1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát ói với Hồn Trương Ba

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi p2r, 15/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sanghangthit

    sanghangthit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Xin cho có ý kiến
    Bộ phim còn thoải mái "chơi" luôn bài nhạc chế Đừng đánh anh đau làm ca khúc chính --> bài này được sáng tác, không có chế.
    Nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói Hồn Trương Ba da hàng thịt và cố đạo diễn NSND Nguyễn Đình Nghi đã dàn dựng cho Nhà hát kịch nói Việt Nam.
    Tuy có sửa đổi thêm bớt cho phù hợp với thể loại kịch nói nhưng cả tác giả Lưu Quang Vũ và đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đã trung thành với tính tư tưởng của truyện. Vở diễn giành được huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1990 và là vở kịch nói đầu tiên mang ra nước ngoài công diễn. Các nhà nghiên cứu sân khấu quốc tế đã đánh giá cao giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của vở diễn.

    Vở kịch này hồi mới công diễn đầu tiên đã bị cấm vì bị quy chụp là *********, chống lại nhà nước. về sau này mới được diễn lại và được giải!!!
    Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những truyện dân gian hay trong kho tàng dân gian Việt Nam, ý nghĩa xã hội sâu sắc còn giá trị đến ngày nay: Không thể tùy tiện đi ngược lại qui luật
    Hồn Trương Ba da hàng thịt là bản quyền của người dân Việt Nam, người làm phim không có quyền khiến lớp trẻ có thể hiểu sai về Hồn Trương Ba da hàng thịt vốn tồn tại từ rất lâu trong đời sống văn hóa Việt.

    Em xấu hổ quá, nhưng em phải nói là cái tích này không phải của người Việt Nam. Bằng chứng thì em xin gửi lên cái bài báo mới đăng trên báo Văn Hoá Thể Thao hôm nay. Cái bác viết bài ở trên thật là tâm huyết với văn học dân gian nước nhà, nhưng khổ cái tâm huyết nhầm tác phẩm. Rõ khổ! Thế mới thấy nước ta đã bị Trung Quốc làm cho nhìn cái gì của tàu cũng ngỡ của mình hay sao ấy.
    Mời các bác đọc.
    Hồn Trương Ba, DA HÀNG NÀO?
    Bộ phim Hồn Trương Ba, da hàng thịt, khởi chiếu từ ngày 11/2, đang được bàn tán xôn xao và nhiều chiều trái ngược. Phải nói ngay, dù tên phim là Hồn Trương Ba, da hàng thịt nhưng bộ phim ?otháo tung? câu chuyện cũ. Cái cũ còn lại chỉ là tên nhân vật và motif đổi hồn, còn tất cả đều ?otân thời?: Trương Ba tay chơi nổi tiếng vũ trường và cặp với trai đồng tính, hàng thịt có lò mổ ở chợ giống chợ? Cầu Muối (nổi tiếng ở TP.HCM một vì nhiều giang hồ và bẩn, nay được di dời)?
    Một bài báo đã lên tiếng gay gắt: ?oHồn Trương Ba, da hàng thịt là bản quyền của người dân Việt Nam, Nguyễn Quang Dũng (đạo diễn bộ phim ?" TT&VH) không có quyền làm anh hàng thịt để băm nát?. Và kiến nghị: ?oBộ VH-TT, Hội Văn Nghệ dân gian cần phải có ý kiến loại bỏ thứ phim 3 xu này ra khỏi đời sống nghệ thuật nước nhà để lớp trẻ không hiểu sai về Hồn Trương Ba, da hàng thịt vẫn tồn tại từ rất lâu trong đời sống văn hoá Việt?. Nhưng ngay lập tức, đạo diễn Lê Hoàng nghi ngờ: ?oĐề nghị xem lại đi, xem có đúng Hồn Trương Ba, da hàng thịt là độc quyền của mình không. Tôi nghi lắm, cái tên Trương Ba nghe không giống tên ? một người Việt?. Từ thắc mắc rất tự nhiên của đạo diễn Lê Hoàng và cũng muốn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa câu truyện hồn xác nhập nhằng này trong nhận thức của người Việt Nam, chúng tôi đã thử một cuộc tìm hiểu nho nhỏ và phát hiện khá nhiều điều thú vị.
    Thú vị (và bất ngờ) đầu tiên là khi được hỏi về tích chuyện, hầu hết người được hỏi đều biết, chuyện một anh giỏi đánh cờ (Trương Ba) nhờ phép thần thông của Đế Thích mà sống lại trong thân xác hàng thịt, song kết thúc câu chuyện như thế nào thì không ai nhớ. Ngay cả hai tiến sĩ giáo sư nghiên cứu sâu văn hoá dân gian là TS Lê Ngọc Trà và GS Chu Xuân Diên cũng không nhớ được, phải chờ tra cứu. Theo thông tin từ giáo sư Chu Xuân Diên, hiện ở Việt Nam đang tồn tại 2 cái kết hoàn toàn khác nhau.
    Trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt đang phổ biến như một truyện cổ tích, được Nguyễn Đổng Chi ghi trong bộ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam thì, sau khi được tiên Đế Thích cho làm sống lại, Trương Ba trong xác hàng thịt đi thẳng đến nhà Trương Ba, vợ Trương Ba được Đế Thích báo trước nên vui vẻ đón ?ochồng? vào nhà, trong lúc vợ chồng hàng thịt đang chạy theo đòi lại. Vụ việc này được đưa lên quan xét xử. Quan hỏi vợ Trương Ba lúc sống chàng thường làm gì, bảo ?ochỉ thạo đánh cờ?. Lại hỏi vợ hàng thịt ngày thường chồng chị làm gì, bảo ?ochỉ quen mổ lợn?. Quan sai đem lợn ra, anh hàng thịt (xác) lóng ngóng không biết làm gì, nhưng đưa bàn cờ tới lại đánh rất giỏi. Quan xử cho người hàng thịt về với vợ Trương Ba.
    Song trong một số tài liệu khác lại ghi đây như một ?othần tích?. Thần tích kể chuyện xảy ra ở làng Liên Hạ, tỉnh Hải Dương (còn có đền thờ) có Trương Ba là một nho sĩ đời Lý, giỏi đánh cờ, sau cũng xảy ra chuyện hai nhà kiện nhau vì một người mà ai cũng cho là người thân của mình. Quan thử thách tương tự câu chuyện trên nhưng kết truyện, vợ Trương Ba thấy vợ hàng thịt khóc lóc thảm quá, lại thấy hình thức chồng mình là chồng người ta nên bàn bạc để Trương Ba (hồn) cưới vợ hàng thịt làm vợ hai luôn thể!
    Cũng theo GS Chu Xuân Diên thì dường như nghi ngại của đạo diễn Lê Hoàng là có cơ sở vì motif này đã xuất hiện trong bộ sách Liêu trai chí dị của tác giả Bồ Tùng Linh (Trung Quốc). Ở truyện Xác công tử hồn ông sư kể chuyện một ông sư tu hành đắc đạo, khi chết hồn nhập vào một công tử quan đang trên đường đi săn chẳng may ngã ngựa mà chết. Công tử mang hồn ông sư về lại ngôi chùa cũ, các tăng ni tưởng công tử bị loạn trí; phải tới khi công tử-nhà sư kể lại mọi chuyện cũ họ mới tin, từ đó công tử ở lại chùa?
    Motif hồn nọ xác kia trong các câu chuyện dân gian, theo các nhà nghiên cứu văn hoá, là khá phổ biến ở nhiều nền văn hoá, phản ánh quan niệm tín ngưỡng của người nguyên thuỷ. Ban đầu là như vậy, nhưng các câu chuyện dân gian bao giờ cũng mang trong nó những ý nghĩa mở, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, người ta có thể thấy trong đó những bài học sâu sắc gần gũi nhất với mình. Cũng vì lẽ này, tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được tác giả Lưu Quang Vũ và đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đưa lên sàn diễn từ thập niên 80 của thế kỷ trước và trở thành một trong những vở diễn kinh điển của kịch nói Việt Nam. Khá tôn trọng tích truyện cũ (từ danh phận, tính cách nhân vật) nhưng triết lý của vở kịch không còn nằm lại ở chuyện tái sinh, hồn này xác nọ, mà trở thành cuộc vật lộn đau đớn khi ?ohình thức này lại chứa đựng một nội dung không phải của nó?. Tác giả Lưu Quang Vũ và đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đã thổi một sức sống mới vào tích cũ và cho tới nay nhiều người vẫn cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện cổ này qua câu chuyện của vở kịch chứ không phải qua nguyên bản.
    Như vậy nói cho chính xác, phim Hồn Trương Ba, da hàng thịt của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chỉ ?olấy cảm hứng? từ truyện cũ. Dòng phim ?olấy cảm hứng? từ các điển tích khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên lại rất hiếm xuất hiện ở Việt Nam. Tại sao như vậy? Và có phải cứ ?olấy cảm hứng? thì tha hồ, tuỳ tiện muốn làm gì thì làm hay không? Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong số báo tới.
    P.T.T.T
    Thể thao & Văn Hoá
  2. tach_tra

    tach_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    hi, các bác, tuy em không đăng ký mem box nì nhưng gặp chủ đề hay quá nên em xin ''tạt'' qua... chơi (hi vọng không bị xóa ). Em xin góp ý về "chủ đề muốn ói" mà bác nào đó đã... đề xuất.
    -thứ nhất, nếu đã xác định rõ ràng đây là một bộ phim để giải trí (giải trí = muốn tìm cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng, chứ không phải đi tìm những "triết lý chỉ có người trong cuộc mới hiểu"), thì những tình tiết gây cười trong phim không những không rẻ mạt hay muốn ói mà còn rất nhẹ nhàng và sảng khoái nữa...
    -thứ nhì, diễn xuất của dàn diễn viên (nhất là 3 diễn viên trụ: Anh Thư, Phước Sang, Trí Nguyễn), nói chung, là rất đạt (nếu các bác không tin thì thử xem lại những bộ phim trước đó, như: Gái nhảy, Lấy vợ Sài Gòn,.... rồi so sánh xem sao). Em đây thấy Anh Thư diễn rất đạt trong vai bà hàng thịt (tuy bị "một ai đó" chửi là mờ nhạt, chỉ bít la khang cả cổ,...). Mấy bác nào mà đã từng sống ở quê hay những lò mổ, chợ chồm hổm thì sẽ thấy rằng lối diễn xuất của Anh Thư rất thực và "xuất thần". Riêng việc Phước Sang (trong lúc là Trương Ba) luôn miệng chê vợ hàng thịt là hôi nách bị "ai đó" chửi là "hợm" và giả. Thế nên, em mới hỏi "ai đó" rằng ngoài đời khi gặp trường hợp vậy, "ai đó" có chịu nổi cái mùi... đặc trưng đó không?
    -thứ ba, nếu bác nào không thích những điển tích, điển cố bị "băm vằm" trong điển ảnh, mà chỉ thích coi y xì như trong kịch hay sách vở; thì có đề nghị hơi tế nhị là... đừng đến rạp coi (chỉ tổ tốn tiền+tức+tốn hơi dài cổ để chửi đổng). Thiết nghĩ một trong những ưu điểm lớn nhất của điện ảnh là điện ảnh có cách nhìn riêng của nó. Thế nên sao ta không coi, HTBDHT cũng là một cách nhìn, cách "lột xác" của điển tích củ trong thời đại mới và trong điện ảnh.. Thế nên bác nào đã mệnh danh là "am tường điện ảnh" thì chắc sẽ không cho rằng đây là "thuốc kích... ói" chứ?
    -thứ tư, nếu thực sự đây là "viên thuốc kích... ói" rẻ tiền thì chắc "dân chúng" chả ai thèm vô coi nữa đâu bác nhỉ? Một thực tế em coi các phim tết thấy rằng phim này tạo tiếng cười hầu như suốt phim (tiếng cười nhiều hơn hẳn 2 phim Đẻ mướn và 2 trong 1). Như vậy, ít nhất phim nì đã đem lại giây phút sảng khoái và thoái mái cho người xem rồi... Còn nếu bác nào cắc cớ hỏi thêm là thông tin đó từ đâu, thì em xin trả lời luôn là từ... em cả. Đó là tổng kết của cá nhân em (coi+nghe trong rạp) khi xem 7 lần Đẻ mướn, 3 lần 2trong 1 và HTBDHT (và đang chờ ra đĩa coi tiếp....)
  3. lazyblackmage

    lazyblackmage Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    nói chung thì phim này phải xem rồi, cám ơn các bác đã recommend
  4. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Em vừa đi xem chiều nay với cô bạn thân
    Nói chung là thoải mái ! Cũng không đến mức như báo chí nói. Chắc là hầu hết mọi người cũng xem film hài của Châu Tinh Trì như ''Học trường Uy Long'' rồi nhỉ
  5. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0

    Chưa bao giờ tớ bỏ tiền vào rạp xem một bộ phim Việt Nam. Cũng muốn ủng hộ nền điện ảnh nước nhà lắm lắm nhưng toàn bọn cao ba nhá không nổi. Phim truyền hình cũng thế. Rất dơ !
    Chẳng khen đâu xa. Cái anh Tung Của ở sát nách nhà mình làm phim công nhận là hay. Càng ngày càng hay. Phim cách mạng cũng hay, phim tình củm cũng hay mà phim võ hiệp cũng hay, phim cổ trang cũng hay. Xem mà phát khóc cho điện ảnh nước nhà. Tiên sư cái anh Tung Của !
  6. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Đạo diễn lấy truyện cũ ra làm lại chả có gì là sai cả, điều phán xét chỉ là hay dở thôi. Mình dị ứng với hai từ "bản quyền" thế. Đã là tài sản của một dân tộc nghĩa là chẳng của riêng ai, ai có quyền ở đó phán xét người khác có quyền hay không có quyền sử dụng?
    Lạc đề một tẹo, gần đây người ta quá lạm dụng định nghĩa "bản quyền", lại còn có cả đề xuất áp dụng bản quyền cho ca dao!!!
    Đang đấu tranh tư tưởng, vừa muốn xem, vừa không muốn chứng kiến TBa đẹp trai mặc váy, khổ thế!
  7. Ngu_Thi_Chet

    Ngu_Thi_Chet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Ầy, bỏ qua chuyện ngồi phân tích phân tiếc xem phim này có đúng là đáng phát ói hay ko của mấy bác trên này nhé. Gì chứ cãi lí thì tôi dở tệ, ko có trình. Chỉ muốn tả lại cái cảm xúc của mình khi xem phim này thôi.
    Tôi xem ở Ngọc Khánh, rạp này mới làm lại, thay đổi cả cơ cấu gì gì đó nữa. Rạp ổn, phục vụ đồ uống miễn phí. Nhân viên cực kỳ lịch sự và... dễ thương (nhất là ẻm bán vé). Được đặt vé trước mấy ngày. Nghĩ đến thái độ của mấy bà cô như rạp Tháng Tám mà ngớn. Hết vé vào chỉ được câu cụt ngủn "hết vé rồi" kèm bộ mặt lạnh như tiền, phe vé thì nhan nhản. Haha, có vẻ quảng cáo rạp này hơi nhiều nhưng thấy tội tội nhân viên ở đó, rạp mới nên còn phải đứng ngã tư Daewoo phát tờ rơi. Giờ đi vào phần chính. Đúng là xem phim này có mấy lần muốn ói thật. Ví như cảnh nàng Phương Thanh hô hấp nhân tạo cho anh Trương rồi phun ra mấy con cá, cảnh bà vợ hàng thịt nhào lên hôn chồng lúc mới xuất viện. Thêm cảnh "em" DJ Quang Vinh mặc bộ váy ngủ nữa...Lúc ấy thấy ... dâng lên tận cổ rồi. Nhưng một bên là bạn,1 bên là 1 thằng cha ngồi rúc mặt vào người yêu từ đầu đến cuối phim nên ko dám cho ra, đành ợ 1 cái rồi vuốt nghẹn.Nói chung đúng là kiểu hài miền Nam, mình ko hợp. À nhưng tôi thấy 2 trong 1 đáng cười hơn.
  8. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Nói chung phim này cũng không "bẩn" lắm như báo chí nói (nếu thế chắc họ chưa biết những cảnh bẩn, phát ói hơn là thế nào). Cái kiểu ngậm chân giò sống hay nằm trong ống cống thì có gì khiếp đâu cơ chứ, duy chỉ có cái cảnh Phương Thanh làm phát blow-job là mình thấy vô duyên, công nhận cái lão Phước Sang nì liều thật, cái gì cũng cho vô phim được. Còn mấy cái lão điên toàn là nhạc sĩ, nhà thơ nổi tiếng, xem cũng vui. Vai diễn của Minh THuận (Đế Thích?) thì phải nói là dở tệ, điên ko ra điên, tỉnh ko ra tỉnh. Mình khoái nhất là đám béo nhà Sang hàng thịt.
    Tựu chung phim hay thì cũng chả hay nhưng cũng không phải là dở, xem cũng là lạ, thỉnh thoảng cũng cười được. Việc mấy bố nhà báo lôi cái vở kịch hơn 10 năm trước ra so sánh thì đúng là vô duyên quá, người ta làm phim thế nào thì kệ người ta chứ mắc mớ gì tới mấy bố .
    2 trong 1: dở tệ, không thấy hay chỗ nào
    Đẻ mướn: kịch bản hay, nhưng nhiều khi dồn dập, gay cấn thái quá.
    Hồn trương ba: kịch bản nói chung là ko rõ ràng, xem hơi bị mệt óc, nhưng dàn diễn viên công nhận là đều, ít vai quá tệ; cười được.
    Cả 3 phim được cái nữa là phim nào cũng có những em xinh tươi mây mẩy, cứ gọi là ...
  9. emvanto

    emvanto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Ặc! Kiểu hài này gọi là giống Stêphn Chơ sao?

Chia sẻ trang này