1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phê bình văn học cho Hợp tuyển

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VNHL, 17/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài trả lời của Don Quixote trong box "Cây vĩ cầm 3 dây" của Chuotlang:
    Em chào bác .
    Tiện thể bác vào giúp đỡ sinh viên bọn em, em có vài thắc mắc với bài viết rất hay của bác ở trên xin được hỏi .
    Bác có viết :
    "Sức cản chính của văn học Việt nam hiện nay, lạ lùng thay, lại ở chỗ chúng ta không nhìn thấy sức cản ở đâu."-
    Em ít đọc văn chương và thú thật là tương đối mù tịt về mặt nghệ thuật, nhưng vẫn không hiểu sao bác viết thế, em đọc vài truyện ngắn của ông Thiệp bà Hoài, thấy hay vì ông Thiệp văn Tàu còn bà Hoài văn Tây, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức đọc được chứ nếu đem so với văn Tây, mà cụ thể là vài ba tác phẩm em lặt vặt đọc lỏm được khi rỗi rãi thì thấy văn ta nó cứ có vấn đề thế nào ấy. Tiểu thuyết thì rõ là em ít đọc và không thích tiểu thuyết ta, em thấy bố cục tổng thể của nó không có độ phức tạp và logic cần thiết để trở thành tác phẩm lớn ( em xin lỗi em đang học kỹ thuật với lại từ lâu lắm rồi không hề đọc tiểu thuyết tiếng Việt ).
    Như vậy để đuổi theo văn Tây, kể cả văn Tây giai đoạn trước đây ( thời đầu thế kỷ chẳng hạn ) các nhà Văn ta cũng có vẻ chưa đủ kỹ thuật để tạo thành các tác phẩm lớn ( em không nói nội dung vì ở ta có không ít hơn bất cứ ở đâu những số phận, những tâm hồn và những trăn trở .).Thiếu kỹ thuật tất nhiên là một sức cản không nhỏ, tại sao bác nói chúng ta không nhìn thấy sức cản ?. Phải chăng ý bác là các nhà Văn ta dốt tới mức không biết cái sức cản ấy nằm ở đâu ?
    Bác có viết ở đọan sau :
    Một trí tưởng tượng khác của cuối thế kỷ XX sẽ đưa nhà văn đến một thế giới văn chương ở đó tiểu thuyết có thể đọc từ hai phía, từ trang đầu tới trang cuối và từ trang cuối tới trang đầu, trở thành hai câu chuyện khác nhau; hay những cuốn tiểu thuyết được viết dưới dạng mục từ trong cuốn từ điển của một chủng tộc đã bị tiêu diệt, hoặc dưới hình dạng của những lá bài...vv và vv.
    Bác cho em hỏi văn học hiện đại hiện nay của thế giới có những ai và những cuốn nào thì có thể đọc được ạ ?. Em chỉ tò mò muốn đọc thử thôi chứ không phải dân nghiên cứu đâu ạ.
    ------
    {cái này chỉ là để cho vui : Paganini ngày xưa đã từng chơi vĩ cầm chỉ với 1 dây duy nhất, bản độc tấu Napoleon thì phải, và có lẽ là chính ông ta cố tình làm đứt 3 dây kia chứ không phải nó tự nhiên đứt.( sau này ông ấy thường xuyên chơi bản đó ). Trở lại bài viết của bác, em thấy các nhà văn ta thiếu kỹ thuật Tây (như ý bác bảo là chỉ chơi đàn 3 dây ) mà muốn tạo nên tác phẩm lớn có phải là một việc rất khó thực hiện không ?, khi mà càng ngày XH chúng ta càng bắt chước Tây nhiều hơn.}
    Em chào bác.
    the sun is gone but I have a light
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  2. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Paladin
    Tôi cũng dân kĩ thuật, xin lò dò đoán mò tí chút về bài tản mạn của bác chuotlang. Mà dân kỹ thuật thì hay thích phân tích chi tiết, lằng nhằng, các bác thông cảm và chỉ giáo giùm nhé.
    Sức cản chính của văn học Việt nam hiện nay, lạ lùng thay, lại ở chỗ chúng ta không nhìn thấy sức cản ở đâu"
    Với tôi, đoạn này hơi khác với bác Don Quixote, ý của tác giả có lẽ là sự quá bình yên hay hoàn thiện về "công cụ" của các nhà văn hiện nay chính là một cản trở chính cho nền văn học nước nhà. Có lẽ tác giả mong muốn có một cuộc cách mạng văn chương mới, tầm cỡ như phong trào thơ mới những năm 30-45 thì phải. Theo như tôi hiểu thì tác giả cho rằng văn học Việt Nam đã đi được một chu kỳ của sự phát triển, như là, theo ngôn ngữ triết, đã tích luỹ đủ lượng để có được biến đổi về chất.
    Đoạn sau là về việc làm thế nào để thực hiện cuộc cách mạng đó. Theo như tác giả thì phải phá vỡ 3 cái "không thể": xây dựng một thế giới mới vượt ra khỏi ??ocái thế giới-được-gọi-là-của-chúng-ta", chủ động sáng tạo (ý thứ 2 này tôi thấy hơi giống với ý thứ nhất) và chủ động chặt bớt chân tay (hay làm cho mình bớt công cụ đi) để tạo bước đột phá trong chính người viết văn.
    Đó là tôi hiểu như vậy, không biết có đúng không, bác chuotlang cho ý kiến nhé.
    Tôi thì không biết nhiều về văn, cũng không đọc nhiều lắm, đặc biệt là văn học VN gần đây. Nhưng tôi nghĩ chẳng lẽ trình độ nhà văn mình đã cao đến thế ư, đến mức tịch mịch như Độc Cô Cầu Bại. Các ngành khác thì tôi không rõ lắm, riêng về kỹ thuật - chỉ để học người ta (tức là phương Tây) cũng đủ mệt rồi, sau đó thì mới dám sáng tạo. Đường kiếm tưởng như ngớ ngẩn (vô chiêu thắng hữu chiêu) của Lệnh Hồ Xung (mà tác giả là Độc Cô Cầu Bại) xét về bên ngoài thì có vẻ giống với người chưa biết võ công nhưng thực ra nó ẩn chứa tư tưởng, trình độ kiếm thuật cực kỳ cao siêu. Dẫn chứng vòng vèo như vậy cũng để nói một ý giống bác Don Quixote là kỹ thuật (viết văn) cơ bản (hay cơ sở, nâng cao gì đó) mà chưa đạt tới mức chấp nhận được thì cái sáng tạo (ngẫu nhiên hay chủ động kiểu như chặt bỏ "tay chân" có hệ thống) rất dễ trở nên ...èo uột, chết yểu hoặc bị người khác lấy mất. Nhưng mà có thể tôi sai, biết đâu nghề viết văn lại khác, nghệ thuật mà. Ơ thế cái hội hoạ với âm nhạc có giống như thế không nhỉ?
    Cám ơn bác chuotlang về bài tản mạn (hay phê bình văn học) rất hay này.
    Tomorrow never dies

    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Chuotlang
    Xin cám ơn các bạn. Tôi vừa lò dò vào đây nên không biết phải đưa bài viết vào mục nào, để lần sau sẽ đưa vào box Tản mạn hay Tâm sự nhé (nhưng sao tôi chưa thấy ở đâu nhỉ).
    Bạn Paladin đã hiểu gần đúng ý tôi khi giải thích câu "sức cản của văn học VN hiện nay là ở chỗ không nhìn thấy sức cản ở đâu cả". Nếu các bạn để ý hoặc đã có tiếp xúc, các nhà văn VN của chúng ta có cái bệnh "nhiều ruồi quá", nghĩa là hết tội cho khách quan làm cho họ không viết hay được: không được tự do viết, viết ra không có người đọc, có người đọc cũng không được trả công xứng đáng...vv và vv. Tóm lại tất cả là do người ta đã không cho họ viết hay chứ chẳng phải là do họ không viết hay được. Tư tưởng đó tạo thành một sức ỳ trong sáng tác: không viết, không đọc, không làm gì cả...hết sức nguy hại.
    Tôi không phải là dân kỹ thuật (học dốt Toán từ bé:-) nên cái tôi nói không biết có đúng không, nhưng hãy hình dung như thế này: khi bạn đang vận động mà có một sức cản lại chuyển động của bạn, thì trong bạn phải phát sinh một lực để thắng lại sức cản đó. Giống như bạn đi tập tạ, muốn cơ phát triển thì bạn phải chọn tạ làm sao cho nó bắt bạn lấy hết sức để có thể cố đẩy được cái thứ 10, khi bạn quen, lần nào cũng đẩy được dễ rồi thì phải tăng tạ để tạo sức cản. Văn học cũng thế, khi bạn không nhìn thấy phải cố gắng ở đâu thì không thể phát triển được.
    Văn học của chúng ta rõ ràng là chưa "tịch mịch" như Độc Cô Cầu Bại rồi, và bạn Paladin nói rất đúng là trong đường kiếm "vô chiêu" của Lệnh Hồ Xung đã bao gồm kiếm pháp của nghìn nhà. Nhưng chúng ta có rất nhiều người "tịch mịch" đối với chính bản thân mình, không nghĩ là địch thủ trước hết muốn thắng phải là bản thân mình. Nếu chưa thắng được bản thân mình thì khó mà thắng được cao thủ của thiên hạ lắm, phải không?
    Văn chương hiện đại của phương Tây, theo tôi có một số tác giả sau viết rất hay: Rushdie, Milorat Pavic (ông này kỹ thuật cực kỳ lạ), Naipaul (giải Nobel vừa rồi), Cao Hanh Kien (giải Nobel năm ngoái), Calvino ("chuẩn Nobel" đã lâu)
    Rất vui được làm quen với các bạn. Tôi vốn là dân ABC (Netnam) cũ nên ít khi vào TTVN, có gì các bạn chỉ bảo nhé
    Chuột lang

    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  4. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    ngautuan
    Tôi định lấy tên topic là ??oDòng Văn học Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng???, nhưng thấy đao to búa lớn quá, cũng chẳng biết thêm 3 chữ ??oDòng Văn học??? vào có đúng hay ko, sợ lại làm trò cười cho các bác thì ngượng chết
    Vâng, có lẽ theo một số người tôi ko được bình thường lắm , cũng chẳng sao, mỗi người có sở thích riêng mà. Bản thân tôi thì tôi ko ngại ngùng gì mà nói rằng tôi rất thích những tác phẩm nói về Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Vì sao ư, đơn giản thôi, tôi là dân không chuyên, đọc sách đơn thuần là một cách để tự cân bằng, giải trí. Kể ra thì cũng ko hoàn toàn chỉ như vậy, nhưng đó là một nguyên nhân chính. Ko rõ các bác như thế nào, nhưng với tôi, mỗi khi đọc xong một quyển sách, dư âm của quyển sách ấy thường theo tôi ít thì 2 ??" 3 ngày, nhiều thì 1 ??" 2 tuần, bởi thế nên tôi ko thích đọc những tác phẩm thuộc loại hiện thực phê phán ... cảm giác nặng nề và ngột ngạt, đen tối.
    Những tác phẩm nói về Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng thường là rất tươi sáng, tràn đầy niềm tin và nghị lực. Vâng, ko phủ nhận rằng thông thường những nhân vật chính trong các tác phẩm này là những con người tuyệt vời, khó có thể tìm thấy những người như họ trong thực tế. Và tôi cũng ko có ý kiến gì nếu có ai đó nói rằng ??onhững truyện này hô khẩu hiệu quá???. Tất cả những điều ấy, theo tôi, là có thực,. Nhưng có hề gì, bởi vì mục đích của tôi khi tìm đến những tác phẩm này ko phải là nghiền ngẫm những triết lý sâu xa, ko phải là nghiên cứu những văn phong, bút pháp, cũng chẳng phải để tìm hiểu về cuộc đời hay về thực tế chiến tranh như thế nào. Tôi đọc, đầu tiên là để giải trí, để tự cân bằng, đọc những tác phẩm này để nhìn sự vật, nhìn cuộc đời với cái nhìn tươi sáng hơn...
    Những ??oHòn đất???, ??oNgười mẹ cầm súng???, ??oNắng đồng bằng???, ??oMẫn và tôi???; những ??oHồ Văn Mên???, ??oÚt Teng???, ??oÚt Tám???; những ??oChiến công người anh hùng quyết tử???, ??oNhững tiến nổ rung chuyển SG???... đó là những người bạn của tôi từ thời thơ ấu, những con người tuyệt vời, những tình cảm trong sáng, những chiến công oai hùng ... Mỗi khi tôi thất vọng, mỗi khi tôi cảm thấy mình thiếu niềm tin, thiếu nghị lực, tôi thường ??otrò chuyện??? với họ. Và khi gấp sách lại, lại thấy cuôc đời mới tươi sáng, mới đẹp đẽ làm sao.
    I'll be missing you
  5. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Cannibal
    Hì, em cũng chẳng phải dân chuyên, cũng đọc sách theo cảm hứng, mình quan tâm đến điều gì thì đọc sách viết về điều đó. Em cũng rất thích những chuyện ấy Tuấn kể .
    Em bắt đầu đến với tiểu thuyết từ cuốn "Tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán, chắc vì vậy mà đây là cuốn tiểu thuyết có ấn tượng nhất đối với em, sau đó là "Hòn Đất", "Người mẹ cầm súng"... Văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh có rất nhiều truyện hay, và vô cùng xúc động, em thấy cần phải đọc để hiểu thêm về con người Việt Nam trong chiến tranh, để ý thức được những đau đớn, những hi sinh vì tương lai và lý tưởng của những con người cao đẹp ấy. Đồng thời cũng để ý thức lại chính bản thân mình, những gì mình đã làm, đang làm và sẽ làm...
    Em xin nói thêm một chút về truyện "Vượt Côn Đảo". Em nói ra ở đây có thể các bác chưa tin, nhưng những người trong gia đình mẹ em, nhà ai cũng giữ một cuốn truyện này. Nhà em cũng có. Rất khác với những cuốn tiểu thuyết mới và đẹp mà em đặt trên giá, cuốn "Vượt Côn Đảo" mà mẹ em giữ cùng với những vật liên quan tới gia đình khác lại rất cũ, em không rõ là cuốn truyện này được xuất bản từ bao giờ (theo đúng giá thị trường lúc đó thì có giá là 1100 ), giấy cũng đã vàng hết cả đi rồi...
    Lần đầu tiên em bắt gặp cuốn truyện này trong nhà là khi mẹ em lấy đồ đạc ra để xếp gọn lại. Lúc đó em đã đọc "Tuổi thơ dữ dội" rồi, nên nhìn thấy tên tác giả thì rất ngạc nhiên và hỏi mẹ ngay, hỏi tại sao mẹ lại giữ kín quyển truyện này như vậy. Và từ đó em biết thêm một câu chuyện của gia đình mình...
    Truyện viết về những người tù chính trị, đã kiên cường, dũng cảm và âm thầm, nhẫn nhịn, chịu đựng chờ ngày vượt Côn Đảo. "Vượt Côn Đảo" là một câu chuyện có thật về những con người thật. Và một trong những con người đáng kính trọng và tự hào đó là em của ông ngoại em. Nếu bác nào đã đọc truyện này thì cũng không thể quên được "kĩ sư mỏ" Bổn rắn rỏi, quyết liệt, người đã lao thẳng xuống vực để đổi lấy sự yên lành cho những anh em còn lại...
    Quả thực, việc em bắt đầu đọc "Vượt Côn Đảo" là trước hết là một sự tò mò, bởi vì em muốn biết về người ông của mình, nhưng càng đọc em càng tìm thấy những điều lớn hơn rất nhiều lần. Những trang viết của Phùng Quán thực sự khiến em xúc động, đặt cuốn truyện xuống đã thấy mắt mình xưng húp (!!). Vẫn giọng văn giống "Tuổi thơ dữ dội", Phùng Quán khiến người ta khóc lúc nào không hay, không lên gân cốt, không xiết chặt, nhưng có những đoạn khiến người đọc khóc nấc lên, có đoạn lại cười ra nước mắt. (hị, hay tại tính em nó hay chảy nước mắt nhỉ?)
    Cũng giống như "Tuổi thơ dữ dội", đọc xong "Vượt Côn Đảo" có quá nhiều điều khiến em thấy khâm phục và tự hào. Nhưng đồng thời em cũng cảm thấy mình thật chưa xứng đáng,... thấy mình mới chỉ biết sống cho bản thân, chỉ biết sung sướng và tự thoả mãn với những thành công cỏn con mà tự cho rằng như thế là tốt lắm rồi.
    Những điều sâu sa, cao lớn em không dám nói đến bởi có nói cũng sẽ chẳng bao giờ là đủ, sự hi sinh của các anh quá lớn lao; chỉ dám nói về những điều rất nhỏ nhặt mà một học sinh như em nhận được. Đọc truyện xong em hiểu thêm được thế nào là niềm tin tưởng, sự cố gắng và hi sinh cao cả đến tột cùng. Lại so sánh với bản thân mình, tuổi em bây giờ ngang với Bằng với Vịnh trong truyện, nhờ những con người như các anh, em được sống trong hoà bình, hạnh phúc. Những điều mình phải làm bây giờ có gì nào? Chỉ là học hành, rồi ăn, rồi chơi... cơm ăn, áo mặc chẳng bao giờ thiếu, vậy mà nhiều khi chẳng biết quý trọng những gì mình đang có...
    Truyện có nhắc đến chi tiết những người tù học chữ Quốc ngữ với tất cả niềm vui sướng, lòng nhiệt tình, nào đâu có sách có vở, chỉ đi kiếm những mảnh san hô để viết lên nền xi măng mà phải giấu giếm, bọn coi tù mà biết được thì còn phải đổ cả máu; nhắc đến một anh cán bộ còn 3 tiếng trước khi chết vẫn nhờ anh em nhắc cho bài chính tả để viết bởi một lí do: "Đối với người Cách mạng, một phút cũng rất quý. Tôi còn sống đến 3 tiếng đồng hồ, không học tập, không làm gì phí đi!". Trong khi giờ đây có bao nhiêu người phung phí thời gian và tiền bạc của mình trong những cuộc chơi bất tận...
    Tất nhiên thời bình phải khác thời chiến nhưng...quả thực là khác quá... bài Quốc ca hùng tráng trong truyện được các anh hát với tất cả lòng tự hào, hát say sưa, tha thiết với tình yêu Đất nước, yêu Tổ quốc ngập tràn... nay đến Quốc ca đầu tuần bọn em cũng "chẳng phải" hát, bật đài rồi mà ạ. Em mà hát theo, đảm bảo có hơn một đứa quay lại trố mắt lên nhìn...
    One heart can know what's true
    One life can make the difference.
    I'll be missing you
  6. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    cdtphuc
    Chẹp, nhảy vào đây đọc trang cuối chợt thấy cậu Yasunari post bài về "Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn", cứ ngỡ các bác đang "soi" các tác phẩm của tuổi thơ dưới lăng kính Cách mạng ! .
    Tớ cũng đồng tình với các bác là trong dòng văn học, nói theo bác ngautuan là ?oDòng Văn học Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng?, có nhiều tác phẩm hay, đọc rất cảm động. Thực ra, ở các loại hình nghệ thuật sáng tác (văn, thơ, nhạc) trong thời kỳ CM hay nói về thời kỳ này, yếu tố "tuyên truyền", nói đúng hơn là sự thể hiện quan điểm CM của mình, ở các tác giả là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cách thể hiện thì mỗi người mỗi khác. Đọc (nghe...) các tác phẩm tuyên truyền "thô bạo" quá, đầy những từ ngữ hô khẩu hiệu thì xin lỗi các bác, cứ gọi là chán bỏ mịa! Nhưng bên cạnh đó có những tác giả, sáng tác không chỉ bằng con tim của mình, mà còn bằng tài năng, và nhất là cảm xúc tinh tế của họ, đọc vào, chà, cứ gọi là hay không chịu được! . "Tuổi thơ dữ dội" các bác đã nói nhiều rồi, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều tác phẩm rất hay trong dòng văn học này. Tớ còn nhớ cái hồi đọc "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu năm học lớp 12. Chao ôi, đọc xong mà người cứ lâng lâng một cảm giác bồng bềnh, nói thế nào nhỉ, thật dễ chịu và kỳ lạ. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh chiến tranh đầy máu lửa mà sao lãng mạn phi thường. Một chuyện tình thật đẹp! Kết thúc để ngỏ tạo cho người đọc một sự suy tư, lưu luyến sau khi đọc. Bác Châu quả là tài thật!
    Còn nhiều những tác phẩm hay nữa. Người mẹ cầm súng được viết rất lôi cuốn. "Chiếc lược ngà" có nhiều đoạn mà người giàu cảm xúc đọc lên có thể rơi nước mắt được. Tôi còn nhớ hồi xưa có đọc được một truyện (ngắn), tiếc là đã quên tựa đề, của tác giả Triệu Bôn. Truyện kể về cuộc chiến đấu của hai người lính chống lại quân Mỹ trong một hoàn cảnh thân đơn thế cô. Họ phải cố thủ trong một cái hầm, dạy dỗ, chữa trị vết thương cho nhau, ăn uống thì "xài" đồ Mỹ. Ấy thế mà họ vẫn tồn tại được! Không biết tác giả có cường điệu quá lên không, nhưng dù sao tôi vẫn rất thích đọc lại nhiều lần.
    Về vấn đề "quan điểm" trong khi đọc truyện thì tớ nghĩ thế này. Cậu Yasunari nói đúng lắm. Văn học không giống như sử học. Đây là nơi mà tác giả có thể thể hiện quan điểm, nhân sinh quan của riêng mình về các vấn đề của cuộc sống, không bị bó buộc nhiều bởi tính khách quan của lịch sử... Nói chung, tớ nghĩ rằng khi đọc truyện, ta nên cởi bỏ những thành kiến, quan điểm riêng (nếu có), mà nên chú tâm thưởng thức đến những cảm xúc mà tác giả muốn chuyển tải, đến những đường nét nghệ thuật tài hoa của họ. Như vậy đọc sẽ "dễ chịu" hơn. Vả lại, tớ nghĩ rằng không có vấn đề gì nhiều khi một người bên này đọc một tác phẩm của "phía bên kia", ví dụ như "Vượt Côn Đảo" chẳng hạn. Họ có thể không ưa thích lý tưởng CM của những người tù, nhưng vẫn phải thừa nhận tinh thần sắt đá đáng khâm phục của họ. Tôi vẫn còn ấn tượng với cái cảnh những người tù, khi khát quá, đã phải lấy áo (hay quần?) ra, thấm nước trên sàn nhà vệ sinh trong tù để vắt lấy vài giọt nước vào cái cổ họng khô không khốc của họ. (Hồi bé đọc thấy "ơn ớn" thế nào ý!)
    Tuy nhiên, tớ không đồng ý với ý kiến cho rằng nên tách riêng hai từ "Cách mạng" ra khi đọc những tác phẩm loại này. Vì nếu làm thế ta sẽ không thể hiểu được lý tưởng và lòng nhiệt tình xả thân cho tổ quốc của họ, không thể thông cảm với những suy tư, cảm xúc của họ, và sẽ không thể hiểu được nguyên do, động cơ nào thúc đẩy họ làm nên những hành động, có thể nói là phi thường như vậy. Lòng yêu nước là nguyên nhân sâu xa nhưng chính lý tưởng Cách mạng đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù và hướng họ đến những hành động ấy (không hiểu sao, tớ không thích dùng các từ "quán triệt", "giác ngộ"...! ). Bởi thế, theo tôi, nếu đã "tách" hai chữ CM ra khỏi truyện thì thà ...đừng đọc còn hơn!
    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier
    I'll be missing you
  7. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Egoist
    lầm lẫn tai hại !
    Theo tôi biết thì Phùng Quán viết truyện này cũng không nhằm ca ngợi lý tưởng cách mạng mà là tinh thần nhân văn.
    Khi viết người ta có quyền nêu lên chính kiến của mình, quan điểm của mình (tôi quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh mà) nhưng đọc thế nào là quyền của độc giả. Bởi tiểu thuyết căn bản không có quyền phán xét, bác bỏ hay tôn vinh... đó là bài thơ cũng có khi đau buồn mà cũng có khi cười cợt...
    ...
    nói lại truyện " vượt côn đảo" tôi đọc khi còn rất nhỏ, lớp 4, thời đó tôi chả biết gì về các chuyện chính trị hay.... nhưng tôi thấy con người trong đó cao đẹp quá, nhưng không phải xa vời (tôi không thấy họ như những vị thánh). họ hiện lên trước mắt tôi với tâm hồn rực lửa nhiệt tình, thân xác có rũ rượi tiều tuỵ vì bệnh tật, vì nhưng trận đòn độc địa, càng làm cho tôi thấy họ gần gũi biết bao...
    trong cái ngục tăm tối đó họ phải đấu tranh với đủ thứ để tồn tại, từ ý chí đến thân xác như căng lên. Chống chào cờ ,chống đánh đập ,chống giam riêng, chống hành hạ và giản dị hơn đòi khẩu phần có khi chỉ thêm chút muối để đẩy lùi căn bệnh tê cứng từng phần thân xác. Phải sống đã, dù thế nào cũng phải sống, đó là cốt lõi. ta lại hát to lên về tình yêu cuộc sống về cuộc chiến với cái chết, chết là một sự đầu hàng thấp kém và phản con người.
    Khi con người đấu tranh với nhau có thể tôi và có thể các bạn nữa sẽ phỉ nhổ, nhưng khi họ đấu tranh dành lấy phần sống phần hạnh phúc riêng mình tôi sẽ phải cúi đầu thán phục.
    Có thể có một lý tưởng nào đó dẫn dắt họ nhưng ta quan tâm là gì.... Hãy nhìn những kẻ cướp trên đường, vì sao họ làm thế, nếu đô lượng hơn anh sẽ phải khóc khóc như trẻ con vì cảm mến trước bản thân họ, Khi con lên tiếng khóc vì đói, Mẹ rên rỉ vì bệnh tật thì một con người chân chính có thể thiêu trụi cả thế giới dù chỉ kiếm được một nắm xôi. và dù xã hội có bắt và phán xử anh ta, anh ta vẫn xứng là một con người thâm chí là anh hùng.
    NhưngHọ đâu phải những anh hùng, họ là những con người đang đấu tranh vì cái quyền nhỏ nhoi là được sống.
    Thế mà họ trở thành những anh hùng !
    Marx cho rằng đấu tranh dành quyền sống là sự thiêng liêng
    chúng ta chiến đấu để dành quyền sống chứ không phải để trở thành những anh hùng, tạo hoá khước từ cái quyền đó (TCS)

    Và tôi! tôi không mong mỏi họ trở thành anh hùng
    Lại nhớ Macxim Gorky! ôi ông đã than thở chỉ một điều taị sao trong khó khăn người ta không yêu mến nhau hơn mà lại chì chiết nhau làm niềm vui thỏa mãn hơn thua!
    ...
    nhưng tình yêu vùng dậy
    trách móc nhìn chúng ta
    các người nói gì vậy
    tôi còn sống đây mà.
    I'll be missing you
  8. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Pagoda
    Theo một nghĩa nào đó, tôi "nghiện" Remarque, một Remarque với "Thời gian để sống và thời gian để chết ", "Chiến hữu" ( " Ba người bạn"), "Khải hoàn môn", "Bia mộ đen", "Đêm Lisbon", "Phía Tây không có gì lạ", "Tia lửa sống", "Bóng tối thiên đường", "Bản du ca cuối cùng", "Hãy yêu kẻ sống cạnh mình", "Bầu trời không biệt đãi ai", "Đế chế thứ ba"...
    Remarque, có lẽ không ai miêu tả nỗi cô đơn tuyệt vời như thế. Tôi chia tác phẩm của Remarque làm ba xu hướng. Loại thứ nhất có thể kể đến "Phía Tây...", "Thòi gian để sống và thời gian để chết ", mà ở đây chiến tranh đưọc miêu tả một cách trực diện. Xu hướng thứ hai có thể kể đến "Ba ngưòi bạn", "Bia mộ đen", là nỗi buồn ám ảnh đè trĩu lên một thế hệ sau chiến tranh, và xu hướng thứ ba có thể kể đến "Bản du ca cuối cùng", "Khải hoàn môn", "Tia lửa sống", "Đêm Lisbon", "Bóng tối thiên đường", "Đế chế thứ ba"... , nói về thân phận lưu lạc, không tổ quốc, bị xua đuổi và sợ hãi ở mọi nơi.
    Trong tác phẩm của Remarque, con người bị đẩy đến đối mặt với nỗi cô đơn đến tận cùng, Có thể đó chính là chất men cuốn hút trong tác phẩm của Remarque.
    Tôi tin rằng, nỗi cô đơn, đó chính là cội nguồn của lòng nhân ái. Mỗi nhân vật của Remarque đều cô đơn và trơ trọi quá. Họ cô đơn, không mục đích, không ý nghĩ. Họ sống một cuộc đời mà từng lúc, từng lúc họ luôn phải quay trở lại đối mặt với sự vô nghĩa của nó. Trong "Khải hoàn môn", bác sĩ Ravic chọn sự trả thù làm cứu cánh, nhưng, khi sự trả thù kết thúc, anh chợt nhận ra sự vô nghĩa của nó, sự vô nghĩa đến đáng sợ. Còn Steiner trong "Bản du ca cuối cùng"..., một con sói cô đơn cũng giống như thân phận của những ngưòi lưu vong, mà sự sinh tồn là mục đích duy nhất. Tôi còn nhớ khi Steiner chia tay một ngưòi tình của mình trên con đường lưu lạc, họ cũng không buồn phải tỏ ra buồn rầu nữa. Họ đã quá hiểu rõ cái giá trị của sự sinh tồn, của nỗi cô đơn đè nặng lên kiếp người đến mức thừa hiểu mà không phải giả vờ không hiểu rằng họ chỉ là hai cánh phù du tựa vào nhau, bấu víu vào nhau trên đường lưu lạc, rằng nếu có tình với nhau, thì đó không phải là tình yêu, mà đó chỉ là sự cảm thông của hai kẻ lang bạt cùng cảnh ngộ. Tôi không muốn dùng chữ cảm thông ở đây, vì tôi tin rằng ngay cả điều đó cũng thừa với họ.
    Tình yêu trong tác phẩm của Remarque cũng thật đặc biệt. Nó sáng rỡ lên, một nỗi buồn ánh lên trong suốt như pha lê. Tình yêu, đó là nơi mà các nhân vật của Remarque tìm đến để nương tựa. Có những lúc, họ lấy đó làm cứu cánh. Nhưng rồi, đó cũng chỉ là nơi để họ bấu víu vào. Đối mặt trưóc bi kịch, tình yêu trở nên quá mong manh và cuối cùng bị gãy gục trưóc sức nặng của cuộc sống. Từng lúc từng lúc con ngưòi luôn bị kéo lại đối mặt với nỗi cô đơn của mình.
    Chiến tranh đã ném những chàng thanh niên thế hệ Remarque và chính ông ra mặt trận, những " thanh niên học sinh mười chín tuổi vừa rời ghế nhà trường, tràn đầy mơ ước, chưa từng có một tội ác nào trong lương tâm, vậy mà tất cả họ bị cái thứ tuyên truyền vị chủng của chủ nghĩa đế quốc quân phiệt Vinhem đầu độc và bị lôi vào một cơn lốc chém giết tơi bời mà không mảy may căm thù kẻ bên kia chiến tuyến. Cuối cùng họ gục ngã thảm thê trên các hầm hố, hào luỹ Tây Âu. "
    Nhưng may mắn là trong số đó, Remarque còn sống và trở về. Trở về để cầm lấy cây bút. Trở về để tiếp tục viết, viết về chiến tranh, viết về thế hệ của ông, một thế hệ đã gục ngã dưói làn đạn, và ngay cả khi cuộc chiến kết thúc, thì chiến tranh vẫn tiếp tục găm những vết thương vào tâm hồn họ. Ông đã trở về , trỏ về để viết về nỗi cô đơn của loài người, trở về để tiếp tục sống, tiếp tục cùng thế hệ của mình chịu những phát pháo nghiệt ngã của một cuộc chiến tranh mới, để lại chấp nhận dấn thân vào cuộc sống lưu vong lang thang và bị xua đuổi khắp châu Âu. Để rồi ông lại viết, viết về một "thế hệ bị đánh mất" như lời ông nói.
    Có thể thấy rằng Remarque chịu ảnh hưởng rất nhiều của Hemingway, đặc biệt là cái cảm thức lạc lõng và vô nghĩa trước cuộc sống. Tác phẩm "Ba người bạn" có phần nào có dấu ấn của "Giã từ vũ khí ". Tuy nhiên nếu Hemingway có văn phong khô, gọn, cô đọng theo kiểu điện tín, thì giọng văn của Remarque mềm mại, hài hưóc,mang nhiều chất thơ.
    Nếu một nhà văn lớn là nhà văn tạo ra các tác phẩm mà sau khi đọc xong, con người cảm thấy phải sống nhân ái hơn, thì tôi tin Remarque đúng là một nhà văn lớn.
    pagoda - V@

    V@
    [/size=4

    I'll be missing you
  9. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Cái bài này nằm ở trước bài viết của Grass về 3 tác phẩm phía trên kia, nằm trong cùng 1 chủ đề.
    I'll be missing you
  10. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Loving
    Remarque thì dĩ nhiên là đỉnh rùi. Chống chiến tranh thì Phía Tây ko có gì lạ là nhất, mà cái đoạn Janđơn nói về tại sao hai nước phải có chiến tranh đó phê king người luôn. Hay cái câu "Tao ko hình dung ra một ông vua cũng phải đi ỉa như tụi mình", tuy hơi thô một tý nhưng thật là đắc địa. Chiến tranh luôn luôn phi nghĩa và cái chết dĩ nhiên là kết cục tất yếu nhưng cái chết của anh chàng Paul thật là vô cùng ấn tượng, chết vào một ngày mà toàn bộ mặt trận yên tĩnh một cách kỳ lạ, vậy tại sao anh ta chết, ko ai giải thích nổi. Cái chết đó chính là minh chứng hùng hồn nhất cho sự phi nghĩa của chiến tranh.
    Còn về hậu chiến, ko có quyển nào bằng Bia mộ đen (Xin nói thêm rằng phải đọc bản dịch của SG cũ do Tâm Nguyễn dịch mới thú vị). Khải Hoàn Môn và Đêm Lisbon bình thường lắm, còn lâu mới bằng Bia mộ đen. Buôn bán bia mộ quả là tuyệt vời trong cái thời buổi đó, cái thời buổi lạm phát phát triển còn nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Nhân vật lão quản chuyên ***** bậy và ông chủ quán Edouard thật thú vị cả nàng Reneé chuyên giả giọng người khác nữa. Tui thích nhất cái vụ ăn chùa bằng vé miễn phí, cuộc sống mới nhục nhã làm sao, người ta bon chen với nhau, trục lợi bằng mọi cách...
    Nhân tiện nói thêm, tui cũng không thích cuốn Bản du ca cuối cùng của loài người ko còn đất sống. Nó hơi dài và càng về cuối hơi văn càng đuối, lại lan man nữa. Nhưng cũng đã quá đủ để làm nên một Remarque thật vĩ đại của những năm 30, 40, 50 sôi động đó.
    Loving
    I'll be missing you

Chia sẻ trang này