1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát triển hệ thống dược liệu ở việt nam

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi quyetdodo, 27/04/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyetdodo

    quyetdodo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2017
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    “Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và những địa phương có số lượng người tiêu dùng đông nên định hướng phát triển thành những trung tâm bào chế, sản xuất thành phẩm có giá trị cho ngành dược liệu, hình thành ngành công nghiệp từ dược liệu từ các loại cây thuốc nam thông dụng” là gợi ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Thầy thuốc tư vấn tại hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam, tổ chức ngày 12-4. Gợi ý của Thủ tướng thật sự sâu sắc và cũng đặt ra nhiều câu hỏi đối với con đường phát triển công nghiệp chế biến dược liệu...

    1. Theo Tổ chức Y tế việt nam, khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển có sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược truyền thống trong chăm sóc sức khỏe. Tại nước ta, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60 đến 80 nghìn tấn/năm. Việt Nam đã ghi nhận khoảng 5.600 loài thực vật, nấm và khoáng vật có công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc Linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng… Dù có tiềm năng rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng có một nghịch lý, nước ta mới chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Mặt khác, số lượng nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú nhưng số đạt tiêu chuẩn lại khiêm tốn. Hiện chỉ có 11 cây dược liệu được trồng rải rác ở Phú Yên, Lào Cai, Nam Định... đạt tiêu chuẩn.

    [​IMG]
    Điều trị tiểu đường bằng Đông Y được nhiều người tin dùng

    Vậy là “điểm nghẽn” đầu tiên và cũng là lớn nhất trong chế biến dược liệu chính là phải có nguyên liệu. Nguyên nhân khiến việc phát triển cây dược liệu dù có nguồn song vẫn còn manh mún, tự phát là do chúng ta chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp).

    Một "điểm nghẽn" khác là chúng ta còn thiếu hẳn một chiến lược chế biến dược liệu mang tầm địa phương cũng như quốc gia. Bởi thế nên chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế riêng có của địa phương. Cơ chế điều trị bằng y học cổ truyền khác với dùng thuốc tây là ở chỗ phụ thuộc vào thể chất của người bệnh để gia giảm dược liệu.


    Với riêng Hà Nội, tiềm năng y học cổ truyền không phải không có những lợi thế riêng. Đó là các làng thuốc Nam Đại Yên, Ninh Hiệp... Đó là khu phố đông dược Lãn Ông gắn liền với du lịch phố cổ. Đó là những bài thuốc đông y hay như “tắm lá thuốc người Dao Ba Vì” rất được khách du lịch yêu thích. Đó là một khu vực rộng lớn ở Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chương Mỹ… rất thích hợp cho việc trồng các loại cây thuốc; có các cơ quan đầu ngành cùng nguồn nhân lực chất lượng cao về phát triển cây dược liệu; có thị trường nội địa rộng lớn và hàng chục triệu khách du lịch mỗi năm v.v…

    Bởi thế, chỉ đạo mang tính đột phá mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý về định hướng phát triển dược liệu và công nghiệp chế biến dược liệu đang rất cần sự thay đổi nhận thức để đi tới những hành động mới.
    Mọi hành động đúng đều bắt đầu từ nhận thức đúng!

Chia sẻ trang này