1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp lệnh trọng tài thương mại và vị trí pháp lý của nó với một số luật khác

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Giaaotuicom, 04/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Pháp lệnh trọng tài thương mại và vị trí pháp lý của nó với một số luật khác

    Chào các bạn!

    Hôm nay mình mới đọc Pháp lệnh trọng tài thương mại 2002 (muộn quá nhỉ?! ) Thực sự có ấn tượng rất tốt đẹp với Pháp lệnh này. So với Nghị định 116 (1994) thì Pháp lệnh đã có một bước tiến rất đáng hoan nghênh về mặt nội dung và thậm chí so sánh với luật về trọng tài của một số nước phát triển (như Nhật Bản v.v.) thì Pháp lệnh còn có nhiều quy định tiến bộ hơn. Bạn nào làm việc tại Hội luật gia Việt Nam xin gửi lời chúc mừng đến giáo sư Lưu Văn Đạt, người chủ trì soạn thảo Pháp lệnh hộ mình cái!

    Tuy nhiên, đọc Pháp lệnh mình vẫn có một số chỗ chưa rõ (đơn thuần chỉ là bệnh nghề nghiệp thôi!) cần trao đổi để hiểu hơn. Xin ban đầu đưa ra hai vấn đề, liên quan đến vị trí pháp lý của PLTTTM.

    Thứ nhất: PLTTTM, căn cứ vào quy định mẫu của UNCITRAL, đã định nghĩa rất rộng thế nào là hành vi hay giao dịch thương mại. Tuy nhiên, Luật thương mại (2000) quy định hành vi thương mại chỉ bao gồm 14 hành vi. Vậy PLTTTM có mâu thuẫn với Luật thương mại và nếu đúng như vậy thì văn bản nào có hiệu lực cao hơn (có quyền phủ định văn bản kia). Giả định có thể xảy ra trên thực tế: A và B ký hợp đồng thuê mua tài chính trong đó có một thoả thuận trọng tài hợp lệ. A không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, B khởi kiện tại một trung tâm trọng tài. A hoặc ngay từ giai đoạn này (hoặc từ giai đoạn sau khi đã có phán quyết trọng tài) yêu cầu toà án không công nhận thoả thuận trọng tài (hoặc huỷ bỏ phán quyết trọng tài) vì coi đây không phải là giao dịch thương mại theo Luật thương mại. Trường hợp này thì giải quyết ra sao? Toà án sẽ cộng nhận thoả thuận trọng tài và để trọng tài thụ lý (hoặc công nhận phán quyết trọng tài) hay sẽ thụ lý giải quyết vụ việc trên cơ sở tranh chấp không thuộc tranh chấp thương mại theo Luật thương mại?

    Thứ hai: PLTTTM quy định trọng tài viên có quyền không cung cấp thông tin về vụ việc (quyền giữ bí mật vụ việc) vậy quyền này có cao hơn quyền của, ví dụ, phóng viên được lấy tin theo quy định của Luật báo chí (2000?) Lại một lần nữa, vậy vị trí của PLTTTM với Luật báo chí là như thế nào? Cái nào có hiệu lực cao hơn? Giả định có thể xảy ra trên thực tế: tổng công ty dược phẩm A ký với đại lý B một hợp đồng đại lý. Trong hợp đồng có thoả thuận trọng tài hợp lệ. B biết lô thuốc mới của A có vi phạm một số quy định đối với sản phẩm thuốc (có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng). Nhà báo C (vì sức khoẻ cộng đồng) muốn làm rõ tin này. Trong trường hợp này Hội đồng trọng tài D phải giải quyết như thế nào? Có thụ lý vụ việc hay không? Nếu có có quyền không cung cấp thông tin vụ việc cho nhà báo C (theo quy định tại PLTTTM) hay không?

    Thân ái!
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em post lên đây bài viết của một tác giả đã nhé.
    Cái nhìn mới về trọng tài thương mại
    Pháp lệnh Trọng tài thương mại có hiệu lực từ ngày 1-7-2003, mang tầm quan trọng đặc biệt với mọi doanh nghiệp mỗi khi phát sinh tranh chấp. Xin giới thiệu những điểm mới của Pháp lệnh và những điều doanh nghiệp nên lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại, liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
    Trước đây ở Việt Nam tồn tại hai tổ chức - Hội đồng Trọng tài ngoại thương và Hội đồng Trọng tài hàng hải để giải quyết các tranh chấp có liên quan tới yếu tố nước ngoài. Năm 1993, hai tổ chức này được hợp nhất thành Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Ngoài tổ chức này, hiện ở Việt Nam còn có bốn trung tâm trọng tài kinh tế khác, hai tại Hà Nội, một tại TP Hồ Chí Minh và một ở Bắc Giang. Năm trung tâm trọng tài nói trên chỉ có 90 trọng tài viên, một phần do các quy định để trở thành trọng tài viên rất khắt khe - phải có bằng đại học luật và tám năm hoạt động liên tục trong ngành.
    Chuyện các doanh nghiệp "làm ngơ" với các trung tâm trọng tài thương mại suốt 10 năm qua là một thực tế mặc dù hầu hết các hợp đồng kinh tế đều có điều khoản thỏa thuận giải quyết tranh chấp qua trọng tài. Trung tâm Trọng tài quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là trung tâm được nhiều doanh nghiệp biết đến, nhưng theo thống kê của trung tâm, gần 10 năm trung tâm chỉ thụ lý trên 70 vụ tranh chấp; và phần lớn (67%) các vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 đô-la Mỹ. Trong khi đó, trung bình một năm tòa án kinh tế (cả nước) thụ lý gần 1.000 vụ, nhiều vụ có giá trị hàng chục triệu đô-la Mỹ.
    Hành lang mới
    Theo ông Dương Đăng Huệ, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Bộ Tư pháp, Pháp lệnh trọng tài thương mại là "bước tiến mới của pháp luật về trọng tài theo hướng hội nhập". Pháp lệnh đã tạo ra một môi trường tốt cho các trung tâm trọng tài phát triển, góp phần giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.
    Trước tiên, pháp lệnh đã đơn giản hóa điều kiện và thủ tục, tạo thuận lợi cho những người muốn trở thành trọng tài viên. Chỉ cần có bằng đại học (không nhất thiết phải là ngành luật) và năm năm công tác trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó là có thể trở thành trọng tài viên. Bỏ cơ chế xét tuyển, thi chọn trọng tài viên để thay bằng cơ chế "mới". Với những quy định mới này, đội ngũ trọng tài viên sẽ đông về số lượng và đa dạng về chuyên môn.
    Pháp lệnh cũng đã mở rộng thẩm quyền cho trọng tài thương mại. Trước đây trọng tài chỉ tham gia giải quyết các trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp trong nội bộ công ty, tranh chấp cổ phiếu, trái phiếu.Theo Pháp lệnh, trọng tài thương mại gần như được quyền giải quyết bất cứ tranh chấp nào trong hoạt động thương mại. Hình thức trọng tài vụ việc (do các bên tranh chấp lập ra, sau khi giải quyết xong tranh chấp thì giải tán) cũng đã được thừa nhận bên cạnh hình thức trọng tài thể chế từng tồn tại (có trụ sở, có bộ máy thường trực, có quy chế riêng, có danh sách trọng tài viên).
    Nếu các bên tranh chấp là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì họ có quyền thỏa thuận chọn quy tắc tố tụng, luật và trọng tài viên nước ngoài. Một điều hết sức quan trọng là các phán quyết của trọng tài đã được công nhận có hiệu lực như một bản án (trước đây các phán quyết chỉ dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên, nếu một bên không thực hiện cũng không thể cưỡng chế).
    Mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài được pháp lệnh ghi nhận là mối quan hệ không thể thiếu. Do trung tâm trọng tài không có quyền lực nhà nước (một dạng tổ chức phi chính phủ) nên tòa án phải hỗ trợ, giám sát. Tòa án giúp các bên tranh chấp trong việc chọn trọng tài viên, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; cũng như có thể hủy các quyết định của trọng tài theo yêu cầu của các bên - trên nguyên tắc tránh sự xét xử tùy tiện của trọng tài.
    Doanh nghiệp sẽ chọn trọng tài
    Với cơ chế trọng tài mới, các bên có quyền chủ động lựa chọn nơi phán quyết mà không chịu ràng buộc vào nơi phát sinh tranh chấp hay nơi các bên có trụ sở chính. Giải quyết tranh chấp tại tòa án, phải tuân thủ quy định nơi cư trú của bị đơn. Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thường đơn giản, nhanh gọn và phán quyết của trọng tài là chung thẩm (trong khi giải quyết thông qua tòa án, các bên có thể phải qua tới sáu cấp giải quyết tranh chấp, từ sơ thẩm đến chung thẩm). Hơn nữa, trọng tài xét xử kín (các bên có thể bảo đảm bí mật kinh doanh)... nên ông Dương Đăng Huệ nhận định, thời gian tới doanh nghiệp sẽ chọn trọng tài thương mại để giải quyết các tranh chấp khi phát sinh.
    Pháp lệnh Trọng tài tôn trọng sự lựa chọn trọng tài của doanh nghiệp và coi trọng tài như một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập bên cạnh tòa án. Theo Khoản 4, Điều 53, khi có khiếu nại về phán quyết của trọng tài, tòa án không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ xem xét về trình tự và thủ tục trọng tài. Trong trường hợp hai bên đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện, thì tòa án cũng không có quyền thụ lý hồ sơ, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
    Giờ đây doanh nghiệp cũng có thể yên tâm về tính khả thi của các phán quyết trọng tài. Điều 57, Pháp lệnh quy định rằng sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên kia có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
    Không những thế, Điều 33 quy định: "Trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời: kê biên tài sản tranh chấp, cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp, kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ và phong tỏa tài sản tại ngân hàng".
    Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới các tranh chấp thương mại tất yếu phát sinh, mà tập quán kinh doanh quốc tế thường chọn cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp, do đó theo các chuyên gia pháp luật, khung pháp lý về trọng tài thương mại theo pháp lệnh này hoàn toàn có thể giải quyết các tranh chấp thương mại nếu có phát sinh.
    Đến nay, sau hơn một tháng kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực, các cơ quan chức năng đang gấp rút hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để các trung tâm trọng tài có thể hoạt động theo pháp lệnh mới này. Nhưng theo ông Dương Đăng Huệ, các trung tâm trọng tài hiện nay có thể áp dụng các quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại vào các hoạt động của mình chứ không cần chờ nghị định hướng dẫn.
    QUANG CHUNG
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 04/09/2003
  3. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    trích từ bài Giaaotuicom:
    Thứ nhất: PLTTTM, căn cứ vào quy định mẫu của UNCITRAL, đã định nghĩa rất rộng thế nào là hành vi hay giao dịch thương mại. Tuy nhiên, Luật thương mại (2000) quy định hành vi thương mại chỉ bao gồm 14 hành vi. Vậy PLTTTM có mâu thuẫn với Luật thương mại và nếu đúng như vậy thì văn bản nào có hiệu lực cao hơn (có quyền phủ định văn bản kia). Giả định có thể xảy ra trên thực tế: A và B ký hợp đồng thuê mua tài chính trong đó có một thoả thuận trọng tài hợp lệ. A không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, B khởi kiện tại một trung tâm trọng tài. A hoặc ngay từ giai đoạn này (hoặc từ giai đoạn sau khi đã có phán quyết trọng tài) yêu cầu toà án không công nhận thoả thuận trọng tài (hoặc huỷ bỏ phán quyết trọng tài) vì coi đây không phải là giao dịch thương mại theo Luật thương mại. Trường hợp này thì giải quyết ra sao? Toà án sẽ cộng nhận thoả thuận trọng tài và để trọng tài thụ lý (hoặc công nhận phán quyết trọng tài) hay sẽ thụ lý giải quyết vụ việc trên cơ sở tranh chấp không thuộc tranh chấp thương mại theo Luật thương mại?
    -------------
    Hành vi thương mại trong pháp lệnh trọng tài thương mại là hành vi thương mại theo nghĩa rộng. Còn Từ "thương mại" được sử dụng trong luật thương mại là được hiểu theo ngh4a hẹp và theo đó nó bao gồm 14 hành vi. Theo em thì nghĩa rộng bao trùm lên nghĩa hẹp cho nên không thể viện dẫn 1 hành vi nào đó không phù hợp với giao dịch thương mại được định nghĩa trong luật thương mại để hủy quyết định của trọng tài được.Quyết định của trọng tài chỉ bị hủy khi rơi vào những trường hợp được qui định chính trong Pháp lệnh trọng tài thương mại thôi
    Mà hiện nay ngu7òi ta cũng đang có ý muốn sữa luật thương mại rồi đấy
    trích :
    Thứ hai: PLTTTM quy định trọng tài viên có quyền không cung cấp thông tin về vụ việc (quyền giữ bí mật vụ việc) vậy quyền này có cao hơn quyền của, ví dụ, phóng viên được lấy tin theo quy định của Luật báo chí (2000?) Lại một lần nữa, vậy vị trí của PLTTTM với Luật báo chí là như thế nào? Cái nào có hiệu lực cao hơn? Giả định có thể xảy ra trên thực tế: tổng công ty dược phẩm A ký với đại lý B một hợp đồng đại lý. Trong hợp đồng có thoả thuận trọng tài hợp lệ. B biết lô thuốc mới của A có vi phạm một số quy định đối với sản phẩm thuốc (có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng). Nhà báo C (vì sức khoẻ cộng đồng) muốn làm rõ tin này. Trong trường hợp này Hội đồng trọng tài D phải giải quyết như thế nào? Có thụ lý vụ việc hay không? Nếu có có quyền không cung cấp thông tin vụ việc cho nhà báo C (theo quy định tại PLTTTM) hay không?
    ---------------------
    Trọng tài viên có quyền giữ bí mật vụ việc , nhưng có lẽ quyền này không phải là tuếyt đối vì trọng tài viên ngoài tư cách là trọng tài còn có tư cách là 1 công dân. Tuy nhiên cái ví dụ của anh em cũng thấy mù mờ lắm chưa biết giải quyết thế nào cả. Hi vọng có bác nào cao thủ trong box giải quyết dùm, Còn theo lẽ thường thì luật có hiệu lực cao hơn pháp lệnh chứ nhỉ. Luật là do quốc hội ban hành còn pháp lệnh chỉ là do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành thôi
    Hôm nay mò lại các topic cũ mới thấy thời gian trôi nhanh thật , Nhìn lại cái nick xưa mà cứ tưởng như mới vừa tranh luận với nhau hôm qua
  4. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, việc so sánh hiệu lực của Pháp lệnh Trọng tài thương mại với Luật Báo chí, để nói rằng quyền lấy tin của nhà báo lớn hơn quyền và nghĩa vụ giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà Trọng tài viên đó tham gia giải quyết của là không chính xác.
    Tôi cũng cho rằng quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên về giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết chỉ bị giới hạn khi pháp luật bắt buộc Trọng tài viên có nghĩa vụ/trách nhiệm phải cung cấp thông tin đó cho người có thẩm quyền (ví dụ: dấu hiệu tội phạm, an ninh quốc gia, hoặc theo yêu cầu của cơ quan hành chính/tư pháp có thẩm quyền).
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 25/08/2004
  5. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Pháp lệnh là văn bản luật đầu tiên quy định các vấn đề về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại, thay thế cho Nghị định 116 của Chính phủ, ban hành từ năm 1994. Pháp lệnh sẽ tạo cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, bên cạnh thủ tục truyèn thống là qua thủ tục tố tụng tại tòa án.
    Điểm mới của Pháp lệnh so với Nghị định 116 hiện hành là quy định các biện pháp hỗ trợ từ tòa án để đảm bảo hiệu lực của phán quyết trọng tài. Đương sự có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên, phong tỏa tài sản tranh chấp, bảo toàn chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp qua kênh trọng tài... Trước đây, phán quyết trọng tài thường bị bỏ lửng do không buộc được các bên thực hiện, thì nay được đảm bảo bằng các thủ tục, chế tài chung về thi hành án dân sự. Cũng theo Pháp lệnh, trung tâm trọng tài thương mại được giải quyết nhiều loại việc, rộng hơn 14 hành vi mà Luật Thương mại hiện hành quy định. Như vậy, các tranh chấp về tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm... cũng có thể được giải quyết ổn thỏa bởi các trọng tài viên. Ngoài ra, các bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết tại các trung tâm trọng tài hoặc tự thỏa thuận thành lập tổ trọng tài vụ việc.
    Magic sau thời gian đọc sách thấy mấy kết luận này cũng giúp cho mình và mọi người nắm rõ hơn về những nội dung cơ bản và những điểm mới của PLTTTM nên post lên đây để anh em cùng nghiên cứu.
    1- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài:
    PLTTTM đã mở rộng thẩm quyền đáng kể cho trọng tài so với Nghị định 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài kinh tế. Theo đó, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại khi có sự thoả thuận của các bên. Hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng phù hợp với khái niệm "kinh doanh" trong Luật doanh nghiệp Việt Nam và được quy định cụ thể như: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi, thuê, cho thuê; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng;... (khoản 2 - điều 2).
    2- Về hình thức giải quyết tranh chấp:
    PLTTTM quy định hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: do Trung tâm trọng tài tổ chức và do các bên thành lập. Quy định này dựa trên sự tôn trọng ý chí của các bên và bảo đảm quyền các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, đồng thời cũng là sự phù hợp với quy định của pháp luật các nước trên thế giới về hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: thường trực và Adhoc.
    3- Hiệu lực của quyết định trọng tài:
    Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành nếu không bị Toà án huỷ theo quy định của pháp lệnh. Pháp lệnh tạo một bước đột phá mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài bởi việc quy định quyết định trọng tài có giá trị thi hành như một bản án của Toà án. Nếu các bên không tự nguyện thi hành sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài được tuân theo các quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
    4- Về thoả thuận trọng tài:
    Thoả thuận trọng tài là văn bản thể hiện ý chí của các bên về việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Hình thức văn bản được mở rộng bao gồm cả thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức văn bản khác được pháp luật quy định cho phù hợp với tình hình giao dịch kinh tế, thương mại hiện nay (Điều 9).
    5- Về trọng tài viên:
    Là người được các bên lựa chọn, Trung tâm trọng tài hoặc Toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp. Trọng tài viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan; có bằng đại học và đã qua thực tế công tác. Pháp lệnh quy định một số trường hợp không được làm trọng tài viên: người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích; Thẩm phán; Kiểm sát viên; Điều tra viên; Chấp hành viên; công chức đang công tác tại Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
    6- Về Trung tâm trọng tài:
    Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất 05 trọng tài viên là sáng lập viên và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh. Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ cấp giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài theo sự giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam, căn cứ vào nhu cầu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
    Để đảm bảo hoạt động của Trung tâm trọng tài, tránh tình trạng thành lập một cách tràn lan hoặc thành lập xong thì không hoạt động, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi Trung tâm đặt trụ sở.
    7- Huỷ quyết định trọng tài:
    Quyết định trọng tài có thể bị huỷ khi có căn cứ theo quyết định của Pháp lệnh. Thẩm quyền huỷ quyết định trọng tài thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định. Quyết định huỷ hoặc không huỷ quyết định của Trọng tài của Toà án có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định và sẽ được xem xét lại bởi Toà án nhân dân tối cao. Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.
    8- Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài:
    Trọng tài là một tổ chức phi chính phủ, quyết định không mang tính quyền lực nhà nước và cũng không đương nhiên được thi hành bằng biện pháp cưỡng chế. Nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của trọng tài, tạo điều kiện thuận lợi cho trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp, Pháp lệnh quy định cụ thể mối quan hệ hỗ trợ của Toà án đối với trọng tài trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Toà án có thể hỗ trợ trọng tài trong một số trường hợp như: chỉ định trọng tài viên (điều 26); xem xét quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền giải quyết tranh chấp (điều 30); áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (điều 33); huỷ quyết định trọng tài (điều 53)./.
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Magic cũng đồng ý rằng việc so sánh hiệu lực của các văn bản trên là không hợp lý, hôm nay ngồi đọc lại cũng thấy nhiều vướng mắc cũng đưa ra đây anh em cùng giải quyết luôn.
    Nghị định 116/CP quy định tổ chức và hoạt động của Trọng tài thương mại đã được 9 năm. Tuy nhiên, thống kê cho thấy lực lượng trọng tài đang còn mỏng và những vụ việc tranh chấp ''''gõ cửa'''' trọng tài quá ít mặc dù hầu hết các hợp đồng kinh tế đều có thoả thuận trọng tài. Hiện nay, với hơn 80 triệu dân, cả nước chỉ có 90 trọng tài thương mại. Nhiệm kỳ 1998-2001, Trung tâm Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam thụ lý 74 vụ kiện, trong đó 67% vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 USD. Trong khi đó, trung bình một năm Tòa kinh tế cả nước thụ lý gần 1.000 vụ, nhiều vụ giá trị hàng chục triệu USD.
    Sau 8 năm thực hiện Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, đến nay, vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào được công nhận và thi hành tại Việt Nam. Gần đây, có một vụ tranh chấp liên quan đến yếu tố nước ngoài ở TP.HCM nhưng hai bên lập luận giằng co nhau giữa việc đưa ra trọng tài thương mại hay toà án. Hợp đồng ký kết giữa hai bên có thoả thuận trọng tài nhưng một bên cho rằng, vụ việc không thuộc phạm vi trọng tài thương mại giải quyết theo quy định của pháp luật. (trích)
    Như vậy có thể nói cơ chế trọng tài giải quyết tranh chấp kinh tế chưa phổ biến do phán quyết của trọng tài chỉ dựa trên cơ sở tự nguyện, không có hiệu lực cưỡng chế như của quyết định hay bản án của toà án có hiệu lực pháp luật. Vì thế, các tổ chức cá nhân, đặc biệt là các DN không tin tưởng qua trọng tài có giải quyết và mang đến công bằng cho mình hay không. Điều này đã được khắc phục rất cụ thể tại Pháp lệnh trọng tài thương mại.
    Cụ thể,
    Theo Điều 57, Pháp lệnh Trọng tài thương mại, sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. , Như vậy quyết định của trọng tài giờ đây không khác mấy so với bản án kinh tế, dân sự đã có hiệu lực pháp luật.?
    Không những thế, Điều 33, Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định: ''''Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, các bên có quyền làm đơn đến Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây''''. Cụ thể, đương sự có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp như kê biên, phong tỏa tài sản tranh chấp, bảo toàn chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp qua kênh trọng tài... Tuy nhiên, nếu chưa có biện pháp bảo đảm thì Toà án có thể gây khó dễ cho việc ra các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
    Nếu với những phân tích trên liệu 2 cái kết luận mà Magic đưa ra trên liệu chấp nhận được không? Anh em nào nghiên cứu kỹ lĩnh vực này cùng magic bàn luận thêm nhá. Nói thiệt là mấy món này nếu không làn về nó hay đụng chạm gì là quên hết trơn, hi vọng anh em làm Magic sáng dạ thêm chút !
  7. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Luật thương mại thuộc về luật nội dung còn Pháp lệnh Trọng tài thương mại thuộc về luật hình thức vì vậy chúng không có mâu thuẫn. Các bạn nên đọc lại điều 1 của Luật Thương mại và của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 08:36 ngày 26/08/2004

Chia sẻ trang này