1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp luật vẫn buộc xe to phải bồi thường thiệt hại cho xe nhỏ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tungptlawyer, 14/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tungptlawyer

    tungptlawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật vẫn buộc xe to phải bồi thường thiệt hại cho xe nhỏ
    Thực tế vụ án :
    Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn C là 3 anh em họ, cùng làm tại nhà máy X khu công nghiệp Z. Ngày 31 tháng 12, sau khi được lãnh lương A, B, C cùng một số công nhân trong nhà máy đi nhậu tại quán nhậu cách nhà máy 5 km. Sau khi nhậu say có nảy sinh cãi cự giữa C và nhóm công nhân cùng nhà máy, được mọi người can ngăn A, B, C lấy xe môtô (Honda Wave) đi về, A cầm lái, B ôm C bế lên xe. Tuy nhiên C vẫn ra sức quay lại chửi bới nhóm công nhân ở trong quán. Nhóm công nhân trong quán bực tức lấy gậy gộc đuổi theo đòi đánh C, thấy vậy A bảo B ôm chặt C, và A tăng tốc bỏ chạy …
    Đồng thời trong lúc trên quốc lộ xuất hiện xe đầu kéo container 40 feet do Trương Đình D lái chính, Tô Ngọc Đ lái phụ đi đến. Từ xa D và Đ đã nhìn thấy đám người lố nhố trước cửa quán D và Đ tự nhủ với nhau là phải giảm tốc độ đề phòng tai bay vạ gió …
    Nhưng thật bất ngờ D nhìn thấy 3 thanh niên không đội mũ bảo hiểm ngồi trên một chiếc xe môtô từ trong đám đông trước cửa quán phóng ra với tốc độ cao đâm thẳng vào trục sau của móc kéo. Thấy vậy D dừng xe, qua gương chiếu hậu D nhìn thấy 3 thanh niên nằm ngổn ngang trên người, đồng thời đám thanh niên trước cửa quán ùa đến, D và Đ nhìn thấy có người cầm gậy gộc trên tay. D và Đ sợ quá cùng bảo nhau bỏ chạy đến công an xã trình báo.
    Biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh hiện trường ghi nhận:
    Xe Container đầu kéo chạy theo hướng khu công nghiệp Z đi cảng, tới Km 800+12 cách quán nhậu H&H 513m. Xe chạy đúng phần đường, không phát hiện vết phanh gấp… Đầu xe môtô Honda Wave găm chặt vào giữa dàm lốp cầu sau của móc kéo.
    Hậu quả B, C tử vong, gãy A hai tay, hai chân xương gò má …
    Kết luận giám định nguyên nhân chết của B và C, đa chấn thương dẫn đến mất máu cấp, do máu không đông vì nồng độ rượu quá cao.
    Cơ quan cảnh sát điều tra Tỉnh ĐN quyết định khởi tố vụ án hình sự khởi tố bị can đối với A theo Điều 202 Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
    Gia đình A, B và C đòi lái xe D phải bồi thường theo các quy định và lý lẽ dưới đây
    Theo Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra của Bộ Luật dân sự năm 2005, có quy định như sau :
    Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
    Đồng thời Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 cũng có quy định tại điểm 1.4 khoản 1 Chương I :
    1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
    a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
    b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
    Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
    Mời các bác Thẩm phán, Kiểm sát, Điều tra viên và Luật sư vào bình luận và bổ sung các văn bản pháp luật nếu mới có …

Chia sẻ trang này