái hồn của Paris có thể không tìm thấy trong gạch đá, rêu phong, của những công trình kiến trúc cổ, song lại bắt gặp nó ở trong cái bầu không khí của từng khu phố, của từng nơi chốn quen thuộc, chỗ hẹn hò, gặp gỡ, bên cốc rượu, tách cà -phê. Ở những nơi này, những người không cùng một môi trường hoạt động cũng có thể gặp nhau, biết nhau, làm quen với nhau. Họ không đến đây chỉ để ăn uống, nói chuyện nghề nghiệp, hoặc chuyện gẫu, mà còn để cùng thưởng thức cái dư hương của những thời kỳ văn hoá, lịch sử, mà họ đã từng yêu thích, những thời kỳ tuy là đã xa rồi nhưng dường như vẫn còn gần gũi.
    Paris có những nơi chốn, những địa điểm nổi tiếng như thế : Saint-Germain-des-Prés, cái nôi của chủ nghĩa hiện sinh, với các quán cà-phê Deux Magots, Flore, và cái **** của Club Saint-Germain, nơi Boris Vian đã từng chơi nhạc Jazz. Vào những năm 50-60, thỉnh thoảng người ta còn được gặp Jean-Paul Sartre ở hiên cà-phê Les Deux Magots vào những buổi trưa. Dọc đường Saint-Germain, đi xuôi xuống Odéon, còn có quán Old Navy, nơi đóng đô một thời của Adamov, một nhà soạn kịch có tên tuổi. Ông này chuyên ngồi viết lách ở ngay bàn cà phê, giữa đám sinh viên ồn ào. Một khu khác cũng là chỗ gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ, đó là khu Montparnasse, với các quán Le Dôme, La Rotonde, La Coupole. Ngày nay, những nơi này, cũng như Montmartre, đều đã hơi bị biến chất, không còn cái không khí nghệ sĩ của thời oanh liệt đầu thế kỷ, hay vào những năm 50-60 nữa, tuy nhiên khách ở đây ngày đêm vẫn đông !
    Vào những năm 50-60, giới trẻ đua nhau nghe nhạc Jazz và nhảy be-bop ở dưới các " ****s " (hầm xây vòm cuốn dưới phần lớn các ngôi nhà phố cổ trong Paris). Khu phố Rue de la Huchette thời ấy rất tấp nập với **** de la Huchette, Les Trois Mayers ; khu Saint-Germain có Club Saint- Germain, Vieux Colombier, Tabou ; phố St-André-des-Arts có quán Le Caméléon ; bên kia sông có Slow Club, Blue Note, v.v...
    Ngày nay, khu phố Rue de la Huchette-Rue de la Harpe chỉ chật ních những là quán ăn ! Song, giới trẻ lại tìm ra được những sinh hoạt khác, ở những nơi khác, tạo ra những không khí khác, để vui chơi. Mỗi thời mỗi khác, Paris thay da đổi thịt là như thế.
    Văn Ngọc
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chú thích :
    (1) Georges-Eugène Haussmann làm Préfet de Paris từ 1853 đến 1870.
    (2) Công cuộc cải tạo Paris ở thế kỷ 19 thực ra đã được khởi đầu bởi chính Napoléon đệ nhất. Tháng 2 năm 1800, một Uỷ ban hành chính của thành phố đã được thiết lập và Nicolas Frochot, đẫ được chỉ định làm vị Préfet đầu tiên của Paris (1800-1812). Nhiều công trình mà sau này Napoléon đệ tam sẽ tiếp tục, đã được bắt đầu từ thời kỳ này : đường Rivoli, đường Castiglione, quảng trường Châtelet, quảng trường Bastille, quảng trường phía trước nhà thờ Notre-Dame, phố Soufflot, phố d?TUlm, v.v...Tuy nhiên, đây chưa phải là một chương trình cải tạo qui mô. Ngược lại, để đối phó với nạn lụt lội do sông Seine gây nên, Napoléon đệ nhất đã cho đắp một loạt kè đá (quai) : kè bao quanh đảo Cité, quai Montebello, quai d?TOrsay, v.v... Ngoài ra, một số cầu mới cũng đã được xây dựng : Pont de la Cité, nối liền đảo Cité với đảo Saint-Louis, Pont des Arts, Pont d?TAusterlitz, Pont d?TIéna.
    Phải chờ đến khi Napoléon đệ tam lên ngôi hoàng đế, công cuộc cải tạo Paris mới đạt một qui mô to tát và mới được thực hiện một cách đồng bộ. Cuộc cải tạo này dựa trên hai ý chính. ý đầu tiên là để đề phòng những cuộc dấy loạn. Napoléon đệ tam rút kinh nghiệm từ hai cuộc cách mạng 1830 và 1848, lấy quyết định cải tạo trước hết hệ thống đường xá, để điều động pháo binh cho dễ dàng, nhanh chóng, đồng thời, để từ những quảng trường, từ những ngã ba, ngã tư, có thể kiểm soát được các hướng. Hai trục đường băng ngang qua thành phố và gặp nhau ở quảng trường Bastille, chắc hẳn phải có một lý do chiến lược. Có thể do vị trí của trại lính (Caserne de Cavalerie, nay là chỗ Garde Républicaine đóng quân, ở đường Henri IV) kế ngay bên Bastille chăng ? Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở đầu đằng kia của trục đường Saint-Germain lại là nhà Quốc hội (Palais Bourbon, tức Assemblée Nationale ngày nay), và ở trên trục đường Bastille-Saint-Antoine-Rivoli-Champs-Elysées lại có các cung điện Louvre, Tuileries, Palais Royal, toà Thị chính và Place Royale (tức Place des Vosges), là nơi vua chúa và quí tộc ở. Còn cái ý thứ hai, là Napoléon thực sự muốn biến Paris trở thành một thành phố hiện đại, như thể London thời đó, với một hệ thống đường sá rộng rãi.
    (3) Những khu phố cổ còn lại khá nguyên vẹn trong Paris nhiều vô kể, phần lớn có niên đại từ thế kỷ 12, 13 : khu đảo Cité, các khu Marais, Maubert, Mouffetard, Saint-Victor, Sainte-Geneviève, St Séverin, St Jacques, St Germain, St-Germain-l?TAuxerrois, Halles, Opéra, St-Denis, v.v...


    Qui aime bien châtie bien
    Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi​
    [​IMG]
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Một thoáng Paris
    Văn Ngọc

    Một thành phố, ví như một tấm gương phản chiếu tâm hồn những kẻ chiêm ngưỡng nó, và dành cho nó một cảm tình đặc biệt nào đó.
    Một thành phố có bề dày lịch sử, có bộ mặt kiến trúc đa dạng, vừa cổ kính, vừa hiện đại, lại có những sinh hoạt văn hoá, giải trí, phong phú, như Paris, thành phố đó không thể nào không được nhiều người yêu thích, vì ở đây họ tìm thấy những gì gần gũi với họ nhất : họ tìm thấy chính họ.
    Song, cũng vì thế, mà những lý do làm cho người ta yêu thích Paris khác nhau từ người này đến người khác, bởi mỗi người thích một khía cạnh. Người ưa khía cạnh cổ kính, lãng mạn, kẻ ưa khía cạnh phồn hoa đô hội, tiện nghi, hiện đại, lại có kẻ ưa cái không khí nhộn nhịp, đầy sức sống của nó, v.v...
    Có nhiều người say mê Paris đến độ không muốn rời đi ở đâu khác, hoặc có ở đâu, thì thi thoảng cũng tạo dịp để đi đi về về ! Đối với họ, thành phố này đáp ứng một bản năng sâu kín, một nhu cầu, một khát vọng, hoặc chỉ đơn giản một nếp sống.
    Không thể nào phủ nhận được những giá trị đích thực đằng sau những tình cảm, những đam mê ấy : đó chính là những giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, tích tụ qua nhiều thế kỷ, và đã làm nên cái Paris ngày nay.
    Một trong những điều kiện không thể thiếu được để có thể yêu thích Paris, là phải biết Paris, mà muốn thật sự biết Paris, phải sống ở đây nhiều năm, gắn bó với ít nhất vài ba khu phố, quen thuộc với nhịp sống "métro-boulot-dodo", cũng như với nhịp sống văn hoá và giải trí của thành phố này. Paris có tới 20 quận, mỗi quận gồm nhiều khu phố, với những đặc điểm khác nhau ! Làm sao mà biết hết được ?
    Những khu phố, nhất là những khu phố buôn bán, tuy có những chức năng cố định, nhưng trong từng dãy phố, từng cửa hàng, vẫn có những thay đổi liên tục, do đó người ta luôn luôn phải săn tìm, khám phá, để cập nhật những hiểu biết của mình !
    Chẳng hạn như Paris có những nơi sinh hoạt văn hoá, hay giải trí cho nhiều lứa tuổi khác nhau (cũng như cho nhiều túi tiền khác nhau), phải biết chọn chỗ để mà đi chơi, đi nghe, hoặc đi xem : mỗi thời đều có những cái mới của nó, những sinh hoạt mới, những " khu chức năng " mới !
    Một thành phố ví như một cơ thể sống : nó thay da đổi thịt từng ngày. Không những thế, mỗi khu phố, mỗi dãy phố, mỗi ngôi nhà, cửa hiệu, đôi khi còn thay đổi cả chức năng, sau một biến động nào đó. Một khu phố học trò (như khu Saint Germain-Odéon, chẳng hạn), ngày hôm qua còn tấp nập với những sinh hoạt đa dạng của sinh viên (kể cả ngồi tán gẫu buổi trưa ở các quán cà-phê), nay bỗng nhiên vắng hẳn, do các trường đã bị giải toả đi những ngoại ô xa. Một khu phố khác (quận 13), trước kia vắng vẻ, tẻ nhạt, thì nay trở thành khu phố Tàu buôn bán sầm uất. Quận 15 trước kia trống vắng, nay cũng đã đầy ắp nhà cửa được xây dựng mới với những phong cách kiến trúc hiện đại, v.v...
    Ngoại trừ một vài công trình hiếm hoi ở ngay giữa thành phố như trung tâm Pompidou, Forum des Halles, hoặc một vài khu còn đất trống để xây dựng mới sau chiến tranh như các khu Maine-Montparnasse, quận 15 về phía bờ sông (Front de Seine), Bercy, Tolbiac, v.v..., còn nhìn chung, nếu Paris có đổi khác nhiều so với những năm 50-60, thì chủ yếu chỉ là ở về phía vành đai (La Villette, La Défense, v.v...). Tuy nhiên những công trình, hoặc những khu xây dựng mới hoàn toàn không đụng đến cái mô bào vốn đã được qui định trong sơ đồ qui hoạch của thành phố.
    Paris ngày nay chủ yếu vẫn là cái Paris cổ kính ngày xưa, mặc dầu đã được cải tạo một cách khá mạnh mẽ bởi Hausmann (1) vào giữa thế kỷ 19 (1853-1870), dưới thời Napoléon đệ tam. Đó cũng là cái may lớn cho thành phố này, bởi nếu Paris còn giữ y nguyên cái cấu trúc cũ,với một hệ thống đường phố chật hẹp , như ở thời vua Louis XIV, hoặc ngay như ở thời cách mạng 1789, thì chắc chắn, ngay từ thế kỷ 19, chứ không nói gì đến ngày nay, người ta chỉ còn bó tay, để cho nó chịu số phận của một thành phố trong đó xe cộ sẽ bị kẹt cứng, không đi lại được, một thành phố không đáp ứng được những nhu cầu ngày càng lớn của một nền kinh tế đang trên đà phát triển.
    Nhưng Paris đã được cải tạo kịp thời, vừa đúng lúc, gặp đúng thời vận, với đầy đủ những phương tiện tài chính, kỹ thuật, và người có khả năng đôn đốc, thực hiện chương trình đó đến nơi đến chốn.(2)
    Paris có thể được coi như là thành phố cổ duy nhất trên thế giới đã được cải tạo một cách mạnh dạn, nhanh chóng, và ở một qui mô rộng lớn. Điều này ít ai nói đến, nhưng đối với những ai làm công tác bảo tồn, hoặc cải tạo những khu phố cổ, thì Paris là một kinh nghiệm quí báu.
    Những trục đường cho phép chúng ta chạy xe hơi ngày nay, băng ngang Paris, như trục Champs-Elysées-Rue de Rivoli-Saint Antoine-Bastille ; và trục đường Saint-Germain, đi từ nhà Quốc hội đến cầu Sully Morland (rồi tiếp tục xuyên qua bên kia sông với đại lộ Henri IV, để cuối cùng cũng dẫn đến Bastille !)(3), những trục đường này đều đã được thực hiện dưới thời Haussmann. Cũng như trục dọc xuyên suốt Paris theo hướng Bắc-Nam, xưa kia là trục đường Saint-Jacques-Saint Martin, đến thời Haussmann đã được bổ sung bằng trục đường đi từ cửa ô Porte d??TOrléans, qua Denfert-Rochereau, Port Royal, nối liền với các đại lộ Saint-Michel, Sébastopol, v.v...
    Điều đáng chú ý trong công cuộc cải tạo này, là mặc dầu có bị mất đi một số công trình cổ, một số ngõ, phố cũ, dọc theo các trục đường mới mở, song Paris vẫn giữ được đại bộ phận các công trình lịch sử quan trọng và các khu phố, phường cổ của nó. Ở một số khu, ngay cả những nghề cổ, tổ chức và bố trí theo truyền thống phường hội từ thời trung cổ, cũng vẫn còn tồn tạiấ: khu Faubourg Saint-Antoine (chuyên làm đồ gỗ), Quai de la Mégisserie (chuyên bán hạt giống), khu Saint-Sulpice (chuyên bán đồ thờ), khu Rue de Rome (chuyên làm đàn), khu Rue du Temple (chuyên sản xuất quần áo bán buôn), v.v...
    Nếu muốn đi thăm những công trình kiến trúc cổ nhất , hay những khu phố cổ nhất của Paris, bạn vẫn có thể tìm thấy được chúng dễ dàng. Có khi hàng ngày bạn đi ngang qua những nơi này mà bạn không để ý tới thôi ! (4)
    Không kể những dấu tích hiếm quí của thời kỳ Gallo-Romaine, thế kỷ 2 tr.C.N. (Musée de Cluny, Arène de Lutèce, quận 5) - Paris lúc đó còn mang tên là Lutetia (Lutèce) - một số công trình tôn giáo mà niên đại xây dựng đầu tiên lên tới thời kỳ mérovingien (thế kỷ 6), và sau đó được xây lại ở các thế kỷ 10-11-12-13 hiện vẫn còn nguyên vẹn. Đó là những ngôi nhà thờ nổi tiếng : Saint-Germain-des-Prés, Saint-Séverin, Saint-Julien-Le-Pauvre, Saint-Germain l??TAuxerrois, Notre-Dame de Paris, Sainte Chapelle, Saint-Pierre de Montmartre, Basilique de Saint-Denis, v.v... Ngoài ra, các cung điện như Palais du Roi (tức Palais de Justice ngày nay), Conciergerie, Sorbonne, cũng đều được xây dựng từ thế kỷ 13. Nhiều công trình quan trọng khác có niên đại từ những thế kỷ 16,17,18 đều vẫn còn nguyên : cung điện Louvre, Tuileries, Palais Royal, Place des Vosges, Collège de France, Palais du Luxembourg, Institut de France, Observatoire, Invalides, Panthéon, nhà thờ Saint-Eustache, nhà thờ Madeleine, khu Marais với những ngôi nhà cổ còn lại từ thế kỷ 14, v.v... Ngay cả những ngôi nhà phố xây dựng dưới thời Haussmann, dọc theo những trục đường mới mở, như Bd Saint-Germain, Bd Saint Michel, Bd Arago, Bd Saint-Marcel, Bd de Port- Royal, v.v... đều có giá trị về mặt lịch sử, cũng như về mặt kiến trúc.
    Cái đẹp cổ kính của Paris không chỉ khuôn lại trong cái đẹp của những công trình kiến trúc riêng lẻ. Nó còn tàng ẩn trong những tổng thể kiến trúc và cảnh quan dọc hai bên bờ sông Seine. Nó còn là cái đẹp kín đáo của đảo Saint-Louis, của đảo Cité, của những chiếc cầu, của những khu phố cổ, của những quảng trường, công viên, những khu rừng ven thành phố, v.v...
    Tuy nhiên, cái đẹp của cảnh quan, hay cái đẹp của kiến trúc, không hẳn đã là những con chủ bài duy nhất chinh phục những người sống ở thành phố này, hoặc những du khách. Thiếu gì thành phố trên thế giới có những công trình kiến trúc đẹp, mà đi qua người ta không cảm thấy có một cái gì gắn bó với họ, ngoại trừ những giá trị thẩm mỹ ?
    Người đi tìm cái hồn của Paris có thể không tìm thấy trong gạch đá, rêu phong, của những công trình kiến trúc cổ, song lại bắt gặp nó ở trong cái bầu không khí của từng khu phố, của từng nơi chốn quen thuộc, chỗ hẹn hò, gặp gỡ, bên cốc rượu, tách cà -phê. Ở những nơi này, những người không cùng một môi trường hoạt động cũng có thể gặp nhau, biết nhau, làm quen với nhau. Họ không đến đây chỉ để ăn uống, nói chuyện nghề nghiệp, hoặc chuyện gẫu, mà còn để cùng thưởng thức cái dư hương của những thời kỳ văn hoá, lịch sử, mà họ đã từng yêu thích, những thời kỳ tuy là đã xa rồi nhưng dường như vẫn còn gần gũi.
    Paris có những nơi chốn, những địa điểm nổi tiếng như thế : Saint-Germain-des-Prés, cái nôi của chủ nghĩa hiện sinh, với các quán cà-phê Deux Magots, Flore, và cái **** của Club Saint-Germain, nơi Boris Vian đã từng chơi nhạc Jazz. Vào những năm 50-60, thỉnh thoảng người ta còn được gặp Jean-Paul Sartre ở hiên cà-phê Les Deux Magots vào những buổi trưa. Dọc đường Saint-Germain, đi xuôi xuống Odéon, còn có quán Old Navy, nơi đóng đô một thời của Adamov, một nhà soạn kịch có tên tuổi. Ông này chuyên ngồi viết lách ở ngay bàn cà phê, giữa đám sinh viên ồn ào. Một khu khác cũng là chỗ gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ, đó là khu Montparnasse, với các quán Le Dôme, La Rotonde, La Coupole. Ngày nay, những nơi này, cũng như Montmartre, đều đã hơi bị biến chất, không còn cái không khí nghệ sĩ của thời oanh liệt đầu thế kỷ, hay vào những năm 50-60 nữa, tuy nhiên khách ở đây ngày đêm vẫn đông !
    Vào những năm 50-60, giới trẻ đua nhau nghe nhạc Jazz và nhảy be-bop ở dưới các " ****s " (hầm xây vòm cuốn dưới phần lớn các ngôi nhà phố cổ trong Paris). Khu phố Rue de la Huchette thời ấy rất tấp nập với **** de la Huchette, Les Trois Mayers ; khu Saint-Germain có Club Saint- Germain, Vieux Colombier, Tabou ; phố St-André-des-Arts có quán Le Caméléon ; bên kia sông có Slow Club, Blue Note, v.v...
    Ngày nay, khu phố Rue de la Huchette-Rue de la Harpe chỉ chật ních những là quán ăn ! Song, giới trẻ lại tìm ra được những sinh hoạt khác, ở những nơi khác, tạo ra những không khí khác, để vui chơi. Mỗi thời mỗi khác, Paris thay da đổi thịt là như thế.
    Văn Ngọc
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chú thích :
    (1) Georges-Eugène Haussmann làm Préfet de Paris từ 1853 đến 1870.
    (2) Công cuộc cải tạo Paris ở thế kỷ 19 thực ra đã được khởi đầu bởi chính Napoléon đệ nhất. Tháng 2 năm 1800, một Uỷ ban hành chính của thành phố đã được thiết lập và Nicolas Frochot, đẫ được chỉ định làm vị Préfet đầu tiên của Paris (1800-1812). Nhiều công trình mà sau này Napoléon đệ tam sẽ tiếp tục, đã được bắt đầu từ thời kỳ này : đường Rivoli, đường Castiglione, quảng trường Châtelet, quảng trường Bastille, quảng trường phía trước nhà thờ Notre-Dame, phố Soufflot, phố d??TUlm, v.v...Tuy nhiên, đây chưa phải là một chương trình cải tạo qui mô. Ngược lại, để đối phó với nạn lụt lội do sông Seine gây nên, Napoléon đệ nhất đã cho đắp một loạt kè đá (quai) : kè bao quanh đảo Cité, quai Montebello, quai d??TOrsay, v.v... Ngoài ra, một số cầu mới cũng đã được xây dựng : Pont de la Cité, nối liền đảo Cité với đảo Saint-Louis, Pont des Arts, Pont d??TAusterlitz, Pont d??TIéna.
    Phải chờ đến khi Napoléon đệ tam lên ngôi hoàng đế, công cuộc cải tạo Paris mới đạt một qui mô to tát và mới được thực hiện một cách đồng bộ. Cuộc cải tạo này dựa trên hai ý chính. ý đầu tiên là để đề phòng những cuộc dấy loạn. Napoléon đệ tam rút kinh nghiệm từ hai cuộc cách mạng 1830 và 1848, lấy quyết định cải tạo trước hết hệ thống đường xá, để điều động pháo binh cho dễ dàng, nhanh chóng, đồng thời, để từ những quảng trường, từ những ngã ba, ngã tư, có thể kiểm soát được các hướng. Hai trục đường băng ngang qua thành phố và gặp nhau ở quảng trường Bastille, chắc hẳn phải có một lý do chiến lược. Có thể do vị trí của trại lính (Caserne de Cavalerie, nay là chỗ Garde Républicaine đóng quân, ở đường Henri IV) kế ngay bên Bastille chăng ? Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở đầu đằng kia của trục đường Saint-Germain lại là nhà Quốc hội (Palais Bourbon, tức Assemblée Nationale ngày nay), và ở trên trục đường Bastille-Saint-Antoine-Rivoli-Champs-Elysées lại có các cung điện Louvre, Tuileries, Palais Royal, toà Thị chính và Place Royale (tức Place des Vosges), là nơi vua chúa và quí tộc ở. Còn cái ý thứ hai, là Napoléon thực sự muốn biến Paris trở thành một thành phố hiện đại, như thể London thời đó, với một hệ thống đường sá rộng rãi.
    (3) Những khu phố cổ còn lại khá nguyên vẹn trong Paris nhiều vô kể, phần lớn có niên đại từ thế kỷ 12, 13 : khu đảo Cité, các khu Marais, Maubert, Mouffetard, Saint-Victor, Sainte-Geneviève, St Séverin, St Jacques, St Germain, St-Germain-l??TAuxerrois, Halles, Opéra, St-Denis, v.v...


    Qui aime bien châtie bien
    Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi​
    [​IMG]
  6. zazu

    zazu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    1.736
    Đã được thích:
    0
    Bác nvs
    Đối với câu hỏi này : "5.Trước đây đó là 1 ga tàu điện ngầm ,còn ngày nay được sử dụng vào mục đích triển lãm nghệ thuật,địa danh này có tên là gì? "
    Thực ra theo tui được bít thì Musée d'Orsay trước kia là ga tàu hoả chứ hong phải ga tàu điện ngầm đâu bác ạ.
    Với lại Louvre không phải do Pei thiết kế .
    Nơi này nguyên là toạ lạc của lâu đài Lupara của Philippe Auguste sau đó chuyển thành cung điện của các hoàng đế. Sau cách mạng 1789 mới được chuyển làm viện bảo tàng.
    Pei là kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng với câu I'm Pei .Ông này chỉ thiết kế cái mấy cái Kim Tự Tháp thôi. tuy nhiên người ta đánh gía cao ông này vì ông ta khởi đầu cho dự án làm nên cái gọi là "Grand Louvre".
    Đồi Montmartre nổi tiếng với nhà thờ Sacré-Coeur.Nó còn nổi tiếng với...
    "Moulin Rouge"
    ....với lại ***shop
    he..he.....
    Bác Milou ạ.
    bài về 1 thoáng Paris của bác thật là tuyệt
    Em không được diễm phúc sống vài năm ở Paris như bác nói, để cảm nhận hết được cái tuyệt mỹ của Paris. Thế nhưng em đã từng được láng tráng qua Paris vài lần, mỗi lần cũng chỉ được vài ngày, nhưng chỉ thế thôi cũng đủ làm người ta phải xiêu lòng.
    Paris thật là tuyệt.
    Em chưa được thấy có thành phố nào lại có thể đem lại cho người ta cảm giác thân thiết, ấm cúng như là Paris.
    Cho dù là một người chưa từng đến Paris, hay không biết gì về thành phố này đi chăng nữa, khi đặt chân đến nơi, người ta sẽ cảm nhân được cái cảm giác gần gũi, như thể dã sống ở đó rất lâu rồi.
    Từ quang cảnh, kiến trúc cho dến cái không khí, tiết trời nhõng nhẽo lúc nắng lúc mưa, lại hơi xe lạnh , luôn kiến cho người ta có cảm giác nhớ nhung khi rời xa.
    Theo em, Paris chính là thành phố đẹp nhất châu Âu
    ÷$÷ Z***Z ÷$÷​
  7. zazu

    zazu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    1.736
    Đã được thích:
    0
    Bác nvs
    Đối với câu hỏi này : "5.Trước đây đó là 1 ga tàu điện ngầm ,còn ngày nay được sử dụng vào mục đích triển lãm nghệ thuật,địa danh này có tên là gì? "
    Thực ra theo tui được bít thì Musée d'Orsay trước kia là ga tàu hoả chứ hong phải ga tàu điện ngầm đâu bác ạ.
    Với lại Louvre không phải do Pei thiết kế .
    Nơi này nguyên là toạ lạc của lâu đài Lupara của Philippe Auguste sau đó chuyển thành cung điện của các hoàng đế. Sau cách mạng 1789 mới được chuyển làm viện bảo tàng.
    Pei là kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng với câu I'm Pei .Ông này chỉ thiết kế cái mấy cái Kim Tự Tháp thôi. tuy nhiên người ta đánh gía cao ông này vì ông ta khởi đầu cho dự án làm nên cái gọi là "Grand Louvre".
    Đồi Montmartre nổi tiếng với nhà thờ Sacré-Coeur.Nó còn nổi tiếng với...
    "Moulin Rouge"
    ....với lại ***shop
    he..he.....
    Bác Milou ạ.
    bài về 1 thoáng Paris của bác thật là tuyệt
    Em không được diễm phúc sống vài năm ở Paris như bác nói, để cảm nhận hết được cái tuyệt mỹ của Paris. Thế nhưng em đã từng được láng tráng qua Paris vài lần, mỗi lần cũng chỉ được vài ngày, nhưng chỉ thế thôi cũng đủ làm người ta phải xiêu lòng.
    Paris thật là tuyệt.
    Em chưa được thấy có thành phố nào lại có thể đem lại cho người ta cảm giác thân thiết, ấm cúng như là Paris.
    Cho dù là một người chưa từng đến Paris, hay không biết gì về thành phố này đi chăng nữa, khi đặt chân đến nơi, người ta sẽ cảm nhân được cái cảm giác gần gũi, như thể dã sống ở đó rất lâu rồi.
    Từ quang cảnh, kiến trúc cho dến cái không khí, tiết trời nhõng nhẽo lúc nắng lúc mưa, lại hơi xe lạnh , luôn kiến cho người ta có cảm giác nhớ nhung khi rời xa.
    Theo em, Paris chính là thành phố đẹp nhất châu Âu
    ÷$÷ Z***Z ÷$÷​
  8. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    1) Est-ce Alexandre Dumas qui a écrit Tartarin de Tarascon ?
    Non. C'etait Alfonse Daudet
    2) Est-ce que Georges Bizet était un grand poète?
    Non. Il etait compositeur. Carmen est son oeuvre
    3) Est-ce que le Pont-Neuf de Paris est le plus vieux pont de la capitale ?
    Oui
    4) Carmen était-elle une Espagnole ?
    Non. Elle est gipsy, hi hi
    5) La Seine se jette-t-elle dans la Mé***erranée ?
    Oui
    6) Vénus de Milo, statue antique, se trouve-t-elle au Louvre ?
    Oui
    7) Pierre 1er a-t-il visité la France ?
    Oui. Puis il a fait construire St.Peterbourg
    8) Est-ce que Gustave Flaubert est un compositeur ?
    Il etait ecrivain. Mme. Bovary est son oeuvre
    9) D'Artagnan est-il un personnage historique ?
    Il est "enfant" de Dumas (pere).
    10) Napoléon 1er est-il né en Corse ?
    Oui.
    Có một dòng sông mang tên em
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  9. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    1) Est-ce Alexandre Dumas qui a écrit Tartarin de Tarascon ?
    Non. C'etait Alfonse Daudet
    2) Est-ce que Georges Bizet était un grand poète?
    Non. Il etait compositeur. Carmen est son oeuvre
    3) Est-ce que le Pont-Neuf de Paris est le plus vieux pont de la capitale ?
    Oui
    4) Carmen était-elle une Espagnole ?
    Non. Elle est gipsy, hi hi
    5) La Seine se jette-t-elle dans la Mé***erranée ?
    Oui
    6) Vénus de Milo, statue antique, se trouve-t-elle au Louvre ?
    Oui
    7) Pierre 1er a-t-il visité la France ?
    Oui. Puis il a fait construire St.Peterbourg
    8) Est-ce que Gustave Flaubert est un compositeur ?
    Il etait ecrivain. Mme. Bovary est son oeuvre
    9) D'Artagnan est-il un personnage historique ?
    Il est "enfant" de Dumas (pere).
    10) Napoléon 1er est-il né en Corse ?
    Oui.
    Có một dòng sông mang tên em
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  10. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Excellente !!! J'ai pensé que personne ne pouvait répondre à ces questions, mais finalement c'est le Masque qui a presque parfaitement répondu. Il n'y a qu'une réponse incorrecte, c'est la 9re.
    En fait D'Artagnan est un personnage historique. Il est né en 1611, capitaine chez les mousquetaires du rois Louis XIV, puis machéral de camp. Il a été tué au siège de Maestricht en 1673. Les romans d'A. Dumas l'ont rendu célrèbre.

Chia sẻ trang này