1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát triển KHCN Việt Nam !?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi sgblue, 23/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sgblue

    sgblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Phát triển KHCN Việt Nam !?

    Kể từ khi mở cửa đầu tư đến nay, Việt Nam ta đã có những bước tiến lớn về kinh tế - chính trị được các bạn bè quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề hạn chế, mà điển hình trong đó là công tác KHCN. Sau đây là tóm tắt một số nhận định về những gì chúng ta đã đạt được và những gì cần khắc phục trong giai đọan vừa qua.

    Trước hết, xin điểm qua vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoài những lợi thế nhất định mang tính khách quan như vị trí địa lý, thị trường chưa được khai phá? chúng ta còn có các lợi thế quan trọng như sự ổn định của nền kinh tế chính trị, nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ ? Uy tín của chúng ta đã được nâng đáng kể, nhất là trong quan hệ với ASEAN, ASEAN + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) cũng như với EU và Mỹ.

    Tuy nhiên, những kết quả trong công tác Khoa học ?" Công nghệ hoàn toàn không hề tương xứng với những thành tựu phát triển kinh tế. Trên thực tế, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên:

    * Thứ nhất, nguồn nhân lực chủ đạo trong KHCN chủ yếu là các nhà khoa học được đào tạo dưới thời Liên xô, mà 1 phần không nhỏ trong số họ đã cao tuổi, chuyển công tác hoặc không còn phù hợp với xu thế hiện nay. Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân mà nguồn trí thức trẻ lại bị lãng phí.
    * Thứ hai, nền cơ sở vật chất và kinh phí chưa đủ để đáp ứng nhu cầu KHCN hiện nay. Thiếu kinh phí đương nhiên ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cũng như hiệu quả của các đề tài KHCN. Nó cũng dẫn đến việc ta không thể có được những kỹ thuật, công nghệ hiện đại, dẫn đến việc bị tụt hậu.
    * Yếu tố cuối cùng chính là cơ chế quản lý công tác KHCN. Các cơ sở KHCN bị lệ thuộc phần lớn hoặc hoàn toàn vào Nhà nước, do đó kém hẳn sự năng động và hiệu quả. Đơn cử là việc tách rời Giáo dục với KHCN. Được biết ở các nước phát triển, trường ĐH luôn là 1 trong những trung tâm nghiên cứu đem lại hiệu quả hang đầu, trong khi ở Việt Nam ta thì gần như là số 0. Một số vấn đề khác là quy trình đánh giá, triển khai và nghiệm thu đề tài; mô hình xây dựng và phát triển các trung tâm KHCN; thiếu định hướng và chọn lọc các ngành mũi nhọn để phát triển ?


    Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những điều kiện nhất định để tin vào sự phát triển trong tương lai gần. Trước tiên, KHCN đã được Đảng và Nhà nước nhận định là mũi nhọn cần đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển, là đầu tàu để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn trước. Thế nhưng, chúng ta chỉ có thể đạt được mục tiêu một khi nhận định, đánh giá 1 cách tỉ mỉ các yếu kém và thuận lợi hiện tại, cũng như đề ra các giải pháp đúng đắn và thực hiện triệt để. Có khá nhiều mô hình, bài học của các nước phát triển trong khu vực đáng được phân tích và học tập, chẳng hạn như:

    - Mô hình Cheabols của Hàn Quốc: chính phủ hậu thuẫn tối đa, trong đó bao gồm công tác KHCN, để các tập đoàn có thể phát triển trong thời kỳ phát triển kinh tế. Kết quả là 1 nền công nghiệp tiên tiến và 1 nền kinh tế vững mạnh ngày nay.

    - Mô hình chuỗi Khu công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc: Ngoài mục tiêu thúc đẩy hoạt động KHCN, các khu công nghiệp này còn đóng vai trò tạo ra môi trường kinh doanh, nơi trao đổi và mua bán cũng như tạo nên sự canh tranh, thu hút đầu tư ? trong lĩnh vực khoa học.

    - Mô hình ?oVườn ươm? (Incubator) của Trung Quốc: Nhà nước ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho các nhóm trung tâm/công ty trong lĩnh vực KHCN. Thực tế cho thấy mô hình lý tưởng là 20-25 nhóm, được hậu thuẫn trong khoảng thời gian 2-3 năm.

    Tổng quát hơn, dù giải pháp nào đi nữa thì chúng ta cần chú trọng 3 vấn đề sau:

    1. Nguồn nhân lực: Bắt nguồn là công tác của ngành GD-ĐT. Nâng cao chất lượng giáo dục là con đường tất yếu của quá trình phát triển cho bất cứ quốc gia nào. Song song đó là cải thiện cơ sở đãi ngộ, sử dụng nhân tài.

    2. Kinh phí: Phải xóa bỏ triệt để cơ chế bao cấp trong KHCN hiện nay. Có 2 cách để giải quyết vấn đề này (nên tiến hành song song). Một là, đặt các cơ sở KHCN vào nền kinh tế thị trường để buộc họ phải tự tìm ra cách tồn tại và phát triển. Hai là, thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức từ các nhà đầu tư nước ngoài như vốn, trao đổi và tài trợ công nghệ, huấn luyện nguồn nhân lực ?

    3. Đổi mới cơ cấu quản lý KHCN: Xóa bỏ triệt để những bất cập trong công tác quản lý KHCN. Bao gồm:

    * Cải tổ lại cơ chế, quy trình cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế.
    * Xác định rõ ràng đường lối, chiến lược phát triển KHCN, ưu tiên có chọn lọc phát triển 1 số ngành mũi nhọn để ?ođi tắt, đón đầu?.
    * Giải phóng các nguồn lực trong KHCN trong đó có việc trả lại chức năng KHCN cho khối các trường Đại học, Cao đẳng, thúc đẩy công tác KHCN trong giới sinh viên v.v?.


    Tác giả: YoungGun@vinatech.org.
    Nguồn:
    http://vinatech.org/html/modules/news/article.php?storyid=237&PHPSESSID=96c5bf65c688d1079b4ac5ae91389fdd
  2. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Bác SgBlue đã đăng lại bài của YoungGun@vinatech.org, nhưng ''cục nầy (chiến lược)'' bự quá? giống như ''hô khẩu hiệu và khá nhạy cảm!'' không biết làm sao đây? nhưng lại là một thực tế ta lại phải đối mặt;
    Nói ''nguồn nhân lực chủ đạo trong KHCN chủ yếu là các nhà khoa học được đào tạo dưới thời Liên xô, mà 1 phần không nhỏ trong số họ đã cao tuổi, chuyển công tác hoặc không còn phù hợp với xu thế hiện nay. Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân mà nguồn trí thức trẻ lại bị lãng phí.'' chuyện trong hậu trường: Tui thấy đã có nhiều nơi cho các Thầy ''nghĩ hưu'' sau đó hợp đồng mời lại làm ''cố vấn'' còn nhiều ....; cách nầy liệu có ổn không? phải mời làm cố vấn vì ta không đủ năng lực thực hiện, mà không đủ năng lực thực hiện thì việc ta thay thế là không đúng rồi. Theo tui chỉ bao nhiêu con người ấy thôi thì chưa đủ và đáng lo vì ''1 phần không nhỏ trong số họ đã cao tuổi''.
    Tuy nhiên đây là ''vấn đề cực kỳ nhạy cảm'' mong các Bác chú ý kiềm chế và bảo vệ diễn đàn khi tham gia!

    Lưu ý: ''Trong thực tế các Nhà Khoa học VN không có sinh ra cái cơ chế: Tập trung - Quan liêu - Bao cấp và Xin Cho''.
    Thân ái!
  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Thưa Bộ trưởng, khoa học đang đi về đâu?
    10:02'' 22/03/2006 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Gần đây Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) có đưa ra môt số chủ trương đổi mới quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là đề án ''chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, giai đoạn 2006-2010''.
    [​IMG]

    GS Hoàng Tụy. (Ảnh: Nguyên Vũ)
    Cũng như đối với mọi chủ trương mới ở thời kỳ chuyển đổi này, bên cạnh những ý kiến hoan nghênh cũng có những ý kiến còn phân vân. Đó là việc bình thường và lành mạnh. Tuy nhiên, vừa qua trên diễn đàn www.most.gov.vn/fa_news, lãnh đạo Bộ KHCN đã có phản ứng gay gắt không bình thường đối với những ý kiến không hợp ý mình.
    Bày tỏ sự bức xúc, GS Hoàng Tụy gửi cho VietNamNet những suy nghĩ xung quanh các chính sách khoa học hiện hành. Dưới đây là nội dung bài viết.
    Phát triển khoa học, công nghệ cùng với giáo dục đã từng được trịnh trọng nêu lên là quốc sách hàng đầu, song cho đến nay khoa học, công nghệ vẫn chưa thật sự khởi sắc. Phải chăng vì đầu tư chưa đủ mức, vì đội ngũ khoa học, công nghệ của ta quá yếu kém, hay vì nguyên nhân gì khác ? Câu hỏi này đã từng đặt ra nhiều lần. Và cũng đã nhiều lần các cơ quan quản lý nhận định đúng đắn rằng nguyên nhân quan trọng nhất, nếu không nói chủ yếu, là thiếu chính sách thich hợp để động viên và phát huy tiềm năng của đội ngũ khoa học. Tiếc thay, chúng ta thường chỉ nhận định xong rồi để đó, vài năm sau lại lặp lại y như trước, làm mất hết lòng tin của những người thiết tha với sự nghiệp. Lần gần đây nhất là năm 2001, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng, nhiều người đã góp những ý kiến rất chân thành, tha thiết, mà rồi, cũng như các lần khác, mọi ý kiến tiếp tục chìm trong im lặng, ngoại trừ Nhà Nước tốn thêm mấy trăm triệu chi cho các cơ quan ''nghiên cứu cơ chế chính sách'' để sản xuất thêm một số kiến nghị đút vào ngăn kéo vốn đã đầy ắp những văn kiện tương tự. Mong rằng lần này, với áp lực hội nhập, chúng ta sẽ làm việc nghiêm túc hơn, trung thực, thẳng thắn và kỹ càng hơn, để có những hành động thiết thực, tạo được chuyển biến thật sự, gây lòng tin đã được chờ đợi từ quá lâu rồi.
    ''Có thực mới vực được đạo''
    Trong giáo dục đã từng có ý kiến đổ lỗi những sự trì trệ, bê bối cho sự yếu kém của đội ngũ giáo viên. Trong khoa học chúng ta cũng thường được nghe những ý kiến chê trách đội ngũ khoa học. Của đáng tội, bệnh hám danh, cơ hội, chạy theo chức tước địa vị, đố kỵ, kém ý thức hợp tác, v.v., khá phổ biến trong giới khoa học. Song theo tôi, cần lật ngứợc lại cách suy nghĩ để thấy rằng một phần khá lớn những yếu kém đó chẳng qua cũng chỉ là hậu quả tất yếu của những bất cập, hư hỏng, kéo dài hàng chục năm nay của bộ máy quản lý, không chỉ thiếu tầm, mà thiếu cả tâm, và không phải chỉ từ cấp thừa hành mà từ cấp cao.
    Nói gì thì nói, xây dựng chính sách khoa học phải nhằm mục tiêu phát huy tối đa năng lực khoa học của đất nước, làm sao cho hiệu suất lao động khoa học đạt mức cao nhất có thể được. Muốn vậy, cần hiểu đúng một số đặc thù của lọai lao động này, các nhu cầu vật chất, tinh thần, cần đáp ứng để nhà khoa học có thể làm việc hết sức mình và cống hiến.
    Trước hết là lương và thu nhập thực tế, vì có thực mới vực được đạo, như ta thường nói.
    Cách đây không lâu, nhân giải thich những tiêu cực nghiêm trọng trong ngành đăng kiểm vừa bị báo chí phanh phui, một quan chức phàn nàn rằng lương trung bình một nhân viên đăng kiểm chỉ khoảng 3 triệu/tháng là quá thấp. Thật lạ lùng, trong lúc đó, lương một giáo sư giỏi đại học chỉ hai triệu/tháng mà rất ít thấy vị lãnh đạo nào xót xa, mặc dù đã bao lần bàn thảo về các biện pháp và chiến lược phát triển khoa học và giáo dục.
    Từ lâu các nhà khoa học đã được bảo: Nhà Nước chỉ đủ tiền trả lương chừng ấy, các anh hãy tự xoay xở ! Và thực tế, sau mấy năm, họ cũng tự xoay xở được cả, đến nay phần đông có mức sống chẳng đến nỗi nào, một số còn giàu lên, thu nhập phụ hàng tháng lên tới hàng chục triệu, đâu kém gì mức trần 1000-2000 USD do Bộ KH và CN đề nghị cho những nhà khoa học ''xuất sắc'' đảm nhận nhiệm vụ quốc gia !
    Chỉ có điều mức thu nhập phụ đó ở đâu ra, phải trả bằng những giá nào cho khoa học, giáo dục và kinh tế, thì các Bộ Tài Chính, Nội vụ, Giáo dục, và Khoa học nên suy nghĩ có trách nhiệm hơn.
    Với cách trả lương kỳ quặc này, nhà khoa học chỉ có thể dùng một phần nhỏ thời gian và tâm trí để làm khoa học theo đúng trách nhiệm, còn lại phải làm những việc khác, tuy không đúng với năng lực, sở trường và trách nhiệm, nhưng đem lại phần lớn thu nhập cho họ.
    Rốt cuộc, tổng số tiền của xã hội đầu tư cho khoa học dù còn ít nhưng không nhỏ đối với chúng ta (kể cả công quỹ và mọi nguồn khác), thế mà sau hàng chục năm, khoa học vẫn còi cọc, nhiều ngành cứ lịm dần, chờ ngày bị xóa sổ nếu không được hồi sức kịp thời. Chỉ xin nêu ra một vài ngành khoa học cơ bản: không kể một số ít giáo sư trình độ cao, nhưng tuổi còn cao hơn, và một số ít người trẻ tài năng còn làm việc trong nước, thì còn gì ? Dăm năm nữa số đầu bạc nghỉ hẳn, hoặc nằm xuống hoặc đuối sức, còn số trẻ giỏi thì tiếp tục tìm đường đi ra, trong lúc đó, với cơ chế quản lý này, rất ít người trẻ đã thành tài ở nước ngoài muốn trở về nước làm việc. Đến khi ấy, tuổi trung bình của các nhà khoa học đang thật sự hoạt động trong các ngành này sẽ là bao nhiêu ? 65 ? 70 ? Đó có phải là chết lịm dần hay không ?
    Nhưng cái hại của chính sách lương sai lầm không phải chỉ có thế. Nếu trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước nó là nguyên nhân cơ bản sản sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng tràn lan, thì trong khoa học nó tác động nặng nề đến tính trung thực, khiến sự gian dối, làm láo báo cáo hay, hoặc như báo Lao Động đã có lần viết, ''treo đầu dê bán thịt chó'', không phải chuyện hiếm trong làng khoa học.
    Trên một nền tảng đạo đức học thuật như vậy mà số tiến sĩ, ''viện sĩ'' dỏm mỗi năm đều tăng với một mức không có nước nào trong khu vực bì kịp thì thử hỏi sự ô nhiễm môi trường khoa học nguy hiểm đến đâu. Khi sự gian dối đã len vào mọi hoạt động khoa học và giáo dục thì nó có nguy cơ biến thành một nếp sống, một nét văn hóa phổ biến cực kỳ xấu xa của xã hội.
    Vì vậy để có chuyển biến thật sự chẳng những trong khoa học, công nghệ mà trong nhiều ngành quan trọng khác nữa, vấn đề cấp bách, vấn đề của mọi vấn đề, là cần giải quyết thỏa đáng chế độ lương cho nhà khoa học, để họ không phải kiếm sống bằng những công việc khác, mà có thể dành hết tâm trí cho khoa học. Nhiều quan chức nói rằng điều này không khả thi vì chỉ muốn nâng lương cho mỗi nhà khoa học vài triệu đồng/tháng thôi cũng đã vượt quá khả năng của ngân sách. Song không phải như vậy. Một bài nghiên cứu của TS Vũ Quang Việt đăng trên VietNamnet cách đây không lâu về những con số giật mình trong các chi tiêu giáo dục, đã chứng minh điều ngược lại.
    Điều kiện và môi trường làm việc: Bệ phóng cho nhà khoa học
    Tuy nhiên, lương, dù cấp bách đến đâu cũng chưa phải là tất cả vấn đề. Kinh nghiệm cho thấy Kuwait, Brunei, hay một số nước giàu có khác, trả lương rất cao mà khoa học của họ có ra gì. Ngay trong nước ta, chính sách ''chiêu hiền đãi sĩ '' của một số địa phương đưa ra mấy năm qua cũng chỉ để tuyên truyền nhiều hơn chứ đã có mấy kết quả thiết thực.
    Ai dấn thân vào khoa học đều hiểu rằng đây không phải là nghề để làm giàu. Một phát minh khoa học thường phải có thời gian mới thấy hết lợi ích của nó, hơn nữa do những tương quan liên ngành chằng chịt trong khoa học và công nghệ ngày nay, không phải lúc nào cũng có thể đánh giá dễ dàng lợi ích trực tiếp của một ngành khoa học riêng lẻ hay một phát minh khoa học riêng lẻ đối với sản xuất và đời sống. Trái lại, một quyết định sáng suốt của nhà quản lý giỏi có thể đem lại hàng tỉ đô la lãi cho công ty trong thời gian ngắn, hoặc một sáng kiến kỹ thuật cũng có thể làm lợi ngay được hàng triệu đô la. Vì thế, dễ hiểu rằng ở các nước tiên tiến lương của tổng giám đốc hay chủ tịch hội đồng quản trị các công ty lớn thường cao hơn nhiều lần lương các bác học lớn. Song điều đó hoàn toàn không có nghĩa xã hội đánh giá thấp sự đóng góp của nhà khoa học, mà chẳng qua chỉ phản ảnh một đặc thù của hoạt động khoa học.
    Nhà khoa học cần mức lương thỏa đáng, là để bảo đảm một mức sống tương đối, chứ không ai nghĩ đến mấy chục triệu hay mấy trăm triệu như giám đốc nhiều doanh nghiệp nhà nước, mà món nợ khổng lồ có lẽ sẽ còn đè nặng lên vai con cháu chúng ta nhiều thế hệ nữa. Cho nên vấn đề lương cho nhà khoa học không phải quá khó, nếu cơ quan quản lý thật sự quan tâm. Điều khó hơn nhưng lâu nay ít được chú ý là trên cơ sở đồng lương thỏa đáng còn cần phải bảo đảm những điều kiện, và môi trường làm việc thích hợp thì mới thật sự khuyến khích được lao động khoa học.
    Đam mê của nhà khoa học, niềm vui của họ, là sáng tạo, muốn phát huy tối đa năng lực sáng tạo đó họ cần lương đủ để dành trọn thì giờ làm việc. Nhưng đồng thời để làm việc có hiệu quả họ còn cần chỗ làm việc đủ tiện nghi tối thiểu, cần phương tiện làm việc thuận tiện (phòng thí nghiệm, thư viện, internet, thông tin, liên lạc), cần hậu cần khoa học tốt (hỗ trợ các việc văn phòng), v.v. , cần sự thông cảm, ủng hộ và tôn trọng của xã hội và các cơ quan quản lý, cần có bạn bè, đồng nghiệp, học trò, và bầu không khí sinh hoạt học thuật dân chủ, phóng khoáng, lành mạnh, khuyến khích sự trao đổi bình đẳng giữa các ý kiến khác nhau, v.v. Chỉ với những điều kiện và một môi trường như thế mới hy vọng có nhiều nhà khoa học làm việc ngày đêm, lăn xả vào những nhiệm vụ khó khăn nhất, như thường thấy ở các trung tâm khoa học lớn trên thế giới.
    Một chính sách khoa học không chú ý đầy đủ các đặc thù nói trên dễ phạm sai lầm ấu trĩ và bất cập. Chẳng hạn, vì không hiểu cơ chế tác động qua lại phức tạp giữa khoa học và thực tiễn nên khi thì đòi hỏi máy móc mọi công trình khoa học phải có ứng dụng ngay vào đời sống và sản xuất, khi khác lại tôn vinh những giá trị khoa học vu vơ, khuyến khích tâm lý chạy theo danh hão rất nặng nề (và khá tốn kém, vì những danh hão ấy đều mua bằng ngoại tệ). Cũng vì không chú ý các đặc thù của khoa học nên một mặt coi thường lương, mặt khác cho phép sử dụng phần lớn kinh phí cấp phát cho các đề tài khoa học để bổ sung thu nhập, mà việc duyệt và nghiệm thu đề tài lại rất tùy tiện, hình thức, không khuyến khích tài năng mà chỉ kích thích các hoạt động tiêu cực. Tiền lương đã thế, còn chỗ làm việc thì theo quy định của Bộ tài chính giáo sư không có buồng làm việc riêng, ít ra phải nhiều năm nữa mới được chỗ làm việc 6m2/người, không bằng không gian cho một phó phòng hành chính cấp thấp hiện nay; một giờ giảng của giáo sư được trả 12000đ, còn một giờ giảng của Thứ bộ trưởng, bất cứ trình độ nào, cũng được trả 15000đ. Dù đây chỉ là những quy định hình thức vớ vẩn nhưng cũng đủ phản ảnh khá rõ mức độ tôn trọng của các cơ quan nhà nước đối với khoa học như thế nào.
    Với những điều kiện và môi trường như vậy, lương có cao bao nhiêu cũng khó thu hút được các nhà khoa học giỏi. Cho nên, trong buổi làm việc hồi tháng 9 với Thủ Tướng tôi có nói: nhà khoa học cần lương, nhưng cái cần hơn nữa là điều kiện và môi trường làm việc.
  4. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Thưa Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ!
    Thật đáng kinh ngạc, một điều đơn giản như thế mà ông Bộ trưởng KH và CN cũng không hiểu nổi, khi ông nói: Đừng tin những nhà khoa học nói không cần tiền, họ nói thế là không thật lòng (giả dối !), không thực sự cầu thị; tại sao ''khinh'' tiền, đồng tiền của người dân, người ta làm ''đổ mồ hôi sôi nước mắt'' ! Ôi giá như đây là điều tâm niệm của các quan chức như ông Bộ trưởng thì đâu đến nỗi lương một giáo sư chỉ có vài triệu/tháng, và hôm nay chúng ta đâu phải nhắc nhở nhau nhớ tới đồng tiền của dân để bàn về cái đề án đấu thầu đề tài khoa học mà hễ ai ''chê'' thì hẳn là người có tư duy cổ hủ !
    Thưa ông Bộ trưởng, trong quản lý kinh tế, chúng ta đã (và đang) trả giá đắt cho hàng trăm doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ bạc tỉ mà giám đốc vẫn hưởng lương cao ngất ngưởng, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Các doanh nghiệp ấy đều do Nhà Nước lập ra và ''chọn mặt gửi vàng'' để giao quyền quản lý trọn gói cho các giám đốc. Họ cũng được bảo: cái gì cần tiêu cứ tiêu thoải mái, Nhà Nước chỉ quan tâm kết quả; còn các dự án phải đấu thầu nghiêm chỉnh. Thế nhưng việc gì đã xảy ra ở công ty dầu khí, PMU 18, v.v. ông có biết không ? Ông có bảo đảm rằng các cơ quan khoa học mà trong quá khứ không thiếu tiếng này điều kia sẽ hoàn toàn trong sạch khi ông phụ trách ?
    Với thiện chí tôi có thể tin được lời hứa tốt đẹp, song kinh nghiệm các xã hội văn minh đều cho thấy tránh sự cám dỗ vẫn an toàn hơn là đương đầu với nó. Vậy có nên bê cách quản lý tập trung quan liêu vào khoa học không ?
    Thật trớ trêu, trong lúc chúng ta đang cần thoát ra khỏi cái ách quản lý tập trung quan liêu, chẳng lẽ riêng ngành quản lý khoa học lại ''đổi mới tư duy'' bằng cách quay trở lại cái ngõ cụt đáng nguyền rủa ấy ?
    Tôi đã có dịp làm nghiên cứu khoa học và thẩm định các đề tài khoa học ở nhiều nước, không thấy ở đâu có kiểu quản lý khoa học như chúng ta. Bộ KH và CN nói là học tập cách quản lý của Mỹ, Nhật, nhưng tôi có thể khẳng định cách làm của ta hoàn toàn khác, mà những cái khác ấy cũng chẳng phải do xuất phát từ đặc điểm gì riêng của ta cả.
    Làm một con đường, xây một nhà máy, là những công việc phức tạp nhưng đã có sẵn quy trình, và kết quả biết trước chắc chắn, do đó có thể đấu thầu để chọn phương án rẻ nhất, tốt nhất, lợi nhất. Còn nghiên cứu khoa học là tìm cái mới, dò dẫm, có khi không tìm được cái định tìm nhưng lại tìm ra cái không dự kiến, quá trình sáng tạo không thể chắc chắn 100% mà thường có nhiều yếu tố bất ngờ. Cho nên chẳng ở đâu có chuyện đấu thầu để thực hiên một đề tài khoa học định sẵn, mà cũng chẳng ở đâu Nhà Nước định ra cả trăm đề tài khoa học cụ thể rồi đưa ra đấu thầu trong giới khoa học.
    Nhà khoa học muốn sáng tạo cần có cái gọi là ''tự do hàn lâm'' (academic freedom) trong phạm vi nhất định, và thông thường chỉ có chuyên gia từng lĩnh vực, am hiểu và có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực đó mới biết nên nghiên cứu đề tài gì và cần phương tiện gì.
    Và cũng chỉ có chuyên gia cùng ngành (peer) với họ mới có thể đánh giá và thẩm định một đề tài nào đó có đáng được nghiên cứu hay không. Chứ làm sao một nhóm người nào đó, dù tất cả là bậc thầy chăng nữa, có thể sáng suốt định ra được 95 đề tài khoa học cụ thể để cho các nhà khoa học VN đấu thầu kinh phí nghiên cứu?
    Làm như thế có khác gì để phát triển văn học, Nhà Nước chọn ra 95 đề tài tiểu thuyết rồi kêu gọi các nhà văn đấu thầu để được giao kinh phí viết tiểu thuyết theo từng đề tài ấy ? Như thế mà lại gọi là vận dụng cơ chế thị trường váo quản lý khoa học ư ?
    Ở các nước ngưới ta không làm máy móc như vậy. Nhà Nước chỉ xác định một số hướng ưu tiên (thường không nhìều lắm) để tập trung đầu tư cho những nghiên cứu về các hướng đó, thông qua các viện hay đại học (công hay tư) do Nhà Nước lập ra (như Viện KIST ở Hàn Quốc) hay các tổ chức tư nhân lập ra.
    Tuy nhiên trong mỗi hướng ưu tiên, cần nghiên cứu đề tài gì vẫn phải do chuyên gia bàn thảo và quyết định. Nhà Nước thực hiên sự kiểm tra qua các sản phẩm làm ra, thể hiện ở các ứng dụng thực tế hay các công trình được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế.
    Đối với các nghiên cứu thuộc những hướng ưu tiên thì như vậy, còn những đề tài nhằm giải quyết những vấn đề thiết thân của từng doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tự làm, với sự hợp tác và giúp đỡ của các đại học và viện nghiên cứu. Các đề tài chưa rõ địa chỉ ứng dụng cụ thể hoặc có tính chất lâu dài về khoa học cơ bản, đòi hỏi nhiều đầu tư có tính rủi ro cao thì do chuyên gia ở các đại học và viện nghiên cứu chọn rồi có thể xin tài trợ của Nhà Nước (hoặc các tổ chức tư nhân) thông qua các quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học.
    Đề tài nào muốn được tài trợ thì làm đề án gửi lên cơ quan quản lý quỹ hỗ trợ, ở đây họ tổ chức lấy ý kiến thẩm định của các chuyên gia cùng lĩnh vực (peer review) và dựa vào đó quyết định tài trợ cho những đề tài nào.
    Quy tắc quản lý tài chính của các đề tài rất rành mạch: chỉ các đề tài nghiên cứu do các doanh nghiệp đặt hàng theo nhu cầu của họ mới có thể có thù lao, hay thưởng công cho người nghiên cứu, còn các đề tài khác thì kinh phí thường chỉ được phép dùng để chi cho các nhu cầu về phương tiện nghiên cứu (mua sắm thiết bị, vật liệu, phần mềm, tham gia các hội nghị học thuật, mời nhà khoa học ở nơi khác đến để hợp tác nghiên cứu, v.v..), chứ không có phần ''trả công'' để tăng thu nhập cá nhân cho người nghiên cứu.
    Như vậy lợi ích thực tế mà nhà khoa học được hưởng không phải ở chỗ được trả công nghiên cứu (vì coi việc nghiên cứu là nhịệm vụ, đã được tính đến trong lương), mà ở chỗ được có điều kiện nghiên cứu về những vấn đề mình tâm đắc; mỗi đề tài được tài trợ cùng với các kết quả nghiên cứu là những bằng chứng thành tích hoạt động khoa học, được ghi nhận trong hồ sơ cá nhân có lợi cho sự thăng tiến nghề nghiệp của nhà khoa học.
    Như vậy động lực thúc đẩy nghiên cứu không phải là thu nhập trực tiếp qua đề tài mà là lợi ích lâu dài và cơ bản của công tác nghiên cứu. Khi đề tài thực hiện xong không cần tổ chức nghiệm thu như ta làm một cách hình thức và thường không khách quan, mà chỉ cần báo cáo kết quả cho cơ quan tài trợ. Việc thẩm định các đề tài để tài trợ không chỉ căn cứ vào nội dung đề tài, ý nghĩa và tính khả thi của nó mà còn xét các thành tích nghiên cứu mấy năm gần đây nhất của nhà khoa học, trong đó một phần quan trọng là kết quả thực hiện các đề tài trước đã được hưởng tài trợ. Nếu một đề tài được tài trợ mà ít kết quả thì không có hy vọng đề tài sau được tiếp tục nhận tài trợ. Thành thử, tuy không nghiệm thu mà vẫn buộc người nghiên cứu thực hiện nghiêm túc.
    Xin đừng ''trịch thượng''
    Đó mới là cách quản lý văn minh, dành sáng kiến, chủ động tối đa cho nhà khoa học, tôn trọng tối đa nhà khoa học, đồng thời bảo đảm đầu tư có hiệu quả. Có thể không nên áp dụng nguyên xi các kinh nghiệm này cho chúng ta, nhưng cái tư duy cơ bản của nó thì đáng học tập, và đó là điều chúng tôi muốn nói khi phát biểu với Thủ Tướng. Dù đồng ý hay không, Bộ KH và CN cũng nên tỏ thái độ nghiêm túc lắng nghe các ý kiến trái với mình. Không nên đáp lại các ý kiến chân thành bằng lời lẽ thiếu nhã nhặn, kiểu ứng xử đó không thích hợp với tinh thần xã hội dân chủ, văn minh. Và cũng xin đừng gọi các nhà khoa học trẻ (dưới 45, theo nội dung của bài phát biểu) bằng ''các em'', đó là cách gọi ''xoa đầu'' trịch thượng, thể hiện sự thiếu tôn trọng cần thiết.
    GS Hoàng Tụy
    ----------------------------------------------------------------------------
    http://www2.vietnamnet.vn/khoahoc/2006/03/552651/
    © Báo điện tư? VietNamNet - Công ty Phâ?n mê?m va? Truyê?n thông VASC.

  5. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Về Giáo sư Hoàng Tụy

    Giáo sư Hoàng Tụy sinh ngày 17-12-1927 tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu cụ Phó bảng Hoàng Diệu. Giỏi văn học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học.
    "Nhảy cóc" hai lớp, là thí sinh tự do, ông vẫn đỗ đầu kỳ thi tú tài phần một vào tháng 5-1946, và sau đó bốn tháng, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán ở Huế. Học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng dở dang. Rồi ông được mời dạy toán tại Trường trung học Lê Khiết ở vùng tự do Liên khu V.
    Năm 1951, ông theo học Trường khoa học do thầy Thiêm phụ trách. Trường Khoa học cơ bản chuyển sang Khu Học xá ở Nam Ninh.
    1954, Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại Trường đại học Khoa học, sau là Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
    Tháng 3-1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại Trường Lô-mô-nô-xốp, Mát-xcơ-va.
    Trong một công trình được công bố năm 1964, ông đưa ra được một lát cắt độc đáo không những để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục, mà còn để giải những bài toán quy hoạch tổ hợp. Phương pháp do Hoàng Tụy đề xuất về sau, được giới toán học quốc tế gọi là "lát cắt Tụy" (Tuy''s cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục.
    Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989. Là tác giả của trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: Quy hoạch Toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm,?
    Vào tháng 8-1997, tại Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển), đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát" và nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi.
    Cuốn sách chuyên khảo của Giáo sư Hoàng Tụy và Giáo sư Rây-nơ Hốt (CHLB Đức) viết bằng tiếng Anh Global Optimization - Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp vận tất định) dày 694 trang, được Springer - Verlag in đi in lại nhiều lần.
    Sang thập niên 90, Giáo sư Hoàng Tụy chuyên nghiên cứu quy hoạch D.C. Năm 1996, ông cùng Giáo sư Nhật Bản Hi-rô-si Kô-nô và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung bằng tiếng Anh cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, đang được Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở Mỹ, Anh, Hà Lan...
    Một cuốn sách khác, bộ Giáo trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành tối ưu toàn cục, do Hoàng Tụy viết bằng tiếng Anh, cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.
    Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí Toán học Việt Nam (1980 -1990), Uỷ viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển (1995), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
    Ông đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực quy hoạch toán học và tối ưu. Là một trong những nhà toán học đầu tiên của Việt Nam có công xây dựng ngành toán học Việt Nam, là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, đưa việc áp dụng vận trù vào Việt Nam, đào tạo các thế hệ toán học trẻ cho đất nước.
    ----------------------------------------------------------------------------
    http://www.vast.ac.vn/index.asp?progid=1001&staticID=18
    @Viện KH&CN VN - Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

  6. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Quản lý khoa học công nghệ: Rất cần cải tổ!
    14:20'' 23/03/2006 (GMT+7)

    Những ý kiến đầy tâm huyết, trăn trở về sự phát triển của khoa học công nghệ nước nhà của Giáo sư Hoàng Tụy đã khiến rất nhiều bạn đọc VietNamNet tâm đắc, xúc động. Đã đến lúc Bộ Khoa học Công nghệ phải xem lại cách quản lý của mình, nếu không khoa học công nghệ sẽ mãi tụt hậu, trở thành rào cản cho sự phát triển của đất nước.
    Le Nguyen Truong, 31/11 Hong Lac, P.11, Q.Tân Bình, Tp.HCM, Truongtst@yahoo.com.vn
    Tôi thật sự xúc động khi đọc những lời đầy tấm huyết của GS Hoàng Tụy. Qua ý kiến của GS, tôi càng thấy rõ hơn cung cách quản lý khoa học đầy bất ổn của nước nhà. Thật bất công khi những người lao đầu vào nghiên cứu khoa học mà đồng lương không bằng một anh đăng kiểm.
    Thưa Bộ trưởng, ông đã từng làm công tác nghiên cứa khoa học nên ông biết nỗi niềm của một nhà khoa học. Họ muốn cống hiến tài sức của mình cho đất nước - đó là niềm vui của họ, song họ cũng cần có những nhu cầu khác cho cuộc sống. Chính quan niệm không đúng của các vị lãnh đạo đầu nghành đã làm cho các nhà khoa học chán nản, không thể cống hiến cho đất nước dù rất muốn. Thử hỏi tìm đâu những thế hệ nối tiếp những nhà khoa học đầu bạc khi mà giới trẻ thấy một sự thật quá bất công như vậy?
    Tôi ví dụ trường hợp của Lê Bá Khánh Trình. Nếu các nhà quản lý tạo điều tốt hơn thì những người như anh - những người làm đã từng làm cho thế giới nể phục hai chữ Việt Nam đâu phải giờ này phải xách cặp đi luyện thi - công việc mà một anh sinh viên làm được. Mà những người như anh phải làm công việc ?ođáng? hơn nhiều.
    Thưa Bộ trưởng, nếu cứ theo cung cách quản lý này thì lượng chất xám của đất nước này ngày càng mất đi chứ đừng nói thu hút chất xám, công nghệ từ bên ngoài. Với cách quản lý bất hợp lý như vậy thì những tài năng của ta ra nước ngoài học tập, làm việc sao họ trở về phục vụ quê nhà được?
    Các ngài đừng trách vì sao khoa học nước nhà ngày càng bị thế giới bỏ xa mà các ngài hãy tự hỏi vì sao và giải quyết câu hỏi đó thật tận tâm, đầy trách nhiệm của một nhà quản lý đầu ngành.
    Tôi xin cảm ơn GS Hoàng Tụy, các nhà khoa học tâm huyết với đất nước Việt Nam, cảm ơn VietNamNet. Kính chúc GS Hoàng Tụy khoẻ mạnh, mong GS tiếp tục dìu dắt thế hệ trẻ nước nhà.
    Nguyen Nguyen, abc@yahoo.com
    Tôi hoàn toàn đồng ý với GS Hoàng Tụy. Tôi xin có một số bổ sung sau:
    Thứ nhất, nếu các quan chức của Chính phủ nói rằng khoa học công nghệ là quan trọng thì trước hết họ phải tôn trọng khoa học. Tôn trọng khoa học ở đây không có nghĩa là đầu tư nhiều tiền cho khoa học - tôn trọng khoa học ở có nghĩa là phải áp dụng khoa học vào công tác quản lý nhà nước.
    Có lẽ Bộ Khoa học Công nghệ là cơ quan coi trọng khoa học nhất Việt Nam nhưng hãy thử xem cách làm việc của bộ này đã khoa học chưa? Các chính sách họ đưa ra trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học (độc lập) hay ý kiến chủ quan của một số quan chức?
    Thứ hai, các nhà khoa học giữ vị trí gì trong thực tiễn Việt Nam? Họ là những người trong cuộc hay ngoài cuộc trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh - hay chỉ nghiên cứu cho vui? Nếu chỉ nghiên cứu cho vui thì thật là lãng phí của cải xã hội trong khi nước ta còn nghèo.
    Thứ ba, các trường đại học Việt Nam thực sự là những cái nôi về khoa học, các trường ĐH có đi tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ chưa? Tôi thấy một trường ĐH hàng đầu về quản lý kinh tế ở Hà Nội, nhưng cách quản lý của trường này lại cực kỳ thiếu khoa học. Vậy làm thế nào để đào tạo được những nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý? Ai tin vào những nhà khoa học nữa?
    Thứ tư, trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư cho khoa học - công nghệ. Các khoản đầu tư của nhà nước cần phải được nghiên cứu bởi những nhà khoa học tâm huyết, có năng lực nghiên cứu. Tránh tình trạng vốn đầu tư nghiên cứu của nhà nước trở thành ?ochùm khế ngọt? cho những người có địa vị. Những người nghiên cứu chẳng được bao nhiêu nhưng những người có địa vị/môi giới lại chia nhau hết (Tôi đã gặp phải tình huống này).
    Đây là một số ý kiến của tôi về thực trạng khoa học công nghệ Việt Nam, hy vọng rằng những nhà hoạch định chính sách khoa học công nghệ coi đây là vấn đề cần giải quyết.


    Trần Tâm, click2vn@gmail.com
    Tại sao lại không thay đổi?
    Tôi rất xúc động khi đọc những dòng chữ đầy tâm huyết trên của GS Hoàng Tụy, một người mà nhiều thế hệ học sinh, sinh viên chúng tôi rất kính trọng. Tôi cũng đang là giảng viên nhưng với mức lương của tôi là 1 triệu đồng/tháng, khá cao so với mức lương của những người bạn cùng trang lứa tham gia công tác giảng dạy. Thế nhưng với đồng lương như thế, tôi không thể đủ để chi tiêu cho những sinh hoạt cá nhân ở một thành phố với giá cả đắt đỏ như Hà Nội.
    Tôi cũng muốn nghiên cứu học tập thêm để nâng cao trình độ, cũng tâm huyết với sinh viên lắm nhưng nếu đầu tư vào đó, tôi sẽ không có thời gian để đi dạy thêm để kiếm tiền lo cho bản thân. Muốn đào sâu nghĩ kĩ nhưng thời gian đâu khi đi dạy ở trường, dạy thêm về để lo cho sinh hoạt phí của mình? Kiến thức không được cập nhật nên cứ mài mòn dần, cái vòng luẩn quẩn đó cứ đeo bám mãi.
    Một điều tất yếu khiến tôi phải nghĩ lại liệu mình có làm tiếp nghiên cứu khoa học để trở thành tiến sĩ nữa hay không khi để lấy được bằng thạc sĩ đã là cả một vấn đề quá lớn đối với bản thân tôi.
    Tôi chỉ xin góp tiếng nói cùng với người thầy đáng kính của chúng tôi rằng chúng ta cần những người biết làm, biết việc cụ thể, và làm việc với cái tâm, cái đức của mình để khoa học Việt Nam thực sự là khoa học.
    Phạm Anh Tuấn, Europe, tuan_es@yahoo.com
    Tôi hoàn toàn đồng ý và tán thành với quan điểm của GS Hoàng Tụy. Thực tế là khoa học Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng và không theo được với phát triển kinh tế xã hội. Không sớm thì muộn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.
    Theo thống kê, một năm Việt Nam chỉ có 80 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành, không bằng một khoa của một trường đại học cỡ trung bình của một nước phát triển. Chúng ta sẽ mất đi cơ hội nếu không thay đổi. Thực tế là không có quốc gia phát triển nào lại không dựa vào một lực lượng khoa học hùng hậu.
    Trần Quốc Hà, Ngân hàng Nhà nước Hậu Giang, Quochaxuantrang@yahoo.com.vn
    Tôi đồng ý với ý kiến của GS về vấn đề nghiên cứu khoa học và đầu tư cho nghiên cứu hiện nay. Tuy không phải là nhà nghiên cứu, nhưng tôi cũng đã từng được tiếp xúc và được học và hướng dẫn của một số GS, TS. Điều cảm nhận được là các GS rất tận tình, nhưng thật buồn khi tôi được biết lương của họ thật thấp và họ cũng không có phòng làm việc. Với chế độ đãi ngộ như vậy, các GS, TS mà tôi biết đã dành phần lớn thời gian cho việc giảng dạy để tăng thu nhập, thời gian nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên, học viên nghiên cứu không nhiều. Kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị ở nước ta trong các năm qua rất ít.
    Hữu Thắng, Hà Nội, huuthang80@yahoo.com
    Ý kiến của GS Hoàng Tụy đại diện cho rất nhiều người muốn khoa học Việt Nam phát triển. Chỉ cần xem một vài đơn vị khoa học điển hình đang sử dụng đồng tiền của nhà nước như thế nào thì rõ. Đời sống các nhà khoa học già, trẻ ra sao?
    Tôi là một cán bộ trẻ trong giới khoa học, đại diện cho một lớp trẻ ''hứng thú'' với việc nghiên cứu khoa học. Qua 3 năm làm việc trong một cơ quan khoa học nhà nước, tôi và các bạn tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào cơ chế khoa học của nước nhà.
    Tôi xin liệt kê một số điều mà tôi nhận thấy trong giới khoa học: - Ham thành tích. Làm được một thì khuyếch trương lên 10 (phối hợp với nhau để khuyếch trương). - Lương thấp, hầu hết phải lo kiếm sống. - Đề tài khoa học không có kết quả (báo cáo giấy tờ hoặc có sản phẩm cũng không dùng được). - Phí phạm tiền Nhà nước vào việc nhập thiết bị khoa học rồi bỏ không. - Cơ chế tuyển dụng kiểu ''Xin-Cho''.
    Rõ ràng, trình độ của chúng ta không kém, tiền đầu tư của nhà nước cũng không ít mà thực chất thì đã rõ. Tôi nghĩ các quan chức khoa học phải thực tâm đi sát người thực sự làm khoa học để cải tổ chính sách cho phù hợp. Nếu không, khoa học nước nhà thật sự lâm nguy.
    Lê Minh Trung, Đà Nẵng, leminhtrungdng@gmail.com
    Không thể không có ý kiến khi đọc bài viết của GS Hoàng Tuỵ. Tôi thấy có lẽ những điều căn bản để đề ra các thiết chế cho khoa học đã được GS nêu ra quá là cụ thể rồi, không lẽ các nhà quản lý khoa học không thấy được điều này hay cố tình không thấy? May mắn chúng ta còn có những người như GS Hoàng Tuỵ.
    Duc Thien, n_duc_anh@yahoo.com
    Tôi rất tâm đắc với ý kiến của GS Hoàng Tụy. Tôi xin bổ sung một vài ý kiến sau: Hiện nay, có hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được xếp trong các ngăn kéo hoặc kho lưu trữ mà không để làm gì; Hàng nghìn tiến sĩ, thạc sĩ, hàng vạn kỹ sư, cử nhân trình độ quá yếu, không có khả năng làm việc; Nhiều sáng kiến, cải tiến có ý nghĩa thực tiễn thuộc về những người lao động chưa qua đào tạo; Đội ngũ nghiên cứu khoa học cơ bản ngày càng ít về số lượng, kém về chất lượng. Không biết khoa học nước nhà sẽ đi về đâu? Làm sao phát triển bền vững được khi không có tri thức?
    Trần Tuyết Hạnh, hanh_t_t@yahoo.com
    Bác Tụy nói hoàn toàn đúng. Làm khoa học ở Việt Nam thật tuyệt vọng nên chúng cháu phải bỏ nghề. Chúng cháu làm khoa học nhưng phải sống như ăn mày, chúng cháu phải chuyển nghề để được sống bình thường như những người khác. Cán bộ khoa học cũng là con người, so sánh họ như những anh hùng vượt qua mọi khó khăn để sáng tạo là không đúng. Làm khoa học phải có điều kiện: đủ sống, có phương tiện làm việc, có sách vở tạp chí, đi lại họp hành gặp gỡ với giới khoa học nước ngoài.
    Ở Việt Nam, thư viện tử tế cũng không có, không có các giáo sư giỏi để đứng đầu các guồng nghiên cứu, phần lớn là giáo sư rởm thích có vị trí quản lí để kiếm tiền. Chúng cháu buồn vì phải bỏ nghề khoa học nhưng nếu ở lại thì tuyệt vọng lắm.
    Nguyễn Hạnh, 25 Nguyễn Khang, Hà Nội, thienan04@hotmail.com
    GS Hoàng Tụy nói đúng quá!
    Vừa qua, Bộ KHCN đã đưa ra danh sách các đề tài KHCN giai đoạn 2006-2010 để đấu thầu. GS Hoàng Tụy viết ''Không có nước nào làm thế cả. Nhà nước chỉ nên đưa ra định hướng NCKH''. Những đề tài mà Bộ KHCN đề xuất vừa qua không hiểu dựa trên căn cứ gì? Có tên đề tài và mục tiêu đọc nghe ngớ ngẩn lắm, không loại trừ khả năng tiêu cực khi đề xuất các đề tài này. Tại sao Bộ KHCN không làm như Hội đồng Khoa học Tự nhiên đã làm là đưa ra những định hướng cho các lĩnh vực nghiên cứu, các nhà khoa học căn cứ vào đó đề xuất đề tài. Hội đồng sẽ xét chọn các đề tài có ý nghĩ khoa học và thực tiễn. Cách làm vừa qua và dự án sắp tới sẽ dẫn khoa học Việt Nam đi về đâu như GS Hoàng Tụy đã trăn trở.
    ----------------------------------------------------------------------------
    http://www2.vietnamnet.vn/bandocviet/2006/03/553121/
    © Báo điện tư? VietNamNet - Công ty Phâ?n mê?m va? Truyê?n thông VASC.

  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ (24/08/2006)
    Lâu nay trong dư luận xã hội và cả trong giới khoa học vẫn có định kiến các đề tài nghiệm thu xong là ''xếp vào ngăn kéo''. Thực tế có đúng như vậy không? Đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh những vấn đề trên tại cuộc hội thảo ''Thực trạng quản lý và chi khoa học công nghệ giai đoạn 2001-2005'' do Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ KH-CN tổ chức.
    Hiệu quả không dễ thấy
    Khi quyết định xây dựng nhà máy điện Phú Mỹ (bằng vốn ODA của Nhật) hồi đầu thập kỷ 90, phía tư vấn Nhật đề nghị dùng công nghệ tuốc bin ngưng hơi. Các nhà khoa học Việt Nam với kinh nghiệm nhiều năm tham gia nghiên cứu về năng lượng đã kiến nghị Chính phủ chuyển đổi công nghệ tuốc bin ngưng hơi (chi phí đầu tư tốn kém và tiêu hao năng lượng nhiều hơn) bằng công nghệ tuốc bin khí hỗn hợp (chi phí đầu tư ít tốn kém và tiêu hao năng lượng nhiều hơn).
    Biết tin này, một hãng của Nhật (hãng được coi là cầm chắc thắng thầu cung cấp thiết bị theo công nghệ tuốc bin ngưng hơi) đã ráo riết vận động hành lang để Chính phủ Việt Nam không chuyển đổi công nghệ. Song cuối cùng, Thủ tướng lúc đó đã quyết định chuyển đổi.
    Việc chuyển đổi này tiết kiệm cho Việt Nam 350 triệu USD chi phí đầu tư, ngoài ra phải tính thêm 400 triệu USD tiết kiệm nhiên liệu trong 20 năm phát điện. Tổng cộng 750 triệu USD!
    Con số trên được TS Phạm Hữu Giục đưa ra còn lớn hơn nhiều so với khoản tiền Nhà nước đầu tư cho KHCN cộng dồn từ 1954 cho đến đầu 1990. Điều đáng nói ở đây là những nhà khoa học năng lượng Việt Nam trước khi kiến nghị Chính phủ trước đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lượng từng bị coi là ''xếp vào ngăn kéo''.
    Định kiến ''xếp vào ngăn kéo'' ăn sâu đến nỗi người ta quên mất rằng đánh giá kết quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học là việc rất khó khăn. TS Giục cho rằng, ngay cả khi nghiên cứu kết thúc, ứng dụng thành công thì việc tính lợi nhuận của công trình cũng không thể hiện được bản chất hiệu quả của KHCN.
    Ví như Dự án thử nghiệm nuôi sinh sản nhân tạo ốc hương của Viện nuôi trồng thuỷ sản III với kinh phí nhà nước cấp là 1 tỷ 300 triệu đồng, thu hồi 500 triệu, chi phí tiêu hao trong quá trình nghiên cứu là 800 triệu. Ngay sau khi biết tin Dự án thành công, một doanh nghiệp tư nhân của Khánh Hoà đã đề nghị Viện chuyển giao độc quyền về công nghệ với giá 5 tỷ. Viện đã từ chối và chuyển giao cho chương trình khuyến ngư. Giả sử Viện đồng ý bán công nghệ này thì 1 đồng đầu tư có lợi nhuận hơn 600%, lãi rất lớn. Song bản chất vấn đề không phải như vậy, bởi nếu ''bán đứt'' thì Nhà nước chỉ thu một lần đúng 5 tỷ, một khoản quá nhỏ. Trong khi hơn ba năm qua, công nghệ này đã được chuyển giao cho 20 điểm ở miền trung, tạo giá trị hơn 1.000 tỷ đồng và công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động, chưa kể kim ngạch ốc hương xuất khẩu trong tương lai dự tính sẽ tới hàng trăm triệu USD!
    Tương tự quan điểm của TS Phạm Hữu Giục, TS Nguyễn Đăng Vang, Viện trưởng Viện chăn nuôi cho rằng không thể phủ nhận vai trò của KHCN trong sự tăng trưởng của đất nước: ''Nhiều người nói chỉ thấy nông dân đóng góp hàng tỷ USD xuất khẩu cho đất nước mà chẳng thấy ?oông khoa học đâu?. Như vậy chẳng khác nhìn một cây cầu mà nói nó chỉ do công nhân xây dựng nên, còn không có công lao của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng''.
    TS Vang cho rằng bản chất của đầu tư cho KHCN là đầu tư mạo hiểm, ngay khảo sát ở Mỹ tháng 5-2006 cũng cho thấy cứ 10 đề tài nghiên cứu cơ bản thì mới có 1 đề tài có khả năng trở thành hàng hóa. Vì vậy cũng không nên ''sốt ruột'' khi thấy các kết quả nghiên cứu khoa học ở Việt Nam còn đang ''xếp ngăn kéo''.
    Góc nhìn khác
    Nếu như những thành tựu KHCN Việt Nam khó ''đong đếm'' cụ thể thì những yếu kém của nó cũng không phải nhìn ngay ra được. Dẫn lời của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ''nhìn chung công cuộc đổi mới còn chưa thành công trong giáo dục và KHCN'', GS Hoàng Tụy cho rằng sở dĩ những tiêu cực trong hoạt động KHCN ít bị xã hội ''ca thán'' hơn những tiêu cực trong giáo dục vì nó không tác động ngay tới tới từng gia đình. Vấn đề ''đầu tiên và then chốt'' của KHCN Việt Nam là tiền lương và điều kiện làm việc. Có thực mới vực được đạo. Không ở đâu như Việt Nam, nhà nước trả lương cho nhà khoa học chỉ đủ cho họ tồn tại trong 10 ngày, sau đó tạo cơ chế ''thoáng'' để nhà khoa học hưởng kinh phí đề tài. Chính vì thu nhập từ đề tài gấp nhiều lần tiền lương nên nhà khoa học phải ''suy tính'' dùng tiền như thế nào. Đó là nguồn gốc làm mất chất lượng nghiên cứu và nảy sinh sự lừa dối trong khoa học. Vì chỉ có ''cây đa cây đề'' mới được tin tưởng nên các nhà khoa học trẻ không có đất làm việc.
    Theo GS Hoàng Tụy, chữa căn bệnh tiêu cực trong khoa học bằng đấu thầu đề tài, nghe thì hay nhưng chẳng khác nào ''dùng thuốc giảm sốt để chữa ho'', nghĩa là không trừ được tận gốc tiêu cực trong khoa học, bởi gốc tiêu cực không phải ở khâu đấu thầu, xét chọn. GS Tụy lo ngại cơ chế đầu tư như hiện nay sẽ biến các nhiệm vụ quốc gia, dự án KHCN và đề tài trọng điểm bị biến thành ''các xí nghiệp quốc doanh'' làm ăn thua lỗ triền miên.
    Tự nhận là có cái nhìn ''từ dưới lên'', GS Trần Xuân Hoài nêu những nhận xét rất sắc sảo về và hiệu quả đầu tư cho khoa học. Từ thực trạng KH hiện nay, GS Hoài đề xuất một ''kịch bản giả định'' đầu tư để phát triển năm lĩnh vực công nghệ có tác động kinh tế lớn mà ta phải chủ động nắm. Theo đó, để thực hiện khoảng 25 nhiệm vụ, Việt Nam sẽ cần ít nhất là 75 nhà khoa học đầu ngành, khoảng 750 nhà khoa học lãnh đạo nhóm và 7.500 nhà khoa học. Giả sử lương các nhà khoa học đầu ngành là 1.500 USD/tháng, nhà khoa học nhóm là 1.000 USD/tháng và nhà khoa học là 500 USD/tháng (''trên thế giới, giá chất xám ở đâu cũng như nhau'' - GS Hoài lý giải). Thông thường, đầu tư cho nhân lực khoa học chiếm 1/4 tổng đầu tư, như vậy nhà nước cần đầu tư cho khoa học 220 triệu USD/năm! (Theo nghị quyết của quốc hội thì trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm khoa học chi tiêu 3.919 tỷ đồng, tức khoảng gần 250 triệu USD). Con số trên là khả thi, nhưng để có được 75 nhà khoa học đầu ngành thực sự mới là vấn đề.
    Tiêu chí đánh giá
    TS Nguyễn Đăng Vang cho rằng hiện đang có hai luồng ý kiến, một cho là KHCN Việt Nam, bên cạnh một những mặt yếu, còn cơ bản đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước; luồng ý kiến kia cho rằng KHVN rất yếu kém, thậm chí phải ''giải phóng mặt bằng KHCN để xây dựng cái mới''. Rõ ràng để đánh giá đúng những hiệu quả mà KHCN mang lại thì phải thống nhất được tiêu chí đánh giá.
    TS Phạm Hữu Giục cho rằng bên cạnh hiệu quả trực tiếp, KHCN còn có hiệu quả tiềm năng, như đầu thập niên 70 Việt Nam bắt đầu nghiên cứu về ưu thế lai, 25 năm sau thì đánh bật được các công ty nước ngoài, giành lại thị phần ngô giống lai ở Việt Nam; hiệu quả mang tính tích hợp, ví như Việt Nam chặn đứng được dịch SARS sớm nhất trên thế giới là nhờ công của các nhà nghiên cứu siêu vi trùng, dịch tễ học, bác sĩ điều trị; hiệu quả gián tiếp, như công trình nghiên cứu sản xuất dây hàn lõi thuốc bằng vật liệu trong nước ngoài hiệu quả kinh tế còn góp phần vào nâng bao chất lượng đóng tàu của Việt Nam.
    Ở một khía cạnh khác, GS Hoàng Tụy đưa ra nguyên tắc đánh giá các đề tài khoa học: Nếu do nhà nước đầu tư thì kết quả nghiên cứu phải được công bố trên các tạp chí chuyên ngành nước ngoài, nếu không công bố được trên các tạp chí chuyên ngành nước ngoài nghĩa là đề tài chưa xứng tầm quốc gia tài trợ. Với những đề tài chưa rõ ứng dụng cụ thể, rủi ro cao thì các chuyên gia của trường đại học, viện nghiên cứu lập dự án, sau đó xin tài trợ của nhà nước. Nhà nước chỉ kiểm tra kết quả và thưởng cho những đề tài có hiệu quả.
    GS Vũ Cao Đàm ở ĐH Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh cần phân biệt rõ kết quả và hiệu quả nghiên cứu: kết quả thì đánh giá, còn hiệu quả phải lượng định. GS Đàm cũng đưa ra tiêu chí đánh giá hiệu quả gồm hiệu quả khoa học (tức hiệu quả thông tin, cả những nghiên cứu thất bại cũng có hiệu quả này); hiệu quả công nghệ; hiệu quả kinh tế; hiệu quả môi trường; hiệu quả xã hội...
    Báo Nhân Dân 23/8/2006
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    @Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    http://thongtindubao.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=119&nid=2772

  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Các Bác à, em có suy nghĩ như thế này; những điều Cụ Hoàng Tuỵ nêu lên không phải là sai, và các ý kiến Cụ đưa ra có lẽ rất đúng nhưng ...nói gì thì nói, đó chỉ là ý kiến của một nhà khoa học thuần tuý, của một người đã sống và làm việc trong 1 thế giơi/môi trường phải nói rất là ...riêng biệt
    Ta có chỉ trích nhà nước đến đâu thì cũng không thể 1 sớm 1 chiều mà thay đổi được vậy có lẽ ta nên nhìn vấn đề từ 1 khía cạnh khác; nghĩa là hãy để ông nhà nước ta cùng với những vấn đề /công trình to tát sang 1 bên và hãy nhìn vấn đề theo góc nhìn của giới các doanh nghiệp tư nhân; nghĩa là thay vì nói tiền bạc tỉ bị lãng phí cùng với các công trình lớn lao đút vào ngăn kéo, ta hãy nói chuyện từng đồng một nhưng là từng đồng nó mang lại lợi nhuận ...
  9. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Chời ơi! Mình thì đang xài tiền ... tỉ của nhà nước đây, đang chuẩn bị thử nghiệm trên Extranet, Internet ... chất lượng như thế nào các Bác sẽ biết ngay. Không biết làm xong rồi có cái gì khác làm tiếp không, nghe Bác Codep nói cảnh ''qua cầu rút ván'' ngán quá đi, không khéo lại lên mây chơi tiếp!.
    Mến!
    u?c lan0303 s?a vo 06:55 ngy 27/09/2006
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    To Bác SgBlue!
    Bác có lời mời nên mình xin có ý kiến nhỏ về bài ''Tri thức cho Công ty Công nghệ''
    HiHi! Nhìn chung thì bài ''Tri thức cho Công ty Công nghệ'' đúng nhưng lại chưa có gì mới; chuyên gia phải được ''trang bị kỹ thuật tận răng'', nên giao khoán công việc, mục tiêu để người ta có thể chủ động làm việc tại nhà bất kỳ lúc nào .v.v..
    Điều cực kỳ quan trọng là ''có thực mới vực được đạo'', phải có người chỉ huy kỹ thuật cực kỳ giỏi (người mà mấy anh hay giao người ta làm ''phó chịu trách nhiệm kỹ thuật'') còn tiếp
    ----------------------------------------------------------------
    Nội dung ''Tri thức cho Công ty Công nghệ''
    Sức mạnh của một Công ty kĩ thuật phụ thuộc rất nhiều vào khả năng công nghệ của đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghĩa là phù thuộc vào trình độ nắm bắt công nghệ và kĩ năng thực hành của đội ngũ. Khả năng này của đội ngũ chuyên môn kĩ thuật công với sự quản lí điều hành của những nhà quản lí theo những chuẩn mực tiên tiến sẽ tạo ra sức mạnh chuyên môn của Công ty, mà cốt lõi của sức mạnh đó là nguồn chất xám của một Công ty.
    Một trong những việc phải làm để gom góp, tạo nên nguồn chất xám đó cho Công ty chính là việc biết tổ chức cóp nhặt từng thành quả mà từng cá nhân, từng bộ phận chuyên môn của Công ty đã gặt hái trong quá trình lao động thực tiễn. Chúng ta thường hay nói đến việc Backup dữ liệu với mục đích bảo tòan những thành quả công việc của các bộ phận cũng như các cá nhân trong Công ty. Tuy nhiên việc backup dữ liệu đơn giản như vậy chưa thể tạo nên nguồn chất xám của Công ty. Muốn làm được điều này việc backup dữ liệu của Công ty phải được tiến hành theo một cớ chế chặt chẽ, tổ chức quản lí khoa học. Để làm được điều này, việc đầu tiên người quản lí phải phân loại được các dạng dữ liệu mà đội ngũ kĩ thuật đang tiến hành. Các dạng này có thể là:
    - Các bản ghi kết quả làm việc của từng các nhân (một đọan chương trình, bản vẽ thiết kế của một bo mạch chức năng ?) trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn được giao. Thường lọai dữ liệu này từng cá nhân quản lí lưu trữ.
    - Các bản ghi kết quả một công việc đã hòan thành (kết quả nghiên cứu một công nghệ mới, một chương trình phần mềm,một bo mạch chức năng đã được thiết kế ?.). Các file dữ liệu này thực chất là thành quả công việc của từng cá nhân,bộ phận chuyên môn, do chính họ quản lí cất giữ,và đây có thể là nguồn dữ liệu thô đã được sử lí sơ bộ để có thể tạo ra các môđun chức năng.
    - Các bản ghi mang tính tổng hợp (một dự án công nghệ,một giải pháp công nghệ, một bản tổng kết kinh nghiệm thực hiện một dự án nào đó hoặc một giải pháp kĩ thuật?), thực chất các bản ghi này là thành quả họat động chuyên môn của cả tập thể công ty,nó phải được sử lí để trở thành kết quả trí tuệ của Công ty, nói cách khác là nguồn chất sám quý giá của Công ty.
    Trên cơ sở phân lọai như vậy người điều hành quản lí phải đề ra được cơ chế, kế hoạch chi tiết cho việc sử lí, backup các dữ liệu. Nội dung công việc này phải được đưa vào kế hoạch công việc hàng ngày, hàng tháng, từng năm cho từng cá nhân, từng bộ phận.
    Để làm được việc này một cách khoa học, hiệu quả cần có các điều kiện dưới đây:
    - Xây dựng một mạng làm việc bằng các công cụ IT tiên tiến, được trang bị các công cụ cả phần cứng lẫn phần mềm (USB, Server, DVD, các thiết bị nhớ dung lượng đủ lớn,các chuơng trình quản lí, cập nhật dữ liệu ?) phù hợp với điều kiện của Công ty.
    - Xác định chính xác những định hướng công nghệ của Công ty, đây là cơ sở để nhà điều hành chọn lựa những nội dung dữ liệu để xây dựng thành nhưng tài liệu ,sản phẩm trí tuệ của chung Công ty.
    - Quyết tâm và tính tự giác cao của cả đội ngũ chuyên môn, đặc biệt của những người điều hành thể hiện qua kế hoạch chi tiết cụ thể.
    - Phải có giám sát, kiểm tra thường xuyên của ban lãnh đạo Công ty.
    Một số biện pháp có hiệu quả để làm tốt công việc này là:
    - Phân công công việc cho từng bộ phận, cá nhân chi tiết cụ thể, có yêu cầu kết quả phải đạt được rõ ràng, và có tính định hướng chuyên sâu về chuyên môn cao.
    - Tổ chức các hình thức phản biện về chuyên môn giữa các cá nhân, bộ phận thông qua các báo cáo chuyên đề, hội thảo kĩ thuật? trong đội ngũ. Đối với những vấn đề lớn, khó có thể tổ chức các hình thức liên kết với các đơng vị chuyên môn bạn?
    - Kiểm tra,giám sát định kì kế hoạch công việc, làm tốt công tác báo cáo kết quả làm việc của từng bộ phận, cá nhân trong Công ty.
    - Sử dụng có hiệu quả các dữ liệu đã được sử lí, lưu trữ cho các công việc của Công ty, công bố lên các phương tiện thông tin, trao đổi công nghệ với các đối tác? Thực chất là có thể chuyển được các dữ liệu này thành các gói sản phẩm thông tin công nghệ.
    Sức mạnh của một Công ty chính là nguồn chất xám được tích lũy theo quá trình họat động thực tiễn của Công ty, đây là một việc làm tốn nhiều tâm huyết, công sức của cả đội ngũ Công ty. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề toàn thể Công ty cố gắng, quyết tâm cao chúng ta sẽ thành công.
    V.H - viethai49@gmail.com. http://tanlai.net
    ------------------------------------------------------------------------
    Xem http://vinatech.org/html/modules/news/article.php?storyid=128&PHPSESSID=96c5bf65c688d1079b4ac5ae91389fdd

Chia sẻ trang này