1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phê bình văn học cho Hợp tuyển

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VNHL, 17/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp )
    ---------
    Không có tư tưởng mới, khán giả khó tính sẽ dễ dàng nhận thấy sự lặp lại trong các vở diễn của Ea Sola. Các vật liệu khác nhau mà chị sử dụng ở từng vở, bộ gõ, tuồng, ca trù, chèo, có thể khiến chúng ta tưởng chúng khác biệt, nhưng chúng chỉ giống như những module được ghép lại khéo léo trong trò chơi Trí Uẩn để biến thành những dạng khác nhau, thuần tuý một cách kỹ thuật, chứ không có tư tưởng. Tính ??othuần tuý kỹ thuật??? này giải thích cái lạnh lẽo vô hồn trong Khúc cầu nguyện. Những nghệ sĩ lúng túng khi không có tư tưởng mới thường quay đầu tìm kiếm những chất liệu mới cho sáng tác của mình. Những chất liệu mới này tạo cho họ ảo giác những tìm kiếm của họ chứa đựng những ý tưởng mới. Hãy thử tưởng tượng nếu như tiếng hò Huế trong Khúc cầu nguyện được thay thế bằng tiếng hát cao của các cô gái vùng Nội Mông, với trường độ và cao độ giống hệt như vậy, thì liệu hiệu quả có thay đổi hay không? Hay thay thế câu thoại ??otôi yêu người??? bằng một câu thoại bất kỳ với âm điệu tương tự như vậy, ý nghĩa của vở diễn có thay đổi hay không? Hoàn toàn không! Dỡ những module ??othuần Việt??? của bộ gõ, của tiếng nhị, của hò Huế và thay bằng những module ??othuần Hán???, ??othuần Mỹ???, ??othuần Pháp??? với âm thanh tương đồng không làm thay đổi nội dung của vở diễn, vậy thì ý nghĩa của những module ??othuần Việt??? đó ở đâu?
    Có lẽ sẽ hơi khe khắt với Ea Sola, nhưng có lý do để tin rằng, lý do khiến chị cố gắng sử dụng tối đa các chất liệu Việt nam là nỗi sợ hãi thầm kín sâu xa mình không có đủ chất Việt trong các tác phẩm của mình. Nghịch lý là, chính nỗi sợ hãi ấy lại cản trở những vở diễn của chị, thiếu đi chất ngây thơ, trong trẻo, không thiên kiến. Đòi hỏi nhà biên đạo múa người Pháp gốc Việt có những hiểu biết sâu xa về Việt nam có thể không công bằng, nhưng các tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng đòi hỏi một tình yêu sâu đậm, một tình yêu không cần thốt lên thành lời.
    -------
    Người đẹp vén bức màn ngọc
    Lặng lẽ ngồi xuống , chau mày lại
    Thấy hai dòng lệ âm thầm lăn từ khóe mắt
    Không rõ nàng buồn giận điều gì ...

Chia sẻ trang này