1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp do Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi NhuThiCaDao, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tiết Giản bạch: "Chỗ thấy hiểu của bực Ðại thừa như thế nào?"
    Sư nói: "Sáng và không sáng, người phàm thấy có hai, còn người trí rõ thông, thấy cái tánh sáng và không sáng chẳng phải là hai. Cái tánh không hai chính là Thật tánh. Cái Thật tánh ở nơi phàm phu mà chẳng bớt, ở nơi Hiền Thánh mà chẳng thêm, ở nơi phiền não mà chẳng rối, ở nơi cảnh thiền định mà không lặng, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng lại chẳng đi, chẳng phải ở giữa, ở trong hay ở ngoài, chẳng sanh chẳng diệt; tánh và tướng đều như như, thường trụ, không dời đổi. Cho nên gọi cái Thật tánh là Ðạo."

    Giảng:
    Tiết Giản nói:
    ?"Cái gì là kiến giải Ðại thừa?
    Lục Tổ Ðại sư trả lời:
    ?"Minh và vô minh, kẻ phàm phu xem đó là hai loại khác nhau, nhưng người có trí huệ thì hiểu rõ tánh của nó không có hai thứ, là tánh vô nhị, đó là Thực tánh. Cái gì gọi là Thực tánh? Chính là trong chúng sanh ngu muội, nó không giảm; trên địa vị người thánh nhân, nó cũng không tăng. Trong cảnh giới phiền não nó không loạn, lúc thiền định nó cũng không có tịch tĩnh. Nó là cũng động cũng tịnh, cũng tịnh cũng động, không đoạn cũng không thường, không đến cũng không đi, không ở chính giữa, không ở bên trong, không ở bên ngoài, không sanh không diệt, tánh cũng như như, tướng cũng như như, tánh tướng đều là nhứt thể. Nó là thường trụ không động, vì thế đặt tên cho nó là "Ðạo."
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  2. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tiết Giản bạch: "Ðại sư nói cái lý chẳng sanh chẳng diệt, trong đó có chỗ nào khác với cái thuyết của ngoại đạo chăng?"
    Sư nói: "Cái sở thuyết của ngoại đạo nói rằng chẳng sanh chẳng diệt, là đem cái diệt dứt cái sanh, lấy cái sanh mà bày rõ cái diệt, nhưng diệt mà cũng như chẳng diệt, sanh mà nói chẳng sanh. Còn ta nói chẳng sanh chẳng diệt, nghĩa là cái tánh Bổn-lai vốn tự không sanh, nay cũng chẳng diệt, cho nên cái thuyết sanh diệt của ta chẳng giống với cái thuyết sanh diệt của ngoại đạo. Ông muốn biết chỗ yếu chỉ của tâm, thì đừng suy tính đến cả thảy các điều thiện ác. Như thế, tự nhiên đặng vào cái tâm thể trong sạch, phẳng bằng vắng lặng, diệu dụng vô cùng."

    Giảng:
    Tiết Giản hỏi:
    ?"Ðại sư thuyết bất sanh bất diệt, cùng với ngoại đạo nói ra đâu cái gì sai khác?
    Lục Tổ Ðại sư trả lời:
    ?"Ngoại đạo nói bất sanh bất diệt, diệt rồi thì không sanh, đình chỉ cái sanh, lấy sanh để hiển diệt, cho nên nói sanh diệt là hai thứ. Tuy nói nó diệt, nhưng không phải chân diệt. Tuy tiếp tục sanh, nhưng nói không sanh. Còn tôi nói bất sanh bất diệt, là bổn lai nó không có sanh, cho nên nay nó cũng không có diệt; vì vậy, tôi nói bất sanh bất diệt thì không giống với lời nói của ngoại đạo. Ông muốn biết tánh quan trọng của tâm địa pháp môn, truyền tâm diệu pháp thì không nên suy tính nghĩ tưởng tất cả thiện và tất cả ác, lúc đó ông tự nhiên sẽ hiểu rõ đạo lý này, mà đắc nhập tâm thể thanh tịnh vốn có ?" nó là vĩnh viễn trạm nhiên thanh tịnh, mà không phải tạm thời thanh tịnh. Tuy nó là trạm nhiên thường tịch, nhưng trong Chân không của nó có Diệu hữu, công dụng vi diệu của nó còn nhiều hơn hằng hà sa số.
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  3. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Khi tánh mình (tự tánh) động dụng, nói chuyện với người, thì ngoài đối với tướng mà phải lìa tướng, trong đối với không mà phải lìa không. Nếu toàn trước tướng tức là làm lớn thêm cái tà kiến. Bằng toàn chấp không, tức là làm lớn thêm sự vô minh. Người chấp không thường có ý chê kinh, nói rằng chẳng dùng văn tự. Ðã rằng chẳng dùng văn tự, lẽ thì họ chẳng nên nói ra lời nói mới phải, vì lời nói ra tức là cái tướng của văn tự. Lại nói: ?~Trực tâm là đạo tràng, không lập văn tự?T, nhưng hai chữ "không lập" đó cũng là văn tự! Hễ thấy người ta nói thì chê lời nói của người, đấy chính là chấp trước văn tự.
    Các ông phải biết tự mình mê còn dung được, sao dám chê bai kinh Phật? Chẳng nên chê kinh mà phải bị tội chướng vô cùng.

    Giảng:
    Lúc tự tánh sanh khởi dụng, lúc cùng người khác nói chuyện bên ngoài nên ở tướng mà ly tướng, bên trong thì nơi "không" mà ly không. Nếu các ông trong ngoài đều trước tướng, thì sẽ sanh ra tà tri tà kiến. Nếu các ông không chấp có, mà lại chấp vào không, thì sẽ tăng trưởng vô minh. Người chấp trước vào không sẽ nói như thế này: "Cái gì cũng không cần, không cần học kinh điển, vì tất cả đều là không, không cần dùng văn tự! Văn tự là chấp tướng." Ðã nói không dùng văn tự vậy thì y cũng không nên nói, vì ngữ ngôn là tướng của văn tự, văn tự chính là ngữ ngôn.
    Lại nói: "Trực tâm là đạo trường, không cần lập văn tự." Cần biết hai chữ ?~không lập?T ở đây vẫn là văn tự, vẫn chưa có rời văn tự. Nếu thấy người liền hủy báng người, nói người chấp vào văn tự, các ông mười người cần biết tự mình mê lầm thì không nói gì, vì tự mình đã mê lầm, đó là việc mê lầm của mình. Nhưng hủy báng Phật kinh nói không công đức, thì tạo nghiệp tội vô cùng vô tận.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 16/08/2006
  4. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Phẩm Tọa Thiền Ðệ Ngũ
    Thiền, không nhất định giới hạn nơi im lặng tịnh tọa, mà là đi đứng nằm ngồi đều là thiền, cho nên nói "đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói im động tĩnh thể an nhiên." Người biết dụng công, không chỉ giới hạn nơi tịnh tọa mới dụng công, mà bất cứ lúc nào, ở đâu cũng đều có thể dụng công.
    Ðại sư bảo đại chúng rằng: "Pháp môn tọa thiền nầy nguyên là chẳng chấp trước tâm, cũng chẳng chấp trước tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói chấp tâm thì tâm nguyên là giả. Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không có chỗ nào mà chấp được. Bằng nói chấp tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn như mới bị lấp che. Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm chấp tịnh, thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh. Cái vọng không có chỗ nơi, chấp ấy là vọng. Cái tịnh không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu. Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn tánh của mình, và cái tịnh trở lại trói buộc mình vậy.
    Giảng:
    Ðại sư khai thị đại chúng:
    Tọa thiền vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp thanh tịnh. Tại sao vậy? Nếu chấp tâm, thì có hai cái tâm. Nếu chấp tịnh, thì có hai cái tịnh. Cũng không nói tôi ngồi hoài không động. Nếu các ông chấp nơi tâm, thì có hai cái tâm, đó thành ra vọng tâm, cần phải biết tâm vốn huyễn hóa không thực, không phải chân tâm, cho nên các ông không nên chấp vào nó.
    Tự tánh của người vốn thanh tịnh, vốn đã là thanh tịnh, thì tại sao các ông lại phải chấp vào tịnh? Nếu chấp vào tịnh, thì có hai loại thanh tịnh, tức có chân có vọng. Vì có vọng niệm, cho nên Chân như bị vọng niệm che đậy. Nếu các ông không có vọng tưởng thì trở về diện mục bổn lai thanh tịnh. Nếu các ông sanh tâm chấp vào cảnh, trên bổn lai thanh tịnh mà làm việc "đầu thượng an đầu," lại sanh một cái tịnh, đó chính là cái vọng, không phải là bổn thể thanh tịnh. Nhưng cái vọng này vốn không có một chỗ nào, nếu ông chấp vào vọng hoặc tịnh đó là điều sai lầm. Ðó chính là đầu thượng an đầu, gắn thêm cái đầu trên đầu nữa.
    Sao gọi là thanh tịnh? Thanh tịnh vốn không hình không tướng, mà các ông lại lập ra một cái hình tướng thanh tịnh, quán tịnh và chấp vào tịnh, nói đây là công phu. Có kiến giải như thế, liền chướng ngại bản tánh của mình, mà bị tịnh trói buộc. Vì các ông đã chấp vào tịnh, đây cũng là một loại chấp trước.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  5. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chư Thiện tri thức! Tu hành mà chẳng vọng động, nghĩa là lúc thấy cả thảy mọi người mà chẳng thấy các điều phải quấy lành dữ, tội lỗi của người, tức là tánh mình chẳng động.
    Chư Thiện tri thức! Người mê muội, thân tuy chẳng động, mà khi mở miệng ra, thì nói chỗ phải quấy, hay dở, tốt xấu của người, vì thế mà trái nghịch với Ðạo. Bằng chấp tâm chấp tịnh, tức là làm ngăn lấp cái Ðạo vậy.

    Giảng:
    Quý vị tu bất động à? Vậy cái gì bất động? Bất động không phải là bảo quý vị ngồi đó không động, mà ở trong động tu bất động, ở trong những việc xảy ra thường ngày mà tâm không động. Lúc nhìn thấy mọi người, không thấy cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai của người, không phân biệt thiện ác của người, không tìm lỗi lầm của người, đó mới là tự tánh chân chánh bất động.
    Người mê tuy thân không động, nhưng vừa mở miệng là tùy tiện nói cái đúng cái sai, cái hay cái dở, cái tốt cái xấu của người, hành vi này trái ngược với đạo. Quý vị vẫn còn chấp tâm chấp tịnh, đó chính là pháp chướng ngại.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  6. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Sư bảo chúng rằng: "Chư Thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn nầy không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cản. Ngoài đối với tất cả các điều lành dữ các cảnh giới, mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là tọa. Trong thấy tánh mình chẳng động, gọi là thiền."
    Giảng:
    Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn này, không có chỗ chướng ngại, đối với những cảnh giới đẹp xấu bên ngoài, tâm niệm đều không bị nó giao động, gọi là tọa, không nhất thiết phải ngồi một chỗ ở đó, mới gọi là tọa. Quý vị có thể bên trong nhìn thấy tự tánh mà không giao động, đó gọi là thiền.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  7. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chư Thiện tri thức! sao gọi là thiền định? ngoài lìa tướng là thiền, trong không tán loạn là định. Nếu ngoài dính tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định, chỉ vì thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các cảnh giới mà tâm chẳng tán loạn, thế mới là thiệt định.
    Giảng:
    Cái gì gọi là thiền định? Tức ngoài không chấp trước mọi tướng, trong tâm không vọng tưởng, không khởi tạp niệm, đó chính là định. Nếu bên ngoài chấp tướng, thì bên trong không còn định nữa. Nếu ngoài không chấp vào tướng, tâm sẽ không loạn. Bổn lai giác tánh viên minh của chính mình thì tự nhiên thanh tịnh, tự mình sẽ sanh định, nhưng bởi vì quý vị thấy cảnh giới thì chấp vào cảnh giới, nhớ tưởng lại cảnh giới, cho nên tâm loạn. Nếu quý vị có thể ngoài nhìn thấy tất cả cảnh giới mà trong tâm không loạn, đó chính là định chân chánh.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  8. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chư Thiện tri thức! Ngoài lìa tướng tức là thiền, trong không tán loạn tức là định. Ngoài thiền trong định, ấy là thiền định. Kinh Bồ Tát Giới nói: ?~Bổn tánh của mình vốn tự thanh tịnh.?T
    Chư Thiện tri thức! Trong niệm niệm tự mình thấy Bổn tánh thanh tịnh, tự mình tu, tự mình hành, tự mình thành Phật đạo."

    Giảng:
    Ngoài rời tất cả tướng, đó gọi là thiền; trong tâm không loạn, đó chính là định. Ngoài có thiền, trong có định, đó mới là thiền định chân chánh. Kinh Duy Ma Cật nói: "Lập tức hoát nhiên quán triệt, hiểu rõ bổn tâm của mình." Kinh Phạm Võng nói: "Tự tánh bổn lai của chúng ta vốn tự thanh tịnh."
    Quý vị Thiện tri thức! Trong mỗi niệm, tự thấy được bổn tánh thanh tịnh. Cho nên tự mình tu, tự mình hành, tự nhiên liền có thể thành tựu Phật đạo.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  9. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Phẩm Ðịnh Huệ Ðệ Tứ
    Ðại sư bảo chúng rằng: "Chư Thiện tri thức! Pháp môn của ta đây lấy Ðịnh Huệ làm căn bổn. Ðại chúng đừng mê lầm mà nói định với huệ là khác nhau. Ðịnh và huệ chỉ là một thể, chẳng phải hai. Ðịnh là cái thể của huệ. Huệ là cái dụng của định, tức là lúc huệ thì định ở trong huệ, lúc định thì huệ ở trong định. Nếu biết cái nghĩa ấy, thì định và huệ đều phải học.
    Các người học Ðạo chớ nói trước định rồi mới phát huệ, trước huệ rồi mới sanh định, mà phân biệt định huệ là khác nhau. Nếu thấy hiểu như thế, thì pháp có hai tướng. Miệng nói lời lành mà trong lòng chẳng lành, nói khống rằng có định huệ mà định huệ chẳng đồng một thể. Nếu lòng và miệng đều lành, trong ngoài như một, thì định và huệ tức đồng nhau. Pháp tự ngộ tu hành chẳng phải tại chỗ tranh. Nếu tranh chỗ trước sau, tức đồng với người mê. Chẳng dứt lòng phân bua, thì quả nhiên làm lớn thêm lòng ngã chấp, pháp chấp, mà không lìa khỏi bốn tướng.
    Chư Thiện tri thức! Ðịnh và huệ giống như vật gì? Giống như cái đèn và cái ánh sáng. Có đèn tức là sáng, không có đèn tức là tối. Ðèn là cái thể của ánh sáng, ánh sáng là cái dụng của đèn. Tuy tên có hai, mà thể vốn có một. Pháp định huệ nầy cũng như thế."

    Giảng:
    Ðịnh do giới sanh, do định mới phát huệ, cho nên giới định huệ là tam vô lậu học. Năng trì giới cũng đắc được vô lậu, năng tu định cũng có thể đắc được vô lậu, năng phát huệ cũng có thể đắc được vô lậu. Cho nên muốn đắc định, trước phải trì giới. Như vậy phải làm sao? Tức "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành."
    Lục Tổ Ðại sư khai thị nhất thiết chúng sanh:
    ?" Quý vị Thiện tri thức! Pháp môn đốn giáo của tôi, lấy định huệ làm căn bổn, làm cơ sở. Quý vị đã là Thiện tri thức, thì không nên chấp mê, không tin tưởng, không nên chấp trước nói rằng định huệ là hai thứ phân biệt. Cần phải biết định huệ là nhất thể, định chính là huệ, huệ chính là định, tuy có hai tên, nhưng bổn thể của nó là một không phải là hai. Ðịnh là bổn thể của huệ, huệ là vận dụng của định. Do định có thể phát sanh trí huệ. Khi trí huệ hiện tiền, định ở trong trí huệ. Lúc định hiện tiền, huệ ở trong định. Cho nên nếu có thể nhận thức đạo lý này ?" định huệ nhứt thể, nhưng cách dùng mỗi cái có khác, đó chính là định huệ bình đẳng, định huệ đồng thể.
    Quý vị tu đạo, không nên nói trước phải có định mới phát sanh trí huệ, hoặc là trước có trí huệ mới phát sanh định lực, từ đó nói định huệ có chỗ sai khác. Nếu tâm có loại kiến giải như thế, sẽ cho rằng định huệ là hai thứ, nếu miệng nói toàn là những lời tốt đẹp, nhưng trong tâm đầy những tư tưởng bất thiện, toàn là tật đố, chướng ngại, cống cao ngã mạn, tà tri tà kiến, tham sân si ?" định huệ như thế, chỉ là lời nói suông.
    Nếu nội tâm và miệng nói đều là tốt lành, trong ngoài đều như nhau, biểu đạt nhất trí, tâm khẩu nhất như, đó chính là định huệ bình đẳng. Muốn tự mình hiểu rõ để tự tu hành, đó không phải ở những lời tranh luận nơi đầu môi chót lưỡi, để làm cho mọi người biết rằng tôi có tu hành, hoặc tự mình hô hào cho mọi người chung quanh biết danh tiếng của mình là nổi bật nhứt.
    Nếu tranh trước sau, nói nhứt định phải định trước huệ sau, hoặc huệ trước định sau, phàm tranh luận cái đạo lý này, đều là những kẻ phàm phu ngu muội, cho nên nói: "Tranh luận là tâm thắng phụ, trái nghịch với đạo, liền sanh tâm tứ tướng, làm sao mà đắc được tam muội?" Không đắc được tam muội, tức là không có định, cũng chính là không có huệ.
    Nếu tâm thắng phụ chưa thể đoạn trừ, thì vẫn còn ngã chấp và pháp chấp. Nếu ngã chấp, pháp chấp chưa thể đoạn trừ thì không thể rời bỏ tứ tướng. Vì có cái ngã chấp, cho nên có cái nhân chấp, vì có nhân chấp cho nên có chúng sanh chấp, vì có chúng sanh chấp sẽ phát sanh thọ giả chấp. Không thể rời bỏ bốn loại chấp trước này, tức thì sanh ra bốn tướng.
    Quý vị Thiện tri thức! Ðịnh huệ giống như cái gì? Nay đưa ra một ví dụ: định huệ giống như đèn và ánh sáng. Có đèn thì có ánh sáng, có ánh sáng thì có đèn, không có đèn thì không có ánh sáng, không có ánh sáng thì không có đèn. Ðèn và ánh sáng tuy nói là hai loại, kỳ thực là nhất thể. Ðèn là bổn thể của ánh sáng, mà ánh sáng là dụng của đèn. Ðèn có cái dụng gì? Là có ánh sáng. Danh tự tuy có hai nhưng bổn thể của nó chỉ có một, loại Phật pháp định huệ này, cũng giống như đạo lý của đèn và ánh sáng.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

  10. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chư Thiện tri thức! Nhứt hạnh tam muội nghĩa là trong cả thảy các chỗ đi, đứng, ngồi, nằm, thường giữ một lòng ngay thẳng. Kinh Tịnh Danh nói: "Lòng ngay thẳng là Ðạo tràng, lòng ngay thẳng là Tịnh độ." Ðừng lòng tưởng điều tà vạy mà miệng nói điều ngay thẳng. Ðừng miệng nói Nhứt hạnh tam muội mà chẳng giữ lòng ngay thẳng. Nếu giữ lòng ngay thẳng thì đối với cả thảy các pháp, tâm đừng chấp trước (dính níu theo pháp tướng trần cảnh). Người mê chấp trước pháp tướng, chấp Nhứt hạnh tam muội, nói rằng thường ngồi chẳng động, lòng không sanh niệm tưởng, gọi đó là Nhứt hạnh tam muội. Nếu hiểu như thế, tức là đồng với loài vô tình. Quả thật là cái duyên cớ cản ngăn cái Ðạo vậy.
    Giảng:
    Lục Tổ Ðại sư nói với đại chúng:
    ?"Nhất hạnh tam muội chính là bất cứ chỗ nào, đi là trực tâm, trụ cũng là trực tâm, ngồi cũng là trực tâm, nằm cũng là trực tâm. Tất cả lời nói hành động cử chỉ, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, giờ giờ khắc khắc đều thực hành trực tâm, không nên dùng cái tâm cong cong quẹo quẹo. Giống như Kinh Duy Ma nói: "Trực tâm chính là đạo trường, trực tâm chính là Tịnh độ của thế giới Cực Lạc." Cần phải ghi nhớ nằm lòng, không nên miệng nói trực mà hành vi lại nịnh hót bợ đỡ người. Thế nào là nịnh hót bợ đỡ? Chính là nhìn thấy người khác có tiền, lúc nói chuyện bèn ra vẻ khép nép, cung kính, cười a dua nịnh bợ nói: "Ông đến đây, chúng tôi rất hoan nghênh ông!" Kỳ thực người đó chỉ hoan nghênh tiền chứ không phải hoan nghênh ông khách. Khúc: chính là tâm không thẳng, tâm cong cong quẹo quẹo. Miệng nói cần phải trực tâm, cần phải Nhứt hạnh tam muội, mà hành vi lại không chánh trực.
    Muốn hành trực tâm là đạo trường, các ông cần phải dùng trực tâm để xử lý tất cả mọi việc, đối với vạn pháp không nên sanh lòng chấp trước. Người mê kẻ ngu chấp chặt vào pháp tướng, sanh pháp chấp, chấp trước Nhất hạnh tam muội, họ nói: "Tôi thường ngồi không động, cũng không có vọng tưởng, đó chính là Nhất hạnh tam muội, đó chính là định." Nếu giải thích như vậy, chính là không có tri giác, giống như cây cỏ. Loại giải thích này hoàn toàn sai lầm, là nhân duyên chướng đạo.
    Lược Giảng
    KINH PHÁP BẢO ÐÀN
    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    giảng tại Vạn Phật Thánh Thành

Chia sẻ trang này