1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát triển sức khỏe tổng thể & sức khỏe tâm lý

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi trietgia2006, 09/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Phát triển sức khỏe tổng thể & sức khỏe tâm lý

    1)Động cơ vĩnh cửu

    Carnegie cho rằng ,muốn nhận định đánh giá công tác một ngày làm đủ hay không đủ không cần phải xem ở chỗ anh ta mệt thế nào mà xem ở chỗ anh không mệt mỏi thế nào.

    Sau đây là một sự thực làm cho người ta kinh ngạc và hết sức quan trọng: Hoàn toàn dùng bộ óc, sẽ không làm cho anh mệt nhọc.Câu chuyện này nói ra có vẻ hết sức hoang đường nhưng nhiều năm trước đây các nhà khoa học đã từng thử tìm hiểu ,bộ óc loài người có thể làm việc bao nhiêu lâu mà không làm cho năng lượng công tác giảm thấp".Điều làm cho các nhà khoa học kinh ngạc là họ phát hiện ra rằng trong huyết dịch của tế bào não thông qua quá trình hoạt động ,không có dấu tích nào của sự mệt nhọc,nhưng nếu anh lấy máu của một người đang công tác thì phát hiện trong máu người đó đầy những "độc tố mệt nhọc" và các chất phế thải.Nói cách khác nếu ta lấy máu từ bộ não Einstein thì dù vào lúc cuối ngày cũng chẳng thấy bất kỳ độc tố mệt nhọc nào.
  2. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Nếu chỉ bàn riêng về bộ não thì "sau 8 giờ ,thậm chí là sau 12 giờ làm việc, năng lượng công tác vẫn còn nhanh chóng và có hiệu suất như khi mới bắt đầu làm việc", bộ não hoàn toàn không hề mệt nhọc...như thế người ta thường có cảm giác hết sức mệt nhọc, không có tí sức sống nào,thế nghĩa là thế nào?
    Các chuyên gia chữa bệnh bằng phương pháp tâm lý đều nói sở dĩ người ta ủ rũ,phần lớn là do nhân tố tinh thần và tình cảm dẫn tới.Nhà phân tích tâm lý nổi tiếng người Anh là J.A.Hedefai đã nói trong cuốn "Tâm lý học quyền lực" của ông rằng:"Sự mệt nhọc mà tuyệt đại bộ phận chúng ta cảm thấy ,đều do ảnh hưởng của tâm lý .Sự thực ,sự mệt nhọc thuần tuý do sinh lý dẫn đến là rất ít"
  3. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Một nhà tâm lý học người Mỹ là tiến sĩ Brel nói càng tỉ mỉ hơn.Ông nói:"Một người ngồi làm việc ,nếu tình hình sức khỏe của họ tốt, thì sự mệt nhọc của họ 100% là do nhân tố tâm lý, cũng tức là nhân tố tình cảm gây ảnh hưởng"..Sở dĩ chúng ta cảm thấy mệt nhọc ,chính là do tâm tư của chúng ta làm cho thân thể chúng ta căng thẳng (trừ những trường hợp thực sự lao lực về tay chân)
    Trong một cuốn sách nhỏ bàn về sự mệt nhọc của một công ty bảo hiểm nhân thọ đã đặc biệt nêu ra điểm này.Khi nói về "bản thân công tác khó khăn",tác giả cuốn sách nhận định:"rất ít trường hợp không thể loại trừ mệt nhọc sau khi đã được nghỉ ngơi tốt..Lo lắng căng thẳng và tâm tình không yên là ba nguyên nhân lớn sinh ra mệt nhọc.Xin nhớ rằng một cơ nhục bị căng thẳng có nghĩa là cơ nhục đang phải làm việc ,cần phải nới lỏng nó ra ,đem thể lực của bạn tích trữ lại để ứng phó với trách nhiệm quan trọng hơn
    Nếu bây giờ chúng ta hãy tự kiểm điểm mình xem khi đọc hàng chữ này bạn có cảm thấy thoải mái trên ghế của mình không ? (Toàn bộ các cơ mặt của bạn phải dãn ra như một đứa trẻ; toàn thân bạn phải được thả lỏng mềm nhũn giống như một chiếc tất rách đã cũ; hay như một con mèo sưởi nắng nếu không chính bạn đang tạo ra sự mệt nhọc)
    Vì sao khi chúng ta lao tâm cũng sinh ra thứ căng thẳng không cần thiết ấy?Nhà tâm lý học Kosylin :"Tôi phát hiện được một nguyên nhân dẫn đến mệt nhọc ấy là hầu như mọi người đều tin rằng công tác càng khó khăn càng cảm thấy cần có một sự dùng lực nếu không thành tích làm ra không đủ tốt"; sự tập trung đích thực mới là thứ cần thiết cho công việc của chúng ta ;lẽ di nhiên sự "dùng lực" có thể tăng thêm cho chúng ta sự tập trung vào công việc nhưng nếu chúng ta đã say mê với công việc thì không cần phải tiêu tốn nhiều năng lượng như thế ...
  4. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    2)Giúp người là một trong những cách hay nhất để tiêu diệt bệnh tinh thần:
    Một phần ba những người bị bệnh thần kinh có thể tự chữa trị được nếu họ nghĩ tới sự giúp đỡ kẻ khác. Đó không phải là ý của tôi mà là của Carl Jung. Mà Carl Jung biết rõ điều này hơn ai hết. Ông nói: Một phần ba con bệnh của tôi đau không phải vì bệnh, mà vì đời sống của họ vô nghĩa và trống rỗng. Nói một cách khác, họ muốn du lịch trên đường đời, nhưng trễ tàu, nên đời họ hóa ra nhỏ mọn, vô ích, khiến họ chạy đi kiếm một nhà chuyên trị bệnh thần kinh . Vì lỡ tàu ,họ đứng trên bến mà trách hết thảy mọi người - trừ họ ra - và muốn cả thế giới săn sóc họ, làm thỏa những ý muốn ích kỷ của họ.
    Giúp người khác bạn sẽ lợi điều gì? Bạn sẽ hân hoan hơn nhiều và sẽ được mãn ý và hài lòng về bạn rất nhiều ;từ đó ảnh hưởng lớn đến tâm lý tích cực của bạn. Aristote gọi thái độ ấy là một "thứ ích kỷ sáng suốt" Zoroastre nói : "làm việc thiện không phải là một bổn phận vì nó làm tăng sức khỏe và hạnh phúc của ta" và Benjamin Franklin tóm tắt ý ấy trong lời nói giản dị này: "Anh thương người tức là anh rất thương anh vậy"...
  5. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    ...Khi chăm chú tới người khác, không những ta quên lo lắng ưu tư của ta , mà nhờ đó, ta còn có thêm bạn và rất vui vẻ nữa? Còn chính cái tật chỉ nghĩ về mình mới làm ta ưu tư sợ sệt lo lắng
    Giáo sư Phelps nói "Ai cũng cần được người khác chú ý tới mình một chút và tỏ tình đồng loại với mình. Nếu gặp một người dắt một con chó đẹp ngoài đường luôn luôn tôi khen con chó đẹp. Và khi tôi quay lại thì thường thấy người kia vuốt ve ngắm nghía nó.Nghe lời tôi khen, người ấy đã nhớ lại vẻ đẹp của con vật"
    ...Bạn có thể tưởng tượng một người đi bắt tay những anh phu vác, tỏ lòng thương hại những người làm trong bếp nóng như thiêu và khen chó của người , bạn có tưởng tượng được người như vậy mà chán chường hoặc ưu tư và bị bệnh thần kinh không ? Tất nhiên là không .
  6. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Vài bạn đọc những đoạn trên chắc nghĩ: "Hoàn toàn là thuyết pháp. Ta chẳng dại gì mà nghe .Ta muốn thu cho đầy túi; như thế là đủ sướng rồi.Còn những kẻ khác mặc xác họ"
    Nếu đó là ý kiến của bạn thì bạn có quyền giữ nó ;nhưng nếu bạn là người đã từng có lúc chán đời muốn chết và đã từng đặt câu hỏi về chân nghĩa cuộc đời thì bạn nên tham khảo nó
    Chính giáo sư Housman một người theo thuyết vô thần, một người chán đời đã có lần muốn tự tử mà cũng phải nhận rằng kẻ nào chỉ nghĩ tới mình thôi, thì đời chẳng những không được sung sướng mà còn khổ sở.
    Một người Mỹ nổi danh nhất thế kỉ 20 trong số những người vô thần là Theodore Dreiser , ông chế nhạo tất cả các tôn giáo , cho rằng Thánh kinh chứa "toàn những chuyện hoang đường , chuyện do một thằng khùng kể, đầy những lời rỗng tuếch vô nghĩa và những hành động hung hăng của những kẻ hóa dại". Vậy mà Dreiser bênh vực một nguyên tắc căn bản của Tôn giáo chân chính là giúp đỡ kẻ khác.Ông nói "Nếu ta muốn kiếm một chút vui ở cõi trần ,ta phải thực hành những nghĩa cử tốt đẹp, không những để lợi cho mình mà cần nhất để lợi cho người khác ,vì cái vui của mình tùy thuộc vào cái vui của người khác, cũng như cái vui của người khác tuỳ thuộc vui của mình"
  7. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    3)Biết cách nổi giận đúng lúc:
    Mạnh Tử nói :"Nhất nộ nhi an thiên hạ" .Một cơn giận có thể làm thái bình thiên hạ
    Làm người chữ "Nhẫn" cũng giữ ở một mức nhất định ; nếu lúc nào cũng nhẫn nhịn sẽ làm hại Tâm; không cần phải luồn cúi một xã hội thối nát và chó đểu; đạo đức giả. Không cần phải sợ một tập thể nào nếu đó không thực sự là một tập thể mà chỉ là một chậu cát rời một đám đông ô hợp.
    Ta có thể ở hai thái cực :một là thông cảm nhiều bề ; hai là nghiêm khắc tột độ ;nghiêm khắc đến mức tàn nhẫn. Nếu chỉ biết nhân mà không biết bất nhân thì không thể vẹn toàn ...
  8. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Vệ Sinh Thân Thể& Thể Thao:
    +Vấn đề vệ sinh có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe tổng thể và sức khỏe tâm lý ;có thể quan trọng hơn là người ta tưởng.
    Bất kể mùa đông hay mùa hè ;thì duy trì mỗi ngày tắm một lần là một điều hết sức có lợi ! Nếu mùa đông thì tắm bằng nước ấm; tốt nhất là không quá 30 phút ....tóm lại đây là kiến thức cơ bản và thường thức nhưng quyết không được coi nhẹ !
    +Thể dục&Thể thao : Tốt nhất là chơi lấy một hai môn và chơi giỏi một môn ;bản thân tôi ngay trước nhà có 1 sân bóng hồi trước có một bãi cỏ nên bọn trẻ tụ tập đá bóng rất đông và rất vui ;nhưng giờ bãi cỏ không còn nữa mà trở thành nền đất lại có nhiều đá nên phong trào đá bóng không cuồng nhiệt như xưa nữa . Tôi chuyển sang chơi bóng bàn
    ...Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì chơi những môn như Bóng Bàn ;Cầu Lông thì chơi trong tầm từ 45 phút đến 1 tiếng là vừa .Chơi vượt quá cũng mệt và không có lợi
    ...Khi đã chơi thể thao đến mức độ say một môn ;thì khi chơi môn đó; tất cả những ưu phiền ;lo nghĩ đều tan biến cả => tôi cho rằng chơi thể thao là một trong những phương thức giải stress tốt nhất .

    ...Một cái lợi nữa của việc chơi tốt một môn thể thao là nó giúp ta tự tín; thật ra việc chơi thể thao đối kháng; thắng được thì tốt nhưng tốt hơn vẫn là tinh thần "thắng thua không quan trọng" - miễn là khỏe.
    *Thiền và Yoga: Việc bỏ ra một chút thời gian vào lịch làm việc của việc thiền (hay yên lặng một mình tĩnh tâm) cũng hết sức có lợi ; ta buông lỏng hoàn toàn tâm trí và cảm nhận dòng chảy bất tận của sự sống .
    *Thể dục buổi sáng và buổi tối: +Buổi sáng tập khoảng 15 phút đến 45 phút tuỳ theo mức độ rèn luyện của mỗi người ; khi tập nên đếm và tập trung tinh thần vào động tác ;ngoài ra không nên nghĩ tràn lan sang việc khác
    +Buổi tối vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ (như kiểu thái cực quyền) có một chút nhạc nhẹ càng hiệu quả
    Tuân theo những điều trên bảo đảm bạn sẽ giảm rất nhiều ưu phiền;stress; mệt mỏi....
  9. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0

    Càng minh tinh sáng chứ không phải càng gian khổ
    Carnegie cho rằng ,người Giám Đốc giỏi ;người lãnh đạo;quản lý hay bất kỳ một người đảm đương chức vụ nào cần hiểu rằng, làm việc "ngày càng minh tinh sáng suốt chứ không phải càng gian khổ. Họ đều có bộ mặt ưu phiền, nhưng đáng lẽ bộ mặt ấy là ở người giúp việc.Cậu học trò nhỏ sẽ hỏi bố rằng, vì sao cứ phải mang về nhà một túi đầy những công văn.Người mẹ giải thích rằng: "bởi vì bố có rất nhiều việc phải làm, ở phòng làm việc bố làm không hết, nên phải làm thêm ban đêm."

    Cậu bé học sinh lại hỏi: "Vậy, vì sao người ta không đưa bố đến lớp học nâng cao trí lực"
    ......
  10. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Càng minh tinh sáng suốt chứ không phải càng gian khổ(tiếp)
    ...Nếu như bạn là một giám đốc cao cấp; một nhà quản lý; hay một chuyên viên; một nhà nghiên cứu, tình cờ phải đem một số công việc về làm. Đấy chính là sự trả giá cho đặc quyền và sự nghiệp của bạn
    Nhưng nếu như bạn thường xuyên đem công việc về nhà làm, thì chính là đã nảy sinh vấn đề ở đâu đó rồi : Có thể bạn đã để cho mình làm việc quá nhiều việc, hoặc chưa lợi dụng thời gian làm việc một cách hiệu quả, khả năng thứ ba là bạn muốn làm cho đẫy sự hoặc gia đình cho rằng công việc của bạn hết sức nặng nề để họ thán phục bạn.
    Sau một ngày bận rộn làm việc, trên 2 phương diện tâm tư và thân thể của bạn đều cần thoát khỏi công việc.Trừ công việc khẩn cấp, còn thì cách làm việc buổi tối ở nhà sẽ làm nảy sinh hiệu quả ngược lại, làm cho tinh lực bạn suy kiệt và xa rời người thân.
    ......

Chia sẻ trang này