1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp do Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi NhuThiCaDao, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    30,000 hear Dalai Lama at UB
    on Wed, Sept 20, 2006.

    ?oI think warmheartedness is key, that gives you deeper satisfaction and more happiness."
    [​IMG]
    Ultimately, hearts filled with "unbiased" compassion leave little room for hypocrisy, injustice and exploitation, leading to greater social change throughout the world, said the 1989 Nobel Peace Prize laureate.
    "This century should be a century of dialogue," he said, "not a century of violence."
    The crowd applauded.
    (From the Buffalo News)
    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 02:12 ngày 24/09/2006
  2. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    His Holiness the Dalai Lama and H.H. Dudjom Rinpoche
    There is no individual liberation without abandoning harm to others; - H.H. Dudjom Rinpoche
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác (Liên Thanh Việt dịch)
    Học thuộc lòng :
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác
    Không thể giải thoát cá nhân nếu không từ bỏ việc làm hại người khác
  3. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Đừng cản bước Bồ Tát !
    [​IMG]
    Dalai Lama đang thiền tại Dharamala, Ấn Độ, 18 May 2003
    Cho dù chỉ trong khoảnh khắc, ta ngăn cản các chúng sinh khác không cho họ được hưởng phúc lợi; hoặc trong một vài giây phút nào đó, ta gây trở ngại cho tâm chánh niệm thì ta cũng đã cản bước các Bồ tát đang muốn giúp đỡ muôn loài. Kết quả là trong nhiều kiếp sau, ta sẽ phải sống khổ sở. Nếu phá hoại an lạc của một chúng sinh có thể gây ra chuyện đọa sanh vào kiếp khác thấp kém hơn, thì việc phá hủy an lạc của vô số chúng sanh sẽ đưa ta tới đâu? Vậy nên nếu chúng ta cứ lẫn lộn tâm tỉnh thức với vọng tâm, lúc ngộ lúc mê, nuôi dưỡng tâm chánh niệm rồi có khi lại thất niệm, phạm lỗi nặng thì ta còn lâu mới tinh tấn, để tinh thần đạt tới mức cao hơn. Muốn dốc tâm tu tập một cách can đảm và tự tin, ta phải thực hiện đầy đủ các giới hạnh Bồ tát.
    SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN
    Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
    Dịch: Chân Huyền

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 25/09/2006
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Người trần mắt thịt là sao mà biết mình cản bước của Bồ tát.
  5. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Cảnh giới A La Hán - Ăn mà không ăn
    [​IMG]
    Hòa thượng Tuyên Hóa chú nguyện cho hai đệ tử người Mỹ, Hằng Cụ và Hằng Do, trước khi họ thực hành chuyến bái hương để cầu nguyện cho hòa bình thế giới bằng ba bước một lạy suốt 10 tháng từ San Francisco đến Seattle vào năm 1973.
    Ðương thời, mỗi ngày Chí Công Thiền Sư đều ăn hai con chim bồ câu. Thấy thế, người đầu bếp nghĩ rằng thịt bồ câu hẳn là ngon lắm, và một hôm anh ta lén ăn bớt một cái cánh của chim bồ câu. Chí Công sau khi ăn hết hai con bồ câu thì hỏi anh ta: "Tại sao ngươi ăn vụng thịt bồ câu của ta?"
    Người đầu bếp liền chối: "Bạch Thầy, con đâu dám làm thế!"
    Chí Công gặn hỏi: "Không phải sao? Ông xem này!" Nói xong, Ngài há miệng và khạc ra hai con chim bồ câu?"một con vỗ cánh bay đi liền, còn con kia thì không bay đi được vì bị thiếu mất một cái cánh! Và Ngài hỏi tiếp trước sự sửng sốt của người đầu bếp: "Nếu ông không ăn thì cánh của con chim này mất đi đâu?"
    Quý vị xem, cùng là ăn thịt chim bồ câu đã được nấu chín và chặt nhỏ, mà Chí Công Thiền Sư thì có thể khạc ra lại nguyên vẹn con bồ câu còn sống; còn người đầu bếp thì không có được khả năng ấy?"ăn vào bụng rồi là thôi, chẳng thể làm cho nó sống lại được. Cho nên, cảnh giới của Chí Công Thiền Sư là "ăn mà như không ăn" vậy.
    Lại có một công án khác về Tế Công Thiền Sư ở chùa Linh Ẩn tại Tây Hồ, Hàng Châu (Trung Hoa). Ngài là một vị Sư như thế nào? Ngài ăn thịt chó, uống rượu, và ngày nào cũng uống đến say mèm, đến nỗi vừa nhìn là ai nấy đều biết ngay đó là một ông Sư say rượu, chẳng chối cãi gì được! Song, thật sự thì những khi say sưa như thế chính là lúc Ngài giáo hóa chúng sanh.
    Một lần nọ, trong chùa tạc một pho tượng Phật và muốn thếp vàng. Tế Công Thiền Sư hay tin liền bạch với Hòa Thượng phương trượng: "Xin Hòa Thượng cho phép tôi thếp vàng pho tượng Phật này, khỏi phải kêu mướn ai cả!"
    Hòa Thượng phương trượng bằng lòng. Thế nhưng đợi mãi vẫn không thấy Tế Công thếp vàng cho pho tượng, vị Sư quản lý bèn nhắc: "Ông muốn thếp vàng tượng Phật này, nhưng sao chờ mãi mà không thấy ông làm gì cả?"
    Tế Công nói: "Vâng, tôi sẽ làm ngay."
    Ðến tối hôm ấy, Tế Công lại cũng uống rượu say mèm như mọi khi, rồi đợi cho mọi người đều đi ngủ cả, Ngài đến trước pho tượng Phật mới tạc và há miệng khạc vàng ra rồi phun lên pho tượng. Bấy giờ, khi toàn thể bức tượng đã được bao phủ bởi một lớp vàng sáng lóng lánh, chỉ còn sót một chỗ trên đỉnh đầu mà thôi, thì vị Sư quản lý nghe thấy tiếng khạc nhổ om sòm của Tế Công, bèn tức tốc chạy đến xem và trách móc: "Sao ông lại cả gan đến thế? Ông dám nhổ đờm lên tượng Phật à?"
    Tế Công chỉ nói: "Thế à? Thôi, tôi không nhổ nữa"; và bỏ đi.
    Hôm sau, mọi người ra xem thì thấy tượng Phật đã được thếp vàng xong xuôi, chỉ còn sót một chỗ nhỏ trên đỉnh đầu mà thôi. Vì thế, trong chùa phải gọi người thợ chuyên môn thếp vàng đến làm nốt cho xong; nhưng lớp vàng đắp thêm đó lại không đẹp bằng vàng mà Tế Công khạc nhổ ra!
    Quý vị xem, cảnh giới của hàng A La Hán thật là không thể nghĩ bàn! Do đó, chúng ta là những người tin Phật thì không nên ngồi lê đôi mách, rao nói lỗi của Tứ Chúng. Bởi nếu đối tượng mà quý vị xúc phạm là người bình thường thì có thể không hề gì, nhưng nếu nhằm bậc thánh nhân đã chứng quả thì quý vị sẽ mang tội. Mang tội thì sẽ ra sao? Thì quý vị sẽ bị đọa địa ngục!
    Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
    Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 26/09/2006
  6. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Nghiệp lực rất mạnh !
    [​IMG]
    Lama Yeshe đã qua đời năm 1984, hóa thân thành Lama tí hon Osel vào năm 1985 - Hình : Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lama tí hon Osel, chụp ở New Delhi India, 1986, by Max Redlich.
    Thân xác của chúng ta là nơi trú ẩn, nương náu của những côn trùng như giun sán, con dài, con ngắn cùng rất nhiều loài khác nữa. Chúng ta đang trả nợ chúng vì nghiệp quả. Trong quá khứ chúng ta đã lấy của chúng, bây giờ chúng lấy lại. Chúng ta đã lấy thức ăn của chúng, vì thế bây giờ chúng vào trong cơ thể của ta chúng ăn lại. Ngay cả những người tham lam nhất thế giới, họ nghĩ rằng cứ nắm thật chặt, cứ bám thật chặt thì chẳng ai lấy được cái gì của họ, họ có ngờ đâu giun sán đang ăn thức ăn trong bao tử ruột gan của họ. Nghiệp lực rất mạnh, không ai cưỡng được. Nếu ta lấy chúng ra khỏi cơ thể, chúng cũng vào lại. Chúng lấy sức khỏe của ta, đôi khi còn lấy cả mạng sống của ta. Chúng ta chết bằng rất nhiều cách, đừng nghĩ rằng có ai giết ta bằng dao, bằng súng đạn chúng ta mới chết.

    CON ĐƯỜNG THANH TẨY theo MẬT TÔNG
    Lama Yeshe
    Vô Huệ Nguyên trích dịch

  7. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    BẢN CHẤT CỦA TÂM
    [​IMG]
    Dalai Lama
    Những cảm xúc phiền trược không phải là bản chất của tâm. Vì nếu chúng là tâm thì khi nào tâm có mặt chúng cũng có mặt. Không phải vậy. Thí dụ một người có thể rất nóng tính, nhưng đâu phải người đó nổi nóng suốt ngày? Người khó thương đôi khi cũng dễ chịu tươi cười. Vậy nên, những cảm xúc phiền não trong ta dù rất mạnh mẽ, chúng không phải là những thứ dính chặt vào tâm ta. Chúng không phải là tâm.
    Phiền não là do vô minh. Giống như khả năng tiếp xúc có mặt trên toàn thân thể ta. Vô minh xâm nhập tất cả những cảm xúc tiêu cực trong ta. Không có phiền não nào mà không liên hệ với vô minh.Vậy thì ta phải tìm hiểu vô minh là gì. Ðó chính là tình trạng tiêu cực của tâm gây ra tất cả những phiền não cho ta. Nó chính là cái nhân đưa ta vào vòng luân hồi.
    Dù vô minh hay chấp ngã rất mạnh, nhưng đó chỉ là một tâm thức sai lầm. Có những thành tố của tâm thiện (gọi là tâm sở thiện), có thể chống lại với tâm vô minh. Nếu ta dựa vào chúng, ta sẽ nhổ được gốc vô minh.
    Bản chất của tâm là trong sáng và tỉnh thức. Trong bản tâm, không có những phiền não. Ðó chỉ là sự che lấp cái tâm chân thật. Vậy nên tâm chân thật có thể nhổ bật gốc rễ của vô minh. Một ngày nào đó, ta sẽ giác ngộ: tâm ta trong sáng tỉnh thức hoàn toàn.
    SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN
    Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
    Dịch: Chân Huyền

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 06/10/2006
  8. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Sám Hối
    [​IMG]
    Hình Cố Đại Lão Hòa Thượng Quảng Khâm, người ta tin ngài là một vị A La Hán . Ngài hay ăn trái cây, không ăn đồ nấu nướng gì, nên có tên là Thủy Quả Hòa Thượng . Ngài cũng có tên là Phục Hổ Hòa Thượng tại vì Ngài sống gần gũi với hổ nơi sơn động .
    Khó được thân người; khó được nghe Phật Pháp. Nay được thân người, phải gắng tu hành cho đàng hoàng.
    Những vị ở Trời tuy hưởng phước đức, song hễ họ khởi một ý niệm xấu thì sẽ bị đọa lạc. Ðối với chúng ta, nếu mình có phạm tội lỗi, chỉ cần thành tâm sám hối thì cũng sẽ được trong sạch như người vô tội vậy. Cõi Người là cõi tu hành tốt nhất: được nghe Phật Pháp, được biết cách làm sao để tu.
    Khi ý niệm xấu khởi lên, nếu bạn chưa nói ra và chưa làm theo nó, thì bạn có thể sám hối trong lòng, quyết không tái phạm.
    Hỏi: Khó mà giữ ý nghiệp cho thanh tịnh, vì thói hư tật xấu tiêm nhiễm, tích tập từ kiếp vô thủy, nay gặp duyên xấu nên tự nhiên hiện khởi. Lúc ý niệm xấu ấy khởi lên, mình tức khắc sám hối, thì có phải chịu quả báo xấu không?
    Ðáp: Ý niệm ác chỉ mới nghĩ trong tâm, nếu sám hối liền thì không có quả báo xấu lại. Nếu ý niệm xấu đã thể hiện ra nơi miệng (khẩu nghiệp), hoặc mình đã thực hành nó rồi (thân nghiệp), thì sẽ phải chịu quả báo. Mỗi giây mỗi phút mình phải có tâm sám hối; có tâm sám hối thì ý niệm lành mới khởi lên đặng.
    Nói với người tu thì phải xem căn cơ của họ ra sao rồi mới nói.
    Ví như đối với kẻ có căn cơ thì mình nói: ''''Phạm tội lỗi rồi, bạn có thể sám hối. Tội do tâm tạo ra, vì vậy hãy thành tâm mà sám hối.'''' Như thế thì người kia tuy có tội lỗi, song y có thể sám hối rồi trở lại thanh tịnh: không còn tái phạm, dụng tâm tu Chánh Ðạo.
    Ðối với những kẻ không có căn cơ, mình nói thế không ổn. Bởi vì dạy họ như vậy, họ cho rằng cứ việc mặc tình tạo tội lỗi, rồi tâm sám hối là xong ngay! Vì thế họ vĩnh viễn không cách gì thành tâm sửa đổi lỗi lầm được, dù cho họ có sám hối mãi hoài!
    Giới luật có đặt ra trường hợp ngoại lệ, không phải phạm nguyên tắc. Bạn phải học cho kỹ để tránh hiểu lầm.
    Nếu bạn vô ý phạm lỗi thì có thể sám hối. Cố ý phạm lỗi thì không thể sám hối (Vô ý phạm lỗi là chỉ lúc chưa xuất gia, chưa biết Giới Luật. Cố ý phạm lỗi là chỉ sau khi đã xuất gia rồi). Sám hối một thứ tội gì đó không được vượt quá ba lần (nghĩa là không được tái phạm quá ba lần).
    Ðối với ý-nghiệp thì mình không sợ niệm ác khởi lên: chỉ sợ là mình thức tỉnh, nhận biết nó chậm mà thôi. Do đó, hễ vừa khởi ác niệm thì phải lập tức sám hối ngay.
    Một khi đã phạm lỗi, mình phải luôn nhận rằng: ''''Tôi làm lỗi''''; rằng ''''Tôi xin sám hối''''; rằng ''''Xin bạn hãy dạy tôi.'''' Ðừng sanh phiền não thì mới hết ngã tướng, và không có ý niệm xấu ác dấy khởi.
    Một kẻ càng tu hành bao nhiêu, càng luôn có cảm giác là y cần phải sám hối bấy nhiêu.
    Cá lớn ăn cá nhỏ. Con người cũng như cá lớn: cái gì cũng ăn, dù là thịt cọp cũng ăn luôn; vì thế nên nghiệp chướng sâu dày. Nếu không khéo thành tâm sám hối, lạy Phật cho nhiều, thì đến lúc Ðức Di Lặc hạ sinh ở cõi này (ý nói là trải qua một thời gian lâu lắm), mình cũng không có chút căn lành gì đâu.
    Nếu biết tu hành, lạy Phật nhiều nhiều, cầu nguyện sám hối, rộng trồng căn lành, thì biết đâu tới lúc Ðức Di Lặc hạ sinh, mình có thể được làm đệ tử của Ngài!
    Cẩm Nang Tu Ðạo
    Hòa Thượng Quảng Khâm

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 15/10/2006
  9. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    cái này gởi cho bạn đọc:
    trích một phần trong Kinh Kim cương:
    ....
    "Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-La-Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả vị A-La-Hán chăng?"
    Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp chi gọi là A-La-Hán. Bạch đức Thế-Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế nầy: Ta chứng được quả vị A-La-Hán, thời chính là còn chấp-trước tướng ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.
    .....
    Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"
    "Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, đức Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."
    .....
    "Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông CHỚ nói rằng đức Như-Lai nghĩ thế nầy: Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Đức Như-Lai có thuyết-pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa-lý của Phật nói.
    Nầy Tu-Bồ-Đề! Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó tạm gọi là thuyết pháp."
    .....
  10. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn dungwind . NTCD chép lời giảng của HT Tuyên Hóa nhé .

Chia sẻ trang này