1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát hi?n t? bào g?c có kh? nang "s?a ch?a" con ng

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi ATC, 04/05/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Phát hi?n t? bào g?c có kh? nang "s?a ch?a" con ng


    Theo tạp chí Cell số ra ngày 4-5, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Mỹ đã nhận dạng được một loại tế bào gốc có khả năng sản xuất hầu như bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Phát hiện quan trọng này mở đường cho các phương pháp điều trị trong tương lai ở con người. Loại tế bào gốc "đa năng" này được tìm thấy trong tủy sống của loài chuột trưởng thành và đã cho ra đời những tế bào đặc thù của các bộ phận khác nhau như gan, phổi, mô dạ dày, ruột hoặc da.
    Bác sĩ Diane Krause, thuộc Trường đại học Yale, một trong các tác giả cuộc nghiên cứu, cho biết sự có mặt trong tủy sống của những tế bào có khả năng biến thành những tế bào khác nhau là điều đáng kinh ngạc.
    Tế bào gốc là những tế bào không phân hóa. Khi được đặt trong một môi trường mô đặc biệt, ví dụ như tim hoặc cơ, chúng có khả năng sản xuất ra những tế bào đặc biệt bằng cách trở thành những tế bào tim hoặc cơ, dù được trích từ nơi khác. Các thử nghiệm đã cho phép chứng minh rằng tiến trình tái sinh tế bào này được ghi nhận ở loài chuột cũng xuất hiện ở con người. Tế bào "đa chiều" này được phát hiện trong một thử nghiệm ghép vào loài chuột cái bị nhiễm xạ một tế bào gốc của chuột đực, tức có mang nhiễm sắc thể Y đặc trưng. Sau đó các nhà khoa học đã dùng nhiễm sắc thể này như là chất đánh dấu để nhận dạng các tế bào được sản xuất từ tế bào giống đực này. Họ đã ngạc nhiên khi phát hiện các tế bào mới mang nhiễm sắc thể Y không những có mặt trong tủy sống và máu của những con chuột cái, mà còn có trong các mô của phổi, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. gan và da. Cho tới nay các nhà khoa học nghĩ rằng các tế bào gốc có măt trong tủy sống của cơ thể người lớn chỉ có khả năng sản xuất ra tế bào máu.
    Từ ba năm nay, nhiều ê kíp các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, các tế bào gốc này của tủy sống thật ra có thể đảm nhiệm nhiều chức năng hơn và có thể biến thành những tế bào trưởng thành cơ bản của các bộ phận khác nhau (cơ, xương, não). Nhưng cho tới nay chưa có ai có khả năng nhận dạng loại tế bào gốc cho ra đời những tế bào trưởng thành này.
    Các nhà khoa học hy vọng sẽ cho ra đời những phương pháp điều trị bằng việc tiêm các tế bào gốc nhằm "sửa chữa" các tổn thương trong cơ thể. Bác sĩ Saul Sharkis thuộc Trường đại học Hopkins cho rằng các tế bào gốc này có thể được "triệu tập" đến vùng bị tổn thương bởi các nhân tố (chất hóa học...) do các bộ phận bị hỏng tiết ra.



    ATC

Chia sẻ trang này