1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÁT ĐỘNG CUỘC THI KIẾN TRÚC ASHUI-2004!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi win_arc, 17/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    PHÁT ĐỘNG CUỘC THI KIẾN TRÚC ASHUI-2004!

    Công bố Cuộc thi Kiến trúc ?" Quy hoạch Xây dựng, ASHUI 2004 chủ đề ?oTôn vinh Thành phố?
    (17-08-2004)

    Hưởng ứng Chương trình ?oLễ kỷ niệm các thành phố? do Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) phát động, được sự bảo trợ của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sáng nay tại Khách sạn Horison Hà Nội sẽ diễn ra buổi Họp báo công bố Cuộc thi Kiến trúc ?" Quy hoạch Xây dựng, ASHUI 2004 mang chủ đề ?oTôn vinh Thành phố? do Mạng ASHUI.COM phối hợp cùng Tạp chí Quy hoạch Xây dựng (Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn) tổ chức.

    Cuộc thi được chia thành 5 đề tài: khu phố cổ, khu nhà tạm - "ổ chuột", chung cư, vùng ngoại ô, cuộc sống ven sông, sẽ là cơ hội cho giới kiến trúc sư và sinh viên các ngành kiến trúc, quy hoạch, xây dựng đề xuất những dự án thực tiễn và khả thi nhằm cải thiện điều kiện sống cho cư dân thành phố, góp phần làm cho thành phố hài hòa và năng động hơn.

    Giải thưởng:
    - Một giải đặc biệt trị giá 20.000.000 VNĐ cùng Biểu tượng Vàng ASHUI, Bằng chứng nhận của Ban tổ chức và tặng 06 số Tạp chí Quy hoạch Xây dựng (QHXD) năm 2005.
    - 01 Giải A trị giá 15.000.000 VNĐ cùng Cúp mang tên Nhà tài trợ chính, Bằng chứng nhận của Ban tổ chức và tặng 06 số Tạp chí QHXD năm 2005.
    - 02 Giải B trị giá 10.000.000 VNĐ cùng Bằng chứng nhận của Ban tổ chức và tặng 06 số Tạp chí QHXD năm 2005.
    - 05 Giải khuyến khích trị giá 2.000.000 VNĐ cùng Bằng chứng nhận của Ban tổ chức và tặng 03 số Tạp chí QHXD năm 2005.
    - Giải tập thể cho đơn vị có nhiều bài dự thi đạt kết quả cao và nhiều giải phụ khác.

    Hạn cuối cùng nộp bài dự thi đến hết ngày 30/11/2004. Lễ trao giải sẽ được tổ chức trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 18/12/2004.

    Website của Cuộc thi: http://www.ashui.com/2004/
  2. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu

    Thành phố là sáng tạo vĩ đại nhất của con người.
    Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới sống tại các thành phố và vùng ngoại ô. So với mức sống ở nông thôn, mức sống thành thị rõ ràng cao hơn do thành thị có nhiều khả năng không những về kinh tế mà còn có văn hoá sống khác xa so với nông thôn. Ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn là một động lực của những cuộc di cư từ nông thôn ra thành thị, cuộc di cư này bắt nguồn từ sự hứa hẹn việc làm và thu nhập ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn. Ngày nay, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, những thành phố lớn và thủ phủ vẫn là sự cuốn hút lớn đối với người dân nông thôn dù cho những nơi này không còn đủ việc làm, và thu nhập không còn hấp dẫn nữa.
    Có một thực tế là trong quá trình phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, trong đó theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì cần phải tập trung vào khắc phục ngay những bất cập về cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để tạo động lực phát triển các đô thị còn yếu; đồng thời đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế cân đối với tăng trưởng dân số. Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang là nguy cơ lớn đối với vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm; cơ cấu tổ chức không gian hệ thống phân bố dân cư trên địa bàn cả nước đang bị mất cân đối nghiêm trọng; cơ cấu hạ tầng quốc gia kết nối giữa đô thị với đô thị, giữa đô thị với nông thôn và trong từng đô thị nhìn chung còn yếu kém, không bảo đảm tiêu chuẩn tiện nghi và chất lượng của một đô thị trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quá trình đô thị hoá không được kiểm soát trên từng vùng lãnh thổ và cả nước; khai thác tài nguyên không hợp lý và sự gia tăng lượng các chất thải độc hại xả vào môi trường sống đang dẫn đến tình trạng phá vỡ bộ khung thiên nhiên và cân bằng sinh thái đô thị, làm đảo lộn quy luật tự nhiên, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của đô thị. Thêm vào đó, việc giải quyết nhà ở cho người nghèo tại nhiều đô thị dù đã có những kết quả nhất định song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự đòi hỏi chung của tiến trình phát triển đô thị.
    Vài thập kỷ trước rất nhiều nhà hoạch định thành phố và nhà xã hội học, thậm chí cả những nhà văn vẫn có ý tưởng vấn đề của thành phố có thể và nên được giải quyết ở nông thôn. Ngày nay, chúng ta cần phải công nhận quá trình đô thị hóa đã đi xa đến mức không thể cứu vãn được nữa nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng ở những nhiều nước cả chính quyền thành phố cũng như các nhà quy hoạch không thể kiểm soát được sự bùng nổ của quá trình đô thị hoá này.
    Vì vậy trong thành phố xuất hiện hai sự đối lập rõ rệt: thành phố tạo ra phần lớn của cải nhưng cũng phải chịu gánh nặng nghèo khổ. Về vấn đề nhà ở lâu dài, những chính sách được đưa ra đặc biệt lưu ý tới làm thoả mãn nhu cầu nhà ở vì tin rằng ?ochính sách nhà ở cho mọi người? sẽ giải quyết vấn đề tập trung dân cư cao và tạo thành những thành phố nhộn nhịp và lành mạnh. Tuy nhiên, những kinh nghiệm xây dựng từ thập niên trước đã chỉ ra đây là cái nhìn quá đơn giản đối với vấn đề này.
    Bất chấp sự thiếu thốn và nguy hiểm, thành phố và những khu đông dân cư phải được chấp nhận như một thực tế không thể thay thế bằng sự tưởng tượng hay một sự không tưởng nào khác, vì nếu có tương lai của thành phố đó sẽ trở nên không vững chắc. Đã đến lúc chúng ta cần hành động với mục tiêu trước hết là đem lại hạnh phúc nhỏ bé và đảm bảo quyền được ở cho cư dân đô thị.
    Hưởng ứng Chương trình ?oLễ kỷ niệm các thành phố? do Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) phát động, được sự bảo trợ của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Cuộc thi Kiến trúc ?" Quy hoạch Xây dựng, ASHUI 2004 mang chủ đề ?oTôn vinh Thành phố? được tổ chức trên phạm vi toàn quốc sẽ là cơ hội cho giới kiến trúc sư và sinh viên các ngành kiến trúc, quy hoạch, xây dựng đề xuất những dự án thực tiễn và khả thi nhằm cải thiện điều kiện sống cho cư dân thành phố, góp phần làm cho thành phố hài hòa và năng động hơn.


  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    5 Đề tài
    Khu phố cổ
    Khu nhà tạm - ổ chuột
    Chung cư
    Vùng ngoại ô
    Cuộc sống ven sông

    --------------------------------------------------------------------------------

    Khu phố cổ
    Theo năm tháng, những lý do ban đầu xây dựng hầu hết các thành phố của chúng ta đã không còn và chúng không còn phù hợp nữa, hay xét theo một cách đơn giản hơn, đối với nhu cầu về một thành phố tạm thời với thực thế văn hoá xã hội pha trộn.Trong khi nhiều người đang cố gắng phục hồi và nâng cao những chứng tích lịch sử của thành phố, số khác lại không được nói đến khi xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chứng tích chỉ có thể tồn tại được nếu chúng tạo được một phần không thể thiếu về công trình xây dựng thành phố với sự công nhận của công chúng về giá trị lịch sử và được khuyến khích bảo tồn thành phố và sẵn sàng tái thiết lại nó.


    Vì thế, chúng ta có thể nhận thấy trong khi chúng ta đang tập trung vào bảo tồn các chứng tích trên, môi trường sống và chất lượng sống ngày càng đi xuống. Các vấn đề kinh tế và tình hình tài chính không ổn định đôi khi là trở thành yếu tố cản trở công tác bảo tồn và phục hồi nhà ở. Trong những trường hợp khác, chính sự thiếu phối hợp giữa các dịch vụ kỹ thuật của thành phố cũng gây cản trở việc thực hiện bất kỳ dự án nào. Càng ngày, vai trò và sự giúp đỡ của người dân trở thành một thứ tài sản không thể thiếu đối với sự thành công của mọi hoạt động gìn giữ và bảo tồn trong một vùng hay một thành phố.
    Khu phố cổ là một di sản của lịch sử đang được bảo tồn trong cuộc sống sôi động và luôn luôn phát triển của con người. Muốn bảo tồn thành công một khu di sản như vậy thì phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với việc cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Trong mối quan hệ phức hợp này chứa dựng những mâu thuẫn, thậm chí cả những yếu tố đối lập, có khi loại trừ nhau. Vì vậy cần nghiên cứu sâu sắc để đưa ra những giải pháp qui hoạch và quản lý phố cổ thật khoa học nhằm loại bỏ những yếu tố mâu thuẫn, đối lập trong những mối quan hệ ấy.
    Chúng ta cần làm gì để tạo nên sự gắn bó giữa quyền lợi của nhân dân với công việc bảo tồn phố cổ, làm cho người dân phố cổ ý thức đây là di sản của chính mình, tự hào và tự giác bảo vệ phố cổ, sống trong phố cổ và bằng phố cổ ?
    Khu nhà tạm ?" ?oổ chuột?
    Những khu nhà tạm là một trong những chủ điểm hiếm khi nhận được sự chú ý giải quyết của đội ngũ kiến trúc sư và các nhà hoạch định thành phố. Những khu nhà kiểu này luôn xuất hiện ở một số quốc gia, và một số thành phố nhất định. Người dân cư ngụ bất hợp pháp trong những khu nhà tạm chiếm khoảng hơn 60% dân số nội ô.
    Nhà tạm được xây dựng nhanh chóng bên ngoại vi thành phố, trên những vùng đất không tốt, hay chỗ đất nghiên rất nguy hiểm, ?onhững khu đất chiếm dụng? và ?okhu nhà ổ chuột? thường được coi như một vết bẩn trên nền lụa trắng của tổng thể kiển trúc thành phố và cư dân sông trong khu nhà kiểu này bị coi như ?ongoài vòng pháp luật?, ?odân nhập cư bất hợp pháp?, ?ongười vô chính phủ?.

    Bất chấp sự mở rộng và ảnh hưởng của loại hình cư trú này nhưng rất ít nghiên cứu được dựa trên nguồn gốc, cư dân, hay cấu trúc xã hội và tình hình kinh tế nơi đây. Giới kiến trúc ít khi chú ý đến hay vào thăm những nơi như thế này và cũng rất ít chương trình được đưa ra để cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Cư dân nơi đây thiếu thốn mọi thứ: cơ sở vật chất, trường học, dịch vụ y tế, giao thông ?
    Tuy nhiên, chúng ta thật ngạc nhiên khi thấy phần lớn những thành phố ?obất hợp pháp? này tiếp tục hoạt động hiệu quả theo khuôn mẫu xã hội truyền thống: thứ bậc xã hội và cấu trúc cộng đồng. Và thậm chí từ góc nhìn kiến trúc, người ta cũng có thể nhận thấy những khuôn mẫu truyền thống thể hiện qua các mô hình xây dựng, trang trí của cha ông truyền lại.
    Công thức xây dựng thường được sử dụng để xây nhà thay cho một ?obản thiết kế kiến trúc?, nhưng lại cân có sự giúp đỡ và tham gia của một nhà kiến trúc trong nỗ lực làm sạch môi trường sống của họ. Có lẽ, từ ?otham gia? thể hiện một sự đạt được một cảm nhận mới giúp đảo ngược những hình thức sống truyền thống.
    Tập trung nghiên cứu khía cạnh này của môi trường sống, để nhận thức được những hình thức cư trú không thích nghi trong những khu nhà ổ chuột, từ đó có các giải pháp phát triển cho những khu vực lựa chọn được tiến hành ra sao ?
    Chung cư
    Với mật độ dân số ngày một cao, diện tích đất đô thị ngày một thu hẹp nên giải quyết chỗ ở cho dân đô thị không thể phát triển theo không gian chiều ngang, tức là xây nhà tự do, mà buộc phải phát triển chung cư cao tầng và hơn nữa là các công trình ngầm. Mặt khác, đô thị ngày một thiếu không gian tự nhiên, đa dạng các loại hình công trình nên công tác qui hoạch, mỹ quan đô thị không thể tùy tiện dựa vào ý thích xây nhà cá thể của mỗi chủ hộ mà buộc phải nằm trong những phương án cụ thể có tính toán khoa học và thẩm mỹ.


    Khi một thành phố có nhiều triệu dân cũng đồng thời có nhiều mức sống, điều kiện và nhu cầu nhà ở khác nhau, nhà chung cư có thể trở thành cái ?ochợ nhà? để họ lựa chọn. Xây dựng nhà chung cư cũng hình thành được nếp sống đô thị văn minh, hiện đại. Đối với Việt Nam, chủ trương phát triển chung cư cao tầng sẽ tạo cơ hội cho ngành xây dựng tiếp cận với tiến bộ KH-KT, tạo nguồn ngân sách lớn cho Nhà nước. Với người dân, khi có nhà là có cả điều kiện sống tương đối đồng bộ.
    Ở đây chúng ta phải đối mặt với một chủ điểm lớn thu hút được sự chú ý của giới kiến trúc và các nhà hoạch định, những người được giao trọng trách phát triển ý tưởng cùng với sự tham khảo ý kiến của các nhà hoạch định chính sách để cải thiện tình hình này không chỉ trên phương diện thẩm mỹ và xây dựng mà còn trên quan điểm xã hội.
    Phải chăng các dự án phải được phát triển và áp dụng với sự tham gia chặt chẽ của người sử dụng ?
    Vùng ngoại ô
    Bên cạnh những khu nhà ở lớn và khu ổ chuột, một hiện tượng khác của thành thị cũng xảy ra ở vùng ngoại vi thành phố: vùng ngoại ô. Sự phát triển của hình thức nhà tạm này, bao gồm cả hình thức sống không cố định trên phương tiện di chuyển, thường dẫn tới tình trạng vô chính phủ, đặc biệt ở những vùng đệm nơi có làng nghề thủ công, các hoạt động công nghiệp và thậm chí cả nông nghiệp lẫn lộn và nơi có nhà tập thể hay cá nhân được xây dựng trên những nơi thiếu vắng quy hoạch đô thị. Những vùng ngoại ô kiểu này xứng đáng nhận được sự quan tâm đặc biệt để giúp người dân nơi đây có công cụ, tạo ra những liên kết xã hội và hỗ trợ họ trang thiết bị thiết yếu cho cuộc sống cộng đồng. Nằm cách biệt so với nơi làm việc, thiếu phương tiện giao thông công cộng và thiếu nhân lực khiến vùng này trở thành nơi hội tụ của những người vô gia cư từ nơi khác đến, quá trình này diễn ra nhiều năm mà không có sự can thiệp của nhà chức trách khiến nơi đây trở thành đất cư trú cố định và ngày càng xuất hiện nhiều dịch vụ công cộng (giao thông, văn hoá xã hội?).
    Đối với những ?ovùng đất không tên? này, thường có một đề nghị tái tổ chức kiến trúc đô thị hỗn tạp và dàn trải, và tái cơ cấu kiến trúc vùng nhờ đưa ra yếu tố cần thiết cho cuộc sống cộng đồng, tái thiết nơi công cộng nhằm phục vụ các hoạt động xã hội của dân chúng. Một lần nữa, những hoạt động cụ thể nhằm khuyến khích sự phát triển của cộng đồng qua việc xây dựng mối liên kết xã hội.


    Chúng ta cần nhận định như thế nào về vấn đề này để đưa ra ý tưởng thiết kế bổ khuyết cho những thiết sót trong kiến trúc thành phố, có thể sánh với chương trình ?otu sửa thành phố? ?
    Cuộc sống ven sông
    Nước ta có sông ngòi chằng chịt, nhiều ao hồ, cuộc sống của người Việt Nam chúng ta, của cư dân vùng Đông Nam Á luôn gắn liền với mặt nước, hiểu theo cách nào, theo thời điểm lịch sử nào thì mặt nước cũng đem lại cho chúng ta sự sống, đó cũng là nét đậm đà của văn hóa vùng nhiệt đới.
    Nhà trên sông, chợ trên sông, trường học trên sông,... đã và phát triển một cách hài hòa với thiên nhiên(?), cuộc sống diễn ra một cách bản năng, tuân theo các quy luật. Trong những năm gần đây, khi mà vấn đề sinh thái, vấn đề về môi trường được quan tâm hơn, chúng ta biết rằng nguồn nước bị ô nhiễm và cân bằng sinh thái đã bị phá vỡ ở nhiều nơi. Ao hồ, kênh rạch là nơi xả rác, là mầm gây bệnh lớn cho con người sống ở đó và các vùng lân cận.
    Cùng một lúc, chúng ta thấy 2 vấn đề: cuộc sống bấp bênh, tạm bợ và gần như "lay lớt" của cư dân ven hồ sông, và tình tráng phá hủy môi sinh, chẳng những không làm giàu cảnh quan những nơi đó bằng màu sắc văn hóa riêng, mà còn làm ô nhiễm nguồn nước chung của cộng đồng.
    Thay tập tục văn hóa, là điều không nên và không thể. Nhưng thay đổi hành vi ứng xử thiên nhiên trong bối cảnh hiện nay là điều nên làm!


    Ứng xử thiên nhiên là một động thái cơ bản của Kiến trúc, mà thông qua đó, kiến trúc bộc lộ khả năng che chở con người, hài hòa cùng thiên nhiên và quan trọng hơn, thay đổi bộ mặt đô thị, hướng con người văn minh hơn cùng lối sống của họ. Cũng nên nhớ rằng, sự thay đổi luôn là đồng bộ, cuộc sống ven sông cũng có khi là đời đời gắn bó, cũng có khi là điểm dừng du lịch nhưng đôi khi lại kiên cường chịu đựng sóng gió, với kiến trúc sư điều đó lại càng nhạy cảm và đòi hỏi sự tinh tế cao. Trong kiến trúc, không có sự khiên cưỡng, tất cả ngụy biện sẽ không được chấp nhận.
    Do đó câu hỏi đặt ra với các kiến trúc sư, với các nhà quản lý đô thị là chúng ta nên làm gì với một số lượng sông hồ lớn và quý giá ?


  4. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Năm nay box mình có bác nào tham gia không nhỉ?????

Chia sẻ trang này