1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp do Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi NhuThiCaDao, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Hòa Thượng Tuyên Hóa, người đội nón, đứng giữa hai hàng đệ tử trang nghiêm tiến vào cổng Tam Quan của The City of Ten Thousand Budđhas (chùa Vạn Phật.) Hình chụp năm 1992.
    Tu-bồ-đề! Ý ông thế nào? A-la-hán có thể khởi ý nghĩ rằng ''ta đắc đạo A-la-hán'' chăng?
    Tu-bồ-đề đáp: Thưa không, Thế-tôn! Tại sao? Vì thật chẳng có pháp gọi là A-la-hán.

    Phật hỏi tiếp ông Tu-bồ-đề: "Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ như thế nào? Vị thánh nhân chứng A-la-hán, quả vị thánh thứ tư, có thể nghĩ rằng mình đã chứng A-la-hán chăng?"
    A-la-han là âm của một danh từ Phạn, có ba nghĩa" ứng cúng, sát tặc, vô sanh. Ứng cúng là xứng đáng được trời và người cúng dường. Tỳ-kheo là nhân của A-la-hán, A-la-hán là quả của Tỳ-kheo. Khi gieo nhân thì vị đó là "khất sĩ," đi các nơi ngửa bát xin ăn, lúc được quả thì được ?oứng cúng,? đáng được người và trời cúng dường. Thời kỳ nhân thì gọi là ?obố ma,? lúc đắc quả thì gọi là ?osát tặc.? Khi làm Tỳ-kheo, là thời gian ?ophá ác,? đắc quả thì gọi là vô sanh
    Gọi là ?osát tặc,? thì ở đây giết giặc nào? Đó là giết giặc phiền nạo Trong hệ thống Nguyên Thủy, La-hán chỉ có giết giặc phiền não. Trong đạo Bồ-tát thì chẳng những phải giết giặc, mà còn phải giết cả cái chẳng phải giặc nữa. Tại sao không phải giặc mà cũng giết? Bởi vì, đối với trình độ của A-la-hán, có những cái không phải là giặc, nhưng đến quả vị Bồ-tát thì lại biến thành giặc. Giặc đây là nhũng gì? Đó là giặc vô minh. Làm sao vô minh lại biến thành giặc? Bởi lẽ tất cả phiền não đều do vô minh mà ra.
    La-hán tuy chứng được quả vô học, nhưng La-hán vẫn còn vô minh. Hơn nữa, chẳng riêng gì La-hán còn vô minh, đến các vị Bồ-tát Đẳng giác cũng hãy còn một phần tối hậu là sanh tướng vô minh, vẫn chưa phá được. Bởi thế cho nên, phần này đối với cương vị La-hán không phải là giặc, n hưng đối với Bồ-tát chính là một thứ giặc lớn. Cho nên mới nói là Bồ-tát phải giết cả cái chẳng phải giặc. A-la-hán đã đoạn trừ 72 phẩm tư hoặc của sắc giới và vô sắc giới, cũng đã đoạn trừ ?ophần đoạn sanh tử,? nhưng ?obiến dịch sanh tử? thì chưa đoạn trừ xong.
    Về câu hỏi ?oLa-hán có thể nghĩ rằng mình đã chứng đ ạo La-hán chăng?" Tu-b ồ- đề nói như sau: "Không thể được." Tại sao? Bởi vì tuy đã chứng quả vị A-la-hán, nhưng chẳng qua đó chỉ là danh xưng, thật tình chẳng có gì là thực có thể chứng đắc. Va/ lại, không phải chỉ nói riêng quả A-la-hán, nói hẳn là khi thành Phật cũng không thể bảo rằng mình đã thành Phật. Chẳng có hình tướng của pháp nào gọi là A-la-hán, A-la-hán chỉ là một hư danh mà thôi. Nếu quí vị nhận là có, thì đó là một thứ chấp pháp, chưa tới trình độ pháp không.
    Trong phần trên, khi nói các quả vị như sơ quả Tu-đà-hoàn, nhị quả Tư-đà-hàm, tam quả A-na-hàm, người ta đều dùng chữ "quả," tại sao đến quả vị thứ tư, lại dùng chữ "đạo?" Đạo thật ra cũng là quả, có điều ở trên nói rằng quả cũng giống như thảo mộc đâm bông, kết thành trái. Quả mới có, chưa chín, khi nào chín, thành thục, có thể thâu hoặc được, lúc đó gọi là đạo.
    KINH KIM CANG
    Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

  2. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Thế Tôn! Nếu A-la-han nghĩ rằng "ta đắc đạo A-la-hán," tức là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
    Tu-bồ-đề lại bạch Phật: "Giả thử vị A-la-hán có ý tưởng rằng mình chứng được quả A-la-hán, thì điều đó chứng tỏ vị này chưa chứng được ngã không và pháp không. Vị đó nghĩ rằng mình chứng được quả A-la-hán, tức còn ngã tướng, mà có ngã tướng ắt nẩy sanh nhân tướng. Rồi nhân ngã đối đãi với nhau, sẽ biến thành chúng sanh tướng, mà có chúng sanh tướng ắt có thọ giả tướng, vậy là chấp cả bốn tướng."
    KINH KIM CANG
    Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 18/10/2006
  3. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Thế tôn! Phật nói con đắc Vô-tránh tam-muội là bậc nhất trong hàng người, là bực A-la-hán ly dục bậc nhất.
    Ông Tu-bồ-đề nói tiếp: "Phật nói con đắt vô tránh tam muội ..."
    Tranh biện tức là một loại tâm đấu tranh. Lục tổ nói:
    "tranh là tâm được, thua,
    Đi ngược lại với đạo,
    Hay sanh ra bốn tướng,
    Làm sao được tam-muội?"

    Vì cớ gì muốn tranh? Vì muốn tranh hơn thua, anh thua, tôi được, hoặc giả tôi thua, anh được. Tu hành thì không nên ăn thua, không nên cãi vã: ai nhất, ai nhì. Người tu hành phải giống như nước, nước cần cho mọi vật mà chẳng tranh. cây cối, cỏ hoa, tất cả đều phải nhờ có nước mà sống, không có nước thì chết . Nước là tốt như vậy mà nước không hề tranh công, ngược lại còn chịu ở nơi thấp nhất, không muốn đi lên cao. Người ta thì ai cũng muốn có địa vị cao, không muốn đi xuống địa vị thấp. Nước thì không phải thế, bằng lòng với chỗ thấp, do đó hợp với đạo. Cho nên Lão-tử nói: " Nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh, ở chỗ mà mọi người không ưa thích, nên nước gần như đạo ( Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xứ chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư đạo)."
    Nói tới Lão-tử, quý vị có biết Lão-tử là ai không ? Kiếp trước của Lão-tử là Ma-ha Ca-Diếp. Sau khi Phật giáng thế, Ngài biết chúng sanh ở Trung Quốc đã từng gây ra nhiều nghiệp tội, không chịu y pháp tu hành, cho nên mới pháo Lão-tử, Không-tử và Nhan-Hồi đến Trung Hoa trước để giáo hóa chúng sanh. Lão-tử chính là Ma-ha Ca-Diếp hóa thân, còn Khổng-tử và Nhan-Hồi cũng đều là các vị Bồ-tát hóa thân cả. Lão-tử đề xướng pháp vô vi ở Trung Hoa. Người ta phải hiểu vô vi rồi sau đó mới có thể học tới đạo vô bất vi, là đạo lý của Phật giáo, Phật giáo chủ trương "vô vi nhi vô bất vi, tức thị trung đạo."
    Lại nói tới nghĩa của "tranh," ddó là tâm thua được, tâm tranh hơn, biện thắng, ngược với lẽ đạo. Lý do là một khi có tâm tranh, tức có bốn tướng, nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả. Như vầy sao có thể chứng được tam muội - tức là chánh định, chánh thọ.
    Vô tránh tam-muội có nghĩa là không có tâm thua được, không có tâm tranh chấp. Đức Phật thường nói ông Tu-bồ-đề đã chứng được vô tránh tam muội, liệt vào hàng đầu đối với hàng người, cũng là hạng nhất trong hàng A-la-hán ly dục. Ly dục là lìa được các tham dục về ăn, lòng tham về mặc, lòng tham ở nơi tốt. Tóm lại là lìa được tất cả mọi dục vọng, khiến tâm được trong sáng.
    KINH KIM CANG
    Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 18/10/2006
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0

    Được dungwind sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 18/10/2006
    Được dungwind sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 19/10/2006
  5. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    Thế-tôn! Con không khởi lên ý nghĩ con là A-la-hán ly dục. Thế-Tôn! Nếu con khởi ý nghĩ rằng con đắc đạo A-la-hán, thì Thế-tôn đã chẳng nói Tu-bồ-đề là một người ưa hạnh a-lan-na. Vì Tu-bồ-đề vốn thật không có làm gì nên mới gọi là ưa hạnh a-lan-na."
    Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật: "Bạch Thế-tôn! Con không nghĩ rằng con chứng được vô tránh tam-muội, không khởi niệm rằng: ''Con đạt quả A-la-hán, đối với người con đứng hạng nhất, và cũng là hạng nhất của hàng A-la-hán ly dục.'' Con không hề có những ý nghĩ này. Tại sao vậy? Bạch Thế-tôn! Nếu giả thử con có những ý nghĩ ấy, thì làm sao con có được sự thanh tịnh, làm sao con có thể lìa tham dục, làm sao có thể vô tranh? Nếu con có ý nghĩ ''ta đã chứng được A-la-hán'' thì Thế-tôn đã chẳng nói Tu-bồ-đề thích tu hạnh thanh tịnh. Tại sao? nếu có ý nghĩ đó thì tâm chẳng có thanh tịnh rồi. Nguyên do là con thật tình chẳng có sở đắc, chẳng chấp ngã, cũng chẳng chấp pháp, cho nên Đức Phật mới bảo con là A-la-hán ly dục đệ nhất. Nếu như con lại mang những ý nghĩ đó thì Đức Phật đâu có thể nói như thế này: "Tu-bồ-đề là người ưa tu hạnh thanh tịnh? Đây chẳng qua chỉ là một hư danh, không có gì là thực thể, chẳng có cái gì gọi là sở đắc cả. Tuy là đắc quả vị thứ bốn, quả A-la-hán, nhưng kỳ thực chẳng có sở đắc, nhìn chẳng thấy gì, lắng chẳng nghe gì, cái gì cũng không có hết?
    Trên nói hết về các quả vị của hàng tu Nguyên Thủy. Đến đây Đức Phật vẫn e rằng một số người còn hoài nghi, cho rằng các bậc thánh Nguyên Thủy thì không nên chấp trước, nhưng đối với quả vị Phật và Bồ-tát thì điều nói trên có thể khác chăng? Vì vậy phải có thêm ví dụ nữa.
    KINH KIM CANG
    Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

    Được NhuThiCaDao sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 19/10/2006
  6. NhuThiCaDao

    NhuThiCaDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    Bây giờ, xin kể thêm một câu chuyện nữa về nhẫn nhục của một người tu đạo. Vị này cũng tu hạnh nhẫn nhục, nhưng về sau tới lúc không nhẫn được nữa, gây thành chuyện giết hại cả toàn dân trong một nước, còn lợi hại bội phần hơn những kẻ chuyên giết mướn.
    (Mai chép tiếp.)
  7. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Chào Nhuthicadao.
    Vote 1* cho người siêng năng !
    Vote 1* cho người mến đạo !
    Vote 1* cho người vì tha nhân !
    Vote 1* cho người dũng cảm !
    Vote 1* cho người có tấm lòng !
    Tổng cộng 5*, giữ gìn sức khoẻ nhé ! tui ủng hộ bạn một ly
    Còn hoangtube tự phạt mình vì ko làm gì có ích cho ai cả !
    Được hoangtube_BG sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 29/10/2006

Chia sẻ trang này