1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÁT ÂM N VÀ L BÁC NÀO BIẾT XIN CHỈ GIÚP

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi vuvanquang, 24/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thuy_min45

    Thuy_min45 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2011
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Đó cũng là một trong lý do nói ngọng thôi, ở hà tây nhiều vùng bị ngọng N & L lắm
  2. rubytran

    rubytran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp của mình có vẻ cá biệt hơn 1 chút:
    Từ nhỏ đến hết cấp 3, mỗi lần cô giáo gọi lên đọc diễn cảm hay gì đó, chưa bao giờ bị chỉnh sửa vì N và L cả. Khi viết gần như phân biệt rất tốt lúc nào dùng N và lúc nào dùng L, hơn nữa lại là người vô cùng dị ứng với ai khi mà viết sai chính tả nữa cơ. Thế nên khi viết thì mình mới để ý, còn khi nói thì là nói theo thói quen, mà ko ai nhắc gì nghĩa là mình ko bị ngọng, hic.
    Thế nhưng về sau, thật sự không hiểu là do nhà mình gần với Hưng Yên quá (thật ko phải phép nhưng người HY nói ngọng có tiếng mà) hay do hồi học cao đẳng mình học ở ngay đầu Hưng Yên, mà giờ mình bị ngọng N và L từ lúc nào mình cũng ko rõ nữa, :( . Giờ học sửa thì ko thể sửa đc, căn bản là khi mọi người phát âm 2 từ đó để cho mình thấy sự khác nhau thì mình nghe cũng ko thấy khác nhau cơ, thế mới lạ, mà trong khi tai mình thì vẫn nghe rất tốt mọi thứ mà. Khi nói thì phản xạ trong đầu có thể phân biệt được ngay N hay L nhưng ko tài nào phát âm chuẩn cho được, mà ai cũng kêu bó tay với mình, mỗi lần học phát âm là như một vở hài kịch cười đến sặc sụa. hic hic
    Bây giờ thì chỉ biết phát âm theo kiểu để lưỡi sao cho đúng, đặt lưỡi đúng thì phát âm đúng, nhưng mà mình phát âm ra thì vẫn ko phân biệt nổi nó khác nhau ở đâu! Mà khi nói nhanh thì ko có thời gian mà xem xem đặt lưỡi như thế nào nữa!
    Vậy nên cách tốt nhất mà mình vẫn đang sử dụng để khắc phục vấn nạn này là nói nhanh hơn 1 chút để người ta ko chú ý, hoặc phát âm thật nhẹ và nhỏ 1 chút ở các từ chứa N or L!
  3. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Câu này ông không ngọng đọc cũng còn nhầm vẹo cả lưỡi. Nó là dạng câu để thách đố, không nên để luyện.
    Luyện câu ngắn thôi, ví dụ:
    Con lợn nái bị nồn.
    Nồn ở đây không phải bậy bạ, mà có nghĩa là bị tịt không chửa đẻ được, béo phị ra.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ngày trước hay sửa giúp mấy đứa bạn quê Hưng Yên hay nói nhầm L,N bằng cách bắt phat âm từ láy:
    Long lanh, lóng lánh, lung linh, ***g lộn, lăn lóc, lúc lỉu v.v...
    Nắng nôi, nước nôi, núng nính, nóng nảy, nịnh nọt, nòng nọc v....
    Nhắc nhở mọi nơi mọi lúc, nếu lầm là nẹt ngay, làm nhiều lần, nói nhiều lần khắc rồi quen.( Cái câu này cũng dùng để luyện được đấy :D)
  4. buihongnam

    buihongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Cách sửa nói ngọng n và l

    February 7, 2008
    Bi kịch [​IMG] ‘Lói’ ngọng… Tức quá quyết tâm tìm cách sửa và cuối cùng đã ra được phương pháp chắc chắn thành công [​IMG] Viết bài ‘lày’ để đồng chí nào có ý chí vượt khó không bị ‘lản’ [​IMG]

    Đầu tiên, cần phải nói rõ, n (nờ) và l (lờ) đọc theo tiếng Việt là tên của chữ cái chứ không không phải âm. Tên của chữ cái gồm 2 âm riêng biệt phụ âm n (hoặc l) và nguyên âm ’ờ’. Nếu bạn nào học phát âm tiếng Anh chắc chắn biết rất rõ điều này.
    Thứ hai, âm n và l có sự nhiều sự giống và khác nhau:
    Giống nhau: vị trí đầu lưỡi - phần thịt bám quanh phía sau chân răng hàm trên.
    Khác nhau:
    1. N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.
    2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai (các bạn có thể tự luyện ở nhà)
    - Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Các bác thử đọc L L L và N N N áp dụng cách trên đi.
    - Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.
    3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.
    Tiếp theo là cách luyện tập, lần lượt làm theo các bước sau (lưu ý đây là luyện tập âm)
    Bước 1:
    - Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (Đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”)
    - Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo 2. xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi.
    Bước 2:
    - Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”). Các âm dài chỉ để chỉ thời gian kéo dài âm đó, không phải các âm riêng lẻ kiểu như: nờ nờ nờ nờ, lờ lờ lờ lờ…
    NNNNNN LLLLLL NNNN LLLL NN LL N L
    - Tập các từ đơn:
    Nờ/ Lờ; Nên/ Lên; Núi/ Lúi; Nê/ Lê; Nin/ Lin….
    - Tập các câu:
    Lên núi Lenin lấy nước.
    Lenin nói là Lenin làm.
    Lúa nếp là lúa nếp nàng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
    Nói năng nên luyện luôn luôn
    Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này
    Lẽ nào nao núng lung lay
    Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm.
    (lưu ý khi đọc các câu này bạn cũng có thể dùng cách kiểm tra 2. có điều cần đọc chậm lại )
    Nếu các bạn thực hành theo đúng các bước trên thì sẽ tiến bộ rất nhanh, mình chỉ mất có 2 ngày để sửa ^^ (1 ngày nghiên cứu lý thuyết, 1 ngày tập phát âm)
    Chúc các bạn thành công ^^​
  5. investip26

    investip26 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    sếp mình cũng hay nói ngọng N và L

Chia sẻ trang này