1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát hiện thêm một trường hợp ăn cắp nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi mit_ne, 11/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuannghia

    xuannghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn FloaAtDawn
    Mình rất vui vì bạn đưa ra được thắc mắc hợp lý. Bạn thắc mắc ví dụ 1 quãng 8 mà mình lại chỉ tính 7n!, lý do là nốt nhạc quãng 8 chính là nốt quãng 1 nâng lên 1 quãng 8:
    Do Re Mi Fa Sol La Si Do
    1 2 3 4 5 6 7 8
    Thông thường ít khi nào trong nhạc Pop người ta viết câu nhạc nhảy quãng từ quãng 1 đến quãng 8, vì muốn hát được Đồ - Đố, người hát phải có kỹ thuật thanh nhạc, khẩu hình, đặt lưỡi và cảm âm tốt. Cho nên mình muốn lấy ví dụ trong 1 quãng 8, từ nốt 1 đến nốt 7.
    Còn tại sao không dùng 12n!, bởi vì ngoài 7 nốt nhạc chủ đạo trên 1 tone, thì 5 nốt kia là nốt hoa mỹ, thường xuất hiện với chủ đích của người viết nhạc. Trên một tone, người bình thường không thể nào tự nhiên hát được 5 nốt nhạc này mà không có điểm tựa hòa âm.
    C# (Db) D# (Eb) F# (Gb) G# (Ab) A# (Bb)
    1 2 3 4 5
    Ở đây mình đang muốn chứng minh 7 nốt nhạc cơ bản, được xuất hiện một cách ngẫu nhiên của một người không biết viết nhạc, sắp xếp tự do, không cần hay dở, không có tác động của hoà âm, phân phách. Nếu có thêm tác động của biến cố như điệu thức, tiết tấu, phân phách, hoặc đôi lúc để tạo nên một ý đồ thể hiện, thì số lần xuất hiện sự trùng nhau sẽ càng tăng lên, hay con số ngẫu nhiên sẽ giảm xuống. Có nghĩa là sự trùng lặp còn nhiều hơn tự nhiên.
    Vấn đề là ở chỗ, trong bài hát, tác giả muốn thể hiện cái gì? và không cần giải thích, người nghe có hiểu ý muốn của tác giả không.
    Còn bàn sâu về toán học, thì mình xin phép, vì từ khi đi làm mình không còn sử dụng toán xắc suất. Chỉ khi xảy ra các vụ đạo nhạc, có những nhạc sĩ không trung thực với cuộc chơi, và cũng có nhiều nhạc sĩ bị oan. Nhất là có lần mình nghe người ta bàn về việc đạo nhạc, họ rằng: "làm gì có chuyện câu nhạc trùng nhau một cách ngẫu nhiên". Mình đã cố gắng nói với học rằng chuyện trùng hợp câu nhạc là bình thường, chỉ có trường hợp cả bản nhạc trùng nhau mới là ăn cắp. Nhưng họ không tin. Nên mình phải cố nhớ lại bài toán ấy. Bởi vì không thể chứng minh bằng những lý thuyết xuông mà không ai hiểu được.
    Thật ra bạn không biết trong cuộc thi Unplugged lúc bấy giờ, còn rất nhiều bản nhạc sang trọng hơn nhiều. Ví dụ năm 95, ca khúc giải nhất có tên L.O.V.E, do nhóm A Kiss thể hiện, viết theo phong cách nhạc Jazz, rất độc đáo. Và vào lúc bấy giờ, chưa có phong trào băng đĩa nhạc tràn lan như bây giờ. Các phong trào ban nhạc Rock rất nhiều, như Đêm Trẻ, Nhạc Trẻ... đều do các sinh viên lập ban nhạc và tự chơi, tự sáng tạo trong cái cũ, cái mới. Chơi thật, hát thật, không biết Lip-Syn là gì. Bọn mình chơi các thể loại phong phú lắm. Đến bây giờ, một số ca khúc đó đã không còn vì không có phương tiện và kinh phí để lưu lại. Một số khác đưa ra không có chỗ đứng vì có lẽ chưa gặp may.
    Bạn thân mến, các nhạc sĩ Việt Nam đều dễ gần, dễ tiếp thu đấy. bạn thử làm quen với họ đi, họ vui tính lắm. Có điều họ không thể tự chạy đi tìm ai muốn nói chuyện với họ được. Mình cũng vậy thôi.
    Tương lai nhạc trẻ Việt Nam chưa bao giờ là bức tranh tối mịt đâu, chính nó đã từng đẩy lùi các loại nhạc Hải ngoại một thời xâm lấn các tiệm đĩa CD của TP mình đấy thôi. Ở nước ta, có khoảng trên dưới 500 nhạc sĩ chuyên nghiệp (theo số hội viên Hội Âm Nhạc TPHCM và Hội Nhạc Sĩ Việt Nam), trong khi chỉ có vài ba trường hợp đạo nhạc. Chúng ta không thể vì vài ba cá nhân mà bi quan về cả một tập thể.
    Còn về việc sặc mùi tiền, thì mình không có ý kiến. Nhưng cũng không nên trách họ, vì một chương trình mà các bạn được xem, đằng sau nó là một kế hoạch quảng cáo tuyên truyền sản phẩm. Vậy nếu các tác giả không nhận thù lao, thì chẳng hoá ra, chính họ đã quảng cáo không công cho các sản phẩm kia sao. Họ chỉ lấy phẩn học đáng được hưởng thôi:
    - Một bài hát để bạn nghe trong 4 phút có thể mất 4 ngày, hoặc 4 tháng, có khi 4 năm. Nhưng sau khi phát hành đĩa, thù lao họ được nhận là 500.000 đồng/bài (theo quy định nhà nước). Vậy thử hỏi, con số đó có đủ hấp dẫn để họ phải mang cái mác "sặc mùi tiền không"?
    Có khi họ viết các bản nhạc không chất lượng, vì đôi lúc do ca sĩ bạn bè nhờ họ viết. Và theo quy luật cung cầu, thì những gì đáp ứng được "cầu" sẽ tồn tại. Chưa chắc đó là nghệ thuật.
    Chúc bạn nghe bài Về Quê hay nhé, nếu tiện thì upload cho mình nghe với. Cám ơn bạn nhiều lắm.
    Xuân Nghĩa
  2. xuannghia

    xuannghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn Black Hand, mình đã sửa thông tin Guetbook rồi, tại vì cả năm nay bạn bè chẳng ai vào ghi chép nên mình không biết mấy lần cập nhật bị sai Script. Chỉ có điều các bạn đừng gõ tiếng việt có dấu, vì cái Script này không tương thích, Mình đang tìm xem có cái nào xài được tiếng Việt Unicode sẽ cập nhật sau.
    Xuân Nghĩa

Chia sẻ trang này