1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát hiện hạt di chuyển "nhanh hơn ánh sáng"

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 09/01/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều người gặp rắc rối khi hình dung không gian từ chiều thứ tư chở lên.

    Trong vật lý, Einstein đề xuất cụm từ không-thời gian bốn chiều. Ba chiều không gian trôi đi theo chiều thời gian.
    Tất nhiên để xác định một điểm trong không thời gian bốn chiều cần bốn tọa độ. Một điểm thời gian và ba điểm không gian.
    Cứ hình dung nôm na là một hệ tọa độ có gốc O chuyển động trên một đường thẳng.
    Điểm thời gian là gốc O đó nằm ở vị trí nào trên đường thẳng đó. Ba điểm không gian kia thì dễ rồi!

    Trong ngành lập trình quan niệm về mảng bốn chiều hơi khác. Nếu ai đó muốn hình dung trong không gian.
    Tất nhiên, vẫn cần đến bốn tọa độ để xác nhận một điểm (giá trị) trong mảng bốn chiều.
    Nhưng hình dung trong không gian của mảng bốn chiều khác với cụm từ không-thời gian của Einstein.

    Trong lập trình: mảng bốn chiều là mảng của các mảng ba chiều.
    Điều này được hình dung giống như bạn xếp các rubic (hình lập phương nhỏ) vào trong một cái thùng.
    Các rubic là các mảng ba chiều. Cái thùng đó sẽ là mảng bốn chiều. Một căn phòng có nhiều cái thùng đó là mảng năm chiều.
    Lập trình không quan tâm đến thời gian, nên việc chạy theo đường thẳng (thời gian) hay xếp không quan trọng.

    Nhưng rõ ràng việc xếp ***g vào nhau dễ hình dung hơn là chạy theo đường thẳng.
    Vì khi chuyển động người ta quan tâm đến hướng của nó? Chiều thứ năm có phải vuông góc với chiều thứ tư không?
    Và cứ như thế với các chiều lớn hơn...

    Lý thuyết của tôi là thuyết năng lượng, nhưng có thể gọi dưới một tên khác là thuyết nhân quả.
    Tôi muốn kéo những trí tưởng tượng phong phú của Einstein về với thực tế.
    Tôi thấy Einstein viết "Thuyết tương đối" gần giống như Ngô Thừa Ân viết "Tây du ký" vậy.
    "Tây du kí" cho rằng: khi con người bay được, thì lúc bay lên trông họ sẽ như thế nào.
    Còn trí tưởng tượng của Einstein cho rằng khi con người chuyển động nhanh (gần) bằng c, thì mọi chuyện sẽ ra sao.
    Vấn đề là ở chỗ: con người không bay được!

    Nghịch lý thời gian có thể được giải thích khá đơn giản khi ta hiểu về bản chất của những cái máy.
    Một bộ máy muốn chuyển động được cần phải tiêu hao năng lượng.
    Cho đến nay tất cả các chuyển động (nhanh) con người có thể tạo ra đều dựa trên sự cháy - đốt nhiên liệu.

    Đốt cháy nhiên liệu trong buồng hở về phía sau tàu vũ trụ (chiếc máy), bức xạ giải phóng bị đẩy về phía sau
    sẽ đẩy con tàu tiến về phía trước (phản lực).
    Khi đó tàu có thể bay được, kể cả trong chân không. Máy bay động cơ cánh quạt vào môi trường chân không sẽ vô dụng.

    Bức xạ là việc các hạt năng lượng vi mô bị đẩy đi với vận tốc c. Các hạt đó làm sao đẩy một vật khác đi với vận tốc c được?
    Một chiếc xe chuyển động tối đa có thể đạt 100km/h. Nhưng khi phải kéo một chiếc xe khác, làm sao nó đạt được vận tốc ấy?
    Tàu vũ trụ không thể đạt vận tốc c vì khối lượng tàu, vật liệu chế tạo và lượng năng lượng hao phí,
    vì vận tốc càng cao muốn tăng tốc thêm hao phí càng nhiều.

    Vậy "Thuyết tương đối" có giống như tiểu thuyết viễn tưởng "Tây du ký" không?
  2. soyuz

    soyuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Xoá
  3. soyuz

    soyuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Thời thế lại thay đổi rồi.
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    chào các bác, lâu lắm mới vào box Vật Lý thấy vẫn như xưa
    vụ có thể nhanh hơ ánh sáng không mà mang ra trao đổi theo kiểu nếu nhanh hơn thì thuyết này thuyết kia sai hay là rồi đây sẽ làm sao để nhanh hơn xin lỗi đúng là trẻ con lắm các bác ạ
    Trong lúc chờ đợi gửi các bác link 1 bài viết của em đọc cho đỡ buồn. Bác Dangiaothong rảnh vào cho ý kiến nhá, em không giỏi như các bác ở đây nên không có biết mấy vấn đề vĩ mô, em cứ quan tâm tới cái trước mắt đã :D
    http://thienvanvietnam.org/index.ph...-anh-sang&catid=52:bai-viet-y-kien&Itemid=219
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Chỉ dám ý kiến một chút về phương trình E=mc2!

    Mời bạn cùng đọc bài này:

    http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/vatly/conhietdaicuong/khoiluongvaphuongtrinhtk.htm

    Với lưu ý về đoạn:
    " Trước hết cần minh định là chỉ có phương trình Eo=mc2 hoặc E=&mc mới thực sự phản ánh ý nghĩa của thuyết tương đối ".

    Và mong bạn đừng nghĩ rằng tôi hiểu hết những gì viết trong đó!

    Tôi chỉ là người tìm hiểu những cơ chế cũ, rồi thử đưa ra các tiên đề mới thôi. Toàn chữ là chữ!
  6. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Kết luận mới nhất: neutrino không nhanh hơn ánh sáng

    Các nhà khoa học bằng thí nghiệm ICARUS đã thực hiện những phép đo mới tốc độ của neutrino và không thu được những điều khẳng định về các kết quả gây sốc về sự vượt tốc độ ánh sáng của những hạt này mà các đồng nghiệp trong thí nghiệm OPERA tuyên bố năm 2011”, thông báo báo chí của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho hay.

    Đường dẫn
  7. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Đôi lời về bác Phạm Xuân Yêm (10/11/2008) nha
    1. bác thừa nhận nguyên lý tương đối (các thí nghiệm vật lý diến ra như nhau trong các hệ chuyển động đều)
    2. bác thừa nhận việc khoảng cách, thời gian ... thay đổi theo phép biến đổi lorence
    3. bác thừa nhận E0= mc2
    4. bác cho là khối lượng nghỉ m0 , không thay đổi khi chuyển hệ quy chiếu mới có ý nghĩa vật lý còn khối lượng m(v) = m0/√(1 –v2 /c2) thì bác cho rằng chỉ nên coi cái khối lượng đó như 1 giai đoạn đã qua, bác muốn đổi tên 2 ký hiệu này.


    Lời bình luận:
    Có vẻ bác Phạm Xuân Yêm không hiểu ý nghĩa vật lý của việc này
    Khối lượng đặc trương cho sức ỳ quán tính của vật thể theo công thức F=ma. Chuyện m thay đổi theo vận tốc đã được kiểm nghiệm, việc này được tính chi tiết trong quá trình gia tốc hạt trong máy gia tốc. Trên thực tế khi gia tốc hạt lên vài Mega ev, m đã đủ lớn và vận tốc của hạt gần như không thay đổi nữa .

    1 ví dụ về cách nhìn nhận này
    1 ấm nước ở 25 độ C có khối lượng m, khi đun nóng ấm nước lên, các phân tử nước trong ấm nước sẽ chuyển động nhanh lên vì thế chúng trở nên nặng hơn, kết quả là ấm nước sẽ nặng hơn 1 chút
    cụ thể là sẽ nặng hơn bao nhiêu ?
    1 lít nước tăng thêm 1 độ thì cần năng lượng là 1 calo , đổi đơn vị calo ra jun , áp vào công thức E= mc2 là sẽ có kết quả cụ thể về phần khối lượng m thay đổi ! (c = 3 x 10mũ8 m/s)
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Chính thức bác bỏ hạt nhanh hơn ánh sáng

    Trung tâm nghiên cứu phản ứng hạt nhân châu Âu (CERN) đã chính thức bác bỏ thông tin neutrino nhanh hơn ánh sáng thu được trong quá trình thí nghiệm OPERA tại cuộc họp báo vừa diễn ra hồi giữa tuần trước.

    Tại cuộc họp báo, ông Sergio Bertolucci, giám đốc CERN nói lại về bản báo cáo của ông đọc tại Hội nghị vật lý neutrino và Vật lý thiên văn tổ chức mới đây tại Kyoto.

    Theo ông, các số liệu về tốc độ nhanh hơn ánh sáng là do sai sót kỹ thuật khi thực nghiệm do 4 nhóm các nhà khoa học cùng phát hiện. Đó là nhóm “phản biện” của OPERA - Borexino, nhóm IRACUS và nhóm LVD. Cả 4 nhóm đều đo thời gian lưu của chùm neutrino.

    "Chúng tôi đã có thể chứng minh một cách thuyết phục sự đúng đắn của các phương pháp khoa học - những kết quả bất ngờ phải được phơi bày trước sự phán xét của xã hội và chúng đã bị bác bỏ hoàn toàn”, Bertolucci tuyên bố.

    Những thông tin đầu tiên ghi lại các neutrino chuyển động với tốc độ nhanh hơn ánh sáng xuất hiện vào ngày 23/9/2011. Lúc đó người ta đã nêu ra kết quả chùm neutrino đi từ CERN đến Gran-Sasso tính trung bình nhanh hơn so với tính toán lý thuyết 60 nanogiây. Như vậy là các hạt neutrino đã chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng 1,0000248 lần.

    Trong suốt vài tháng tiếp đó, một lượng rất lớn các giải thích khác nhau đã được đưa ra cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm. Hoá ra sai lầm chỉ là sự tiếp xúc không tốt của đường dây cáp. Sự công bố vội vàng này dẫn đến sự từ chức của giáo sư Antonio Ere***ato, chủ nhiệm dự án OPEERA và nhà khoa học Dario Autiero, nhưng người đã trực tiếp đo và đưa ra kết quả.

    Tại cuộc họp báo, Bertolucci cũng đề nghị khép lại vấn đề neutrino nhanh hơn ánh sáng trước ngưỡng cửa của Vật lý học.

    Link!
  9. tubieso

    tubieso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Trong một môi trường nhất định , ví dụ ở hố đen , người ta có thể sẽ tìm thấy nhiều hạt có vận tốc nhanh hơn ánh sáng . Vận tốc ánh sáng là vận tốc lớn nhất có thể sẽ không còn đúng nữa khi mà khoa học ngày càng phát triển
  10. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Từ đầu mình cứ cho rằng topic này cũ rồi, không đọc, nay rảnh vào thử mới thấy. Thì ra ngay cả Phạm Xuân Yêm cũng bị mem của box Vật lý sửa lưng, chả biết đúng sai tới đâu mà không thấy ai lên tiếng!
    Có lẽ PXY đã lẩm cẩm thật rồi chăng? Ông còn cho rằng Higgs sẽ tạo ra lực cơ bản thứ 5 nữa chứ!
    http://vatlyvietnam.org/vat-ly-nang-luong-cao/hat-higgs-luc-co-ban-thu-nam-moi-la.html

Chia sẻ trang này