1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phê bình văn học cho Hợp tuyển

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VNHL, 17/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Xin phép được có ý kiến, nếu mọi người đồng ý thì tôi sẽ thực hiện luôn :
    1/ SÁng tác thì tôi không dám nói, nhưng phê bình thì sẽ có rất nhiều hạt sạn ( lỗi chính tả, câu cú .v.v.) , tôi cho là không nên và sẽ phải biên tập lại ( với lỗi chính tả) hoặc nếu là câu tối nghĩa thì gửi lại cho tác giả đề nghị tự sửa.
    2/ Thực ra nếu gọi là phê bình theo kiểu học thuật thì tìm đâu cũng có. Chẳng hạn bài của tôi về hiện sinh thì giở sách nào ra chả có, nhét thêm vào làm gì cho mệt. Vậy thì chỉ tập hợp những bài viết giới thiệu về tác phẩm , tác giả chẳng hạn .v.v. Chẳng hạn nếu của tôi thì tôi chọn Remarque. Thế có đựoc không?
    Mong các bạn cho ý kiến

    V@
    [/size=4
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Xin phép được có ý kiến, nếu mọi người đồng ý thì tôi sẽ thực hiện luôn :
    1/ SÁng tác thì tôi không dám nói, nhưng phê bình thì sẽ có rất nhiều hạt sạn ( lỗi chính tả, câu cú .v.v.) , tôi cho là không nên và sẽ phải biên tập lại ( với lỗi chính tả) hoặc nếu là câu tối nghĩa thì gửi lại cho tác giả đề nghị tự sửa.
    Được thế thì tốt quá, nhưng sợ không có nhiều thời gian
    2/ Thực ra nếu gọi là phê bình theo kiểu học thuật thì tìm đâu cũng có. Chẳng hạn bài của tôi về hiện sinh thì giở sách nào ra chả có, nhét thêm vào làm gì cho mệt. Vậy thì chỉ tập hợp những bài viết giới thiệu về tác phẩm , tác giả chẳng hạn .v.v. Chẳng hạn nếu của tôi thì tôi chọn Remarque. Thế có đựoc không?
    Tớ cũng nghĩ vậy
  3. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Uh
  4. Quang

    Quang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2001
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    0
    Đúng là thế thật,và cần biên soạn,chỉnh tu lại một số chỗ !
    Nếu em là chim non
    Em bay lên bầu trời
    Thì em sẽ chỉ hót
    Cho I-a-xơ nghe
  5. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Cái này chả do ai viết cả, mà là do bác Gallivant dịch và sưu tầm được. Hôm trước "ôm trộm" quyển "Nhà giả kim" của bác VNHL cho Tequila mượn về. Hôm nay lại tìm thấy bài viết này, chẳng cũng khoái ư?
    Post lại để mọi người cùng đọc, còn cho vào tuyển tập hay không thì tùy ý.

    The Alchemist
    Paulo Coelho

    Đến với ??oThe Alchemist???, bạn đọc như lạc vào thế giới của những giấc mơ, những hình tượng, dấu hiệu và cả những cuộc phiêu lưu ẩn trong những tiếng gọi từ xa xưa vọng về. Cả tác phẩm như một dòng chảy không ngừng kết hợp giữa những nét huyền bí thời Trung cổ với âm hưởng của những bài ca trên hoang mạc. Qua cuốn tiểu thuyết giàu hình tượng này, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi người chúng ta đừng lẩn tránh số phận của mình mà hãy theo đuổi và thực hiện những giấc mơ của riêng mình. Đi tìm cái tôi huyền bí trong sâu thẳm mỗi con người, tìm ra sứ mạng của mỗi người trên trái đất này cũng chính là con đường để đến với ??oGod??? - một cái tên được đặt cho hạnh phúc, sự thoả mãn, và mục đích cuối cùng của sáng tạo.
    Câu chuyện kể về Santiago, một cậu bé có một giấc mơ của mình và đã dũng cảm theo đuổi, thực hiện giấc mơ đó. Lắng nghe được những ??odấu hiệu???, cậu đã tham gia một hành trình khám phá bản thân được hình tượng hoá qua một cuộc tìm kiếm kho báu ẩn dưới các kim tự tháp ở Ai Cập.
    Khi cậu quyết định ra đi tìm kho báu, lời khuyên duy nhất của người cha là Hãy đi vòng quanh thế giới cho tới khi con nhận ra rằng lâu đài của chúng ta là vĩ đại nhất, các cô gái quê ta là xinh đẹp nhất???. Trong hành trình đó, Santiago đã được chứng kiến tất cả những gì vĩ đại nhất của thế giới, và gặp tất cả những con người hấp dẫn và thú vị như các vị vua, các nhà giả kim. Tuy nhiên, cuối cùng, Santiago đã khám phá ra rằng ??okho báu ở đúng nơi trái tim cậu đã thuộc về??? và kho báu cũng là chính cuộc hành trình đó, bao gồm cả những khám phá và những kiến thức mà cậu đã thu nhặt được.
    ??oThe Alchemist??? là một câu chuyện tràn đầy tinh thần lạc quan, một dạng tiểu thuyết mà có thể nói với bạn rằng bất cứ điều gì đều có thể miễn là bạn thực sự mong muốn nó xảy ra. Điều này có vẻ như quá đơn giản để nói về một tác phẩm theo phong cách huyền bí và triết lý kiểu mới này, nhưng như Coelho đã phát biểu - ??oNhững gì đơn giản lại là thứ giá trị nhất và chỉ có những người thông thái mới biết trân trọng chúng???.
    Như nhà giả kim đã nói, khi ông xuất hiện trước mặt Santiago trong vai một vi vua già, ??oKhi bạn thực sự mong muốn điều gì đó xảy ra, toàn vũ trụ sẽ như ngừng lại chỉ để biến mong ước của bạn thành sự thật???. Đây là ý tưởng chủ đạo, cũng là những gì ẩn đằng sau những trang giấy Coelho đã viết ra trong suốt ??oThe Alchemist??? này. Có phải cả loài người đã mù quáng khi tin vào những gì vị vua già nói, rằng điều vĩ đại nhất trong thế giới này chính là ở một số thời điểm chúng ta mất đi khả năng kiểm soát cuộc sống của mình và trở thành những quân tốt của số phận? Có lẽ đây là bí mật dẫn tới thành công của Coelho: ông đã nói với loài người rằng những gì họ muốn được nghe hoặc mong muốn nhưng không bao giờ dám nghĩ là có thể được thực hiện hoá ra lại có thể trở thành sự thật.
    Coelho có lẽ cũng muốn nhắn nhủ rằng những ai không có dũng cảm để đi theo những ??ocái tôi ẩn trong sâu thẳm của mình??? thì sẽ chỉ được sống một cuộc đời trống rỗng, khổ đau và hụt hẫng. Nỗi sợ thất bại dường như là trở ngại lớn nhất trên con đường đi tới hạnh phúc. Như khi người bán quả cầu phép thuật đã đau đớn thú nhận: ??oTa sợ rằng ta sẽ gặp phải những niềm thất vọng lớn lao và do vậy ta thích mơ mộng hơn???. Đây cũng chính là điểm mà Coelho đã thể hiện được về bi kịch của con người, những người sẵn sàng mất đi hạnh phúc của mình chỉ để thoả hiệp, những người mặc dù biết rằng anh ta có thể đạt tới những gì vĩ đại nhưng đã không đủ dũng cảm đi hết con đường của mình và cuối cùng đã tự cầm tù mình trong một cuộc đời trống rỗng, vô vị.
    Một điểm khá thú vị là Coelho đưa vào tác phẩm một nhân vật đã từ chối không dám đi theo giấc mơ của mình trong vai một người không dám nhìn ??oGod???. ??oMỗi người hạnh phúc đều có một God của riêng họ ở bên rồi???. Tuy nhiên, chỉ có một số ít người dám chọn đi theo hết con đường đã được dành riêng cho mình, và dám tìm đến God trong khi họ tìm kiếm số phận và sứ mạng của mình trên trái đất này.
    Do vậy, có phải tác giả đã muốn chỉ ra rằng tất cả các nhà giả kim đều đã tìm thấy God trong khi tìm kiếm thuốc luyện đan hoặc viên đá ma thuật cho một cuộc sống bất tử? Có một điều chắc chắn là phong cách tượng trưng của tác phẩm nằm ở ngôn ngữ giàu hình tượng của giả kim thuật, cũng như việc mô tả các giấc mơ dưới dạng ??oNgôn ngữ của God???.
    Tính tượng trưng trong tác phẩm còn thể hiện khi Santiago tìm được tâm hồn đồng điệu của mình và những bí mật đằng sau sự hoang dã của sa mạc. ??oHoang dã??? là hình tượng đã được nhiều nhà văn lớn sử dụng như Austen trong ??oMansfield Park???, và Shakespeare trong ??oKing Lear???. Ở sa mạc, Santiago đã gặp được tâm hồn đồng điệu của mình, và đã khám phá ra rằng tình yêu chính là cốt lõi của tồn tại và sáng tạo. Như Coelho đã giải thích, khi chúng ta yêu, chúng ta luôn tìm cách hoàn thiện bản thân mình, và đó cũng chính là lúc mọi thứ đều là có thể. Chủ đề tình yêu đã gợi lên chất thơ tuyệt đẹp những dòng ông viết ??oTôi yêu em bởi vì toàn vũ trụ này sinh ra, ngưng lại chỉ để cho tôi tiến gần tới em hơn???.
    Có thể nói rằng ??oThe Alchemist??? là một cuốn tiểu thuyết có sức thu hút tới bất cứ ai, bởi vì tất cả chúng ta đều có thể là Santiago - chúng ta cũng có những giấc mơ của mình, và cũng sẵn sàng chết để làm cho những giấc mơ đó thành sự thật. Cuốn tiểu thuyết với những câu nói thông thái, triết lý nhưng đơn giản về ý nghĩa và ngôn từ đã khiến cho nó trở nên dễ đọc, và hiện đang là một trong những tác phẩm bestselling cho mọi dân tộc, mọi lứa tuổi trên khắp thế giới.
    Will you do me a favour?
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Cái này của tớ. Viết về Martin Iđơn của Jack London (hơi tản mạn vì 2 post khác nhau, và post đầu tiênkhông hẳn liên quan đến tác phẩm này)
    Đối với Idon, tớ chỉ có một cảm giác kính phục, xen lẫn đôi chút xót xa cho anh. Một con người dành cả cuộc đời để tìm hiểu xem đâu là ý nghĩa thực chất của cuộc sống, luôn phấn đẩu để hoàn thiện bản thân, để sống đẹp hơn thực sự đáng trân trọng. Mệt mỏi rã rời trong cuộc tìm kiếm vô vọng đấy, anh đã chọn cái chết chứ không phải là sự thoả hiệp, hy sinh nhân cách của mình để đổi lấy một cuộc sống sang giàu, nhưng giả dối, không có tình yêu mà chỉ có các danh vọng hão huyền. Martin làm tớ nhớ tới anh chàng nhà văn trong ?oTuyết trên đỉnh Kilimanjelo?(tớ không nhớ chính xác tên ngọn núi cao nhất châu Phi này). Đó là những con người luôn khao khát hướng tới một cái gì đẹp hơn và tốt hơn cuộc sống hiện tại. Đồng thời, Martin và Jack London lại làm tớ nhớ tới Maxim Gorky, nhà văn hiện thực lãng mạn của Nga. Số phận hai nhà văn giống mà khác nhau. Giống ở chỗ cả hai người đều vươn lên từ giới cần lao, đều khát khao tìm hiểu, khám phá cuộc sống. Cái khác nhau đó là Gorky sống có một lý tưởng (lý tưởng này đúng hay sai lại là một chuyện khác) có ý nghĩa như một cái neo để níu giữ con người với cuộc sống và giúp họ thêm yêu cuộc sống trong khi đó, Martin Idon và cả Jack London không có lý tưởng nào, chỉ ngả nghiêng chao đảo giữa những mớ lý thuyết hổ lốn, giữa chủ nghĩa cá nhân siêu việt và tư tưởng cộng sản cộng đồng, rút cục là thấy mệt mỏi, thất bại và lựa chọn cái chết .
    Thực ra các sáng tác của Jack London cũng không đều, có những tác phẩm tầm thường nhưng cũng có các tác phẩm mang tầm thời đại (như Martin Idon).
    Có bạn cho rằng chính tình yêu với cô gái tư sản trong truyện là đôi cánh nâng đỡ Iđơn trong cuộc hành trình tìm mục đích sống của mình. Tớ không nghĩ như vậy. Trước mắt Idon, con người vốn xuất thân từ giới cần lao thì cô gái ấy chỉ đơn giản là hiện thân của vẻ đẹp trong trắng, của những giá trị cao đẹp trong cuộc sống như văn chương, nghệ thuật, sự nhã nhặn, phẩm giá và sự tôn trọng con người mà Idon chưa bao giờ từng được nếm trải hay thậm chí là biết đến sự tồn tại của chúng. Choáng váng với tất cả những cái đó, Idon mới khao khát, phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân mình, để chiếm được cô gái ấy và vươn lên trong xã hội thượng lưu. Nhưng đằng sau cái ước vọng đó là khao khát sống đẹp hơn theo đúng ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống. (Điều này làm tớ có đôi chút liên tưởng tới truyện ngắn Mối tình đầu của Gorky, một nhà văn mà ở bài trên tớ nói, giống mà lại khác London)
    Rõ ràng Idon đã đạt được thành công trong cái vỏ bên ngoài của nó (hôn nhân nếu muốn, sự giàu có, công danh..) nhưng lại hoàn toàn thất bại trong việc thực hiện cái tiềm ẩn bên trong, động cơ thực sự của anh.
    Ham muốn hoàn thiện bản thân mình là khát vọng sống của Idon, đó cũng là lý do Idon cảm thấy gần gũi với con người siêu nhân của Spencer, của Nietzche hơn là với tư tưởng cộng sản chủ nghĩa như những người cần lao khác.
    Idon thất vọng và lựa chọn cái chết không phải vì sự đổ vỡ trong tình yêu, vì cô gái mà anh yêu tầm thường hơn anh từng mơ mộng. Anh chết bởi sự vỡ mộng của bản thân trước những giá trị mà anh hằng tin tưởng, bởi anh đã mất lòng tin về sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống ô trọc, chạy theo tiền tài, công danh. Cái chết của người bạn-nhà thơ thiên tài- đối với Idon cũng giống như sự ra đi vĩnh viễn của cái đẹp. Từ đó, cuộc sống với anh hoàn toàn là sự chịu đựng và sự khinh bỉ triền miên đối với xã hội, nhất là khi thành công lại đến với anh từ tác phẩm của bạn anh- một kẻ lạc loài, đã bị xã hội xua đuổi.
    Idon đã từng tìm cách thoả hiệp với xã hội, với cuộc sống danh- lợi (giống như London) nhưng rút cục, anh nhận ra đó không phải là cuộc sống của anh. Con người cá nhân như Idon-kẻ sùng bái Nietzche, yêu cái đẹp nhưng lại khinh bỉ xã hội- nhận thấy mình không thể nào dung hoà được với xã hội (dù cho xã hội đó là giới tư sản, giới trí thức hay giới cần lao) và chỉ có cái chết mới là một sự giải thoát thực sự, êm ái đối với anh.
    Được vnhl sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 20/07/2002
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Quang
    Có những người đàn bà, quả là đẹp mê hồn. Phần nhiều, họ là nhưng người bản tính kín đáo. Họ sống với niềm đam mê cháy bỏng trong lòng, không thổ lộ với ai. Niềm mê say đó tưởng chừng như từ bên trong toả ra làm cho mặt họ nóng bừng. Cô là một người như thế đáy, cô Maria ạ! Số mệnh của những người đàn bà ấy thường là kỳ lạ. Hoặc rất đau khổ, hoăc là rất hạnh phúc.
    -Ông đã gặp những người đàn bà như thế bao giờ chưa? - Thiếu phụ hỏi.
    -Ngay lúc này đây, tôi đã gặp họ. - Anđecxen trả lời. - Tôi không phải chỉ nói về cô Maria mà cả về bà nữa, thưa bà.
    -Tôi mong rằng ông nói thế không phải cốt cho đêm dài chóng qua. - Người đàn bà nói, giọng run run. - Điều ông vừa nói thật là tàn ác đố với cô gái kiều diễm này.
    Và nàng nói thêm, khe khẽ:
    -Và cả với tôi.
    -Thưa bà, chưa lúc nào tôi nghiêm chỉnh như lúc này.
    -Vậy thì sao? - Maria hỏi - Liệu em có hạnh phúc hay không?
    -Cô mong muốn nhận lãnh của cuộc đời rất nhiều mặc dầu cô chỉ là một cô gái quê giản dị. Vì thế mà cô không dễ dàng được hưởng hạnh phúc. Nhưng rồi cô sẽ gặp một người xứng đáng với trái tim hay đòi hỏi của cô. Người cô chọn tất nhiên là một người xuất sắc. Có thể người đó là hoạ sĩ, nhà thơ, là chiến sĩ đấu tranh cho tự do của nước ݮ.. Mà cũng có thể đó chỉ là một chàng mục đồng hay một thuỷ thủ, nhưng là người có một tâm hồn lớn. Nói cho cùng, họ cũng chẳng có gì khác nhau.
    Lại nhắc đến Pautôpski ...
    Hôm trước có người bạn của tớ bảo rằng " Đọc Chuyến xe đêm chưa? Đọc đi ,giống trong đấy lắm.."
    Bẵng đi tớ chẳng đọc vì nhiều khi người ta đâu cần tò mò với chính cái gì vốn cảm nhận là ..đã quen thuộc lắm rồi Trưa nay lục tìm linh tinh ,chợt nhớ ra bạn đã gửi truyện này vào trong Inbox rồi, buổi trưa nóng nực thế , đọc trang 1 bình thường, trang hai , trang 3 ..cũng vậy , rồi đến đoạn trên "chuyến xe đêm" tớ giật mình, ngỡ ngàng ...có một dòng điện xuyên thẳng vào tim hay sao ấy. Có nhầm không?
    Ngày xưa nhớ rằng vớ được một bài thơ về mùa thu gì gì đó của Pau, đọc rồi lại quên, chịu không nhớ nổi , nhưng biết cái hồn thơ của Pau đặc biệt và đồng cảm lắm.Trăn trở mà không nản. Dịu mà chẳng thấy buồn.Hôm nay đọc "Chuyến xe đêm" mới thấy rõ ràng tâm hồn mình và bạn hình như bị bóc trần trên trang viết ấy ...cả trong con người Nicôlina,Maria,Anna hay êna...nhưng phần nhiều nhìn thấy nơi Anđecxen. Dường như trong văn thơ của Pau tớ thấy cuộc sống thực hiển hiện mồn một, chỉ có điều hiện thực thiêng liêng hơn nhờ tâm hồn nghệ sĩ và trí tưởng tượng phong phú khôn cùng. Có lẽ Pau đã đặt chính những gì thân thiết quý giá nhất mà đời sống có , mà bạn bè, mà chính ông có vào những tác phẩm của mình.Trong một phút giây ngẵn ngủi, Pau khiến tớ xa lạ với văn học cổ phương Đông, thứ văn chương mà hiện thực đời sống được thăng hoa chỉ trong huyền thoại hoá , nhưng văn của Pau,văn học phương Tây, hiện thực đó chính là sự tổng kết và đúc kết cuộc sống thật .
    Chết, lan man mất rồi ...nhưng kì thực Pau rất tuyệt vời khi nhìn vào con người ông rất nhanh nhận ra những giá trị chân tình .Anđecxen( cũng như Pau) luôn thiết tha và da diết với cuộc sống,có ồn ào có ngổn ngang ,có mâu thuẫn giữa diện mạo và nội tâm, giữa tưởng tưởng và thực tế, nhưng sớm bình lặng và nguôi đi , con ngưòi ấy vì thế mà đa sắc, đa hương lại cũng thật đa tình
    Tiếc nhỉ, tớ chưa đọc "Lẵng quả thông" nên không nói được cảm nhận gì "tử tế" cả Nợ vậy nhé
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Jennie
    ??oMọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào. Nhưng những khu rừng trên núi và gần biển mới thực là đẹp. Đứng ở đó ta nghe rõ cả tiếng sóng vỗ bờ. Sương mù và biển cả thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây xõa dài trên mặt đất như những mớ tóc xanh. ??o
    Pau đấy, một tâm hồn luôn hướng về thiên nhiên và làm cho thiên nhiên gần với lòng người hơn. Pau còn là một trái tim giàu tình thương và lòng cảm mến con người. Ẩn sau ánh mắt dịu dàng, giọng nói ấm áp của Grigơ là Pau. Và cái hồn nhiên, chân thực, trong sáng của Đanhi cũng là những gì ngự trị trong tâm hồn ông. ??oTrước kia nó biết nhắm mắt cơ bác ạ. Như thế này này???. ??o Nó từ từ nhắm mắt lại . Khi nó mở mắt, Grigơ nhận thấy con ngươi của nó có màu xanh lá cây nhạt và vòm lá rừng lấp lánh trong mắt nó như những đốm lửa nhỏ???.
    Người ta nói Chopin là nhà thơ trên chiếc đàn dương cầm. Tớ chợt nghĩ thế còn Pau thì sao nhỉ! Với ??oLẵng quả thông???, Pau xứng đáng là nghệ sĩ dương cẩm trên những trang giấy ??oĐiệu nhạc du dương lớn dần, cất mình lên cao, nó gào lên, bay nhanh qua các ngọn cây, như một luồng gió, vặt hết lá, thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt người những giọt nước nhỏ xíu và mát rượi???. Và ở đâu đó nữa, ta còn bắt gặp một Pau với những trăn trở ưu tư. Đó là nỗi trăn trở của một con người đã sống hơn nửa đời người khi nhớ lại quãng thời gian đã trôi qua, nhớ lại tuổi trẻ đầy sức sống. Con người ấy đã không hối tiếc, không ân hận mà trái lại, cảm thấy bằng lòng và hạnh phúc, cảm thấy vui vì những đóng góp cho cuộc đời ??oTa già rồi, nhưng ta đã hiến tất cả cho cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Ta đã hiến tất cả mà không đòi lại. Vì thế, có thể, ta còn hạnh phúc hơn cả cháu nữa cơ, Đanhia ạ.???
    Tớ thích cái lối viết giản dị của Pau. Giản dị mà đấy ý nghĩa. Thế nào nhỉ, Pau viết về sự cảm nhận âm nhạc của con người, của động vật. Con chim sơn tước thì bối rối, loay hoay bởi tiếng đàn dương cầm của Grigơ. Chú dề mèn chui ra khỏi ổ và trân trân nhìn người nghệ sĩ. Chú thủy thủ đã uống quá chén, ngồi xuống thềm nhà và nức nở. Chị thợ giặt lại cảm động đến độ phải lấy lòng bàn tay che cặp mắt đỏ hoe, như tiếc nuối một thời tươi trẻ. Bông tyết trắng thì ngập ngừng, bay lơ lửng như chưa muốn rơi, phải chăng nó sợ sẽ gây tiếng động, làm đứt mạch cảm xúc của nhạc sĩ chăng?
    Và cái cô bé Đanhia đó, đã trở thành người thiếu nữ 18 tuổi. Cái tuổi đẹp nhất của người con gái, tuổi đầy mộng mơ và khao khát. Nàng thao thức không ngủ được, và đôi khi còn khóc nữa sau khi xem xong những vở kịch. Đanhia xót thương cho những số phận bất hạnh ư, hay lo lắng cho tương lai của mình? Chẳng biết nữa, nhưng người con gái ấy có một trái tim sâu lắng và tâm hồn nhạy cảm, giống như Pau vậy Khi nghe bản nhạc, món quà mà người đàn ông lớn tuổi năm xưa n àng gặp trong rừng, hứa sẽ tặng khi nàng tròn 18 tuổi, Đanhia đã khóc. Và bất chợt, cảnh vật quê hương như hiện ra trước mắt nàng. Đó là âm thanh của chiếc tù và, tiếng trẻ con nô đùa, hình ảnh chiếc tàu thủy tinh. Đó là những ngọn núi cao, sóng biển rì rào, tiếng gió reo ca... Âm nhạc và và văn học đã làm nên cuộc sống. Mảnh đất và quê hương tạo nên con người. ??oĐời ơi, hãy nghe đây! ??" Đanhia nói khẽ - Ta yêu Người???.
    Chính tình yêu cuộc sống và sự cảm nhận tinh tế của nhà văn đã để lại cho chúng ta những tác phẩm đi cùng năm tháng, để ??osưởi ấm tâm hồn và trái tim ta khi vui buồn và hướng ta đến với những chân trời mới mẻ của cái ĐẸP???
    Hìhì, vài dòng góp vui cùng mọi người.
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tequila
    Grigori cướp cô vợ Acxinhia của Xchêpan. Xchêpan đã nói rằng anh ta sẽ bắn Grigori ngay trận xuất kích đầu tiên. Xchêpan làm thế thật. Đó là điều hai kẻ không đội trời chung đối đãi với nhau. Tuy nhiên, khi thấy Xchêpan bị thương, Grigori đã cứu anh ta băng qua làn đạn. Và đây là đoạn đối thoại giữa hai kẻ tình địch, hai kẻ thù.
    ???
    - Grigori ạ, hôm nay trong lúc chúng ta xông lên tấn công??? Anh có nghe rõ không, Grigori? ??" Xchêpan vừa nói vừa đưa hai con mắt sâu hoắm cố tìm cặp mắt Grigori ??" Trong lúc tấn công, tôi ở đằng sau đã ba lần nổ súng vào anh??? nhưng Chúa đã không cho tôi giết anh.
    Mắt hai người gặp nhau. Từ sau hai cái hố con mắt hõm sâu, cặp mắt Xchêpan long lanh, sắc ngọt, làm người nhìn vào rất khó chịu. Xchêpan nói, gần như không hé hai hàm răng siết chặt:
    - Anh đã cứu tôi thoát chết??? Tôi cám ơn??? Nhưng còn chuyện Acxinhia thì tôi không thể tha thứ được đâu. Tình cảm trong lòng thì không cưỡng ép được??? Anh đừng ép buộc tôi Grigori ạ???
    - Tôi không ép buộc gì cả, - lúc ấy Grigori đã trả lời như thế.
    Lúc chia tay, hai người vẫn là hai kẻ thù quyết liệt như xưa???
    ???.
    Thật đúng là hai thằng đàn ông đúng nghĩa, hai anh chàng Cô dắc sông Đông hào sảng khoáng đạt ngay cả trong niềm hận thù.
    Nếu không bàn tới những giá trị theo chuẩn của văn học Xô viết, thì đọc Sông Đông cũng cuốn hút tựa như đọc Thuỷ Hử. Hơn nữa, không khí của Sông Đông là một thứ không khí hùng tráng, tràn đầy niềm khát khao tự do, và đặc biệt lãng mạn.
    Bạn hãy nghe thử những bài hát mà các chàng Côdắc hát lên trong những buổi làm đồng, trong những ngày lễ hội, và trong không khí tù đọng chán chường đầy chết chóc của chiến hào. Chắc chắn bạn sẽ thấy chúng đẹp biết bao.
    Người sĩ quan trẻ đang cầu Chúa
    Chàng thanh niên Côdắc xin về:
    - Xin ngài sĩ quan trẻ
    Buông tha cho tôi về
    Buông tha cho tôi về
    Với cha
    Với cha, với mẹ
    Với cha với mẹ
    Với người vợ trẻ mến thương???
    Chiến tranh thế giới I kết thúc, rồi nội chiến.
    Những chiến binh Côdắc ở hai bên chiến tuyến của cuộc nội chiến đẫm máu ấy??? Dù họ có chính nghĩa, hay họ lầm đường, thì họ cũng đều chiến đấu vì mảnh đất sông Đông máu thịt. Họ chiến đấu vì tình yêu và niềm tự hào của họ, họ chiến đấu cho dòng máu Côdắc trong huyết quản.
    Mà bạn hãy nhìn xem, tình yêu của Acxinhia dành cho Grigori cháy bỏng nồng nàn biết nhường nào, mà lại cũng ngập tràn nước mắt??? Và bạn sẽ yêu Acxinhia như Grigori yêu nàng. Bạn cũng sẽ đấm nhau một trận thừa sống thiếu chết với chồng nàng, cũng sẽ cùng nàng bỏ trốn. Có khi, bạn cũng sẽ quất cho nàng một roi ngang mặt, vì trong một phút yếu lòng nàng đã ngã vào vòng tay gã quý tộc Lítnhitki. Rồi bạn cũng sẽ bỏ rơi nàng, đau đớn, để một ngày kia bạn lại đến với nàng, lại đem nàng đi trốn???.
    Nếu bạn là một chàng trai? Bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội được kết giao bằng hữu với tay nào có cái chất của dân Côdắc. Bất kể hắn xấu hay tốt, bạn vẫn muốn cùng hắn cạn một cốc Vôtca trong vắt. Hơn nữa, bạn làm sao cưỡng nổi, làm sao có thể không đắm say trong cái say đắm nồng nàn của một người con gái ngày ngày đùa giỡn trong dòng nước mát của sông Đông???
    Còn nếu bạn là một cô gái? Bạn sẽ bị quyến rũ ngay bởi chàng Côdắc mạnh mẽ, can trường, một tay gươm một tay roi ngựa, ngả nghiêng trên lưng con chiến mã, và hát cho bạn nghe một bài ca lả lơi ghẹo cợt. Bạn cau mày bỏ đi, nhưng rồi bạn sẽ không quên được chàng ta đâu!
    Không tin ư? Hãy đọc Sông Đông êm đềm mà xem!
    Được vnhl sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 20/07/2002
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Chuotlang :
    ----------
    KHI THÔNG ĐIỆP PHẢI THỐT THÀNH LỜI
    ( Xem Khúc cầu nguyện của Ea Sola )
    Nói như một số nhà báo, thì vở diễn thứ năm của Ea Sola-Khúc cầu nguyện-đã kết thúc "trọn một vòng của sự sáng tạo gắn liền với nghệ thuật truyền thống đương đại Việt nam". Có người đã ngầm ví von vở múa với "hành thứ năm" sau những Hạn hán và Cơn mưa, Ngày xửa ngày xưa, Cánh đồng âm nhạc, Thế đấy thế đấy như một sự tiếp nối trong ngũ hành kim-mộc-thủy-hỏa-thổ của triết lý phương Đông; và cho rằng vở diễn là "một sự tiếp nối mà không lặp lại" của Ea Sola trong quá trình đem cái đương đại tới với sân khấu Việt nam.
    Những đóng góp của nữ biên đạo múa Ea Sola trong tám năm qua đối với sân khấu già cỗi của Việt nam là không thể phủ nhận. Những vở diễn của chị đã chứng tỏ một điều, sân khấu hiện đại có đủ chỗ cho bất cứ chất liệu nào mà người nghệ sĩ muốn sử dụng, và những chất liệu cho cái hiện đại có thể nằm ngay trong cái truyền thống, ngay trong cuộc sống hàng ngày mà đôi mắt chúng ta thường thờ ơ lướt qua. Sân khấu hiện đại là nhìn những sự vật cũ bằng một con mắt mới chứ không phải ngược lại.
    Suốt gần một giờ đồng hồ của Khúc cầu nguyện, Ea Sola đã cuốn người xem vào một trạng thái căng thẳng của những chỗ lặng, của "những ký hiệu mang dáng dấp Sola" như một người đã viết lại trong bài báo của mình, để cuối cùng, đi đến cái "thông điệp được nói thành lời" của chị: "Tôi yêu người!". Có lẽ Ea Sola sợ rằng, vở kịch múa của chị không truyền tải được cái thông điệp đấy tới người đọc bằng các vũ điệu, nên phải để cho các nhân vật của mình nhắc đi nhắc lại thông điệp đơn điệu ấy bằng ngôn ngữ nói.
    Ea Sola cẩn thận như vậy hoàn toàn không thừa. Khúc cầu nguyện thiếu một cái gì đó hết sức quan trọng, thiếu một sức sống, một chiều sâu của tình cảm, một triết lý của minh triết Á châu mà những tiếng nhị, câu hò Huế dù đã rất cố gắng cũng không bù đắp được. Cái thiếu nhất của vở diễn, điều khiến nó khó có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực, có khả năng trở đi trở lại trong tâm trí người xem, lại chính là cái mà thông điệp chị muốn đưa đến cho người xem- tình yêu con người. Thiếu tình yêu với con người, các vũ điệu, âm nhạc và thông điệp không gắn kết được với nhau trong một thể thống nhất, nên đã không tạo được sinh khí cho vở diễn.
    Hai mươi hai diễn viên của Ea Sola, dù đã hết sức cố gắng (khác với các diễn viên nghiệp dư của những lần diễn khác, lần này, họ là những diễn viên tạm coi là chuyên nghiệp), vẫn không hoà được vào tác phẩm. Không hẳn vì ngôn ngữ múa hiện đại xa lạ với công chúng và diễn viên Việt nam, cái chính là họ đã ??obị sử dụng??? chứ không phải được diễn. Tài năng và sự thông minh của Ea Sola là ở chỗ, chị hình dung được những vũ điệu, những động tác bản năng, hay kể cả trạng thái bất động của họ sẽ có tác dụng ra sao với ý đồ của vở diễn, và chị đặt họ rất ??ođúng lúc và đúng chỗ??? trong vở diễn của mình. Giống như một dược sĩ lạnh lùng biết cân đong đo đếm liều lượng thuốc một cách chính xác, Ea Sola biết cách chị nên tác động vào giác quan nào của khán giả, và sử dụng rất chính xác diễn viên của mình cho mục đích đó. Chị biết, ngay cả khi chị để cho họ tự do nhất trong diễn xuất của mình, thì họ cũng không bước ra khỏi cái ??ovòng kim cô??? đã được chị vạch ra đó. Diễn viên của Ea Sola, nghiệp dư hay chuyên nghiệp, cũng chỉ là những công cụ trong bàn tay đạo diễn. Không cảm nhận được cái tổng thể, không thực sự sống trong tác phẩm, các diễn viên diễn như những người máy vô hồn-dù có thể họ không ý thức được điều đó.
    Trong khi rất nhiều nghệ sĩ cố gắng dùng sự lạnh lùng để che dấu cho trái tim nồng nhiệt của mình, trường hợp của Ea Sola lại ngược lại. Chị dùng chính sự cuồng nhiệt bên ngoài các động tác múa của mình để che đậy cho sự lạnh lùng bên trong của một cách tiếp cận văn hoá ??otừ bên ngoài???, chứ không phải giao hoà với văn hoá Á đông. Thành công của các vở diễn của Ea Sola ở ngoài nước một phần phụ thuộc vào sự lạnh lùng châu Âu trong việc giải mã sân khấu châu Á. Hơn ai hết, Ea Sola hiểu khán giả châu Âu, đặc biệt là khán giả Pháp, chờ đợi điều gì ở một tác phẩm châu Á: họ cần một tác phẩm mang tư tưởng, hay khoác tư tưởng châu Âu, nhưng lại được thể hiện bằng những cái exotic châu Á. Những âm vang của quá khứ, của chiến tranh, những nhân vật vô danh đội mũ phớt quan sát ngoài lề tấn tuồng của cuộc sống đang diễn ra trên sàn diễn, những hình ảnh tượng trưng và độc thoại của kịch phi lý...dù được che đậy bằng âm nhạc dân tộc, bằng những tiếng hò Huế vẫn lờ mở hiện ra phương thức tiếp cận văn hoá một cách ??othực dân???.
    Tính ??othực dân??? trong vở diễn của Ea Sola không chỉ ở cách chị sử dụng diễn viên, sử dụng âm nhạc và động tác múa, mà còn ở mục đích của những phương tiện ấy. Chị muốn thông điệp của chị phải đến được với khán giả bằng mọi cách, mọi con đường. Trạng thái căng thẳng của sáu mươi phút diễn là cái cách chị diễn không để cho khán giả có thời gian suy ngẫm, cuốn họ vào dòng tư tưởng lạnh băng của chị, thống trị và thuyết phục tư tưởng của họ, áp chế suy nghĩ của họ. Và ẩn sau và vượt cao trên vở diễn là con mắt quan sát, mổ xẻ chuyên nghiệp và lạnh lùng của người nghiên cứu tâm lý con người.
    Ea Sola muốn sân khấu của chị giống như một sân khấu của nghệ thuật tiên phong hơn là sân khấu múa truyền thống, nhưng nghệ thuật tiên phong đòi hỏi một sự tham dự tích cực của khán giả vào quá trình hình thành tác phẩm nghệ thuật, cố gắng khiến khán giả trở thành ??ođồng tác giả??? với người trình diễn. Sự lấn lướt trong việc trình bày ý tưởng của mình khiến Ea Sola đã đẩy khán giả về vị trí thụ động, cho nên cuộc cách mạng tiên phong của chị cũng khó đạt được tới thành công mang tính nghệ thuật. Bởi vì, cảm giác ??obị chinh phục??? của khán giả đối với vở diễn thường ít khi kéo dài ra đến bên ngoài rạp hát. Ea Sola rất khéo sử dụng tương phản: tương phản của âm thanh (tiếng hò Huế cao vút, kéo dài đặt bên những độc thoại ngắn ngủi, lầm bầm trong cổ như ??otôi yêu người???); tương phản của động tác (động tác chậm chạp, đều đặn của một số diễn viên khi ra sân khấu và những động tác múa dồn dập, mạnh mẽ của Ea Sola), tương phản của hình ảnh (những tấm bìa phẳng tượng trưng cho bia mộ và những đám vải cuốn quanh người)...Nhưng tương phản lại chính là con đường dễ dàng nhất, lười biếng nhất trong việc gây ấn tượng cho những khán giả dễ tính. Hình ảnh tương phản giống như ánh đèn flash làm chói mắt khán giả trong phút chốc, khiến họ không có thời gian để nhận ra rằng không có một thông điệp gì mới, không có một tư tưởng gì mới đằng sau những hình ảnh tương phản ấy. Bản thân cái tên Khúc cầu nguyện của vở diễn cũng vậy. Trong truyền thống văn hoá châu Âu, khúc tưởng niệm-Requiem- là hoài niệm của chúng ta về những người đã khuất, là khúc độc thoại tinh thần khi chúng ta chìm sâu vào trong tâm hồn và những kỷ niệm cũ-requiem là trạng thái tĩnh. Ea Sola muốn đưa cái động trong ??ogọi hồn???, ??olên đồng??? của văn hoá Việt nam-khi con người đối thoại với những người đã khuất- vào để tạo tính tương phản cho vở diễn, nhưng giữa chúng không có khoảng mờ chung của tư tưởng, nên sự chắp nối của nó thật khập khiễng.
    -------
    Người đẹp vén bức màn ngọc
    Lặng lẽ ngồi xuống , chau mày lại
    Thấy hai dòng lệ âm thầm lăn từ khóe mắt
    Không rõ nàng buồn giận điều gì ...

Chia sẻ trang này