1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phê bình văn học cho Hợp tuyển

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VNHL, 17/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Pagoda
    Thực ra "Bia mộ đen" bị lặp lại phong cách "Ba người bạn".
    Tất nhiên thích tác phẩm nào là quyền của mỗi cá nhân.
    Chỉ xin đưa ra đây một ý kiến gọi là tham khảo:
    "Ba người bạn" là tác phẩm xuất sắc nhất của Remarque viếtw về thời hậu chiến
    "Bản du ca cuối cùng" và "Đêm Lisbon" là hai tác phẩm tiêu biểu của Remarque về thời kì lưu lạc trước thế chiến II. Hơi văn trong "bản du ca cuối cùng" đều và dày hơn. Còn "Đêm Lisbon" được coi là kinh điển về thi pháp của tiểu thuyết.
    Tính khái quát cao là "Bóng tối nơi thiên đường" và "Khải hoàn môn" . Thực ra, khải hoàn môn là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Remarque, và cũng là một trong những bản dịch đắc ý nhất của học giả Cao Xuân Hạo. Mặc dù có những nét riêng rất đáng nể, nhưng xếp cạnh Cao Xuân Hạo, thì rõ ràng Huỳnh Phan Anh phải chịu nhường ông chiếu trên là cái chắc . ( Bản dịch "Tình yêu bên bờ vực thẳm")

    V@
    [/size=4
    I'll be missing you
  2. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Longatum
    Em thì em thích nhất đoạn này:
    The silence spreads. I talk and must talk. So I speak to him and to say to him: 'Comrade, I did not want to kill you. If you jumped in here again, I would not do it, if you would be sensible too. But you were only an idea to me before, an abstraction that lived in my mind and called forth its appropriate response. It was that abstraction I stabbed. But now, for the first time, I see you are a man like me. I thought of your hand-granades, of your bayonet, of your rifle; now I see your wife and your face and our fellowship. Forgive me, comrade. We always see it too late. Why do they never tell us that you are poor devils like us, that your mothers are just as anxious as ours, and that we have the same fear of death, and the same dying and the same agony - For give me, comrade; how could you be my enemy? If we threw away these rifles and this uniform you could be my brother just like K and A. Take 20 years of my life, comrade and stand up, take more, for I do not know what I can even attempt to do with it now.'
    it is quiet, the front is still except for th ecrackle of rifle fire. The bullets rain over, they are not fired haphazard but shrewdly aimed from all sides. I cannot get out.
    'I will write to your wife,' I say hastily to the dead man, 'I will write to her, she must hear it from me, I will tell her everything I have told you, she shall not suffer, I will help her, and your parents too, and your child ---'
    Có cái gì kinh khủng hơn chuyện người giết người như giết một cái ý tưởng, một cái ảo ảnh để rồi sau đó vài giây thì sực nhận ra là cái ảo ảnh mà mình vừa giết là một con người thật bằng xương bằng thịt, một con người có cha mẹ, vợ con y như mình vậy... cái đoạn này với cái đoạn mà mấy người lính nói về chiến tranh mà có bác đã nói ở trên, em đọc và thấy thật là cảm động.
    Những cái sự vinh quan hoá chiến tranh có lẽ chỉ tới từ những kẻ chưa từng bao giờ được tham chiến, chưa bao giờ hiểu được cái khốc liệt, ghê rợn của chiến tranh.
    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngự hoả đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
    I'll be missing you
  3. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Day dreamer
    (Vầng trăng và sáu xu -đam mê và sự đánh đổi)
    Có thể hơi mạo muội khi cho rằng con người sống chẳng qua là vì hai chữ danh -lợi.Và cũng có thể tôi hơi quá khi khẳng định rằng hơn nữa chúng ta là những kẻ tầm rthường xét trên phương diện nào đó.Đa phần tự thỏa mãn với những gì mình đang có..Chả mấy ai trong chúng ta đủ can đảm để là một Charles Strickland-ông hoạ sĩ vô tâm ,tàn nhẫn,khốn nạn,khốn khổ,thích đày đoạ thân mình cho cái đam mê nghệ thuật ở tuổi 40 và rồi chết một cách bi thảm ở cái xó xỉnh trên miền đất lạ Tahiti.Sự hi sinh đã không được trả giá hậu hĩnh!Danh tiếng lợi lộc kia là của để dành cho lẫn kẻ cơ hội và người ngay thẳng đời sau.
    Những người đi theo con đường nghệ thuật đa phần mang trong mình chút lập dị.Riêng Strickland,ông có cả hai.Một bên là lập dị ,một bên ,theo tôi,là chút bấn loạn trong tâm thần.Ông đá đổ hạnh phúc gia đình để giam mình trong những gác mái bẩn thỉu tạm bợ,sống vất vưởng ngày này tháng nọ,ăn không phải là để thưởng thức mà là để làm dịu đi sự dằn vặt của cơn đói.Có ai trong số chúng ta giống như ông không nhỉ?Có khi nào ông ý thức được sự đau khổ ông gây ra cho mòi người.Ông mỉa mai khinh miệt họ,chà đạp lên cuộc sống của họ để đạt được mục đích của mình.Để được vẽ có cần thiết phải như vậy không?Ông là kẻ ích kỉ và tôn thờ chủ nghĩa cá nhân,tôi cho là vậy.
    Nhưng rồi cũng chẵng có ai can đảm ,mạnh mẽ và đầy nghị lực như ông!"Khi người ta rơi xuống nước,không ai đặt thành vấn đề bơi như thế nào,giỏi hay dở;phải bơi,bằng không sẽ chết chìm".Đối với ông,không có ngày hôm qua,chỉ có hôm nay và ngày mai;không có dư luận mà chỉ có cái tôi của riêng ông và nghệ thuật.6 năm -không một bức vẽ được bán đi,ấy vậy mà ông vẫn sống,dù rằng cuộc sống ngày càng nhếch nhác và bệnh hoạn!Nghệ thuật không phải là cái có thể bán mua đổi chác,nghệ thuật là để thưởng thức và người xứng đáng đầu tiên phải là chủ nhân của nó-có thể là vậy!
    Giả sử người ta tìm đến tranh của ông khi ông còn sống,giả sử danh tiếng lơi lộc kia bủa vây cuộc sống của ông khi ông còn bằng xương bằng thịt,câu chuyện sẽ như thế nào nhỉ?
    Sự đam mê giam cầm Strickland là sự đam mê sáng tạo cái đẹp.Còn chúng ta ?Cái gi?Tiền tài địa vị hay tình yêu?Tôi không dám "vơ đũa cả nắm" vì đâu đó vẫn có nhiều người trong chúng ta sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống đau khổ đẻ sống trọn cho niềm đam mê!
    Tôi thừa nhận mình đã,đang và sẽ chẳng dám đổi lấy "sáu xu'' kia để có được cái ''vầng trăng'' của riêng mình.Cuối cùng tôi vẫn cứ là tôi của ngày nào,một daydreamer nhỏ bé,tầm thường,vu vơ và đôi khi tuyệt vọng!!!
    Hy vọng rằng nhưng cây ''đại thụ'' trong box văn học này sẽ không cho thơ văn của tôi là thứ cảm xúc ''củ chuối''.Chấm hết !!!
    Có chút tình thoảng như gió vội
    Tôi chợt nhận ra tôi....
    all the rivers run
    I'll be missing you
  4. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Tequila
    Tôi không nghĩ M là một kẻ yếu đuối.
    Một kẻ yếu đuối không thể chống lại ông ngoại chỉ vì một hình ảnh lý tưởng về Napoleon hay về chính cha mình, không thể vì thế mà từ bỏ cuộc sống đầy đủ để làm một kẻ nghèo khổ. Hơn thế, tôi nghĩ rằng nếu là một kẻ yếu đuối, thì M không thể yêu Codet đến như thế.
    Hơn nữa, dù M là một kẻ yếu đuối, thì không có lý do gì để anh ta không sống được trong một xã hội biến động. Xã hội thì vẫn cứ biến động, còn con người thì vẫn cứ là con người. Anh ta vẫn phải sống, và không có cách nào khác cả.
    Cũng không thể nói M sống không hề có lý tưởng. Đúng ra thì anh ta vẫn có lý tưởng, nhưng anh ta luôn dao động giữa những thái cực. Có lẽ anh ta không có đủ những định nghĩa xem mình là ai, và từ đó kiên định theo một lý tưởng nào đó. Mà cũng có lẽ đơn giản vì anh ta không phải là một kẻ cực đoan.
    Tôi nghĩ M là một nhân vật đại diện cho một bộ phận quần chúng Pháp trong thời đại đó. Sống hết mình với thời cuộc nhưng không đi hẳn theo một con đường nào cả. Anh ta say mê Napoleon khi cho rằng Napoleon là bực xuất chúng đem lại vinh quang cho nước Pháp. Sau đó anh ta lại chán nản khi nhận ra những mặt khác, có những cái nhìn khác về ông ta. Cũng như các bạn bè, anh ta lao vào cuộc chiến của những người Cách mạng, cũng chiến đấu anh dũng trong chiến luỹ. Có thể M chiến đấu vì mục đích chung như các bè bạn, cũng có thể M chiến đấu vì một lý do riêng hoàn toàn cá nhân (đau khổ trong tình yêu), nhưng vẫn là chiến đấu và vẫn là sự đóng góp. Song, khi cuộc chiến kết thúc, thấy mình vẫn sống sót và vẫn còn tình yêu, thì M cũng không băn khoăn mấy về sự thất bại đầy máu của cuộc chiến mà mình đã tham gia. M sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vật chất đầy đủ để bảo vệ khái niệm về danh dự và cái tôi cá nhân độc lập của mình. Đến khi mâu thuẫn được giải quyết rồi, thì anh ta lại có thể thoải mái mà nhận lại cuộc sống ấy.
    Mỗi trào lưu, mỗi cuộc cách mạng trong XH, đều có những con người đi đầu trong hàng quân. Họ đứng ở hai bên chiến tuyến, chiến đấu hết mình cho lý tưởng hoặc cho quyền lợi của mình. Tuy nhiên, chiến thắng của họ phụ thuộc vào những người như M. Ai có nhiều anh M hơn, kẻ đó sẽ chiến thắng.
    Đấy chính là vai trò của M trong Những người khốn khổ. Cuộc đấu tranh khốc liệt giữa người cha và ông ngoại của M, cuộc đấu tranh giữa JVJ và Giave, giữa JVJ và Tênácđiê, cuộc đấu tranh giữa những người cách mạng và những người bảo hoàng? M đứng giữa những cuộc đấu tranh đó. Anh ta trả giá và thu nhận những thành quả. Những gì của M cũng là của đông đảo quần chúng Pháp trong thời đại ấy.
    Tôi thì thấy Hugo xây dựng một nhân vật M rất tuyệt vời. Không thể có một Những người khốn khổ nếu không có M. M đứng giữa và cuốn theo những cuộc đối đầu trong xã hội, những cuộc đối đầu của con ngưòi trong cái thiện và cái ác, cuộc đối đầu giữa việc bảo vệ danh dự hay chịu khuất phục? Mặt khác, M lại có một cuộc sống rất riêng của anh ta, tức là tình yêu của anh với Codet. Nó cũng đẹp và đáng để chiêm ngưỡng đấy chứ?
    Bạn nói rằng M ích kỷ và sẵn sàng bỏ quên mọi thứ chỉ vì tình yêu, kể cả những người bạn của anh ta trong nhóm ABC. Tôi nghĩ rằng không thể chê trách M vì điều đó. M không thuộc giai cấp của những người buộc phải đấu tranh quyết liệt, buộc phải làm cách mạng. M nhiệt tình đi theo đơn giản vì anh ta thấy lý tưởng đó đẹp, và đáng để theo đuổi, đáng để góp sức cho nó. Tuy nhiên, M lại đang yêu Codet đến mê say. Nếu là bạn, bạn sẽ thế nào? Câu hỏi: ?oCodet có yêu mình hay không?? hẳn sẽ choán lấy đầu óc của bạn. Thiếu M, cuộc đấu tranh vì lý tưởng cách mạng của các bạn anh sẽ vẫn diễn ra mạnh mẽ, họ mới là những người đi đầu và nhận thức rõ ràng con đường của mình. Còn đối với M lúc ấy, Codet là tất cả những gì anh ta cần và quyết định ý nghĩa cuộc sống của anh ta.
    Viết dài quá rồi. Tóm lại thì tôi cho rằng M là một nhân vật thành công của Hugo. Và Những người khốn khổ là một tác phẩm để lại nhiều dấu ấn đối với tôi. Chỉ riêng chú bé Gavơrốt cũng đã là một điều đẹp đẽ tuyệt vời rồi.
    Tequila Sunrise
    I'll be missing you
  5. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Tequila
    (Không có ai thích đọc Garcia Marquez hay sao?)
    Tôi yêu Garcia Marquez vì tình yêu của ông đối với con người, vì cái nhìn xa xôi thăm thẳm của ông.
    Ngay trên diễn đàn này, tôi từng thấy có người chê bai Marquez, thậm chí lấy làm ngạc nhiên vì sao tuyệt tác Trăm năm cô đơn của ông lại được nhận giải Nobel. Rất xin lỗi, nhưng phải chăng họ chê bai vì họ không hiểu được ông?
    Những trang viết của Marquez lôi cuốn ta vào một không gian kỳ quặc, phi logic, hoang đường như trong những giấc mơ chồng chéo. Gấp cuốn sách lại, nhất thời ta không hiểu gì hết, thấy mình lạc lối và hoang mang. Và ta miên man chìm đắm trong những dòng suy tưởng mơ hồ vô định???
    Một dòng họ quái đản và loạn luân. Một kẻ gây ra 32 cuộc nội chiến trong suốt đời mình và bỗng dưng đầu hàng, khi chiến thắng đã nằm gọn trong tay. Một thiên thần già có cánh bị nhốt trong chuồng gà để thoả mãn tính hiếu kỳ của thiên hạ. Một xác người chết trôi được mọi người yêu quý và tôn sùng, chỉ vì anh ta đẹp và quan trọng là anh đã chết. Một cô gái điếm bị chính bà nội mình bóc lột, đã bỏ chạy ngay khi được giải thoát bởi người đàn ông duy nhất yêu mình. Một gã đàn ông có tới hàng trăm nhân tình trong cuộc đời mình, nhưng gã chỉ yêu một người duy nhất, và gã dùng những người khác để lấp đầy khoảng thời gian chờ đợi suốt 60 năm. Nỗi cô đơn đáng sợ của một kẻ bại liệt, sống 30 năm trong một cái áo quan, bị mọi người coi là vô tri vô giác. Một linh hồn chết trẻ yên lặng ngồi trên ghế, chờ đợi và quẩn quanh bên người đàn bà mình yêu???.
    Marquez nói: ??oMỗi nhà văn thực ra chỉ viết có một tác phẩm. Tôi viết về nỗi cô đơn của con người???.
    Chẳng lẽ không có ai biết đến Garbriel Garcia Marquez hay sao?
    Tequila sunrise
    I'll be missing you
  6. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Chiquitito
    (cùng chủ đề)
    "...phải mất đến 5 tỷ năm thì bông hồng mới nở, con **** mới vỗ cánh bay, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu. Vậy mà giờ đây tất cả có thể bị xoá bỏ chỉ bằng một cái bấm nút. ... Tôi khẩn thiết kêu gọi thành lập một ngân hàng dữ liệu có thể tồn tại qua vụ nổ hạt nhân, để nhân loại tương lai, nếu có, sẽ biết được rằng đã từng có một nhân loại trên hành tinh này, bị chi phối bởi đau khổ và bất công, song cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc; và để nhân loại tương lai biết được rằng, bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, sự sống đó đã dễ dàng bị xoá bỏ khỏi mặt đất này". (tớ nhớ đại khái là như thế)
    đây là một bài diễn văn chống vũ khí hạt nhân của ông GM viết vào hình như là năm 86. tớ đọc được nó trong quyển sách tập làm văn lớp 10 khối C khoảng 7 năm trước đây mà không sao tìm lại được nữa. hiếm có được một bài luận nào hay như thế và hay theo kiểu ấy. tớ cũng đã bỏ công tìm lại nhiều nơi nhưng không được. nếu có ai biết hoặc có nó xin cho tớ biết với. tớ sẽ hạnh phúc lắm đấy.
    tớ cũng được đọc bài diễn văn nhận giải nobel của ông ấy, nó cũng cực kỳ hay và cũng hay theo kiểu đó. ông ấy nói về hiện thực một cách rất kỳ diệu. nếu lỡ có ai chưa đọc thì có thể vào search Garcia marquez và tìm nobel lecture thì sẽ thấy.
    a mà tớ cũng đọc được một bài luận về con sông Magdalena, con sông rất gắn bó với cuộc đời ông ấy và là con sông của truyện Tình yêu thời thổ tả. nó cũng hay phết.
    Trăm năm cô đơn tớ đã đọc 3 lần và vẫn muốn đọc thêm lần nữa
    Tình yêu thời thổ tả thì mới đọc một lần những nó cũng dể hiểu và cũng không cần thiết phải đọc lại một cách hệ thống nữa.
    đấy là tất cả những gì tớ đã đọc của ông GM, không kể vài truyện ngắn tuy là cũng đọc nhưng tớ không hiểu nổi.
    tớ thấy đọc ông này thì thưởng thức truyện chỉ là một phần thôi, còn một phần nữa quan trọng không kém đấy là thưởng thức chính con người ông ấy, chính cái đầu óc kì diệu của ông ấy, cái lối viết văn đầy sức mạnh nhưng uyển chuyển rất điệu và rất fantasy. nhưng mà tớ thấy cũng cần bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông Nguyễn đức Trung nữa bởi vì ông ấy đã dịch quá hoàn hảo.
    ông maquez viết cuốn hút đến mức mê hoặc. tớ nghĩ là không cần hiểu ý nghĩa của Tram nam co don cũng được, những vẫn có thể thưởng thức cái chất văn ấy. mà theo tớ nghĩ muốn hiểu Tram nam co don nhiều hơn thì cũng cần phải đọc qua những bài luận của ông ấy, ở đó ông ấy nói đến tình cảnh của châu Mỹ La tinh, cái sự lạc hậu khốn quẫn của nó, và cái sự lạc hậu ấy nó ám ảnh ông suốt đời như thế nào. từ đó thì cái Tram nam co đơn mà nhiều người nghĩ là quái đản kia nó sẽ bớt quái đản hơn.
    đúng như bạn nào nói đó, là ông GM suốt đời viết về nỗi cô đơn. nhưng nỗi cô đơn đó không phải là cô đơn của một ai đó mà là nỗi cô đơn của cả châu Mỹ latinh là nơi ông sinh và sống. văn của ông ấy và nhất là Tram nam co don là nói về cái tình cảnh thảm hại và quái đản của Nam Mỹ. cảm giác như ông là người lên tiếng nói cho cả cái châu lục đau khổ ấy. cái này thì thấy cực rõ trong các bài văn chính luận của ông ấy. ông ấy đã nói rằng "tại sao những cái độc đáo của cuộc sống mà dã làm cho văn học của chúng tôi rực rỡ đến như vậy lại đã ngăn cản những nỗ lực của chúng tôi nhằm thay đổi xã hội:Why is the originality so readily granted us in literature so mistrustfully denied us in our difficult attempts at social change?" GM viết văn nhưng cũng chính là dấu tranh cho Nam Mỹ.
    tớ thấy một đặc điểm trong văn của ông gm là những đoạn solo. đấy là những đoạn ông ấy viết cứ như là dang phê phê, tức là viết tràng giang đại hải xoay quanh một vấn đề nào đó. những đoạn ấy ông ấy viết miên man và thường là cực kỳ cuốn hút. những đoạn như thế thường là ở phần kết của một khổ văn dài hơn. trong tình yêu thời thổ tả bạn có thể thấy hàng trăm đoạn solo như thế, nó làm cho tuy cốt truyện đơn giản nhưng chiều sâu của tâm trạng và cảm xúc cảm hứng thì đọc mãi không hết. tớ chỉ đọc tình yêu thời thổ tả có một lần thôi nhưng những đoạn so lo riêng lẻ ấy thì tớ cứ đọc đi đọc lại mãi cả trăm lần, không chán.
    mà có ai còn nhớ trong Tram nam co don ở phần gần cuối, có bà tên là gì gì đó con một ông quý tộc sa sút, người mà ông aureliano segundo (có đúng không nhỉ), đã cứu được trong lễ hỗi cacnavan đẫm máu ý. Có một đoạn chửi bới của bà ấy mà kéo dài đến những 4 trang (chẳng biết là bà ấy chửi hay là ông GM chửi nữa). chỉ riêng đoạn ấy cũng là kiệt tác. đấy là một đoạn điển hình cho những đoạn solo ấy đấy.
    và một điều nữa của ông này, đấy là dằng sau những lời văn nhiều khi kỳ cục quái đản, nhiều khi nhố nhăng trần trụi và cực kỳ ***y nữa, là một sự ca ngợi tuyệt đối dành cho LOVE, thực sự là sùng bái LOVE. thực ra ông ấy đã làm điều này một cách rất đơn giản và thẳng thắn (trong khi nhiều người viết văn trẻ của chúng ta hiện giờ thì cứ làm cho sự việc rối tung rối mù lên mới hay). có ai nhớ đoạn cuối của tình yêu thời thổ tả, lúc kể chuyện con tàu chở 2 ông bà già phlorentino arixa và phecmina đang đi trên con sông magdalena, ông GM tả rằng con tàu đi qua nhiều ngôi làng, và ông ây giới thiệu về từng làng một. tớ cũng chả nhớ cụ thể nữa nhưng đại khái là tất cả các làng mà con tàu đi qua đều được giới thiệu rằng đó là nơi đã xảy ra những chuyện gì, là quê hay nơi ở của những người nào, và dều phù hợp với nội dung câu chuyện. nhưng có đúng một làng thì tự nhiên ông ấy viết rằng đấy là làng quê của Mercedez. chẳng biết Mercedez là ai vì trong truyện chẳng có nhân vật nào như thế cả. nhưng sau đó ông Nguyễn đức trung mới chú thích rằng Mercedez là vợ của tác giả!!! như thế có tuyệt vời không cơ chứ!
    Bởi vì tớ quá hâm mộ ông Marquez nên tớ cũng muốn được nói về ông ấy. nếu viết có gì lăng nhăng thì mọi người làm ơn bỏ quá cho. Bác Marquez chẳng may mà có đọc thì cũng xin đại xá cho cháu.
    à mà tớ cũng muốn được đọc thêm sách của ông GM. thấy mọi người nói chuyện dến nhiều chuyện của ông này mà tớ chẳng biết gì cả. sách vở bây giờ thì đắt quá. tớ rất muốn được mượn sách của ai đó.
    I'll be missing you
  7. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Chiquititogui pittypat
    hien thuc huyen ao da duoc dung lam ten goi cho 1 kieu ve tranh cua cac hoạ sĩ vào những năm 1920. nhưng nó phát triển mạnh mẽ ở văn học Mỹ latinh, bởi vì cuộc sống còn có phần hoang sơ huyền hoặc với nhiều thần thánh và những điều kì dị ở xứ sở đó là môi trường thích hợp cho kiểu tư duy ấy.
    ông Marquez nói rằng kiểu viết văn của ông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách mà bà nội của ông ấy kể chuyện cho ông ấy nghe hồi nhỏ. và ông nói rằng khi ông bắt đầu tập viết văn theo hướng hiện thực huyền ảo thì ông ấy cố gắng để viết mà không cần tin vào những gì mình viết.
    nói chung chỉ cần đọc Trăm năm cô đơn là sẽ biết hiện thực huyền ảo là gì.

    I'll be missing you
  8. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Chiquitito
    trong bài diễn văn nhận giải nobel ông ấy viết thế này:
    Our independence from Spanish domination did not put us beyond the reach of madness. General Antonio López de Santana, three times dictator of Mexico, held a magnificent funeral for the right leg he had lost in the so-called Pastry War. General Gabriel García Moreno ruled Ecuador for sixteen years as an absolute monarch; at his wake, the corpse was seated on the presidential chair, decked out in full-dress uniform and a protective layer of medals. General Maximiliano Hernández Martínez, the theosophical(theo thuyet than tri) despot of El Salvador who had thirty thousand peasants slaughtered in a savage massacre, invented a pendulum to detect poison in his food, and had streetlamps draped in red paper to defeat an epidemic of scarlet fever. The statue to General Francisco Moraz´n erected in the main square of Tegucigalpa is actually one of Marshal Ney, purchased at a Paris warehouse of second-hand sculptures.
    tạm dịch là:
    việc thoát khỏi ách thống trị của Tây ban nha không làm cho chúng tôi (tức là châu Mỹ latinh) bớt điên rồ hơn. Tướng antonio lopezz de santân, 3 lần là dộc tài Mexico, đã làm một đám tang khổng lồ cho cái chân phải mà ông ta bị mất trong cái gọi là cuộc chiến tranh bánh nướng. Tướng gabriel garcia moreno thống trị ecuado trong 16 năm như một ông hoàng tuyệt đối, trong đám tang của mình cái xác chết được đặt trên ghế tổng thống với đầy đủ quân phục và một đống huy chương. Tướng Maximiliano Hernández Martínez, tên bạo chúa theo thuyết thần trí (có ai biết thuyết thần trí là cái con khỉ gì không?) của el salvador, kẻ đã từng giết 30 ngàn nông dân trong một cuộc thảm sát man rợ, đã phát minh ra một chiếc quả lắc để thử thuốc độc trong thức ăn của mình, và cho bọc những ngọn dèn đường trong giấy đỏ để chống lại bệnh dịch sốt đỏ. Pho tượng của tướng Francisco Moraz, được dựng lên tại quảng trường chính của Tegucigalpa, thực ra chính là pho tượng của nguyên soái Ney, được mua từ một nhà kho hàng điêu khắc secondhand tại Pari."
    từ đó thì chúng ta có thể nghĩ rằng, Tram nam co don là cuốn sách viết về sự lạc hậu của châu Mỹ latinh, còn nhân vật Đại tá Aureliano Buyeldia, người đã gây ra 32 cuộc chiến tranh chỉ vì lòng kiêu hãnh của riêng mình, là hình ảnh tượng trưng cho những ông độc tài của vùng đất này.
    I'll be missing you
  9. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Pagoda
    (cùng chủ đề)
    Về Franz Kafka, GMG, Jean Paul Sartre và v.v
    Xin phân biệt cho chính xác một chút :
    Franz Kafka là nhà văn của chủ nghĩa phi lý. Thực ra hiện tượng Kafka là duy nhất, và không thể lặp lại, không thể bắt chước.
    GMG là nhà văn hiện thực huyền ảo. GMG không sáng tạo ra lối viết này, nhưng ông là một trong những người đã đưa nó lên đến đỉnh cao, thành một đặc trưng của văn học Mỹ latinh.
    Jean Paul Sartre là nhà văn hiện sinh.
    1. Thực ra có một thời người ta hay dùng chữ hiện sinh như một thứ mốt ( từa tựa như bây giờ ta hay xài chữ công nghệ thông tin vậy). Nhưng chính xác ra, không nhiều người thực sự hiểu hiện sinh là gì. Khái niệm hiện sinh trong văn học gần như không có gì giống với hiện sinh trong triết học của Heiddeger và Kierlegrard.( Sẽ nói kĩ hơn nếu có dịp)
    Và các nhà văn của chủ nghĩa hiện sinh thực ra cũng chỉ có 3 người : Albert Camus, Jean Paul Sartre và vợ ông là Simone De Beauvoir. Bản thân trong nhóm này cũng không có sự thống nhất hoàn toàn về mặt tư tưởng. Chính điều này dẫn đến của chia tay của Albert Camus và Sartre.
    JPS hẳn cũng không phải là một tên tuổi xa lạ gì với các bạn Việt Nam. Cũng xin nói thêm là nhà triết học Trần Đức Thảo của ta đã từng có cuộc tranh luận nổi tiếng với Sartre trên thời báo paris về hiện tượng luận. Khá nhiều tác phẩm của JPS cũng đã được dịch ra tiếng Việt : "Ruồi", "Buồn nôn", "Hiện sinh", ....
    Camus cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với những tác phẩm khá nổi tiếng : " Dịch hạch", "Kẻ xa lạ", "Sa đoạ", " Nơi lưu đày và vương quốc" .....
    2. Mặc dù các nhà văn hiện sinh tôn Kafka làm cha đẻ, nhưng thực ra Kafka chưa bao giờ có ý niệm về hiện sinh. Cái mà các nhà văn hiện sinh tìm thấy ở kafka chính là sự phi lý mà Kaf ka đã phát hiện ra. Có thể phân biệt khá đơn giản với hiện thực huyền ảo. Ở chủ nghĩa phi lý, cái được khảo sát chính là cái trạng thái phi lý (của nhân vật, của câu chuyện ). Còn ở hiện thực huyền ảo, trạng thái huyền ảo là phương tiện để khảo sát hiện thực.
    3. Cũng có thể kể tên một vài nhà viết kịch phi lý như Samuel Becket ( "chờ Gôđô" của ông đã được dịch sang tiếng Việt) hay Ionescu...
    4. Mặc dù chủ nghĩa phi lý và hiện thực huyền ảo đều dùng một lối viết đầy những ẩn dụ và những sự việc không có thật, nhưng hai thể loại này khác nhau cũng như truyện ma và truyện cổ tích vậy. Hai thứ này hoàn toàn khác nhau, chứ không thể nói là giống nhau như một bạn nào đó đã tuyên bố trên kia vậy.
    Pagoda - V@

    V@
    [/size=4
    I'll be missing you
  10. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Primerose
    Chào Tequila và các bạn yêu GGM,
    Tôi đã đọc TRĂM NĂM CÔ ĐƠN hơn một lần, yêu Gabriel Garcia Marquez không chỉ bởi tài năng, những trang viết huyền ảo của ông, mà quan trọng hơn có lẽ chính là " vì tình yêu của ông đối với con người, vì cái nhìn xa xôi thăm thẳm của ông."
    Tôi còn nhớ khi đọc TNCĐ lần đầu, (cách đây 5 năm) tôi đã phải bỏ dở giữa chừng vì cảm thấy quá nặng nề. Có lẽ lúc đó tôi còn quá trẻ để biết đến một cuộc sống quá xa vời với cuộc sống hiện tại của mình, về những số phận, những cuộc đời quá nghiệt ngã,.. Sự ra đời, phồn thịnh và tuyệt diệt trong lối sống loạn luân của dòng họ Buenda, sự tồn tại mòn mỏi, khắc khoải của làng Moncondo, sự bất lực của tình yêu, nỗi cô đơn ám ảnh con người,... đã khiến tôi không khỏi hoang mang về cuộc sống, về hạnh phúc của con người.
    Mới đây khi đọc lại tác phẩm này với mục đích tìm hiểu thêm về văn học Mỹ la tinh hiện đại, tôi lại phát hiện ở TNCĐ một ý nghĩa lớn lao hơn. Đó là tiếng gọi của tình yêu thương con người. Vâng, GGM viết về nỗi cô đơn của con người để hướng về tình yêu đối với con người.
    Chẳng hiểu sao lần này tôi lại thấy có một sợi dây liên kết nào đó với Trịnh Công Sơn khi ông viết về
    - sự TĨNH LẶNG : " Nếu trong âm nhạc không có những dấu lặng, dấu nghỉ thì đó là một tai hoạ. Đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của sự sống"
    - và nỗi TUYỆT VỌNG: "Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa"
    CÔ ĐƠN không đồng nghĩa với TĨNH LẶNG hay TUYỆT VỌNG nhưng nếu "đi đến tận cùng của cô đơn thì thấy cô đơn cũng đẹp như một bông hoa"?, để thấy quý trọng hơn tình yêu thương con người?
    Tequila thân mến, có rất nhiều người yêu mến GGM như bạn. Tôi cũng đã đọc cảm nhận của bạn về "Đồi gió hú", thấy tinh tế lắm. Trên đây chỉ là vài suy nghĩ của tôi về Marquez và TNCĐ, có lẽ không sâu sắc như bạn và hơi lan man nhưng cũng muốn chia sẻ những gì mình thích.
    Xin được chia sẻ nhiều hơn!
    I'll be missing you

Chia sẻ trang này