1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát kình lực khi ra đòn

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vocucthu72, 27/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    kình nó đi trong gân, đi theo kiểu xoáy xóay lò xo í. còn bằng kình, thốn kình kháo kình chẩu kình .... ặc ặc rõ ràng là có chiêu thức.
    kiếm tông oánh từ xa, chửơng phóng ra nghe cái vù trong O2 nhưn lúc lão pu tập katana.. nếu các phần nguyên tử O2 và H biết nghe lời thì ........ !? bác haio vào đây mô tả vật lý chút.
    ặc ặc, lão M MDKTL box lắm chuyện thiệt. a e bầu pu nhé. thế mới có chuyện cho a e coi đó. ko bầu pu thiệt ráng chịu.
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Chắc bác hiểu theo Thái Cực Quyền toàn tập phải không ?
    Nó đây, để tôi trích ra nhé:
    "TCQ Toàn tập
    I. 2.2. TÁM LOẠI KÌNH VÀ TÍNH ĐÀN HỒI CỦA BẰNG KÌNH.
    TCQ đòi hỏi dùng ý mà không dùng sức lực vụng về (chuyết lực), nhưng không nói dùng ý mà không dùng kình, vì Thái cực quyền là do tám loại kình cấu thành. Tám loại kình đều có tính đàn hồi của sự phóng trương, vì vậy gọi là kình mà không gọi là lực. Tám loại kình này tuy tên gọi không giống nhau, nhưng trong thực chất chỉ là một loại ''''bằng kình'''', còn bảy loại còn lại bất quá chỉ vì phương vị và tác dụng không giống nhau nên phân biệt đặt tên. Cho nên Thái cực quyền cũng có thể gọi là ''''bằng kình quyền''''. Nội dung của tám loại kình chia ra như sau, để tiện việc nắm vững đặc điểm ''''hai'''':
    1. Tất cả động tác mà chưởng tâm vặn xoắn (triền ty) từ trong ra ngoài, gọi là ''''bằng kình''''.
    2. Tất cả động tác mà chưởng tâm vặn xoắn từ ngoài vào trong, gọi là ''''lý kình''''.
    3. Hai tay cùng lúc dùng bằng kình giao nhau đẩy ra ngoài, gọi là ''''tê kình''''.
    4. Chưởng tâm dùng bằng kình cuộn xuống thâm nhập vào một điểm mà không rời ra, gọi là ''''án kình''''.
    5. Hai tay hợp nhau bên phải bên trái, hay phía trước phía sau, phân bằng kình ra làm hai, gọi là ''''thái kình''''.
    6. Dùng bằng kình chứa trong động tác cong, co lại rồi đột nhiên tung ra trong cự ly ngắn, kình có tính bật ra như lò xo, gọi là ''''liệt kình''''.
    7. Cánh tay cuốn lại, dùng bằng kình của hai đường phòng tuyến của chỏ và chỗ tay đánh ra, gọi là ''''chẩu kình'''', kình lực đánh ra vừa tròn vừa thẳng.
    8. Chỏ đánh ra phía ngoài một vòng tròn, dùng bằng kình của 3 đường phòng tuyến thân thể đánh ra, gọi là ''''kháo kình'''' (3 đường phòng tuyến: chỗ tay, chỏ và vai).
    Gộp lại những điều nói trên, chung quy cũng chỉ nói luyện tập chính là ''''bằng kình''''. Bằng kình là một loại kình bật ra như lò xo, mềm mại mà không đứt đoạn. Đó là điều đầu tiên cần phải rõ ràng."

    Nhưng đấy là nói "Bằng Kình" trong môn TCQ, còn môn khác thì sẽ có những tên khác, nhưng tựu trung cũng là chừng ấy loại kình được cụ thể bằng các bài tập rất rõ ràng chứ không trừu tượng như ở bài viết.

Chia sẻ trang này