1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp luật đình công

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 09/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    littlesmile đặt tên topic tối nghĩa quá , cứ tưởng là cả cái nền pháp luật nhà mình hỏng chịu làm việc !!! Giá mà ghi thêm là : Quy định pháp luật về đình công thì tớ đã không bỏ sót .
    Ngày xưa, lúc còn nhỏ thì tớ thấy công nhân đình công hoài, Đến sau 30/4, Tớ làm cho phòng công nghiệp quận, thấy anh em em công nhân làm chủ cả, gặp anh chàng lo về Lao động hợp tác ở phường, anh ta khoe là rành về luật lao động XH CN nên cũng tò mò hỏi về quyền đình công của công nhân ... anh ta tròn xoe cả mắt vì trong chế độ xã hội chủ nghĩa thời đó thì đảng chỉ ca ngợi công nhân ở các nơi bị bọn tư bản bóc lột đứng lên chứ còn ở chế độ ta, công nhân, nhân dân ai cũng làm chủ cả, đình công thì lấy đâu ra người quét đường, hốt rác . Chỉ những ai làm công, tôi tớ thì mới ức vì bị bóc lột nên mới nghĩ đến đình công nhưng mà ở xứ mình, tôi tớ sướng bỏ xừ, hihi, tôi tớ đem tiền của chủ cá nhẹ 1 phát cũng triệu USD thì cứ mà xin làm tôi tớ đến ngày xuống lỗ , dại gì mà đình với lại chả lãng công .
    Nhưng mà khi lấy cái động cơ của máy tàu có trục nằm ngang, đem ra dựng đứng bắt nó phải quay thật nhanh kiểu anh hailúa thì chắc chắn là phải tiên liệu cái vụ cái trục nó ngừng quay ... hihi ; tớ lại lạc đề , khi mà đã áp dụng kinh tế thị trường thì chuyện đình công bắt buộc phải nghĩ đến ...
    Tất nhiên , đình công chỉ là 1 giải pháp tiêu cực của công nhân tạo áp lực với giới chủ nhân hoặc là - tại các nước tự do đã phát triển - với cả chính quyền ; thí dụ như các cuộc đình công của cảnh sát, bưu điện ... mà lý do thường luôn dính liền đến quyền lợi . Tôi dùng từ " tiêu cực " là vì khi phải đình công, công nhân cũng bị thiệt thòi ghê lắm , khổ lắm chứ chắng sướng gì nhưng mà để thoả mãn yêu sách cho quyền lợi lâu dài, đã có những cuộc đình công ở đây kéo dài ... vài chục tháng .
    Trong lãnh vực công và tại 1 số lãnh vực tư nhưng có thể ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt thiết yếu, quyền đình công có những giới hạn luật định, không phải anh có quyền này là tha hồ, thí dụ như lính chữa cháy, lái xe chuyên chở công cộng , bác sĩ, y tá , điện lực ....
    Cảnh sát ở đây cũng hay đình công, họ sẽ không mặc đòng phục, không phạt xe vi phạm nhưng đụng đến ăn cướp, giết người thì họ chẳng nhám mắt im lặng .
    ==========
    Nếu một cuộc đình công không hợp pháp thì ai bị xử lý và xử lý như thế nào ?
    Từ ngày mở cửa đến nay , có đến ngàn vụ đình công lớn nhỏ tại VN rồi, theo báo chí thì chẳng có cuộc đình công nào hợp pháp cả, Nhưng cũng chả thấy vụ án nào xử, chắc cũng lại chỉ xử lý nội bộ hoặc nhắn nhủ kín đáo thôi nhỉ . Tớ có đọc 1 bài của ông NGuyễn Hộ ngày xưa nhưng không táo gan như cháu à quên, em Nguyen_noi để vác cả cái link ấy lên đâu .
    @ satthu :
    pháp luật chỉ giới hạn đình công trong phạm vi doanh nghiệp với quan niệm đình công là một quan hệ lao động rất riêng tư trong nội bộ doanh nghiệp. Ở một số nước như Pháp nhà nước cho phép đình công ủng hộ. Tuy nhiên em cũng chỉ nghe nói đến quyền này thôi chứ cũng không được học quyền đình công ủng hộ là gì.
    Theo anh hiểu đình công ủng hộ (sympathy strike ) là sự liên kết do công đoàn ( các nghiệp đoàn ) cùng ngành liên quan phát động nhằm tạo thêm sức ép , theo đó, nhiều ngành ( doanh nghiệp ) liên quan cũng sẽ đình công theo kiểu 1 con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ . Hình như trước 75 tại miền nam đã có những vụ này , lâu quá lại thiếu tài liệu nên chịu, không kể được . ( mang máng nhớ là vụ pin con Ó thì phải )
    Đình công ủng hộ là 1 loại đình công kiểu tổng đình công ( general strike ) thu hẹp; Khi mà có general strike thì sinh hoạt xã hội sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng hơn nhiều, có khi kéo theo cả sự sụp đổ của chế độ như các vụ general strikes xảy ra tại Balan do Lech Walesa chủ xướng .
    Còn giải công theo anh chắc là Lock-out của chủ công ty ; đây cũng là vũ khí khá mạnh của giới chủ nhân để đói phó . Trò dọa này rất hữu hiệu, ăn thua là dám làm thật hay không ; đặc biệt là tình trạng kinh tế hiện nay tại VN, giả sử có lock out, chắc chắn sẽ không phải là điều tốt lành vì cái khó nó bó cái khôn .
    Link này có định nghĩa khá đầy đủ : http://en.wikipedia.org/wiki/Strike_action
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 07:05 ngày 30/01/2006
  2. Roseline

    Roseline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    1
    Đình công ủng hộ mà anh Minh và sát thủ nói đến ko biết có phải là " grève de solidarité" ( strike of solidarity) trong luật Pháp ko nhỉ? Grève de solidarité được luật lao động Pháp quy định là hợp pháp khi cuộc đình công có liên hệ với một đòi hỏi tập thể của cả một ngành, khi việc đình công nhằm bảo vệ một lợi ích tập thể của công nhân ngành đó, nhằm vào việc cải thiện điều kiện làm việc.
    Ví dụ như nếu một công nhân bị sa thải một cái lạm dụng, án lệ chấp nhận một cuộc đình công hợp pháp của những công nhân khác nhân vụ việc này, bởi vì họ có lợi ích tập thể chính đáng để đình công: yêu cầu luật lao động về sa thải được tôn trọng.( lợi ích chung)
    Nhưng ngược lại, nếu một công nhân bị phạt nghỉ việc ko lương trong một vài ngày vì một lỗi nào đó, một cuộc đình công chỉ để đòi bãi bỏ hình phạt này cho công nhân đó sẽ là bất hợp pháp.
    Còn lock-out có nghĩa là chủ công ty đóng cửa xưởng làm việc khi có đình công xảy ra. Trên nguyên tắc lock-out bị cấm trong luật lao động pháp, trừ khi có một hoàn cảnh bắt buộc, thường là khi có việc chiếm đóng xưởng bất hợp pháp của công nhân, bạo lực hoặc rối loạn tổ chức của công ty.
    Em chỉ biết có thế thôi
    Tiện đây có ai có thể nói qua cho em về tổ chức công đoàn Việt Nam của em được ko nhỉ? Em cảm ơn nhiều!
  3. linh87_commie

    linh87_commie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Công Đoàn ư? Bạn thử tưởng tượng xem, bạn là chủ tịch công đoàn của công ty đồng thời cũng là nhân viên công ty. Tháng tháng bạn xoè tay nhận tiền từ ông chủ vô cùng hào phóng thì nỡ lòng nào bạn lại xúi giục công nhân đình công chứ, phải không??? Hơn nữa, ở các công ty, chủ tịch Công Đoàn được ưu đãi ghê lắm, lương cao ngất trời mà nhiều khi công việc cũng chẳng có bao nhiêu. Bạn có can đảm từ chối sự khoản đãi hậu hỉ đó ko? Tôi từng làm ở 1 công ty cũng thuộc loại lớn, Ngài chủ tịch công Đoàn thì đã gần 70 tuổi. Hằng ngày, sáng sớm có xe công ty rước, chiều lại có xe công ty đưa về tận nhà. Mang danh là cố vấn của Tổng giám đốc nhưng thật ra Ngài chỉ việc ngồi chơi xơi nước, chẳng phải làm gì. Khi nào có xử lý kỷ luật công nhân thì tham gia giảng vài câu đạo lý cho hợp lẽ rồi thì đâu cũng vào đấy.
    Thế đấy, chừng nào cuộc sống của Ban chấp hành Công Đoàn còn lệ thuộc vào các ông chủ thì khi đó Công Đoàn còn ngồi làm vì cho vui, cho đủ đội hình, thế thôi!
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
  5. MrDang

    MrDang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Nói đến chuyện đình công ở VN mà thấy ngán!!! Chẳng thấy bao giờ chuyện đình công xảy ra (???) Ở Pháp, đối với doanh nghiêp nhà nước, muốn đình công thì phải thông báo trước một thời gian nhất định (để đảm bảo dịch vụ công cộng), còn với DN tư nhân thì mình có thể đình công bất cứ lúc nào. Trong một cty thường có nhiều công đoàn khác nhau, có khi CĐ này đình công nhưng CĐ khác lại không. DN không dễ xa thải các trưởng CĐ vì còn phải có y kiến của nhiều áp lưc khác. Nên người trưởng CĐ rất độc lập chứ không như ở VN.
    Nói như vậy không phải tôi khen luật đình công của Pháp, tôi thấy ngán là đằng khác, vì nó bị lạm dụng trong các DN nhà nước quá độ. Tối ngày xe bus, la poste đình công!!!!
  6. linh87_commie

    linh87_commie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Ô, ý bạn là sao? Không thấy đình công ở VN à???
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Bác thử vào trong này xem, trang weeb của Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí MInh :http://www.ldld.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180513&ChannelID=6
    Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung
    Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo qui định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.Các cuộc đình công bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công phải bồi thường thiệt hại theo pháp luật (Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung).
  9. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Tôi nhớ thời thuôc Pháp, D ta đã lấy đình công-bãi công làm một trong những vũ khí để đấu tranh bảo vê quyền lơi của công nhân và những người lao động... Nhiều tổ chức công đoàn ra đời ví dụ Công hội đỏ của cụ Tôn Đức Thắng ( Ba son, SG).
    Có bác nào biết về pháp luật lao động- đình công thời thuộc Pháp không ?
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 21:09 ngày 01/01/2007
  10. huonghen

    huonghen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    chà, mọi người chưa ai đọc luật kĩ hay sao í, mấy vấn đề này pháp luật đã quy định rồi.
    Về phần tổ chức công đòan(chế định công đòan) được quy định tại chương 8 bộ luật lao động.
    Công đòan được thành lập dựa trên cơ chế ba bên là: người sử dụng lao động - người lao động - nhà nước.
    Công đòan là tổ chức có nhiệm vụ cân đối lợi ích của các bên khi họ tham gia vào quan hệ lao động theo quy định của PL.
    - Công đòan là 1 tổ chức duy nhất, họat động dựa trên kinh phí của công đòan viên và ngân sách.
    -Công đòan có mô hình tổ chức như sau: Tổng liên đòan lđ vn-->tỉnh, thành phố--> quận huyện--> cấp cơ sở.
    tại điều 153LLĐ quy định DN sau 6 tháng thành lập thì tô chức công đòan địa phương có trách nhiệm thành lập công đòan đại diện tại doanh nghiệp.
    Quyền và nghĩa vụ của công đòan được quy định rrất rõ trong luật.
    về vấn đề đình công, bãi công, tớ xin nói qua một chút: hiện nay đình công và bãi công có quan điểm như sau:
    1. đình công và bãi công là một
    2.bãi công là đình công quy mô lớn, nhưng phải mang màu sắc chính trị.
    vấn đề bạn Trinh nói: người tham gia đình công ko đc hưởng lương và quyền lợi khác của người lao động là lỗi sai cơ bản và nặng nhất. xin lỗi vì nói thẳng, bạn nên nhớ ngtắc của luật lao động là bảo vệ người lao động.
    Nói chung,các bạn nên tìm hiểu kĩ bl lao động và các văn bản hướng dẫn, dù rì đi chăng nữa, dù nó có nhiều hạn chế, nhưng để giải quyết các vụ việc vẫn phải theo luật định. Đừng copy paste thế :D
    về Đình công, để tớ e*** lại sẽ post cùng mọi người nhé!!ko nói lại lan man mất!!!

Chia sẻ trang này