1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp do Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi NhuThiCaDao, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Pháp do Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng

    [​IMG]
    Hình H.T. Tuyên Hóa

    Một ngày kia Sư Thần Tú bảo đồ đệ là Chí Thành: "Ngươi thông minh đa trí, khá vì ta đến Tào Khê mà nghe pháp. Nếu nghe đặng chỗ nào, hãy hết lòng nhớ lấy, rồi trở về nói lại cho ta rõ."

    Chí Thành vâng mạng đến Tào Khê, nhập theo đại chúng đến viếng và cầu dạy, nhưng chẳng nói ở đâu lại. Khi ấy ***** bảo chúng nhơn rằng: "Nay có kẻ trộm pháp ẩn tại hội này."

    Chí Thành liền bước ra làm lễ, và bày hết các việc của Thần Tú dặn.

    Sư rằng: "Ngươi ở chùa Ngọc Tuyền đến, lẽ ưng là dọ thám?"

    Ðáp: "Chẳng phải vậy."

    Sư nói: "Sao đặng gọi là chẳng phải?"

    Ðáp: "Chưa nói ra thì phải như thế, nhưng nói ra rồi thì chẳng phải vậy."




    Giảng:

    Thần Tú Ðại sư cố ý thử thách đồ đệ của mình cho nên mới nói:

    ?"Lục Tổ có đạo đức hơn tôi.

    Nếu những môn đồ này có lòng tin đối với tôi, thì dù cho Lục Tổ thiệt có đạo đức đi nữa cũng sẽ không bỏ đi; nếu họ không có chân tâm, tôi nói như thế họ sẽ bỏ đi. Vì thế Thần Tú giả ý nói như vầy:

    ?"Các ông không nên ở đây nữa, hãy đến Tào Khê theo Lục Tổ mà tu học.

    Tuy nhiên, những người đồ đệ này đều biết sư phụ của họ không muốn họ bỏ đi, vì thế không có ai rời bỏ. Nhưng Thần Tú lại muốn biết Lục Tổ Ðại sư giảng pháp môn gì, cho nên ngày kia liền phái một vị gián điệp ?" là đồ đệ Chí Thành mà ông rất ưa thích, nói với Chí Thành:

    ?"Con rất thông minh lại có trí huệ, con thay thầy đi đến Tào Khê thính pháp. Vì Lục Tổ Ðại sư biết thầy, nếu thầy đi, Lục Tổ Ðại sư sẽ không giảng Phật pháp. Con đến đó nghe biết đạo lý gì thì ghi chép không bỏ sót một chữ nào để về đọc cho thầy nghe.

    Giống như ba tuần trước có vị Pháp sư kia phái người đến đây cũng giống như vậy. Chí Thành nhận sứ mệnh của Ðại sư Thần Tú liền đến Tào Khê, theo đại chúng khấu đầu đảnh lễ thỉnh Lục Tổ Ðại sư khai thị, nhưng Chí Thành không nói từ đâu đến, không tiết lộ mình từ chỗ Ðại sư Thần Tú đến.

    Ngay lúc đó, Lục Tổ Ðại sư nói với đại chúng:

    ?"Nay ở đây có một người trộm pháp, mọi người nên để ý một chút, người đó đang núp trong đại chúng!

    Chí Thành nghe vậy liền đi ra đảnh lễ, thẳng thắn bạch rằng:

    ?"Con chính là người trộm pháp, con từ chỗ Ðại sư Thần Tú đến đây.

    Lục Tổ Ðại sư nói:

    ?"Ông từ chùa Ngọc Tuyền đến, chính là gián điệp.

    Chí Thành trả lời:

    ?"Con không phải là gián điệp.

    Lục Tổ Ðại sư hỏi:

    ?"Tại sao ông không phải là gián điệp?

    Chí Thành trả lời:

    ?"Lúc chưa nói rõ con là ai, con là gián điệp, nay con đã thẳng thắn phát lồ sám hối cho nên không phải.

    Lược Giảng

    KINH PHÁP BẢO ÐÀN

    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành




    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 09:59 ngày 29/07/2006
  2. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Sư nói: "Thầy ngươi dạy chúng môn nhơn như thế nào?"
    Ðáp: "Thường chỉ dạy đại chúng trụ tâm quán tịnh, ngồi mãi không nằm."
    Sư nói: "Trụ tâm quán tịnh, ấy là bịnh, chẳng phải thiền. Thường ngồi là câu thúc cái thân, đối với Ðạo-lý có lợi ích chi đâu?
    Hãy nghe ta kệ:
    Khi sống ngồi không nằm,
    Thác rồi nằm chẳng ngồi.
    Thiệt đồ xương thịt thúi,
    Sao luống lập công phu?"


    Giảng:
    Lúc đó Lục Tổ Ðại sư hỏi Chí Thành:
    ?"Sư phụ ông bình thời dạy đại chúng cái gì?
    Chí Thành ứng đối:
    ?"Sư phụ con thường chỉ thị đại chúng, cần phải trụ tâm vào một chỗ mà quán tịnh, mọi người thường ngồi không ngủ.
    Lục Tổ Ðại sư nói:
    ?"Chú tâm quán tịnh là bệnh, là bệnh dụng công, không phải thiền. Còn thường ngồi ngược lại câu thúc thân thể mình không được tự do, thì đối với đạo lý có lợi ích gì?
    Người tu đạo lúc ngủ thì ngủ, lúc ăn thì ăn, không nên câu thúc thân này. Thần Tú Ðại sư chỉ dạy người dụng công phu trong cái túi da thúi này, mà không biết dụng công trên tự tánh, cho nên đó là "bệnh"; nếu Thần Tú Ðại sư biết dụng công trên tự tánh thì không có bệnh. Lục Tổ Ðại sư thì dụng công trên tự tánh nên không có bệnh. Lục Tổ Ðại sư dụng công trên tự tánh, dụng công một cách tự nhiên. Cho nên Lục Tổ Ðại sư nói kệ:
    ?"Lúc sanh, ngồi không nằm, sau khi chết thì nằm một chỗ không thể ngồi được, thân này là một bộ xương thúi, tứ đại giả hợp mà thành, tại sao ông ở trong túi da thúi này mà dụng công phu? Tại sao không ở trên tự tánh mà dụng công phu?
    Cho nên nói: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." Mà Thần Tú Ðại sư dạy người trụ tâm quán tịnh, đó là chấp tướng, ngược với tông chỉ Kinh Kim Cang, cho nên Lục Tổ Ðại sư phá trừ khuyết điểm chấp trước của ông ta.
    Ðại sư Thần Tú dạy người trụ tâm quán tịnh mà Lục Tổ Ðại sư nói đây là bệnh. Ngồi không nằm, đây là buộc trói thân không phải đạo lý thiền. Kỳ thực, nếu quý vị có thể trụ tâm quán tịnh, lâu dài cũng có chỗ thành tựu, tuy nói không được tự do, nhưng đối với thân tâm có sự ích lợi. Nhưng Lục Tổ Ðại sư tại sao lại nói đó không đúng? Vì Chí Thành từ chỗ Thần Tú Ðại sư đến đây, Lục Tổ Ðại sư cần phải phá trừ chấp trước của Chí Thành, sau đó mới có thể truyền thọ Phật pháp chân chánh, vì thế Lục Tổ Ðại sư thuyết mọi đạo lý cho Chí Thành nghe. Ðây là dạy người lúc dụng công không nên chấp trước. Ông không nên có tư tưởng ngồi hoài không nằm, nói đây là dụng công tu hành. Cần phải ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, trụ tâm quán tịnh thì có chỗ chấp trước, chấp trước thì có chướng ngại. Cần phá trừ chấp trước mới có thể khế hợp tự tánh, cho nên Lục Tổ Ðại sư mới giảng như vậy. Chúng ta người thường không nên nói Lục Tổ Ðại sư giảng ngồi hoài không nằm thì không đúng pháp. Chúng ta cần phải ngồi như vậy, song giác ngộ một cách tự nhiên mà không có sự miễn cưỡng, nếu quý vị giác ngộ một cách miễn cưỡng đó không phải là đạo. Dụng công thì cần phải tự do. Có người nói:
    ?"Vậy thì tốt quá. Tự do dụng công, vậy tôi không cần phải giữ gìn giới luật quy củ!
    Nói vậy cũng không thể được, quý vị không giữ gìn giới luật, đây là hiểu lầm về tự do. Nếu mọi người ngồi, quý vị lại nằm, lúc mọi người nằm, quý vị lại ngồi, đó chính là không đúng pháp, đó gọi là muốn làm khác người. Giống như trước kia có người đến đây ngồi thiền, lúc mọi người đứng lên kinh hành, anh ta vẫn ngồi đó, ý nói: "Quý vị xem tôi nè, tôi ngồi thiền giỏi hông!" Ðó gọi là xuất chúng không giữ quy củ.
    Tóm lại, tu hành dụng công không những phải giữ gìn giới luật thanh quy, mà đối với sự tự do của chính mình, cũng phải giữ gìn giới luật. Ðiểm này mọi người cần phải hiểu rõ.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  3. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    mợ Mind à
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Chán bác này ... Biết giữ hộ trong bụng , ko thì PM ai nại như thía cơ chứ....
  5. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    à ơi :)
    Gì đó em ?
  6. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Em gái của TheMind nhỏng nhẻo đó mà
  7. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chí Thành lại làm lễ mà bạch rằng: "Kẻ đệ tử theo ở với Tú Ðại sư, học Ðạo chín năm, mà chẳng đặng tỏ sáng. Nay nghe Hòa Thượng nói một lần, liền tỏ sáng Bổn tâm. Việc sống thác là việc lớn, đệ tử xin Hòa Thượng mở lượng từ bi chỉ dạy."
    Sư rằng: "Ta nghe nói thầy ngươi dạy người pháp Giới Ðịnh Huệ, nhưng chưa rõ thầy ngươi nói cái hạnh tướng của Giới Ðịnh Huệ như thế nào, hãy nói cho ta nghe."
    Chí Thành bạch: "Tú Ðại sư nói: ?~Các điều dữ chớ làm, gọi là Giới. Các điều lành vâng làm, gọi là Huệ. Giữ ý mình trong sạch, gọi là Ðịnh.?T Thầy tôi dạy như vậy, chưa rõ Hòa Thượng dùng pháp nào mà dạy người?"
    Sư nói: "Nếu ta nói có pháp dạy người, tức là nói dối với ngươi. Ta chỉ tùy phương tiện mà giải thoát cho người. Phương tiện ấy giả gọi là Tam-muội. Cứ như chỗ thầy ngươi nói về Giới Ðịnh Huệ thiệt không thể nghĩ bàn được. Nhưng chỗ thấy về Giới Ðịnh Huệ của ta lại khác."

    Giảng:
    Chí Thành đảnh lễ Lục Tổ một lần nữa và bạch rằng:
    ?"Ðệ tử ở chỗ Thần Tú Ðại sư học đạo chín năm.
    Các vị ở đây chỉ mới học đạo một năm liền cảm thấy thời gian dài, không xem người xưa đều học mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, dụng công lâu dài như thế, không phải học vài tháng mà có thể tốt nghiệp.
    Học chín năm mà vẫn chưa khai ngộ. Nay nghe Hòa Thượng giảng dạy đạo lý giống như nước gặp nước, như sữa hòa sữa, tâm của Lục Tổ Ðại sư giống như tâm của con, tâm của chúng ta vốn giống nhau. Con không biết ngày nào sẽ chết đi, vấn đề sanh tử thật là quan trọng, thỉnh Hòa Thượng ***** phát đại từ bi giáo hối chỉ dạy cho con.
    Lục Tổ Ðại sư nói;
    ?"Ta nghe Thần Tú Ðại sư, sư phụ của ông, truyền dạy pháp giới định huệ, không biết sư phụ của ông giảng hình tướng giới định huệ như thế nào? Ðạo lý của giới định huệ như thế nào nói cho ta nghe.
    Chí Thành đáp:
    ?"Chư ác mạc tác gọi là giới. Năng tu nhất thiết thiện pháp đó gọi là huệ. Tự mình thanh tịnh ý niệm đó gọi là định. Thần Tú Ðại sư giảng như thế. Con không biết Hòa Thượng dùng pháp gì chỉ dạy người?
    Lục Tổ Ðại sư nói:
    ?"Ta không có pháp gì hết, nếu nói có một phương pháp giáo hóa người đó là gạt người. Ta chỉ tùy căn cơ người, dùng đủ loại phương tiện cởi mở sự trói buộc của chúng sanh, giải khai chấp trước của chúng sanh, pháp này không có một tên, cho nên tạm đặt cho nó là tam muội ?" chánh định chánh thọ. Sư phụ ông giảng về giới định huệ thật bất khả tư nghì, nhưng giới định huệ mà ta giảng thì không giống sư phụ ông giảng. Giới định huệ của ta giảng rất đặc biệt.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  8. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Như vậy được rồi nghen, MĐ đừng tạo thêm topic nữa kẻo cái quán trọ này thành đạo tràng mất.
    Sói thích đọc thiền truyện, thỉnh thoảng post lên Sói đọc ké với nhé.
  9. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    2 topic về Dharma :
    - Một là đăng các bài dharma do cách vị cao tăng chứng ngộ cao thuyết giảng.
    - Môt là đăng ít chút hiểu biết còn nông cạn của NTCD.
    Ngoài ra không lập thêm để làm gì cả .
    Đáng lẻ Dharma này được tiếp tục post bên box "Cùng đọc và suy gẫm" nhưng bên đó bây giờ đòi bạn đọc phải log in mới đọc bài được. Đa số bạn đọc Dharma là những người thầm lặng nên không có đăng ký nick . Từ ngày box thay đổi đòi phải log in dể đọc thì số lượng bạn đọc vắng đi .
  10. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chí Thành bạch: "Giới Ðịnh Huệ chỉ hiệp có một thứ, thế nào lại khác?"
    Sư nói: "Pháp Giới Ðịnh Huệ của thầy ngươi để tiếp độ người đại thừa. Còn pháp Giới Ðịnh Huệ của ta để tiếp độ người tối thượng thừa. Chỗ tỏ hiểu không đồng, chỗ thấy có mau chậm. Ngươi nghe chỗ ta nói với chỗ thầy ngươi nói, có đồng nhau chăng? Chỗ ta nói pháp không lìa tánh mình. Lìa Bổn thể mà nói pháp, là chấp trước tướng mà nói, thế thì tánh mình thường mê. Phải biết muôn pháp đều do tánh mình khởi dụng, thế mới thiệt là pháp Giới Ðịnh Huệ. Hãy nghe ta kệ:
    Tâm địa không quấy, thì tánh mình Giới.
    Tâm địa không si, thì tánh mình Huệ.
    Tâm địa không rối, thì tánh mình Ðịnh.
    Không thêm không bớt, mình thành Kim Cang.
    Thân tới thân lui, vốn là Tam-muội.
    Chí Thành nghe kệ rồi, ăn năn và cảm tạ, và trình một bài kệ rằng:
    Năm uẩn huyễn thân này,
    Huyễn nào mong cứu cánh.
    Xoay lại hướng Chơn-như,
    Pháp còn chưa thiệt tịnh.


    Giảng:
    Chí Thành nói:
    ?"Giới định huệ là giới định huệ, chỉ có thể có một cách giảng, tại sao lại có cách giảng đặc biệt?
    Lục Tổ Ðại sư nói:
    ?"Tam vô lậu học giới định huệ mà sư phụ ông thuyết, sư phụ ông tiếp dẫn người có căn cơ đại thừa, tôi giảng giới định huệ là tiếp dẫn tối thượng thừa, người có căn cơ tối cao, cho nên sự khai ngộ và hiểu biết thì không giống nhau. Khai ngộ là thấu triệt đến nơi đến chốn, hiểu là chỉ biết rõ chút chút cho nên kiến giải có đốn có tiệm, có nhanh, có chậm. Ông nghe đạo lý tôi giảng có giống với sư phụ của ông không? Pháp mà tôi nói không phải pháp bên ngoài, không phải ly tự tánh mà thuyết pháp. Ly khai tự tánh mà thuyết pháp, đó gọi là dính mắc tướng, cũng gọi là tướng thuyết. Dính mắc tướng (chấp trước tướng) thì tự tánh thường mê, ly tướng thì tự tánh thường ngộ. Ông nên biết nhất thiết vạn pháp là đều từ tự tánh sanh khởi mà khởi tất cả dụng, ứng biến không cùng, đó mới là chân chánh giới định huệ. Ta nay thuyết một bài kệ cho ông:

    Tâm địa vô phi (không quấy), tức là không có tham tâm, ác tâm, tật đố tâm, chướng ngại tâm, tổn nhân tâm, lợi kỷ tâm. Tâm địa vô phi chính là tâm địa không có ác. Tâm địa vô phi cũng chính là mọi điều ác không làm, cũng chính là tâm địa không làm những việc sai lầm, đó gọi là giới.

    Tâm địa vô si (không si), cũng chính là chúng thiện phụng hành, nhưng cái chúng thiện phụng hành này, cùng với Thần Tú Ðại sư thuyết giảng không giống, Thần Tú trên danh tự nói huệ, mà không có đưa ra tự tánh, không có giảng đến tâm địa, tâm giống như miếng đất, ông trồng cái gì liền sanh trưởng cái đó, cho nên ông trồng thiện nhân sẽ kết quả thiện, trồng ác nhân sẽ kết quả ác. Tâm địa ông không gieo hột giống ngu si đó chính là trí huệ.

    Tâm địa vô loạn (không rối), cũng chính là tự tịnh kỳ ý, cùng với Thần Tú Ðại sư thuyết giảng vốn không sai khác, nhưng danh xưng không giống nhau. Lục Tổ Ðại sư thuyết pháp, đều từ tâm địa nói ra, từ tự tánh thuyết giảng, từ trong tâm thuyết pháp. Thần Tú Ðại sư thuyết pháp đều là pháp bên ngoài, là pháp chấp trước tướng, là ngoài tâm thuyết pháp.
    Tự tánh quang minh vô chiếu, có diệu trạm tổng trì, thân mình thì luyện thành thân Kim Cang bất hoại. Thân đến thân lui, tức là trong bốn oai nghi ?" đi đứng nằm ngồi, thì vốn đều ở trong định.
    Chí Thành nghe xong một mặt sám hối, một mặt nói lên lòng tri ân, và trình lên một bài kệ tụng:
    Ngũ ấm ?" sắc, thọ, tưởng, hành, thức ?" là hư vọng không thực, thân này cũng hư vọng không thực. Thân này vốn do tứ đại ?" đất, nước, lửa, gió ?" giả hợp mà thành, cho nên không cần phải xem trọng nó lắm. Tìm áo quần đẹp cho nó mặc, kiếm thức ăn ngon cho nó ăn, xây nhà cửa nguy nga cho nó ở, tìm một người chồng anh tuấn, hoặc người vợ mỹ miều. Cái gì gọi là địa đại? Tức tánh cứng trong thân ?" da, thịt, gân, cốt thuộc về địa đại. Thủy đại tức là nước mắt, nước mũi, nước miếng, đàm, đại tiểu tiện đều thuộc về nước. Hỏa đại tức khí nóng, sức nóng của thân. Phong đại tức thân thể dao động, hô hấp. Sau khi người chết, tính cứng trong thân thể trở về địa đại, tính ướt trở về thủy đại, tính ấm trở về hỏa đại, tính hô hấp dao động trở về phong đại, mọi thứ đều có chỗ quy về, nhưng quý vị thì quy về chỗ nào? Quý vị không biết! Nay chúng ta học Phật pháp chính là vì muốn biết.
    Cái huyễn hóa này thì làm sao mà rốt ráo (cứu cánh) được? Như là quý vị có cái tâm hồi hướng Chân như, thế thì tại sao không đắc được Bổn thể của pháp? Vẫn chưa trở về được cái thanh tịnh? Tại sao vậy? Tại quý vị vẫn có một niệm muốn hồi về Chân như, quý vị vẫn còn có một niệm, thì chưa đắc được Bổn thể của pháp. Cho nên Bổn thể pháp thì không có thủ lấy, cũng không có xả bỏ, không nghĩ thế này, cũng không nghĩ thế kia, chính là nhậm vận mà làm. Nhậm vận chính là tự do làm mà không chấp trước.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

Chia sẻ trang này