1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát huy tính cơ động, hoả lực và đột kích mạnh của không quân chiến đấu

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jokerfeller, 14/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jokerfeller

    Jokerfeller Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Phát huy tính cơ động, hoả lực và đột kích mạnh của không quân chiến đấu

    Phát huy tính cơ động, hoả lực và đột kích mạnh của không quân chiến đấu


    Ngành được thừa hưởng và ứng dụng nhanh sự phát triển của khoa học công nghệ phải nói đến không quân chiến đấu. Các nhà khoa học quân sự sớm nhận ra ưu thế của máy bay chiến đấu là: Yếu tố hoả lực gắn liền với tính cơ động, đột kích cao, vì thế đã đầu tư rất lớn vào nghiên cứu kỹ thuật hàng không và nghệ thuật quân sự không quân.

    Với một tình huống cần có hoả lực, bất ngờ đánh địch cách xa vài trăm, thậm chí cả ngàn ki- lô- mét, không có gì lợi thế bằng việc sử dụng không quân cường kích. Tốc độ bay từ vài trăm đến hàng ngàn ki lô mét /giờ, máy bay chiến đấu thế hệ mới có bán kính hoạt động xa, tầm kiểm soát lớn, cơ động nhanh có thể đáp ứng được rất tốt yêu cầu của người chỉ huy trong tác chiến. Máy bay chiến đấu hoạt động được cả ngày lẫn đêm, cả trên biển và trên rừng núi, có khả năng bay thấp và rất thấp sẽ giải quyết được những yêu cầu chiến thuật một cách hiệu quả. Trong một số trường hợp, máy bay chiến đấu có phương tiện trinh sát tốt, bằng quan sát trực tiếp, bằng ra đa, lade? sẽ giúp chỉ huy trong cả ?otìm? và ?odiệt? mục tiêu, giải quyết nhanh nhiệm vụ.

    Cùng với tính cơ động cao, hoả lực của máy bay chiến đấu cũng rất đa dạng, ưu việt. Từ súng bắn đạn thẳng 7,62mm, đến pháo 30 mm; Từ rốc két bắn loạt, đến tên lửa cao tốc; từ bom thông thường đến bom có điều khiển?Máy bay chiến đấu có khả năng mang, bắn, phóng, ném xuống mục tiêu độ với chính xác rất cao.

    Nếu như pháo có thể bắn loạt chế áp một dãy chiến hào, thì tên lửa, rốc két có khả năng chống tăng hữu hiệu. Khi cần ngăn chặn một đợt phản kích, sử dụng bom với số lượng vùa phải có thể giải quyết được tình thế chiến trường. Có thể khẳng định hoả lực của không quân chiến đấu rất hiệu quả, uy lực sát thương cao, khi tổ chức được nhiều phi đội tham chiến thì bội số hoả lực, tính đột kích bất ngờ tăng rất nhanh, uy hiếp không chỉ bằng sát thương mà cả băng tâm lý với binh sĩ đối phương.

    Mấy bay trực thăng chiến đấu, bay trong đội hình được bảo vệ tốt, có khả năng tiến công bộ binh hiệu quả. Thông thường trực thăng sử dụng rốc két, pháo bắn loạt tốc độ cao, tên lửa chống tăng, uy lực sát thương lớn.

    Tháng 8 - 1975 bọn ********* FULRO ở Tây nguyên tập hợp khoảng 1 trung đoàn tiến công vào một tiểu đoàn bộ binh của ta tại khu vực XY. Phương án sử dụng máy bay được phê duyệt. Trung đoàn không quân ĐT đã sử dụng 10 máy bay UH-1, 5 chiếc L-19 và một chiếc U-17 xuất phát từ sân bay Cam Ly ( Lâm Đồng ). Trực thăng được phân công tham gia 1 hướng, máy bay UH-1 đã bắn rốc két, súng liên thanh chế áp mạnh, khiến bọn ********* dạt sang phía đơn vị bộ binh ta đang đón lõng theo phương án? Bị tấn công các hướng, bọn ********* hoảng loạn , nhiều tên bị tiêu diệt, ta bức hàng 300 tên. Trên địa bàn rừng núi khi đó việc điều động nhanh một đơn vị hoả lực không dễ dàng. Tính cơ động và hoả lực của máy bay được chỉ huy chiến trường phát huy cao độ, góp phần chớp thời cơ đánh thắng.

    Trong tác chiến chiến dịch, máy bay có vai trò lớn trong thực hành đánh trận then chốt chắc thắng. Trong đánh phản đột kích, tiến công, đánh tiêu hao, vu hồi đều đạt hiệu suất cao. Giải quýết được vấn đề thời cơ và tình huống.

    Trong chiến tranh hiện đại, không quân được trang bị loại máy bay cường kích tầm hoạt động xa. Su-27 là loại máy bay tiêm kích bom của Nga, bán kính hoạt động trên 1500km, loại cải tiến mới đây còn hoạt động xa hơn. Vũ khí mang theo lớn, uy lực sát thương mạnh, nhờ khả năng mang, phóng chính xác.

    Tính bất ngờ đột kích của máy bay tăng lên nhờ nó có thể xuất kích bí mật ở nước không liền kề, có khi ở một căn cứ xa địa bàn tham chiến., Đêm 15 tháng 4 năm 1986 không quân Mỹ sử dụng máy bay F-111 bay 9 giờ liền từ một căn cứ thuộc nước Anh, qua Địa trung hải, nhiều lần tiếp dầu, lao vào đánh Li Bi. Cuộc tập kích bất ngờ thống nhất được 3 yếu tố, cơ động- hoả lực - đột kích. Mỹ đã trút 60 tấn bom đạn xuống hai thành phố đang yên lành. Cuộc tiến công chỉ xảy ra trong 11 phút, nhằm đánh vào các mục tiêu trọng yếu.

    Đã có những công trình thí nghiệm của Nga, Mỹ, Anh về việc sử dụng máy bay không người lái tác chiến trực tiếp. Máy bay không người lái cũng đạt được yếu tố cơ động, hoả lực và đột kích. Trong năm 2002-2003, một máy bay không người lái Pedator MQ-1B của liên quân đã sử dụng tên lửa Hen-phin đánh trúng một trạm truyền phát vô tuyến của Bộ thông tin I- rắc. Nga cũng đang phát triển loại máy bay này, tìm đánh căn cứ của các tổ chức ********* li khai ngay khi vừa phát hiện. Dự báo đến năm 2015 sẽ có 30 % trong tổng số máy bay không người lái của 30 nước trên thế giới có khả năng mang hoả lực đi bắn phá!

    Nghiên cứu, ứng dụng, huấn luyện nghệ thuật tác chiến không quân trong chiến tranh hiện đại là cần thiết và hiệu quả. Việc mua sắm, khai thác các trang bị máy bay mới, sẽ góp phần nâng trình độ chỉ huy bay, giữ gìn, nâng cao trình độ của đội ngũ phi công, đội ngũ kỹ thuật quý hiếm trước mắt và lâu dài ./.

    (QĐND)

Chia sẻ trang này