1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát triển bền vửng!!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi thinkgreen, 06/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thinkgreen

    thinkgreen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Phát triển bền vửng!!

    Những nội dung chính của phát triển bền vững là gì vậy các bác??Em không học Môi trường chuyên ngành nên không rõ cái này lắm nhưng vẫn phải học.
  2. con_ma_kem

    con_ma_kem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Để giải thích cho câu hỏi của bạn chắc chắn sẽ tốn kô ít chữ , mình chỉ có thể giới thiệu khái quát với bạn về PTBV và chiến lược PTBV ở nước ta hiện nay như sau :
    Định nghĩa PTBV : Phát triển bền vững là phát triển có khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
    "...Tôn trọng tự nhiên là một trong những giá trị cơ bản thiết yếu trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21. ************* Cộng hòa XHCN Việt Nam và các nhà lãnh đạo thế giới khác đã cùng ký kết nguyên tắc này trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
    Bằng cách đó, họ đã cam kết đưa đất nước mình "hội nhập các nguyên tắc phát triển bền vững với các chính sách và chương trình quốc gia, và giảm nhẹ mất mát tài nguyên môi trường ". (Mục tiêu Thiên niên kỷ 7, Chỉ tiêu 9)
    Tôi nghĩ có lý để nói rằng mọi người đã nhận thức sâu sắc hơn thế nào là phát triển bền vững - đặc biệt là những hiểu biết cốt yếu là phát triển bền vững phải dựa trên 3 trụ cột: không chỉ là bảo vệ môi trường, mà còn là tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế.
    Các quốc gia phải đương đầu với những thách thức và rắc rối chưa từng thấy để có thể giải quyết thành công những thách thức của sự bền vững. ở Việt Nam, người ta chỉ cần nhìn vào Nghị quyết 9 của Đại hội Đảng IX, có nói "vẫn còn những thách thức to lớn về chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự tăng trưởng".
    Dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất ấn tượng, vẫn tồn tại một khoảng cách ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Dân số tăng và đẩy mạnh đô thị hóa đang đặt ra thêm nhiều sức ép cho môi trường. Hơn môt nửa diện tích rừng nguyên sinh đã bị mất. Khoảng 700 loài động vật nằm trong danh sách có khả năng bị tuyệt chủng. Mức độ ô nhiễm thường xuyên vượt quá giới hạn cho phép, và chỉ riêng lượng bụi ở các đô thị đã gấp ít nhất hai lần tiêu chuẩn cao nhất.
    UNDP tin rằng cần có một cách tiếp cận chiến lược để đề cập các thách thức trong quá trình phát triển bền vững như đói nghèo, môi trường bị phá hủy, dân số tăng, và bệnh tật, cũng như hòa nhập môi trường bền vững với chính sách và thực tiễn phát triển. Tại Việt Nam, chúng tôi hy vọng rằng Chiến lược Quốc gia về Phát triển Bền vững hay Chương trình Nghị sự Quốc gia 21 sắp được thông qua sẽ làm được điều này..
    Các thách thức là rất lớn để thực hiện thành công Chiến lược Phát triển Bền vững. Tôi xin được tập trung vào những thách thức chủ yếu:
    Thứ nhất, phát triển bền vững cần phải trở thành ý thức hệ của mọi người. Con người phải là trung tâm của sự phát triển. Phát triển bền vững là sự phát triển cân bằng dựa trên ba trụ cột: phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
    Thứ hai, phát triển bền vững phải là kim chỉ nam cho sự phát triển của Việt Nam. Tôi hy vọng nếu có thể, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần tới sẽ có chỉ đạo rõ ràng về phát triển bền vững, cũng như các mục tiêu và biện pháp đẩy mạnh Phát triển Bền vững sẽ được thể hiện trong các kế hoach phát triển kinh tế ?" xã hội cho 5 năm hoặc 10 năm tới.
    Và thứ ba, xin quí vị cùng lưu ý rằng rút cuộc hành động vì phát triển bền vững phải gồm cả ở cấp quốc gia lẫn địa phương. Để làm được điều này phải có một nền hành chính công hiệu quả, bao gồm quản trị nhà nước, có sự tham gia của tất cả các cộng đồng và cam kết thực hiện công bằng thực sự. Phát triển bền vững sẽ không thành hiện thực chỉ thông qua các chính sách và thể chế quốc gia, mà là trên các cánh đồng, trong các khu rừng và các nhà máy. Việc này đòi hỏi có sự cam kết mạnh mẽ và sự tham gia của mọi người, mọi cấp chính quyền và tất cả các chủ thể khác ở các cấp địa phương, bao gồm cả khu vực tư nhân.
    Hoạt động của UNDP trên toàn thế giới chứng minh rằng một khi mọi người, đặc biệt là phụ nữ, có thể cùng nhau bảo vệ hệ sinh thái nơi mình sống, như các khu vực đánh bắt cá và rừng, họ cũng sẽ có được các trường học tốt hơn, các điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn và triển vọng kinh tế sáng sủa hơn. Và lý lẽ thật đơn giản: Việc trao quyền cho người nghèo tự chăm lo cho lợi ích của họ trong một lĩnh vực cũng đồng thời trao quyền cho họ trong cả các lĩnh vực khác, bằng cách đó thúc đẩy toàn bộ tiến trình phát triển con người. Đó là lý do phát triển bền vững ở cấp địa phương hay Chương trình Nghị sự Địa phương 21 là trọng tâm của quá trình thực hiện Chiến lược Phát triển Bền vững....."
    trích bài phát biểu của Ngài Jordan Ryan tại cuộc họp "Công tác tư tưởng với Phát triển bền vững" 26/6/2004.
  3. thinkgreen

    thinkgreen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Thank Bác!Em vừa thi xong.

Chia sẻ trang này