1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi capheden, 06/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. capheden

    capheden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật

    Phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật

    Theo các nhà phân tích quân sự thế giới, vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ sẽ được sử dụng ngày càng nhiều hơn trên chiến trường thế kỷ 21. Do vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ không gây hậu quả hủy diệt lớn, phương thức sử dụng linh hoạt, nên chúng được các nước tập trung nghiên cứu, phát triển. Điển hình là các loại bom, đạn, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật, tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân sử dụng mục đích chiến thuật; các loại bom, đạn chứa chất thải phóng xạ, chất phóng xạ làm nghèo (DU)...

    Bom, đạn, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật đã phát huy hiệu quả tác chiến trong chiến tranh công nghệ cao, nhất là sử dụng trong công kích tiêu diệt các công trình ngầm, mục tiêu kiên cố, tiêu diệt xe tăng và sinh lực đối phương. Bom, đạn và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có kích thước nhỏ, nhưng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu rất cao.

    Mỹ đã chế tạo hàng loạt các loại bom hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ thấp như bom B53, B61, B61-7, B61-11 có khả năng phá hủy các công trình ngầm nằm sâu dưới lòng đất hàng chục, thậm chí hàng trăm mét. Các loại bom hạt nhân chiến thuật của Mỹ thông thường có đương lượng từ 0,01 ki-lô-tôn đến 1 ki-lô-tôn, dùng để tiến công các công trình ngầm nằm sâu dưới lòng đất từ 10 đến 15m, để tiến công xe tăng, tiêu diệt sinh lực đối phương trong vòng bán kính 50 đến 1000m. Bom hạt nhân chiến thuật B61 trang bị cho các máy bay chiến thuật A-6, A-7, F-4, Tornado... Bom B61 có đường kính 340mm, nặng 325kg, chiều dài toàn bộ 3,6m. Bom được lắp các đầu đạn hạt nhân có đương lượng khác nhau, từ 10 ki-lô-tôn đến 500 ki-lô-tôn. Bom hạt nhân B61-11 được phát triển trên cơ sở bom B61 và B61-7, có khả năng treo dưới cánh máy bay chiến thuật như F-16 và ném ở nhiều tốc độ, tư thế khác nhau của máy bay. Gần đây, Mỹ đã phát triển thế hệ bom chứa u-ran nghèo GBU-28 dùng để tiêu diệt các công trình ngầm, mục tiêu kiên cố của đối phương. Nga cũng đã phát triển bom hạt nhân chiến thuật điển hình Kr-500 dùng để tiêu diệt các công trình kiên cố, đưa vào trang bị.

    Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân được phát triển phổ biến nhất, ngày càng hiện đại và có tính răn đe lớn. Các cường quốc hàng đầu về vũ khí hạt nhân như Mỹ và Nga đã có hàng loạt những phát triển mới và nâng cấp, hiện đại hóa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến lược và chiến thuật. Các loại tên lửa đường đạn tầm xa, tầm trung phóng từ mặt đất, tàu ngầm, máy bay của Mỹ mang đầu đạn hạt nhân W76, đương lượng 100 ki-lô-tôn, hoặc đầu đạn hạt nhân W88 mang đầu đạn hạt nhân đương lượng 475 ki-lô-tôn. Tên lửa hành trình Tô-ma-hốc của Mỹ mang đầu đạn hạt nhân W80, đương lượng nổ 200 ki-lô-tôn được phóng từ tàu ngầm, chiến hạm nổi đã đưa ra sử dụng trong các cuộc chiến tranh gần đây ở Nam Tư và Trung Đông, Áp-ga-ni-xtan...

    Nga cũng phát triển hàng loạt các hệ thống tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến lược và chiến thuật. Điển hình là các tên lửa đường đạn SS-25A, SS-24 mang đầu đạn hạt nhân đương lượng 550 ki-lô-tôn; tên lửa hành trình Kh-55 mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ từ 80 đến 250 ki-lô-tôn. Để đạt hiệu quả chiến đấu cao, các cường quốc hạt nhân đã cải tiến, nâng cấp tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, đương lượng thấp để thực hiện các mục đích chiến thuật, giành thắng lợi trong chiến tranh.

    Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, CHDCND Triều Tiên liên tục cải tiến, phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật và đe dọa sử dụng nhằm đạt các mục đích chiến lược. Trung Quốc phát triển các thế hệ tên lửa đường đạn Dong Feng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đương lượng 90 ki-lô-tôn. Ấn Độ liên tục nâng cấp tên lửa Agni, phát triển đến thế hệ 3 có tầm bắn tới 3.500km. Pa-ki-xtan đã phát triển 3 biến thể tên lửa đường đạn Ghauri tầm bắn từ 1.500km đến 3000km. CHDCND Triều Tiên đã có trong trang bị các thế hệ tên lửa đường đạn Nodong-I/II và Taepo Dong I, mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn tới 2.500km...

    Nguy hiểm nhất là các loại bom, đạn chứa u-ran nghèo (DU) đã được Mỹ, NATO sử dụng trong các cuộc chiến tranh gần đây. Hiện nay, Mỹ đã phát triển các loại đạn chống tăng M829, KE-T cõ 120mm và đạn CMC cỡ 105mm chứa DU. Mỹ cũng đã phát triển đạn chống tăng GAU-8/A cỡ 30mm chứa DU bắn từ máy bay A-10A. Đạn có khả năng xuyên giáp dày tới 900mm. Đạn GAU-8/A có 3 loại: API, HE-1 và TP dùng để tiêu diệt các mục tiêu khác nhau. Nguy hiểm nhất là các loại bom, đạn chứa chất thải phóng xạ và công nghệ chế tạo đạn chứa u-ran nghèo rơi vào tay lực lượng khủng bố. Khi đó, vũ khí hạt nhân và các chất phóng xạ để lại hiểm họa lớn, ảnh hưởng lâu dài tới môi trường và sức khỏe con người.

Chia sẻ trang này