1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát âm trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi vtson, 22/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vtson

    vtson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Phát âm trong tiếng Việt

    Ngày nay ở miền Bắc mà đặc biệt là ở Hà Nội không biết từ bao giờ có xu hướng nhẹ hoá các âm: "tr" và "ch" đổi thành "ch", "s" với "x" đổi thành "x", "d" "g" và thậm chí cả "r" đổi thành "d". Giải thích cho điều này bọn tui có một câu là người Hà Nội phát âm được chuẩn nhưng không thích và muốn nói thế cho tiện. Tức là nói được mà không nói. Nhưng nhiều khi tui có đặt cho mình hai câu hỏi và giờ muốn mọi người giải đáp hộ:
    - Việc nhẹ hoá đó có nên không? Có hại gì không khi về sau đó không còn là thói quen mà thật sự thành tật?
    - Người ở đâu nói chuẩn tiếng Việt nhất?


    Many people will walk in and out of your life.
    But only true friends will leave footprints in your heart.
  2. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Không phải mới gần đây mà từ xưa người Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng đã có xu hướng đọc nhẹ âm đi so với các miền khác, tuy vậy các âm /s/ và /x/, /tr/ và /ch/ vẫn phân biệt được. Một số âm như /r/ thì khó phân biệt với /gi/ còn /d/ thì hoàn toàn không phân biệt được với /gi/. Nhưng xu hướng này hiện nay ngày càng nặng nề hơn, không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà còn thấy xuất hiện ở miền Nam (vốn xưa nay phát âm các âm rung rất rõ). Việc nhẹ hóa đó cố nhiên là không nên. Mặc dù mỗi địa phương có một cách phát âm đặc trưng khác nhau, nhưng đó là do quá trình phát triển ngôn ngữ ở từng vùng là khác nhau.
    Sự thay đổi trong phát âm phải trải qua một thời gian lâu dài.

    Xu hướng "nhẹ hóa" trong phát âm làm giảm số lượng phụ âm trong tiếng Việt, tiếng Việt vì thế hiển nhiên trở nên khó nghe, khó nhận biết hơn vì số từ đồng âm tăng lên. Chỉ cần thế hệ sau không còn được nghe cha mẹ mình phát âm đúng nữa thì coi như không còn cách gì cứu chữa.
    Theo Vy, sự biến đổi trong cách phát âm ngày nay do một phần ở các nghệ sĩ trẻ, nổi tiếng, khi phát biểu trước công chúng thường cố tình bóp méo giọng nói thật của mình (có lẽ để gây "ấn tượng"). Giới trẻ vốn hay bắt chước thần tượng, mặc dù biết phát âm như thế là sai nhưng nghĩ rằng cũng không hại gì. Thế nhưng rất nhiều người phát âm như thế, dần dần thói quen sẽ thành tật không sửa được. Ngày này tiếng Việt vẫn chưa được xã hội coi trọng xứng đáng, ít người cảm thấy xấu hổ khi không hiểu rõ, không viết đúng, nói đúng tiếng nói của ông cha.
    Theo ý kiến của riêng cá nhân Vy, không có địa phương nào có thể coi tiếng Việt của mình là hoàn toàn chuẩn. Theo chuẩn tiếng Việt hiện nay, ở bất kỳ địa phương nào cũng có thể chỉ ra một vài lỗi phát âm. Ví dụ như lỗi /d/, /gi/ ở miền Bắc và lỗi hỏi ngã ở miền Nam. Các phát âm hoàn toàn chuẩn phải qua quá trình tập luyện mới có được. Tuy vậy, giữa một người phát âm chuẩn của Hà Nội và một ngựời phát âm chuẩn của TP.HCM, người ta vẫn dễ dàng phân biệt giọng địa phương đặc trưng của từng người. Như vậy, có thể nói rằng: "Bất kỳ ai cũng có thể nói chuẩn tiếng Việt mà không đánh mất bản sắc đặc trưng của địa phương mình, tiếng Việt không phải riêng cho bất kỳ địa phương nào".
    Hạ Vy
    Được ha_vy_84 sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 22/03/2003
  3. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì quan niệm việc phát âm sai tiếng Việt đối với các chữ s,x, tr,ch là thể hiện các phát âm khi áp dụng vào thực tế. Trên lý thuyết thì phải uốn lưỡi để phát âm thật nặng. Nhưng rõ ràng trong quá trình giao tiếp hàng ngày, người ta có xu hướng giản lược hoá đi cho dễ nói hơn, rõ ràng việc uốn lưỡi khi nói thì phức tạp và mất công hơn so với việc phát âm nhẹ đi. Người dân rất thực dụng, dễ thì họ nói. Tuy nhiên điều này không giải thích được tại sao càng vào sâu phía Nam thì người ta lại phát âm nặng hơn. Có thể lý giải là do nước ăn chăng? Không thể biết được. Phải chăng cùng với việc khai khẩn vào sâu khu vực phía Nam thì cha ông ta đã có giọng nói càng nặng hơn?
    Tôi nghe nói nhiều nước trên thế giới thì tiếng của Thủ đô được coi là tiếng chuẩn. Còn tại VN, tiếng Hà Nội được coi là chuẩn có lẽ vì nó dễ nghe dễ nhận biết từ hơn cả. Các ca sĩ trong Nam khi hát cũng tự chuyển thành giọng Bắc đó thôi, chủ yếu chỉ giữ giọng Nam khi hát dân ca thì phải.
    Đây là một vài suy nghĩ của tôi, mong được các bạn chỉ giáo thêm.


    Movie Fan Club


  4. Liongo

    Liongo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Không biết các bạn nghĩ sao chứ theo tôi nhận thấy ở các tỉnh thành trong cả nước thì giọng của người thành phố bao giờ cũng nhẹ và dễ nghe hơi giọng người dân miền quê nông thôn.
    Từ xa xưa cho đến bây giờ thủ đô của một nước bao giờ cũng là trung tâm văn hoá nghệ thuật của cả nước. Người dân thủ đô được tiếp xúc giao lưu với thế giới nhiều hơn nên họ luôn có khuynh hướng điều chỉnh văn hoá của mình hay hơn, tiến bộ hơn, giữ lại những cái hay và loại bỏ những cái thừa sao cho phù hợp với các vấn đề về ngoại giao, giao lưu buôn bán. Giọng nói cũng như vậy. Theo tôi biết thì âm đầu "tr" trước kia phát âm là tl(tờ lờ) sau đó là tr(tờ rờ) rồi tr(trờ) rồi tr(chờ).Ví dụ: "con trai" thì giọng cổ là con tờ lai - con tờ rai - con trai - con chai ( theo giọng Bắc). Tôi có đọc một tài liệu nói rằng hiện giờ vẫn còn một số người lớn tuổi ở vùng nông thôn tỉnh Nghệ An vẫn còn phát âm tr là "tờ lờ", ví dụ như "ông trời" là "ông tờ lời". Đó là âm tr, còn âm "v" thì có lẽ là bd-d-v vì tôi suy từ việc trước đây người Sài Gòn hay phát âm v là bd như "đi về" là "đi bdề", nhưng gần đây tôi nhận thấy người dân Sài Gòn không còn phát âm v là bd nữa mà là d hay v. Tôi nghĩ là giọng Hà Nội là giọng phát triển nhất cả nước vì đã lược bỏ một số kiểu phát âm nặng nề, chú trọng đến thanh điệu và ngữ điệu lời nói hơn.
    (Tôi thấy người dân miền Bắc nói cầu kỳ hơn và có vẻ "bác học" hơn, còn người Miền Nam nói năng thật thà và có phần hơi "nhà quê". Mà mấy người bạn người Miền Nam của tôi cũng công nhận người Hà Nội nói hay).
    Xin được chỉ giáo thêm .
    Được Liongo sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 28/03/2003
  5. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Dù gì thì HN và khu vực phía Bắc VN cũng có đến hơn nghìn năm lịch sử, còn như TP HCM mới hơn 300 năm thôi, chắc tiếng Bắc cũng có quá trình phát triển lâu hơn. Nhưng mà, người miền Nam thì cũng từ miền Bắc đi vào, sao lại khác nhau như vậy??? Người Nam thì hay nói là người Bắc nói nhanh quá, như máy khâu. Mà các bạn có xem đài truyền hình Hà Nội không? Dù các phát thanh viên nữ đều nói giọng HN, đều khá là xinh - đẹp nhưng phát thanh viên đài HN vẫn mang dáng dấp của đài địa phương, trông cứ cổ cổ như từ thời năm 50, và thua xa so với đài truyền hình TW, dù cả hai đài ở cùng một thành phố.
    Tôi hoàn toàn đồng ý với Liongo, tiếng nói sử dụng hàng ngày là ngôn ngữ thực dụng do đó nó sẽ có cách chọn lọc một cách thực dụng. Tiếng nói sẽ được người dân sử dụng sao cho dễ nói tiện lợi, gạn đục khơi trong, sẽ du nhập thêm một số từ ở tiếng nước ngoài vào (và có thể biến đi cho phù hợp với TV như từ file có từ TV là tệp).


    Movie Fan Club


  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    tiếng nói theo kiểu "bác học" bay **** là ngôn ngữ của giới trí thức. Hà nội là trung tâm văn hoá chính trị, nên tỉ lệ trí thức trong dân rất cao, khác với TP.HCM là trung tâm công nghiệp, thương mại. Vì vậy người ta cứ lầm tưởng người HN dùng thứ ngôn ngữ "Bác học" hơn. Thực ra tôi thấy giới trí thức miền nam ăn nói cũng bay **** bóng bẩy không kém. Khác biệt duy nhất là cách dùng từ, thành ngữ địa phương mà thôi.
  7. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Về mặt lịch sử, đúng là tổ tiên người Việt ở miền Nam đã di cư vào từ miền Bắc, theo chân chúa Nguyễn mở đất phương Nam. Tuy nhiên không vì thế mà lới ăn tiếng nói hoàn toàn được thừa hưởng từ miền Bắc. Lý do là vì trong vòng mấy trăm năm phát triển, văn hóa miền Nam có sự hội nhập rất lớn, bị ảnh hưởng giọng nói của dân địa phương như giọng Chiêm Thành ở vùng Phan Rang, Bình Thuận, người Chăm ở An Giang và người Khơme ở Sóc Trăng, Châu Đốc v.v... Ngoài ra còn có số lượng lớn người Minh Hương di dân mở đất khắp nơi ở miền nam và đặc biệt là Sài Gòn. Với sự hội nhập nhanh chóng như vậy, tiếng nói miền Nam không những khác so với miền Bắc, mà còn khác nhau từ vùng này sang vùng khác.
    Hạ Vy
  8. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thấy, đa số các vùng ít nhiều đều có những lỗi phát âm. Phải khẳng định như thế. Chúng ta không thể biện minh rằng phát âm như thế cho tiện, cho đơn giản.
    Đúng là tiếng Việt cổ khá rườm rà và khó phát âm như bạn Liongo đã phát biểu. Dần dần, người ta đã có những bước đơn giản hoá cách phát âm, tuy nhiên vẫn có sự khác nhau giữa các từ có âm tương tự để dễ phân biệt. Như vậy, xu hướng nhẹ hoá các âm: "tr" và "ch" đổi thành "ch", "s" với "x" đổi thành "x", "d" "g" và thậm chí cả "r" đổi thành "d" là xu hướng không tốt, cần khắc phục.
    Tai hại hơn, khi một số ít người Hà Nội lại bảo lưu ý kiến không đúng ấy. Nói hơi quá, nhưng người ta có cảm giác như nghe "Đồng hồ Tây có bao giờ sai đâu " ấy. Nếu ý kiến này làm bạn khó chịu, xin bạn thông cảm nhé.
    Theo em, cần phát âm chuẩn như phát thanh viên của đài tiếng nói Việt Nam hoặc trên các chương trình VTV. Không phải tất cả những người này đều phát âm chuẩn nhưng có thể làm căn cứ để điều chỉnh cách phát âm một cách dễ dàng.
    Một số ý kiến nhỏ mong làm rõ tính trong sáng của tiếng Việt.


    Tre xanh Việt Nam


  9. Liongo

    Liongo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng trong quá khứ Tiếng Việt của chúng ta không phải là thứ Tiếng Việt mỗi nơi một kiểu như ngày nay. Có nghĩa là tất cả tiếng nói của người Việt ngày nay ở Miền Nam, Miền Trung hay Miền Bắc đều có cùng một giọng nói và cùng một cách phát âm trong quá khứ. Cùng với thời gian và sự giao lưu văn hoá của người Việt ở mỗi vùng có khác nhau nên đã hình thành nên việc Tiếng Việt ngày nay tuy phần lớn là giống nhau nhưng lại khác nhau ở giọng nói và một số từ ngữ địa phương. Vùng nào ít có giao lưu văn hoá thì vẫn còn giữ một số đặc điểm của tiếng Việt cổ, ví dụ như một số vùng sâu vùng xa các tỉnh Bắc Trung Bộ mà tôi đã nói. Vùng nào có giao lưu văn hoá thì khuynh hướng sẽ bị ảnh hưởng bởi một phần nền văn hoá đó. Các ví dụ chỉ ra nguyên nhân hình thành nên giọng nói của người Miền Nam thì bạn ha_vy_84 đã trình bày, hoặc các bạn có thể nhận thấy là người Miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn, sử dụng một số từ ngữ bị ảnh hưởng của từ ngữ người dân các vùng Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến, Đài Loan thuộc Trung Hoa di cư đến như từ "nước xì dầu" (người Bắc gọi là "nước tương"), hay "há cảo", "hủ tiếu", "cục xí ngầu",......
    Được Liongo sửa chữa / chuyển vào 20:06 ngày 29/03/2003
  10. Liongo

    Liongo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    "Theo mình thấy, đa số các vùng ít nhiều đều có những lỗi phát âm. Phải khẳng định như thế. Chúng ta không thể biện minh rằng phát âm như thế cho tiện, cho đơn giản." (Trích từ bài viết của TrexanhOnline)
    Bạn TrexanhOnline thân mến,
    Mình nghĩ rằng bạn có nhận định như vậy phải chăng vì bạn đã so sánh giữa cách phát âm và cách viết chính tả trong tiếng Việt? Nếu như vậy thì mình nghĩ đó là sự so sánh khá khập khiễng. Bởi vì cách viết chính tả của chúng ta được hình thành vào thế kỷ 19 ghi lại cách phát âm của người Việt lúc bấy giờ.
    Như tôi đã trình bày, cách phát âm của người Việt ngày nay khác rất xa cách phát âm của người Việt lúc đó. Ở vào thời điểm đó có thể vẫn còn một số cách phát âm mà các bạn cho là chuẩn đối với cách viết chính tả. Nhưng cách phát âm mỗi vùng dần dần đã bị thay đổi để phù hợp với thời đại và với sự giao lưu văn hoá. Nếu lúc này có người đòi hỏi rằng phải sửa lại cách viết chính tả thì cho mình hỏi rằng sửa như thế nào để phù hợp với cách phát âm của người Việt trên cả nước đây? Vì mỗi vùng đã có một kiểu phát âm riêng biệt. Chúng ta giữ lại cách viết chính tả như ngày nay để tiện lợi trong việc đọc hiểu một cách thống nhất của người Việt, và cũng để chứng tỏ rằng dân tộc Việt Nam là một. Còn việc phát âm không đúng với chính tả thì nên coi đó là việc đương nhiên của thời đại vậy.
    Chúc vui.
    Được Liongo sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 29/03/2003

Chia sẻ trang này