1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phê bình văn học của Nguyễn Hòa

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tieucaluoi, 16/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Phê bình văn học của Nguyễn Hòa

    Tôi đọc nhiều bài phê bình văn học của Nguyễn Hòa, nói chung là vừa thích vừa không thích. Nhân đọc bài "Người đọc" hay chỉ là ý kiến của người viết phê bình? trên Văn nghệ trẻ, thấy Nguyễn Hòa viết "ngày nay tinh thần dân chủ trong định giá tác phẩm, tác giả văn chương đã mở rộng, người viết phê bình cần quan tâm tới thái độ của người đọc đối với ý kiến của mình", tôi có ý định mời mọi người thảo luận về phê bình văn học của bác này xem nó ra sao. Tôi lưu trữ một số bài của Nguyễn Hòa, bạn nào có thì gửi tiếp, ta mổ xẻ bác này tý chơi!
    Đểt mở đầu tôi post bài Nguyễn Hòa viết về Đoàn Hương


    eVăn: Nhân bài viết của Nguyễn Hòa (Phê bình sự phê bình có tính văng mạng) có đề cập đến trường hợp Giáo sư Hoàng Trinh nhận định về công trình Văn luận của Tiến sĩ Đoàn Hương, chúng tôi xin giới thiệu lại bài viết: Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông để bạn đọc có tư liệu tham khảo.

    Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông
    Nguyễn Hòa
    1. Với cái tên Văn luận1 và hàng trăm lần trích dẫn Thiền luận2 của D.T. Suzuki, cuốn sách dày hơn 900 trang của TS Đoàn Hương dễ làm cho người đọc liên tưởng nó được chế tạo như một sự học lỏm các luận điểm của D.T. Suzuki! Còn đối với GS Hoàng Trinh, sau khi được đọc một tác phẩm ?ođồ sộ, đầy đặn?, một ?ocông trình đầu tiên công phu và có tính khoa học? là dùng các vấn đề của tư tưởng văn hoá Đông phương để giải mã văn học Việt Nam, trong bài Bàn về Văn luận đăng trên Tạp chí Văn học (số 5/2001) ông đã rất lấy làm sung sướng, đến mức thốt lên: ?oLà một người thuộc thế hệ trên của tác giả, tôi thật cảm động vì nghĩ rằng thế là chúng tôi những nhà khoa học Việt Nam thuộc thế hệ xưa nay hiếm có thể yên tâm về thế hệ các nhà khoa học kế cận. Những con đường khoa học mà chúng tôi đã đem tâm huyết của mình để mở đường, đã có những người đi tiếp, và dám đi tiếp?. Vào trường hợp khác, những lời khen tặng có cánh của một vị giáo sư khả kính sẽ làm người đọc tin cậy, không còn băn khoăn, bởi cuốn sách đã được một Giáo sư ?obảo hiểm?. Nhưng ở đời, mọi việc lại không diễn ra theo ý muốn của bất kỳ người nào, dù đó là ai. Và đối với một công trình nghiên cứu, dù thiện chí đến đâu, người ta cũng chỉ có thể ưu ái nhận xét sau khi đã tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, quan trọng hơn, phải có tri thức cần thiết để tiếp nhận và xử lý những vấn đề mà công trình đề cập. Song dường như trong trường hợp này, GS Hoàng Trinh đã làm ngược lại.

    Đánh giá thật khách quan, cần công nhận rằng mục đích mà TS Đoàn Hương đặt ra cho công trình của mình là cần thiết và táo bạo. Thật ra từ xưa tới nay, nhất là từ khi công việc nghiên cứu khoa học văn chương ra đời ở Việt Nam, đã có không ít ý kiến bàn về cách thức, phương pháp để tiếp cận các giá trị văn học nghệ thuật Việt Nam truyền thống, cũng như cách thức, phương pháp để tiếp nối, phát huy các giá trị đó trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ở phần Dẫn luận vấn đề cho cuốn sách, TS Đoàn Hương xác định công trình của chị tập trung ?ogiải mã văn học Việt Nam trong tinh thần văn hoá phương Đông?. Phần này, như tự giới thiệu, đây là Bài thuyết trình của Tiến sĩ tại Đại học Hoàng gia Australia (RMIT) và hai trường đại học khác cùng ở Australia vào tháng 8/1995. Phải chăng do lo ngại người đọc không biết tới Bài thuyết trình quý giá (hay do lơ đễnh?) mà cho tới nay, đã ba lần TS Đoàn Hương công bố văn bản này trong ba cuốn sách khác nhau với cả hai thứ tiếng Anh - Việt! Không rõ sau khi nghe bài thuyết trình, mấy ông tây, bà đầm sẽ lĩnh hội được những gì, nhưng quả thật đọc nó, người ta thấy e ngại vì tác giả đã mang một cái ?ochuông rè? đi ?ođấm nước người? mà không thấy phân vân!

    2. Vũ trụ quan của người Trung Hoa cổ đại coi thế giới được cấu thành bởi ba yếu tố trời, đất và con người - tam tài giả thiên địa nhân, để hiểu được mối quan hệ giữa ba yếu tố đó, người ta phải lần ngược lại một triết lý được coi như hệ quy chiếu, như điểm xuất phát cho quan niệm về bản chất của vũ trụ là triết lý âm - dương, bởi vậy, xuất hiện thêm một yêu cầu nữa là phải nắm bắt mối quan hệ giữa âm và dương. Chỉ có từ sự nắm bắt được quan hệ có tính chất phổ quát và chi phối này, mới có thể lý giải được cách người xưa xem xét quan hệ Trời - Đất - Người, cũng như bất kỳ một quan hệ nào khác. Người xưa coi thiên địa nhân hợp nhất (trời, đất và người thống nhất), thiên nhân vô nhị (trời - người không thể chia hai), thiên tắc nhân, nhân tắc thiên (trời là người, người là trời)? Họ coi Trời và Người thống nhất bởi cùng được tổ chức theo một mô hình có cấu trúc âm - dương. Theo đó, người là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ hay là một ?otiểu vũ trụ?.

    Cho nên, xem xét bất cứ một quan hệ nào từ triết lý âm - dương cũng đều phải thừa nhận sự thống nhất hài hoà, không phiến diện. Nhưng vị hành khách ?otrốn vé? trên đoàn tàu đi về phương Đông là TS Đoàn Hương lại không làm như thế. Chị không cần biết đây là quan niệm về một mô hình có cấu trúc phổ quát, chị suy luận ở phương Đông xưa người ta quan niệm con người là một tiểu vũ trụ thì chắc chắn phải có một đại vũ trụ, chị viết: ?otheo quan điểm của minh triết phương Đông thì con người là một tiểu vũ trụ ngang bằng với đại vũ trụ, với đại tự nhiên và xã hội? (tr.17); từ quan hệ giữa vô và hữu, chị phát hiện ra ?onguyên tắc vô thắng hữu? (có lúc được chị gọi là nguyên lý vô thắng hữu, tinh thần vô thắng hữu, nên không hiểu giữa nguyên tắc, nguyên lý và tinh thần có sự khác nhau nào không nhỉ - NH); từ quan niệm của Lão Tử: cái gì khuyết thì lại toàn, cái gì cong thì lại ngay, cái gì sâu thì lại đầy, cái gì cũ thì lại mới... chị cho rằng đó là ?otinh thần đảo ngược thực tại? - một thứ ?otinh thần? lạ lẫm, lần đầu tiên được nhắc tới khi nghiên cứu phương Đông. Và có lẽ chỉ GS Hoàng Trinh, bằng công cụ "ký hiệu học" khảo sát, thì mới coi đây là phát hiện "mới" mà thôi.

    TS Đoàn Hương khẳng định: ?oMột trong những nguyên tắc độc đáo của nghệ thuật phương Đông đó là nguyên tắc đảo ngược thực tại xuất phát từ tinh thần cơ bản nhất trong sáng tạo nghệ thuật phương Đông là tinh thần vô thắng hữu? (tr.223). Than ôi! Chính từ quan niệm về sự thống nhất hài hoà, mà người ta mới nhấn mạnh sự thống nhất giữa hữu và vô, hay như người theo Phật giáo thì nói ?osắc sắc không không?... chứ chẳng ai lại đi coi cái nào hơn cái nào kém, cái nào thắng cái nào thua. Không hiểu tại sao khi đã viết ?oTriết học phương Đông đi tìm sự thống nhất của những mặt đối lập trong một sự vật và coi đó là sự cân bằng cần thiết cho sự phát triển (nói chính xác phải là biến đổi chứ không phải phát triển - NH) của một sự vật? (tr.11) mà TS Đoàn Hương lại đi phân tích theo kiểu duy lý như vậy. Đọc các phần sau mới thấy thì ra, chị nhắc tới quan niệm về sự thống nhất hài hoà cho vui, cho có vẻ uyên thâm, chứ thật tình, hiểu nó như thế nào thì nữ tiến sĩ cũng mù mờ, nên chị mới viết kỳ khôi thế này: ?otheo tư tưởng của văn hoá phương Đông mọi hiện tượng và sự vật trong đời sống tự nhiên và xã hội đều tồn tại trong tính hệ thống và tính cân bằng của nó, tức là tồn tại trong trạng thái hoà. (Như Mác đã nói: con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội)? (tr.199). Ô hay, ?otính hệ thống và tính cân bằng? theo quan niệm của phương Đông cổ đại và ?otổng hoà các quan hệ xã hội? theo quan niệm của C. Mác là hai vấn đề có nội dung tương ứng với nhau ư, hay là do giữa chúng có chung chữ ?ohoà?! Cứ theo cái đà này mà đi tiếp, có ngày TS Đoàn Hương sẽ chứng minh rằng văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây không có gì khác nhau cho mà xem. Ấy là chưa nói cũng trong cuốn sách, cái món ?ohữu thắng vô? lại còn được chị phân tích hoàn toàn khác và lại tỏ ra chính xác mới gay go chứ: ?oCái chân không mà văn hoá phương Đông quan niệm không phải nằm ở phía hữu hay vô, nó không phải là cái này hay cái kia, mà nó vừa là cái này, lại vừa là cái kia. Trong cái vô có cái hữu và ngược lại? (tr.547), viết như thế này thì đúng là ?onguyên lý, nguyên tắc, tinh thần hữu thắng vô? cũng cần phải đảo ngược, và điều GS Hoàng Trinh khen ngợi ?omột cách nhìn mới? quả cũng có ?omới? thật.

    Xin nói thêm, hai từ ?ominh triết?, với TS Đoàn Hương xem chừng cũng là một thứ đồ trang sức cho hợp thời. Tỷ như cái đoạn sau đây: ?oCác quan điểm triết học và mỹ học của phương Đông (thường được gọi là minh triết) trong đó hàm chứa một triết lý phục vụ cho việc tìm hiểu, giáo dục và phát triển con người và xã hội hiện đại? (tr.9). Đoạn văn có vẻ bình dị trên đã bộc lộ một cách hiểu kỳ quặc của vị tiến sĩ. Thế này thì "hơi bị" có vấn đề. Các quan điểm triết học và mỹ học là cách viết đề cập tới nội dung, còn minh triết là cách viết đề cập tới tính chất của các nội dung đó, sao lại coi chúng có thể đồng đẳng với nhau. Ở đây nếu không phải là ?ođảo ngược thực tại? thì cũng là sự liều lĩnh, mà liều lĩnh trong khoa học thì sẽ đưa tới cái gì?

    3. Nói một cách ngắn gọn, đối với một công trình nghiên cứu khoa học, người ta thường quan tâm trước hết tới các khái niệm có tính chất công cụ và đối tượng nghiên cứu. Về các khái niệm có tính chất công cụ được TS Đoàn Hương sử dụng trong công trình, như đã nói ở ?ophần 2?, chúng không làm cho người ta tin cậy vì sự nắm bắt thiếu thấu đáo, và việc sử dụng, phân tích thiếu nhất quán của tác giả. Về đối tượng, TS Đoàn Hương xác định ?othi pháp phương Đông? là đối tượng công trình tập trung giải mã. Vậy theo chị, thi pháp là gì?

    Ở bài viết Con mắt tâm linh văn hoá phương Đông trong thơ Hàn Mặc Tử (Tạp chí Văn học số 11/2000) chị mới trình bày vắn tắt cách hiểu của chị về thi pháp. Trong Văn luận, vấn đề đã cụ thể hơn. Hoá ra Tiến sĩ đã mở rộng nội hàm của khái niệm thi pháp, chị coi đó là toàn bộ những gì có liên quan tới hoạt động sáng tạo văn học, cho dù trong giới nghiên cứu, người ta vẫn xem thi pháp là khái niệm dùng chỉ các nguyên tắc, biện pháp sáng tạo có liên quan với hình thức của văn học nghệ thuật. Xin dẫn một ví dụ: ?oHệ thống thi pháp này lại bao trùm và kết hợp cả những vấn đề như: vấn đề nội dung và hình thức, vấn đề tính chân thực, tính điển hình, vấn đề nguồn gốc, sự phát triển, các chức năng, vấn đề phong cách, vấn đề hình tượng, ý tưởng, ý cảnh, vấn đề truyền thống và cách tân, vấn đề kỹ sảo và thủ pháp nghệ thuật, vấn đề thi pháp sáng tạo của nhà văn và thi pháp độc giả trong văn học? (tr.81). Chà! ?oThi pháp? của chị xem ra hoặc là có vẻ thiếu khiêm tốn, hoặc là do không hiểu thi pháp là gì nên Tiến sĩ đã bắt thi pháp phải mang vác một khối lượng ?ovấn đề? quá tải so với khả năng của nó.

    Xác định đối tượng nghiên cứu còn không rõ ràng thì làm sao có thể bàn về đối tượng một cách rành rẽ được. Những điều như thế đã làm cho công trình của chị trở thành một sản phẩm khôi hài của cái mà chúng ta thường gọi là ?ogiả khoa học?, buồn thay!

    4. Thi pháp phương Đông - theo phân tích của TS Đoàn Hương, ngoài việc phải bê vác một khối lượng công việc quá lớn, nó còn có những đặc điểm mà sau khi ?otham chiếu? tư tưởng văn hoá phương Đông chị đã phát hiện ra. Từ ?olý thuyết đảo ngược thực tại?, TS Đoàn Hương tiến tới ?onguyên tắc vô thắng hữu? và dấn thêm một bước vào với thi pháp: ?omột tinh thần giản dị, trực nhận, mạnh mẽ và táo bạo với một thái độ không để ý đến hình thức? (tr.167), ?ocũng cần nhấn mạnh là nghệ thuật phương Đông đặc biệt coi trọng yếu tố nội dung hơn hình thức? (tr.221), ?ovấn đề thứ nhất của thi pháp nghệ thuật phương Đông là sự hướng nội của nó... vấn đề thứ hai của thi pháp nghệ thuật phương Đông là sự vượt qua hình thức của sáng tạo nghệ thuật Đông phương... trong các tác phẩm nghệ thuật Đông phương chú trọng tối đa tới chất chứ không tới văn? (tr.354)...

    Thi pháp như là công việc sáng tạo hình thức của tác phẩm nghệ thuật mà không được quan tâm thì đúng là không còn gì để nói. Trong Văn luận, TS Đoàn Hương nhiều lần dẫn ra các bài thơ haiku (một thể thơ của Nhật Bản, không vần, có 17 âm tiết, gồm ba câu: câu một có 5 âm tiết, câu hai có 7 âm tiết, câu ba có 5 âm tiết), dù không có bản dịch bài thơ haiku nào do chị dẫn ra có đủ 17 âm tiết mà chị vẫn tán tụng rất say sưa, thậm chí còn tính đến chuyện chẻ từng từ của bài thơ trong bản dịch! Vậy nhưng 17 âm tiết nghiêm ngặt của thể thơ haiku phải chăng không phải là một yêu cầu về hình thức, chị sẽ lý giải sao đây về các thể luật thi, tứ tuyệt của thơ Đường. Xin dẫn lại một nhận xét của Ngô Tất Tố về lịch sử Đường thi: ?oSơ Đường phần nhiều hay về khí cốt, nhưng lối đặt câu dùng chữ chưa được trau chuốt cho lắm. Vãn Đường giỏi về từ ngữ, lời đẹp ý sâu, nhưng lại thiếu phần hùng hồn, có khi còn bị cái tội ủy mị là khác. Duy chỉ có Thịnh Đường ở vào giữa hai thời kỳ ấy, cho nên chẳng có cái dở của hai thời kỳ kia mà còn gồm cả cái hay của hai thời kỳ ấy nữa?3. Nếu văn học nghệ thuật phương Đông xưa kia ?ochú trọng tối đa tới chất chứ không tới văn? thì không có lý gì Cụ đầu xứ Tố lại nhọc công nhận xét cả nội dung lẫn hình thức của Đường thi. Tiến sĩ trình bày khá dài dòng về hội họa Trung Hoa (từ trang 481 đến trang 492) để chứng minh hội họa Trung Hoa ?ochú trọng đến cái tinh thần?, nhưng xin hỏi cái yêu cầu chỉ bằng hai màu đen - trắng mà ?osáng tạo nên một thế giới đầy màu sắc? (tr.485) là yêu cầu gì nếu không phải là yêu cầu về hình thức. Chỉ với hai màu mà vẽ được cả thế giới thì đòi hỏi về hình thức quá nghiêm ngặt chứ sao lại ?ocoi trọng nội dung hơn hình thức?. Về chuyện này có thể đưa ra vô số dẫn chứng, và chỉ một trong số đó cũng đủ biến nghiên cứu của TS Đoàn Hương thành chuyện tiếu lâm. Xin đừng dựa vào triết lý vô ngôn, vào duy thức luận mà ?okhám phá? ra các nguyên lý, nguyên tắc hoang đường để gán ghép vào thành tựu của văn học nghệ thuật phương Đông!
  2. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    5. Nếu tổ chức một cuộc bỏ phiếu thăm dò trong năm 2000 xem cuốn sách nào nói bừa nói ẩu nhất, có lẽ Văn luận của TS Đoàn Hương chiếm giải ?omâm xôi vàng?. Tác giả của nó không chỉ liều lĩnh về lý luận mà còn liều lĩnh cả về sử dụng và phân tích văn liệu. Xin đơn cử vài ví dụ:
    + Bài kệ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền Sư được Văn luận phân tích nhiều lần và dành cho không ít lời khen ngợi tính chất ?oảo diệu biến hoá vô cùng? của nó. Ai đã biết bài kệ này hẳn đều rõ phiên âm chữ Hán: Xuân khứ bách hoa lạc - Xuân đáo bách hoa khai - Sự trục nhãn tiền quá - Lão tòng đầu thượng lai - Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận - Đình tiền tạc dạ nhất chi mai, và một bản dịch khá phổ biến lâu nay là: Xuân qua trăm hoa rụng - Xuân tới nở trăm hoa - Trước mắt, việc đi mãi - Trên đầu già đến rồi - Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua, sân trước, một nhành mai. Riêng TS Đoàn Hương lại khai sinh ra một bản dịch mới bất chấp cấu trúc và ngữ nghĩa của bài kệ. Trang 18 của Văn luận chị viết: ?oXuân tới trăm hoa nở - Xuân qua trăm hoa rụng - Trước mắt việc đi mãi - Sau lưng già đến rồi - Những tưởng hoa rụng hết - Đêm qua, xuân trước, một nhành mai?. Bản dịch của chị đưa ra làm cho ý nghĩa hai câu đầu bị lộn ngược: khứ và đáo (qua và tới) thành đáo và khứ (tới và qua). Quy luật xuân qua rồi xuân đến được nhắc tới trong hai câu đầu của bài kệ là sự chuẩn bị cho câu cuối cùng Đêm qua, sân trước, một nhành mai, chúng không cho phép đảo ngược trật tự, nhưng TS Đoàn Hương cứ đảo ngược. Và thật là một sự ?oảo diệu biến hóa vô cùng? vì Lão tòng đầu thượng lai (Trên đầu già đến rồi) được chị chuyển ngữ Sau lưng già đến rồi, hình như ở đây chị cũng ?ođảo ngược thực tại? khi biến ?ođầu? thành ?olưng?, và chính từ khả năng "úm ba la" này, Tiến sĩ đã đánh mất một cách phí phạm sự tương ứng về hình ảnh giữa màu trắng của hoa mai và mái tóc bạc vốn được cấu tứ một cách tài tình trong bài thơ! Đó là chưa kể chỉ nguyên việc trích dẫn bài thơ, Tiến sĩ (người tự sửa bản in cuốn sách) chỉ có mỗi việc chép lại bài kệ mà chị vẫn để còn hai lỗi tiêu biểu cho kiến văn của chị: tên bài thơ là Cáo tật thị chúng chị dẫn là Cáo tận thị chúng, câu thơ Đêm qua, sân trước, một nhành mai chị dẫn thành Đêm qua, xuân trước, một nhành mai!
    + Khi bàn về ?ocông án? như là ?omột thể loại văn học thiền rất thú vị? (tr.40), TS Đoàn Hương dẫn ra bài kệ Đừng theo bước Như Lai (Hưu hướng Như Lai) và coi đó là ?omột bài thơ nổi tiếng có cái tên như một công án? (tr.41, 42). Dù có thông cảm đến đâu cũng không thể châm chước cho trường hợp này, Tiến sĩ chịu khó tra cứu trang 522 cuốn Thơ văn Lý - Trần 4 sẽ thấy đầu đề của bài kệ này là do nhóm tác giả biên soạn thêm vào, đó chính là mấy từ lấy ở câu cuối của bài kệ chứ có phải công án gì đâu mà Tiến sĩ tán lấy được vậy!.
    + Trang 171 và 172 của Văn luận kể lại câu chuyện: ?oCó một vị thượng sĩ (cấp cao nhất trong nhà chùa) nguyên là một hoàng tử và anh ruột của hoàng hậu, chính là Tuệ trung thượng sĩ, một hôm được mời về kinh thành. Trong bữa cơm thân mật, mọi người thấy nhà sư ăn thịt. Lạ quá hoàng hậu hỏi:
    - Theo đạo Phật sao anh ăn thịt?
    Thượng sĩ trả lời bằng một câu kệ: Phật là Phật, anh là anh - Anh không cần làm Phật - Phật cũng không cần làm anh...?. Thứ nhất, đây là ?omấy câu? kệ chứ không chỉ có ?omột câu?; thứ hai, bất cứ ai đã đọc và nắm được văn cảnh, đều thấy Tuệ Trung Thượng sĩ dùng bài kệ để diễn đạt quan niệm của ông trong việc tu hành đồng thời cũng là câu trả lời, riêng TS Đoàn Hương lại nói bừa: ?omột vị đại sư Việt Nam đã viết về Phật Tổ như sau: Phật là Phật, anh là anh - Anh không cần làm Phật - Phật cũng không cần làm anh...? (tr.24). Đây cũng là một ví dụ sinh động nữa về ?onguyên tắc đảo ngược thực tại?, Tiến sĩ đã biến một bài kệ Tuệ Trung Thượng sĩ viết về mình thành một bài kệ viết về Phật Tổ!
    + Trong những phân tích luôn lặp lại một cách rối rắm về các nguyên lý, nguyên tắc của văn hoá phương Đông, TS Đoàn Hương ưa dùng các thuật ngữ triết học, nhưng có một sự thật là không phải thuật ngữ nào chị cũng nắm một cách chính xác và sử dụng cũng không được sáng suốt cho lắm.

    Hãy xem Tiến sĩ sử dụng khái niệm ?obản thể luận? như thế nào: ?oChính về con người, cái bản thể cấu trúc luận của nó mà các nhà nghiên cứu triết - mỹ phương Tây tưởng đã đi cạn cùng giới hạn cũng như chiều sâu của nó?? (tr.30), ?oThật ra trong bản chất của vấn đề này trong văn hoá phương Đông không có gì là hoang đường hết, mà đó chỉ là sự thấu hiểu tới bản chất, bản thể luận của sự vật và những quy luật vận động của nó trong tự nhiên? (tr.110), ?otất cả các sự vật đều có hai mặt, nhưng đối cực trong bản thể luận của sự vật? (tr.141), ?oTrong Kinh Dịch đã xây dựng được mô hình của thế giới, xã hội và con người. Nó đã chứng minh được tính bản thể luận thống nhất giữa con người và tự nhiên và xã hội? (tr.147), ?oLại một lần nữa chúng tôi cảm thấy hết sức ngại ngùng khi phải đem những ký hiệu ngôn ngữ của khoa học phương Tây để giải thích các khái niệm triết học và văn hoá phương Đông, vì trong bản thể luận của nội dung các khái niệm có phần không trùng khít lên nhau? (tr.153)... Nhấn mạnh ?obản thể luận? trong các đoạn trích trên đây nhằm giúp bạn đọc nhận rõ TS Đoàn Hương đã nhầm lẫn hay đã không hiểu thế nào là ?obản thể luận?. Là một khái niệm triết học, bản thể luận có tư cách là học thuyết về bản chất của tồn tại, với ý nghĩa đó, trong văn cảnh của các đoạn trích kể trên, khái niệm ?obản thể luận? được Tiến sĩ sử dụng một cách vô nghĩa, trong các trường hợp này nếu muốn viết cho có màu sắc uyên bác người ta phải dùng khái niệm ?obản thể? may ra mới thích hợp.
    Lẽ nào đây cũng là những ví dụ nữa về việc sử dụng ?onguyên lý đảo ngược thực tại?!
    6. Vào thời buổi mọi sự đều hối hả như ngày nay mà dành thời gian viết gần một nghìn trang sách cũng là điều đáng nể. Nhưng vào thời buổi khoa học phát triển như ngày nay mà làm khoa học một cách tuỳ tiện lại là điều cần phải tránh xa. Không có điều kiện tra cứu, nhưng tôi thật sự nghi ngờ khi TS Đoàn Hương hai lần dẫn lời Trang Tử: ?oĐông Tây đối lập với nhau nhưng không thể tồn tại thiếu nhau? (tr.38, tr.63). Trang Tử (khoảng 369 - 286 trước CN), tức là ông sống cách chúng ta hơn 2.000 năm, cũng tức là hơn 2.000 năm so với thời điểm Kipling (1865 - 1936) nói ?oĐông là Đông, Tây là Tây không bao giờ gặp nhau?. Có thể đoán chắc đây là một sử liệu cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng, vì sự tiếp xúc Đông - Tây diễn ra sau Trang Tử rất lâu. Vào thời đại của Trang Tử, người Trung Hoa chưa biết tới phương Tây, không lẽ gì Trang Tử lại có khả năng đưa ra một ý kiến mà chỉ tới thế kỷ 20 con người mới đặt ra. Khi dẫn lại ý kiến này, TS Đoàn Hương không cân nhắc kể cũng khó hiểu. Thiển nghĩ, có thể đây là ý kiến Trang Tử bàn về phương hướng giữa Đông và Tây, chứ hoàn toàn không bao hàm ý nghĩa văn hoá - địa lý - dân cư như hôm nay chúng ta nghiên cứu?.

    Không tính đến những sai sót về ngữ pháp và chính tả, xét về mặt ngôn ngữ, Văn luận của TS Đoàn Hương là bản sao khá hoàn hảo ngôn ngữ thường dùng của chị trong ?oCâu lạc bộ người yêu thơ? bởi nó có quá nhiều trang, nhiều đoạn được viết vừa khoa trương, vừa sáo rỗng, vừa dễ dãi. Từ những phẩm chất thiếu tính khoa học như đã phân tích, cuốn sách Văn luận khó có thể đưa lại một tác dụng tích cực. Đến đây, tôi nhớ tới ý kiến của GS François Jullien rằng: "Có một hiện tượng phổ biến hiện nay ở cả châu Âu lẫn châu Á: Những người tự mệnh danh trí thức, đôi khi thực ra chỉ là những người đưa ra vài ba ý kiến vu vơ, bỏ lửng nó ở đó hoặc lý giải cắt nghĩa nó một cách hời hợt" 5, cũng mong TS Đoàn Hương không tự xếp mình vào đội ngũ những trí thức kiểu này, và phương cách thiết thực nhất có lẽ là cho Văn luận dừng lại ở Tập 1, âu cũng là vạn phúc cho khoa học văn chương xứ ta. Hơn thế nữa, xin nói thêm, lời khen ngợi của GS Hoàng Trinh dành cho cuốn sách rất dễ làm cho người đọc nghi ngờ cả những thành tựu của người ?omở đường?, dẫu vẫn cho rằng, họ là những người có tâm huyết với văn chương, văn hoá nước nhà.
    (Bài đã đăng trên Tạp chí Văn học số 10 năm 2001)
    ----------------------------
    Chú thích:
    1 Đoàn Thị Đặng Hương - Văn luận (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội, 2000.
    2 D.T. Suzuki - Thiền luận, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992.
    3 Đường thi, Nxb Mai Lĩnh, H.,1940.
    4 Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, H.,1977, tr. 521 - 522.
    5 François Jullien - Bài trả lời phỏng vấn trên báo Tiền phong, số 56, ra ngày 10/5/2000.
  3. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Chán thật, tưởng là lập cái topic để mọi người cùng giải phẫu ông Nguyễn Hòa, lại chẳng thấy ai hưởng ứng. Tôi post thêm một bài nữa, không có ai hưởng ứng thì đành phải thôi luôn, coi như là thất bại. Hu hu...
    ''Cỗ xe'' phê bình ì ạch và một chiếc ''đầu máy'' phì phào!
    Nguyễn Hòa
    1. Phê bình văn học đang lâm vào khủng hoảng - đến hôm nay nhận định này đã không còn là điều ?olạ tai? đối với mọi người khi đề cập tới thực trạng của phê bình trong đời sống văn chương. Trước mối quan ngại của xã hội và công chúng, trước yêu cầu của sự phát triển? nếu thật sự lo lắng cho hiện tại và tương lai của phê bình, không còn cách nào khác những người làm phê bình phải nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật để xem xét, đánh giá công việc của mình. Và trong thực tế, nhiều tác giả - với những cách thức khác nhau, đã và đang cố gắng tìm hiểu nguồn gốc - bản chất của vấn đề, nói cách khác là cố gắng đi tìm câu trả lời ngõ hầu đưa phê bình vượt thoát ra khỏi tình trạng trì trệ. Tuy nhiên bên cạnh đó lại thấy nảy sinh một loại hiện tượng kỳ quặc, dù người viết bài này đã cố gắng tìm hiểu song không thể lý giải tại sao lại có một số vị khoái la lối thất thanh nhiều hơn là bắt tay cùng nhau khắc phục. Điển hình cho hiện tượng trên đây là ý kiến của GS TS Trần Đình Sử trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Quân đội Nhân dân ra ngày 6/6/2003. Sau khi ý kiến của GS TS được đăng tải, ngày 15/6/2003, sinh viên Đỗ Hoà Bình ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhờ Toà soạn báo Văn nghệ Trẻ chuyển đến GS TS một câu hỏi có liên quan trực tiếp tới ý kiến của ông. Nhưng cũng trên Văn nghệ Trẻ ra ngày 22/6/2003, người ta cho biết GS TS đã không trả lời với lý do: ?orất bận, đang tranh thủ từng giờ từng phút, và không có thời gian?. Qua sự kiện trên, là người quan tâm tới vấn đề, tôi không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng GS TS Trần Đình Sử ?obí quá? nên tảng lờ không trả lời câu hỏi của sinh viên, hay đây là một biểu hiện của thái độ học phiệt, của cung cách hành xử rằng người đọc phải ?okính nhi viễn chi? chứ không được phản bác, vặn vẹo...?
    Nguyên văn các nhận xét, ví von của GS TS Trần Đình Sử có nội dung thế này: ?oNhiều người kêu, kêu rất to. Họ vò đầu, bứt tai, vỗ ngực. Có người tỏ ra xót xa, đau khổ, thống thiết vì phê bình văn học đang giảm sút. Nhưng họ không làm gì cả, trong đời sống phê bình văn học đang cần những tiếng nói nghiêm túc, những kiến giải cụ thể, những biện pháp thực tế giải quyết vấn đề của phê bình văn học hiện nay. Nói như vậy để thấy rằng nếu chỉ xót xa, đau khổ mà không làm gì thì đương nhiên phê bình văn học cũng giống như cỗ xe có đầy đủ bộ phận nhưng lại thiếu đầu máy, thành ra muốn xe chuyển động lại phải xúm vào khiêng, ì ạch hơn cả người đi bộ?. Nhận xét trên làm cho tôi hơi bị ngạc nhiên, bởi đọc các bài phê bình văn học đăng tải trên báo chí lâu nay tôi nhận thấy ý kiến trao đổi qua lại (thậm chí trái ngược nhau) rất nhiều, những ý kiến bày tỏ nỗi lo lắng về thực trạng phê bình văn học cũng không ít. Song tôi chưa thấy bất kỳ ai đó ?okêu rất to? rồi ?ovò đầu, bứt tai, vỗ ngực?, và ?oxót xa, đau khổ, thống thiết? cả. Lẽ nào qua lối diễn đạt ấy, ông Trần Đình Sử đã không nhận ra rằng phóng đại và diễu cợt nỗi ưu tư chính đáng của người khác về bản chất là thiếu tôn trọng, là thái độ tự thị hợm hĩnh mà một GS TS đáng lẽ không nên tự đẩy mình vào hay sao. Về phần mình, chưa tính đến các câu hỏi như có thể ví phê bình văn học giống với cỗ xe (?), thế nào là một cỗ xe có đủ bộ phận nhưng lại thiếu đầu máy (?) và phê bình văn học có cần đến ?ođầu máy? hay không (?) chỉ riêng việc ngắm nghía hình ảnh ví von do ông GS TS đưa ra tôi cũng đã thấy buồn cười. Xin phép được ?omúa rìu qua mắt thợ? khi mạo muội thưa với ông rằng xưa nay phàm đã nói đến ?ocỗ xe? là nói đến một phương tiện giao thông đã tương đối hoàn chỉnh, bản thân từ ?ocỗ? đã giúp làm sáng tỏ điều này. Bên cạnh đó, thông thường tôi không thấy người Việt gọi ?ocỗ xe hỏa?, mà chỉ thấy gọi cỗ xe ngựa, cỗ xe bò, cỗ xe cải tiến? Và vì đầu máy là: ?oMáy có sức kéo mạnh, chạy trên đường ray, dùng để kéo hoặc đẩy đoàn tầu?[1] nên chỉ tàu hoả mới có đầu máy chứ chưa thấy một loại xe cộ nào khác lại có đầu máy. Phải chăng GS TS Trần Đình Sử mới chế ra một cỗ xe có đầu máy nhưng chưa đăng ký phát minh, chưa công bố rộng rãi?
    2. Bằng vào một quá khứ phê bình văn học chưa hẳn đã le lói một chút hào quang, sau khi phê phán: ?oNhiều người kêu, kêu rất to?. ì ạch hơn cả người đi bộ? như đã dẫn ở trên, ông GS TS nói: ?oTôi muốn trở lại vấn đề ?okêu? nhưng không làm. Họ kêu để làm dáng, mà làm dáng thì nên chấm dứt. Làm thế là có lỗi với văn học, với bạn đọc?. Đặt các ý kiến trên trong mối quan hệ với công việc phê bình văn học của ông Trần Đình Sử, tôi băn khoăn tự hỏi GS TS phát biểu ý kiến theo tinh thần của câu thành ngữ: ?oLão thảo tắc trách? hay là từ một tấm lòng yêu nghề. Theo dõi văn đàn năm bảy năm nay hầu như tôi chưa thấy ông trình làng một bài phê bình nào thật sự có ý nghĩa xã hội - nghề nghiệp, hay có khả năng thu hút sự chú ý của đồng nghiệp và công chúng, chỉ thấy tên tuổi cùng học hàm học vị của ông được trang trọng in trên trang bìa của một lô những cuốn sách bình giảng văn học chọn lọc, những cuốn sách có nội dung gần gũi với cái gọi là ?ođể học tốt môn văn?... Xa hơn nữa, theo tôi sự nghiệp phê bình của ông cũng đâu có được đầy đặn cho lắm. Tôi không phủ nhận một số đóng góp của ông Trần Đình Sử đối với việc dịch thuật, giới thiệu, quảng bá và bước đầu ứng dụng một hai lý thuyết mới để nghiên cứu văn học, nhưng không vì thế lại không cần phân biệt ranh giới (dù tương đối) giữa một Trần Đình Sử làm nghiên cứu - lý luận và dịch thuật với một Trần Đình Sử viết phê bình, nhất là đối với việc ông thẩm định một số tác phẩm văn chương cụ thể. Khảo sát tác phẩm của ông, tôi thấy GS TS Trần Đình Sử chủ yếu dành công sức khám phá những giá trị văn chương vốn đã định hình, vốn đã được khẳng định, hầu như chưa thấy ông ?ođộng bút? vào các tác phẩm thơ văn mới xuất bản, vào các vấn đề văn học mới nảy sinh,? để phát hiện một tác giả, để đánh giá một xu hướng, để đưa ra ý kiến và nhận định riêng. Qua đó tôi tin ông là một cây bút phê bình ?onghiệp dư? nhiều hơn là nhà phê bình ?ochuyên nghiệp? theo cái cách ông đã định danh trong bài phỏng vấn đã nhắc tới ở trên. Và từ sự quan sát trên một bình diện rộng ấy, theo tôi dường như ông chỉ biết đòi hỏi giới phê bình văn học phải như thế này phải như thế kia mà quên phéng câu ?ohãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm?!
    Thật ra không ai có quyền yêu cầu người làm phê bình phải quan tâm tới tác phẩm này hoặc tác phẩm kia, quan tâm tới vấn đề này hoặc vấn đề khác, nhưng về đại thể nếu không ?osống với văn chương cùng thời? thì làm sao người viết phê bình có thể tham gia thẩm định văn chương một cách cập nhật, làm sao có thể giúp công chúng phê phán điều dở, lĩnh hội điều hay? Đến đây có thể ai đó sẽ thắc mắc tại sao ở phần trên tôi nhắc tới ?omột quá khứ phê bình văn học chưa hẳn đã le lói một chút hào quang? của GS TS Trần Đình Sử mà không chứng minh, ít ra cũng phải được vài ba điều. Tuy nhiên nếu bạn đọc lưu ý tới hai từ ?ochưa hẳn? sẽ thấy đó chỉ là một nghi vấn, nhưng đây là một ?onghi vấn? có cơ sở. Thiển nghĩ việc tìm về với các tác phẩm, các vấn đề văn học đã có tuổi thời gian (nói cách khác là đã được khẳng định) thường là phương cách tốt nhất để vừa có được tiếng tăm vừa không phải đối mặt với những hiện tượng, những vấn đề văn học đương đại chưa biết đúng - sai ra sao. Đối với GS TS Trần Đình Sử, bước đầu có thể tìm hiểu ông đã cố gắng ?ocày xới? văn chương quá khứ như thế nào qua việc thống kê nhan đề các tác phẩm ông đã công bố như: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam? Trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ của ông, tuyệt nhiên không có một bài phê bình văn chương đương đại, chỉ thấy Nguyễn Trãi với Nguyễn Du, Truyện Kiều với Tống biệt hành? Ngay với cuốn Văn học và thời gian, ông cũng chưa vượt qua những giới hạn ?oan toàn?, tức là ông vẫn quanh quẩn với Trang tử và Chí Phèo, Xuân Diệu và Nguyễn Tuân, Thơ Mới và Thơ Đường? (Ở đây xin không tính tới những tác phẩm dịch như: Những vấn đề thi pháp Đôxtôevski, Dẫn luận nghiên cứu văn học? hoặc các cuốn sách đầy dãy những thẩm định hời hợt như: Phân tích bình giảng văn học lớp 12, Thực hành tập làm văn lớp 6, 7, 8, 9?). Không phủ nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của việc trở về với các tác phẩm, tác giả, các vấn đề của văn chương quá khứ, nhưng theo tôi việc ?otrở về? đó phải mang tính phát hiện, phải là kết quả của những khám phá; đặc biệt ở những mức độ khác nhau, sự ?otrở về? ấy còn có vai trò đưa lại một / những cái nhìn mới, đưa lại bài học kinh nghiệm cho việc khảo sát văn chương đương đại? Song dẫu sao thì những công trình ?okiểu? như vậy lại gần gũi với nghiên cứu nhiều hơn là gần gũi với phê bình, dù hai công việc này có quan hệ mật thiết với nhau. Khẳng định hay phê phán một tác phẩm văn chương mới xuất bản, một tác giả mới xuất hiện? phụ thuộc trước hết vào sự sắc sảo, tinh tường, vào năng lực định giá, vào trí tuệ, bản lĩnh, vào nhiệt tâm theo dõi đời sống văn chương? của người phê bình. Mấy năm nay trước bao nhiêu sự kiện phức tạp trong đời sống văn học nói chung và phê bình nói riêng, chỉ thấy GS TS Trần Đình Sử ?omũ ni che tai? đóng cửa ngồi nhà, cắm cúi biên soạn các sách tham khảo mà xét đến cùng, bản chất của các công trình này là góp phần làm teo tóp cái ?ohầu bao còm cõi? của cánh học trò, trong đôi ba trường hợp lại góp phần bình giảng tác phẩm văn chương theo hướng đi xuống (!). Một thời gian dài ?oim hơi lặng tiếng? đứng ngoài sinh hoạt phê bình, ông vẫn phê phán đồng nghiệp ?okêu nhưng không làm, kêu để làm dáng?, và còn khệnh khạng chỉ bảo họ ?olàm dáng thì nên chấm dứt. Làm thế là có lỗi với văn học, với bạn đọc? thì quả là GS TS đã xem nhẹ lời cổ nhân từng dạy rằng ?otiên trách kỷ hậu trách nhân?. Nên tôi tiếp tục băn khoăn phải chăng GS TS chỉ đặt vấn đề nhận xét đồng nghiệp mà ?oquên? phắt chính mình, phải chăng ông cũng có khát vọng đứng vào đội ngũ những người ?olàm dáng?, ?okêu nhưng không làm??
  4. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    3. Cách đây không lâu, luận bàn về cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ của ông Trần Đình Sử, một người bạn hỏi tôi đọc cuốn sách có nhận thấy điều gì ?obất thường?? Tôi trả lời: chỉ nhận thấy vài ba ?obất thường vặt vãnh?. Tỷ như tiểu luận Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam xem ra cũng không có gì mới, chỉ là sự khuếch đại và cập nhật hoá một số ý tưởng của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam; hoặc ở trang 107 khi bàn về ?otha hóa? ông Trần Đình Sử có trích một câu của C.Mác từ công trình ông gọi là Bản thảo triết học 1844 nhưng tên chính thức của công trình này của C.Mác lại là Bản thảo kinh tế - triết học 1844? chẳng hạn. Anh bạn cười và đưa ra một gợi ý về tình trạng ?ođạo văn?. Tôi không tin một GS TS lại có thể làm việc đó. Song chính tôi cũng không biết lý giải thế nào khi thấy từ cuối trang 23 đến đầu trang 25 của cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ [2] (bài Thơ cổ điển) ông Trần Đình Sử dành phiên âm, dịch nghĩa, phân tích ?otính biểu trưng? trong bài thơ Giang Hán của Đỗ Phủ, nhưng nếu làm một so sánh sẽ thấy sự giống nhau kỳ lạ giữa đoạn phân tích này với những gì do Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân viết về bài thơ Giang Hán và đã được dịch - in trong cuốn Về thi pháp thơ Đường [3]. Cuối phần phân tích bài thơ Giang Hán trong Những thế giới nghệ thuật thơ, ông Trần Đình Sử ghi chú ?oXem: Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân, Sức quyến rũ của thơ Đường - Cổ tịch xuất bản xã, Thượng Hải.1989, tr. 38 - 43?. Ghi chú như vậy, nếu người đọc hoặc không có trong tay văn bản chữ Hán của bài Sức quyến rũ của thơ Đường, hoặc không sử dụng được chữ Hán, sẽ không thể biết ông Trần Đình Sử hay Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân là tác giả của cả đoạn phân tích bài thơ Giang Hán, hoặc Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân chỉ là tác giả của câu cuối cùng: ?oNgữ pháp không liên tục làm cho các biểu trưng soi vào nhau theo lối tương đồng, tương phản làm bật ra nhiều ý vị khách quan?? Sau khi cuốn Về thi pháp thơ Đường được xuất bản, nếu quan tâm tới sự chuẩn xác, đáng lẽ tái bản Những thế giới nghệ thuật thơ vào năm 2001 ông Trần Đình Sử phải sửa lại ghi chú giúp người đọc nếu cần có thể tham khảo từ cuốn Về thi pháp thơ Đường, nhưng ông không tiến hành thao tác nghiêm túc này. Thế là sự mơ hồ trước sau vẫn không thay đổi, nó tiếp tục được nối dài, thực hư khó phân biệt. Nó gợi lên sự liên tưởng tới một hình thức ?ođạo văn? thật điệu nghệ!
    Trở lại với bài trả lời phỏng vấn trên báo Quân đội Nhân dân, GS TS Trần Đình Sử nhận định phê bình văn học ở Việt Nam không được ?ochuyên môn hóa? và ?othiếu chuyên môn thì nhìn nhận, đánh giá vấn đề khó mà sâu sắc. Không sâu sắc tất thẩm định hời hợt, thiên lệch dẫn đến hậu quả sai. Rốt cuộc ?ocá đối bằng đầu?. Người không có chuyên môn coi thường chuyên môn, hậu quả đương nhiên tai hại?. Với một tác giả khác có thể tôi sẽ không dừng lại ở nhận định này, với GS TS Trần Đình Sử thì tôi nghĩ ông đang trình diễn tiểu phẩm ?olàm dáng?, nói cho ?ooai? và lờ tịt ?ogót chân Asin? của mình. Xin dẫn ra vài ?othành tựu? của chính ông để chứng minh sự ?okhông sâu sắc tất thẩm định hời hợt, thiên lệch dẫn đến hậu quả sai? như thế nào. Trong phần Lời nói đầu của cuốn Từ đọc văn đến học văn xuất bản lần đầu năm 2001, tái bản lần thứ nhất vào năm 2002 với tên gọi Đọc văn học văn, GS TS Trần Đình Sử xác định đây là tập sách ?ogiới thiệu những bài giảng văn - đọc văn của tác giả viết rải rác trong nhiều năm? và qua đó ?omong nêu ra những cách hiểu khác, để khêu gợi, làm giàu vốn đọc chung và kích thích những tìm tòi mới?. Thoạt đầu tôi rất háo hức đọc cuốn sách, nhưng qua vài chục trang đã thất vọng vì nhận ra ?osự đọc? của GS TS hơi bị ?ocó vấn đề?. Ví dụ:
    - Với nhan đề bài kệ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư, ông phân tích: ?oCáo tật là cáo bệnh, ?othị chúng?: ở đây là bảo mọi người hay. Đây là bài kệ biểu hiện tư tưởng của nhà thơ khi ốm nặng?, rồi ?oNhan đề bài thơ rõ ràng là nhan đề bài kệ, không có vẻ gì là thơ. Nhưng nội dung thì lại khác?. Theo tôi, trong nhận xét do GS TS Trần Đình Sử chế tạo trên đây ông đã hai lần tỏ ra bất cẩn, một là: bài kệ chỉ có thể là suy nghĩ của thiền sư khi ốm nặng chứ không thể coi đó là ?otư tưởng của nhà thơ khi ốm nặng?, hai: về nguyên tắc thì ?okệ là kệ? và ?othơ là thơ? chứ không thể nhập nhằng ?othơ? với ?okệ?. Lý thú hơn, có lẽ vì tay nghề chuyên môn quá cao nên khi đề cập tới nhan đề bài kệ ông đã không chú ý ở cuối trang 299 cuốn Thơ văn Lý - Trần tập I [4] người ta ghi rõ ?oĐầu đề do Lê Quý Đôn thêm?, tức là nhan đề Cáo tật thị chúng được ?othêm? vào bài kệ sau khi Mãn Giác thiền sư đã viên tịch đến mấy thế kỷ. Thế là cái mẩu ghi chú con con này đã bác bỏ toàn bộ những suy luận và ?okhêu gợi? của ông, phải chăng đó không phải là hời hợt?
    - Với bài kệ Hưu hướng Như Lai, GS TS phân tích còn lý thú hơn. Trong mấy trang sách, dường như ông muốn chứng tỏ sự thâm hậu của trí tuệ nên nhắc đi nhắc lại một khái niệm của giáo lý nhà Phật, ấy là khái niệm ?ođốn ngộ?. Ông viết: ?oĐiều đó có nghĩa là muốn tu hành hướng nội để cầu đốn ngộ thì mỗi người có chí phải tự tìm riêng cho mình một con đường?, ?oCâu thơ khích lệ một tinh thần tự chủ, tự lập trên con đường đốn ngộ?? Thiển nghĩ, tinh thần ?ophá chấp? của Thiền tông quan hệ mật thiết với một quan niệm tu hành ?ophóng khoáng? nhằm đạt tới ?ogiác ngộ?. Còn khái niệm ?ođốn ngộ? được GS TS nhắc tới trên đây liệu có liên quan tới vấn đề này không, bởi ?ođốn ngộ? là một trong hai cách thức (?ođốn ngộ? và ?otiệm ngộ? - NH) mà Phật giáo sử dụng để phân biệt hai khả năng đạt tới ?oNiết bàn?. Nếu hiểu ?ođốn ngộ? là gì chắc chắn GS TS Trần Đình Sử không đặt bút viết ra cái gọi là ?ocon đường đốn ngộ?. Buông dao xuống là thành Phật, đã ?ođốn ngộ? thì nói chi tới ?ocon đường?, phải chăng theo GS TS thì ?ođốn ngộ? là quan niệm tu hành của Thiền tông? Nếu đúng thế thì các Thiền sư Việt Nam đâu cần phải học hành, nghiên cứu kinh sách, đâu cần phải tâm thành tu luyện, đâu phải lọ mọ trèo lên Yên Tử? mà chỉ cần chờ đợi đến một lúc nào đó ?opắc? một cái là được giải thoát khỏi chốn ?ovô minh?, trở thành chính quả!
    Đọc ba bài viết của GS TS Trần Đình Sử về ba bài: Cáo tật thị chúng, Hưu hướng Như Lai và Ngôn hoài, tôi tự hỏi không rõ ông có thật sự nắm vững những điều cao siêu ông đã viết ra hay chỉ để ?oloè? thiên hạ. Vả lại, đọc tác phẩm văn học trong chương trình Trung học mà rối rắm như thế này: ?oTrong câu thơ đầu tiên (bài Hưu hướng Như Lai - NH) đều nhắc đến các từ ?otịch diệt? và ?ovô sinh?. Đó là các từ chữ Hán dùng để dịch tiếng Phạn Nirvana, là ?oNiết bàn?. Nghĩa đen của Nirvana là loại bỏ, dịch thành ?otịch diệt?, tức là tĩnh lặng, chết lặng, hoặc ?ovô sinh?, ?ovô vi?. Bởi vì ?ovô sinh? tức ?ovô diệt?. Thiền tông chủ trương ?ovô sinh?, mà đã ?ovô sinh? thì không có ngã, vô ngã, mà vô ngã thì không còn khổ đau nữa. ?oVô ngã? tiếng Phạn là Anâtman, là một trong những tư tưởng cơ bản của Phật học, nhằm phủ nhận sự tồn tại có tính vật chất (?ongã?)?? thì thật là thách đố chứ đâu phải để ?okhêu gợi, làm giàu vốn đọc chung?! Xin nói thêm, những kiến thức trừu tượng được ông trình bày như ở đoạn trích trên là nằm ngoài sự hiểu biết của đa số sinh viên đại học chứ chưa nói tới học sinh trung học phổ thông.
    - Về bài thơ Khi con tu hú, với sáu câu: ?oKhi con tu hú gọi bầy / Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần / Vườn râm dậy tiếng ve ngân / Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào / Trời xanh càng rộng càng cao / Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không? (Khi con tu hú - Tố Hữu) ông Trần Đình Sử viết: ?oĐây là cảnh tượng trưng, nhưng là cảnh tượng tái hiện những cảm xúc mùa hè rất trẻ trung. Tất cả đều như đang hứa hẹn: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, ngô lỗ đỗ có hạt vàng, ve đang bắt đầu kêu. Nắng hè đang rất tươi. Tất cả chưa có gì kết thúc hết. Tất cả như tuổi trẻ của tác giả mới bắt đầu? Tất cả đều được hưởng một cuộc sống tự do, tự nhiên? (Đọc văn học văn, tr.360). Qua đoạn văn trên, ông Trần Đình Sử đã phát kiến ra một ý tưởng táo bạo rằng mùa hè là mùa tượng trưng cho tuổi trẻ để gán ghép một cách khiên cưỡng giữa tuổi đời 19 của tác giả bài thơ với mùa hè. Rồi nữa, ?onghĩa đen? cực kỳ giản dị của câu thơ: ?oBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào? là ngô đã vàng hạt, ngô đã ?ogià câng? phơi đầy trên sân vàng như nắng, lại được GS TS hiểu là ?ongô lỗ đỗ có hạt vàng? nghĩa là bắp ngô vẫn còn nguyên trong bẹ, vẫn vắt vẻo trên cây thì thà? đừng phân tích còn hơn! Nhưng khôi hài hơn ở đây là câu chuyện xung quanh việc ông phân tích câu thơ ?oĐôi con diều sáo lộn nhào tầng không?. Suốt từ năm 1995 đến nay, trong mấy cuốn sách khác nhau ông Trần Đình Sử đều cho rằng: ?oDiều sáo lộn nhào tầng không đây có thể là chim diều chim sáo, có thể là con diều giấy trẻ con thả chơi trên bầu trời??. Có lẽ do thấy GS TS bình giảng kỳ cục quá nên trên tờ Làng Cười (Phụ san của báo Nông thôn Ngày nay) số 26 năm 2003 người ta phải làm mấy câu lục bát để bình lại: ?oChim diều, chim sáo lộn nhào / Bình thơ mà loạn cào cào thất kinh / ?oĐôi con diều sáo? giật mình / Bình thơ như vậy, thiệt tình giết thơ?! Không được trang bị những lý thuyết cao siêu, không có bút lực ?othâm hậu? như GS TS, kẻ viết bài này chỉ dám nói rằng bài thơ Khi con tu hú là một trong những bài thơ hay viết về tâm trạng của người tù. Bài thơ rất giản dị. Nó không có lấy một chữ nói về tù tội, không có bóng dáng giám thị, cai ngục? nhưng nó mang không khí tù túng, ngột ngạt. Tiếng chim tu hú đã gợi nên tứ thơ. Âm thanh từ bên ngoài vọng vào làm cho các hình ảnh của ký ức hiện ra, và làm nặng nề thêm cuộc sống của người tù. Thế mà GS TS lại sử dụng thị giác để phân tích các hình ảnh của ký ức, rồi bình tán linh tinh ngoài văn bản và còn ngó thấy ?ochim sáo? với ?ochim diều? thì oái oăm thật. Qua đây còn ?otòi? ra một điều nữa là GS TS không biết trong thực tế sáo và diều không bao giờ hào hứng vui vẻ ?olộn nhào tầng không?, gặp nhau chúng chỉ có ?ochoảng? nhau. ?oĐọc văn? như vậy mà ông vẫn có thể dõng dạc viết: ?oĐọc văn là việc của mọi người. Đã đến lúc phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường thành việc dạy đọc, dạy cách đọc để học trò tự đọc lấy, thì việc học văn mới thật sự có kết quả. Phải đọc văn để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên? (Đọc văn học văn, tr.8) thì quả là không biết ngại bút và nếu bình giảng như ông ở trên thì người đọc chỉ có ?obé đi? chứ làm sao mà ?olớn lên? được!
    4. Tự đáy lòng, tôi hoàn toàn nhất trí với GS TS Trần Đình Sử về quan điểm: ?oNên dân chủ và đa dạng hoá các ý kiến khác nhau. Nếu phê bình chỉ có trao mà không đổi thì đó chính là ?ođất màu? cho cái sai nảy nở? Không có sự cọ sát sẽ tạo ra phê bình giả? Các nhà phê bình luôn có ý thức về lợi ích quốc gia và trách nhiệm bảo vệ quyền lợi dân tộc. Nhưng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thì không nên ?obảo kê? cho cá nhân nào. Những vấn đề phức tạp thuộc về chuyên môn phải đưa ra tranh luận công khai, xác định rõ sai - đúng? Trong lĩnh vực chuyên môn phải trung thực, thẳng thắn, gọi đúng tên sự vật, không nên thóa mạ, vu khống, xỉ vả một chiều, khi có ý kiến trao đổi thì không được công khai trên mặt báo. Điều này làm cho nhiều giáo sư có uy tín không muốn nói, vì cái đúng và cái sai không sáng rõ?. GS TS đã có ý kiến khá xác đáng về tình hình phê bình văn học, nhưng tôi nghĩ ý kiến của ông không có gì mới cả. Và tôi phân vân không hiểu tại sao ông lại nói trước tình trạng phức tạp của phê bình văn học: ?onhiều giáo sư có uy tín không muốn nói, vì cái đúng và cái sai không sáng rõ?. Từ đó suy ra thì các giáo sư có uy tín chỉ lên tiếng khi đúng - sai đã rõ ràng, còn khi thiên hạ tranh luận, trao đổi (thậm chí cãi nhau!) thì các vị đứng ngoài cuộc, ?otoạ sơn quan hổ đấu? hay chờ khi ?ođục nước béo cò?? Cuối cùng, dẫu biết rằng nhận xét và phê phán nhược điểm, hạn chế của phê bình văn học là quyền của mọi người, nhưng cần phân biệt sự khác nhau giữa ý kiến của công chúng nói chung với ý kiến của người trong cuộc nói riêng. Không thể yêu cầu công chúng phê phán rồi phải tham gia làm phê bình văn học, nhưng với người trong nghề thì điều đó là cần thiết - nhất là đối với các tác giả đã và đang làm công việc phê bình. Đặt một số công việc văn chương mà GS TS Trần Đình Sử đã thực hiện trong tương quan với ý kiến ông mới công bố, tôi nhận thấy giữa chúng có một khoảng cách khá xa. Vì thế qua đây tôi muốn gửi đến ông một góp ý chân thành rằng: Nếu thật sự có thiện chí với phê bình văn học nước nhà, GS TS Trần Đình Sử nên góp sức cùng đồng nghiệp đưa phê bình ra khỏi cơn khủng hoảng mà nó đang lâm vào. Còn nếu chỉ đứng ngoài cuộc để hùng hồn phê phán thì biết đâu lại chẳng là ?ocó lỗi với văn học, với bạn đọc? như GS TS đã khẳng định và biết đâu lại chẳng làm cho chiếc ?ođầu máy? kéo ?ocỗ xe? phê bình phì phào được vài hơi rồi tắt ngóm như ước mơ viển vông về ?ođộng cơ vĩnh cửu? vậy!
    NH 6/2003
    Bài viết này được giới thiệu lần đầu trên tạp chí Ngày Nay, số 7 và 8, tháng 4/2004
    ______________________
    [1] Hoàng Phê (chủ biên) - Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội và Trung tâm Từ điển học, H. 1994, tr. 29.
    [2] Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2001.
    [3] Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (dịch) - Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng 1998, tr. 245 - 246.
    [4] Thơ văn Lý - Trần, Tập I, NXB Khoa học xã hội, H. 1977.

  5. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Phê bình văn học rất khó , vì phải hơi nặng đòn một chút mới có dấu ấn. Nhưng rồi lại đắc tội với đương sự và người khác chính kiến ngay. Ngày trước Vương Trí Nhàn chả bị lùa cho một chập, rồi Trần Đăng Khoa có mấy bài ngắn ngắn về Sóng ở đáy sông mà lại chả tung toé.
    Bác NH chăm chỉ , viết cần mẫn, công phu. Bài về ĐH hình như hơi quá lời.
    Nói chung khen chê là cả một nghề nguy hiểm.
    Được anjingruyu sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 17/11/2005
  6. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Đang chán nản vì không có ai hưởng ứng, may có anjingruyu tham gia. Tôi cũng nghĩ như bạn, đúng là làm phê bình nhiều khi cần phải nặng tay, nhưng bác Nguyễn Hòa lúc nào cũng nặng tay không có ai là bác ấy chừa ra cả, xơi tất. Danh sách nạn nhân của bác này dài dằng dặc. Trần Quốc Vượng, Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, Đoàn Hương, Bùi Việt Thắng, Hoàng Trinh, Mã Giang Lân, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Đồng Đức Bốn... mà chẳng có ai trả lời hay bênh vực, chỉ thấy im thin thít Bác Hòa viết đúng hay là người ta không muốn dây vào bác ấy nhỉ? Tôi thắc mắc từ lâu, muốn lập một topic để mọi người trả lời giúp.
    Riêng TS Đoàn Hương tôi lại thấy không nặng tay. Bà Đoàn Hương chỉ giỏi khua môi múa mép chứ viết lách sáo rỗng lắm. Xem bà này trên tivi quanh đi quẩn lại chỉ vài trăm từ, đại ngôn. Năm ngoái trường KHXHNV rà soát văn bằng của cán bộ giáo viên, phát hiện ra bà Đoàn Hương không có bằng tiến sĩ, chỉ thấy nộp cái giấy chứng nhận của lãnh sự quán Việt Nam ở Bacu, quái lạ nhỉ. Hàng chục năm bà Đoàn Hương khoe là tiến sĩ khoa học mà lại không có bằng chẳng hiểu ra làm sao. Ở trường KHXHNV bây giờ chỉ gọi bà Đoàn Hương là tiến sĩ, không có chữ khoa học. Bài của Nguyễn Hòa viết về Đoàn Hương công bố từ năm 2001, tôi copy từ evan. Tiện thể post luôn bài Nguyễn Hòa viết về sự kiện Đoàn Hương nghiệm thu công trình Văn luận như thế nào.

    Văn luận (tập 1) và hậu-Văn luận (tập 1)
    Nguyễn Hòa
    (Thư ngỏ gửi Phạm Lưu Vũ và bạn đọc)
    Tôi rất cảm kích và xin được cảm ơn anh Phạm Lưu Vũ sau khi đọc bức thư của anh bàn về hai bài viết của tôi có liên quan tới Đoàn Hương và Nguyễn Hiếu trên eVăn. Khi công bố những bài viết như vậy, tôi nghĩ đây chỉ là nỗ lực cá nhân (không biết có vô vọng?) trong khi cố gắng góp phần đưa các hoạt động khoa học văn chương ở Việt Nam vào trật tự cần có và phải có. Nhân đây, xin được cung cấp thêm với anh cùng bạn đọc một số thông tin về cuốn sách Văn luận (tập 1) của Tiến sĩ Đoàn Hương.

    Sau khi Bàn về Văn luận của GS Hoàng Trinh đăng trên tạp chí Văn học (nay là Tạp chí Nghiên cứu Văn học) số 5 năm 2001, tháng 6 năm 2001, tôi viết Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông và gửi tới tạp chí Văn học. Song không hiểu vì lý do gì, Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông đã nằm "om" ở tạp chí này suốt ba tháng. Tháng 9 năm 2001, tôi đề nghị Tổng biên tập tạp chí Văn học - lúc ấy là GS Hà Minh Đức, cho biết nếu tạp chí không đăng thì trả lời dứt khoát, để tôi có thể công bố ở nơi khác, và lập tức tháng 10 năm 2001, Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông... được đăng tải, sau khi GS Hà Minh Đức có "góp ý" thay đổi đầu đề từ Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông thành Những cảm luận kỳ lạ về thi pháp phương Đông (! - NH). Để bài viết được công bố, tôi đã đồng ý với sự "góp ý" này.
    Trong thời gian Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông nằm "om" ở tạp chí Văn học, một sự kiện khá hi hữu đã xảy ra với cuốn Văn luận (tập 1). Đó là tại trường Đại học Khoa học xã hội - Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Văn luận (tập 1) đã được nghiệm thu, được cấp kinh phí vài chục triệu đồng như với một công trình khoa học, và điều đáng nói ở đây là người ta đã vi phạm một số quy chế nghiệm thu một công trình khoa học:
    1. Văn luận (tập1) xuất bản trước khi nghiệm thu, trong khi về nguyên tắc, đã là công trình khoa học thì chỉ sau khi được nghiệm thu, đã sửa chữa theo sự góp ý (nếu có) của Hội đồng khoa học thì mới được xuất bản.
    2. Văn luận mới chỉ là tập 1, nói cách khác, nó mới chỉ bao gồm 1/2, 1/3, 1/4... gì đó của một công trình, và như vậy, Văn luận (tập 1) chưa đủ hoàn chỉnh để có thể nghiệm thu.
    Khi đảm nhiệm chức trách chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Văn luận (tập1), ông chủ tịch Hội đồng đã có trong tay bản thảo Những cảm luận kỳ dị về thi pháp phương Đông của tôi, và tôi cũng được biết một số người tham dự nghiệm thu đã đọc bản photocopy bài viết này, nhưng để nghiệm thu được Văn luận (tập 1), người ta đã coi như không có nó trên đời, và một sản phẩm "dỏm" như Văn luận (tập 1) nghiễm nhiên trở thành công trình khoa học của một trường đại học tầm cỡ quốc gia. Chính vì thế cho đến nay, tôi vẫn chưa thể tự mình trả lời các câu hỏi đại loại như:
    - Phải chăng những người tiến hành nghiệm thu đã không đọc cuốn sách?
    - Phải chăng người ta đã đọc nhưng không có khả năng thẩm định và nhận ra những luận điểm "nhố nhăng" (xin lỗi nếu quá lời - NH) trong đó?
    - Phải chăng người ta đã đọc, đã nhận ra những luận điểm "nhố nhăng" nhưng cố tình lờ đi để Văn luận (tập 1) được nghiệm thu trót lọt?...
    Kể lại câu chuyện "hậu-Văn luận (tập 1)" trên đây với anh và bạn đọc, tôi không có ý định "bới" lại một chuyện cũ, mà qua đó muốn lưu ý các nhà khoa học văn chương ở Việt Nam cần có ý thức nghiêm túc hơn nữa trong khi sản xuất ra các công trình khoa học. Nếu không, sẽ dễ dàng tạo dựng nên những "tên tuổi giả", những "công trình dỏm" làm tổn hại tiền của nhân dân.
    Xin gửi tới anh và bạn đọc lời chào trân trọng!

    Hà Nội, ngày 13/1/2005

  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bác NG Hòa là 1 trong những nhà phê bình làm việc nghiêm túc và chất lượng nhất của ta. Tôi cũng có đọc bác này, tuy nhiên thể loai phê bình thì tôi ko thích, đọc mệt lắm. Tôi chỉ đọc khi thấy bài phê bình cho các tác phẩm mà tôi đã đọc qua, tò mò xem các phê bình gia đọc có khác mình nhiều ko thôi.
  8. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nhớ trong topic nào của ttvn có các bạn hỏi về mấy cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam, để các bạn tham khảo ý kiến phê bình của Nguyễn Hòa với mấy cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam tôi gõ và post bài cua Nguyễn Hòa đăng trên báo Giáo dục thời đại chủ nhật số 45 ngày 6/11/2005 để các bạn đọc nhé
    VỀ MỘT CÔNG TRÌNH ?oGIẢ KHOA HỌC? CỦA MỘT TIẾN SĨ
    Từ sự cần thiết phải đào tạo, trang bị cho sinh viên các tri thức cơ bản về văn hóa dân tộc, gần chục năm nay, bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam đã được triển khai giảng dạy trong các trường đại học, và giáo trình dành cho bộ môn này gồm hai cuốn sách cùng có tên gọi là Cơ sở văn hoá Việt Nam. Về cuốn giáo trình thứ nhất, với sự xuất hiện của các bài viết như: Đọc quyển Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (Lê Thành Khôi, Văn hoá nghệ thuật số 4/2004), Trần Ngọc Thêm và trò ảo thuật văn hoá (Phạm Hoàng Quân, Tia sáng số 9/2004)? có thể nhận thấy một số luận điểm trong cuốn này vẫn còn chưa có sự đồng thuận. Về cuốn giáo trình thứ hai, ngay sau khi nó mới xuất bản, tôi đã có bài đăng trên báo Thể thao & Văn hoá (1997) để chứng minh đây là một cuốn sách ?ođạo văn? hết sức tùy tiện và bừa bãi, song cho đến nay vẫn chưa thấy tập thể tác giả của nó trả lời, ngoài một lời cảm ơn khá mông lung ở lần ?otái bản? (?). Tuy nhiên, dù chưa có sự đồng thuận và bất chấp tình trạng ?ođạo văn?, hai cuốn sách trên vẫn được coi là giáo trình của bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam để giảng dạy trong các trường đại học, và cho đến nay, dường như những người có trách nhiệm vẫn chưa nhận thấy đã đến lúc cần phải có một cuốn giáo trình thống nhất, có nội dung được kiểm định nghiêm túc về mặt khoa học. Thực tế này làm tôi nghĩ rằng phải chăng do sự ?ochưa nhận thấy? mà người ta đã tạo điều kiện để đẩy tới sự ra đời một cuốn sách hết sức ?okỳ quái? có tên gọi là Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Nam do TS Chu Thị Thanh Tâm và Ths Trần Thúy Anh thực hiện (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2004)? Tôi quả quyết về sự ?okỳ quái? bởi theo tôi, bên việc ?ocóp nhặt? và ?ođạo văn?, cuốn sách còn bộc lộ khá nhiều hạn chế về tri thức của các tác giả và qua đó, có lẽ họ đã góp phần làm ?ohạ giá? một khát vọng lành mạnh là ứng dụng công nghệ Multimedia (đa phương tiện truyền thông) vào công việc dạy - học. Thử xem xét trên vài phương diện cơ bản:
    1. Về việc ?ođạo văn?:
    Chương IV có đề mục Câu hỏi kiểm tra, thi học phần và bài tập thực hành nghiên cứu của cuốn sách Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Nam (tr. 217), các tác giả đã ?othuổng? toàn bộ hệ thống ?oĐề thi Cơ sở văn hóa Việt Nam? với tính cách là sản phẩm khoa học độc lập, là tài sản tinh thần riêng của GS TS Trần Ngọc Thêm để đưa vào cuốn sách mà không hề có bất cứ một chú thích nào. Nếu các tác giả có ?osáng tạo? thì chỉ là ở chỗ họ đã ?omông má?, sắp xếp đảo đi đảo lại một cách cẩu thả. Đặng làm sáng tỏ vấn đề, tôi đã liên lạc với GS TS Trần Ngọc Thêm để xác minh và được Giáo sư Tiến sĩ xác nhận, hiện tôi đã có bản scan của hệ thống câu hỏi. Và tôi nghĩ, GS TS Trần Ngọc Thêm hoàn toàn có đủ cơ sở để kháng nghị việc TS Chu Thị Thanh Tâm và Ths Trần Thúy Anh đã ?ođạo văn? của ông.
    2. Về cấu trúc:
    Cuốn Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Nam có 362 trang, nhưng phần liên quan tới nội dung chính chỉ có 220 trang; còn lại, ngoài Mục lục, Lời giới thiệu? cuốn sách được ?ođộn? thêm hơn 100 trang Phụ lục, và thật là ?okỳ quái? vì nhiều bài trong Phụ lục hầu như không dính dáng tới mục đích của cuốn sách, nên có thể khẳng định hoặc là các tác giả ?ođộn? thêm cho ?ocông trình? thêm phần ?odày dặn?, hoặc cuốn sách là diễn đàn để TS Chu Thị Thanh Tâm công bố những tiểu luận khoa học hết sức ?onhố nhăng? của mình. Bởi bên các tiểu luận ít nhiều còn có tính khoa học của Robert Lado, Phạm Đức Dương?, đọc các bài viết của Tiến sĩ Chu Thị Thanh Tâm trong Phụ lục, tôi không khỏi ái ngại vì giá trị lý luận - thực tiễn của chúng quá thấp, nếu không nói là hết sức sơ sài, kèm theo vài ba sự dung tục. Xét từ góc độ tiếp cận, tôi không hiểu các bài viết đó thuộc về văn hoá học, dân tộc học, ngôn ngữ học, hay... ?ocái gì học?? Như vậy chỉ có hai khả năng, hoặc là Tiến sĩ chưa nắm bắt được các yêu cầu cơ bản của thao tác nghiên cứu; hoặc là các hội thảo Tiến sĩ đã tham gia còn rất ?oabc? về học thuật. Cho nên, nếu coi bài Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy những môn lý thuyết ở hội trường của ĐHNN - ĐHQGHN (tr. 247) chỉ là ?odị bản? của Chương I (tr.21), thì bài Nét văn hoá trong giao tiếp đời thường của người dân huyện đảo Vân Đồn (tr.253) chỉ là một bài báo hạng xoàng. Chưa kể trong bài Bàn về hai từ ?ogì? và ?oấy?, không rõ Tiến sĩ đã ?obịa? hay kiếm ở đâu ra những câu văn hết sức ?obất thường? để làm dẫn chứng, Ví dụ: ?oEm đã ấy chưa? - Ấy rồi mà vẫn chưa gì anh ạ - Gì thì gì, cứ chịu khó ấy vào - Vâng, có lần em ấy cũng ra gì lắm anh ạ, nhưng vẫn chưa có gì??(!). Thiển nghĩ nếu không tỉnh táo, sinh viên nào chót nghiền ngẫm các bài viết kể trên sẽ rất dễ nảy sinh thái độ coi thường khoa học và tôi tự hỏi, không rõ sự tự tin của Tiến sĩ đã đạt tới mức độ cao - thấp ra sao để có thể xếp mấy bài viết ?okỳ quái? của mình vào phần Phụ lục đặng giúp sinh viên nâng cao tri thức?
    Với 220 trang dành cho nội dung chính, tính một cách rộng rãi thì số lượng từ được tác giả sử dụng chỉ đủ in quãng 50 đến 60 trang, còn lại là những trang ?obài giảng điện tử?, mỗi trang có in khoảng năm bảy từ đến vài chục từ, kèm theo một hai bức ảnh. Nghĩa là nếu sinh viên mua cuốn sách này để học thì mỗi bài giảng họ chỉ được cung cấp tri thức qua mấy cái đề mục, mấy bức ảnh và nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, thì họ sẽ được các tác giả hướng dẫn tìm kiếm trên web google.com - một thao tác mà không cần phải đọc cuốn Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Nam, bất kỳ người nào sử dụng internet cũng đều có thể thực hiện!
    Và theo tôi, điều ?okỳ quái? nhất trong cuốn sách này là nó có 83 trang giấy hoàn toàn không chứa đựng bất kỳ một thông tin nào ngoài dòng chữ in trên đầu trang: Phần ghi chép suy nghĩ của cá nhân nảy sinh trong quá trình dạy - học trên lớp. Với 83 trang giấy ?otrắng một cách vô nghĩa? này, lẽ ra TS Chu Thị Thanh Tâm nên in thành một cuốn sổ bán kèm theo sách thì có thể còn mang một ý nghĩa nào đó, hơn là để chúng tồn tại một cách vô hồn. Phải chăng đây là ?ochiêu thức? buộc sinh viên phải mua sách, để ?olòe? người đọc?
    3. Về nội dung: Tôi cho rằng ứng dụng công nghệ Multimedia vào việc dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Nam (và các môn học khác nữa) là hết sức cần thiết, song sự ứng dụng sẽ chỉ có giá trị thực tế nếu người ứng dụng nắm bắt một cách thấu đáo bộ môn mình giảng dạy, vì nếu không thấu đáo thì sự ứng dụng cũng trở nên? thừa! Tiếc thay, các tác giả Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Na không chỉ tỏ ra rất hời hợt, không có khả năng lựa chọn những đơn vị kiến thức tinh túy từ tác phẩm của người khác và? ?ohơi bị liều?, mà qua những gì họ trình bày, tôi nghĩ ngoài cụm từ ?ocông nghệ Multimedia?, thì tri thức về công nghệ thông tin của TS Chu Thị Thanh Tâm và Ths Trần Thúy Anh cũng chưa vượt qua chương trình đào tạo ?otin học văn phòng bằng A?. Bởi từ những gì họ trình bày, tôi nhận ra họ ?ohọc lỏm? ở đâu đó nhiều hơn là những kiến thức mà bản thân họ được trang bị một cách cơ bản.
    Vì cuốn sách chứa đựng quá nhiều sự cẩu thả trong phương pháp, lập luận, kiến thức, văn phạm, văn bản,? nên tôi chỉ xin đưa ra một vài ví dụ giúp bạn đọc kiểm chứng:
    - Tôi không hiểu tại sao ở trang 14 của cuốn sách, các tác giả viết như thế này: ?oCuối cùng, xin kính chúc các đấng bề trên, các bạn bè đồng nghiệp và các em sinh viên thân yêu dồi dào sức khỏe??, xin hỏi ?ođáng bề trên? là cụm từ dùng chỉ ai đây? Không những thế, vượt qua các ?ođấng bề trên? từng nhấn mạnh vai trò của con người đối với tự nhiên và xã hội, các tác giả cuốn sách đã tiến hành nghiên cứu ?ocon người văn hóa? từ lý thuyết của S.Freud và đi tới kết luận: ?ocái Siêu Tôi chính là con người Văn hóa, nó luôn điều chỉnh, làm trọng tài cho sự đấu tranh giữa cái Tôi và cái Không Tôi? (tr.40). Như thế này thì khiếp quá, là người cũng có đôi ba chữ nghĩa về văn hóa học, cho đến nay tôi chưa thấy bất kỳ một nhà nghiên cứu văn hóa nào từng tuyên bố như TS Chu Thị Thanh Tâm và Ths Trần Thúy Anh. Hay là các tác giả này đang định cổ vũ cho xu hướng lấy Phân tâm học của S.Freud để xây dựng ?ocon người văn hóa? ở Việt Nam?
    - Bàn về không gian văn hoá ba miền Bắc - Trung - Nam, các tác giả cho rằng xuất xứ của tình trạng này là ?ocó thể từ khi đất nước bị chia cắt bởi đế quốc Mỹ? (tr.126). Thật kinh hoàng, một sự kiện lịch sử diễn ra từ nửa đầu thế kỷ XX lại được người ta ?okéo? về nửa cuối thế kỷ XX thi quả là không còn gì để nói. Và do đó, sự nghi ngờ của tôi về kiến thức cơ bản của các tác giả càng trở nên? xác thực!
    - B14 của cuốn sách là bài giảng về ?ovăn hóa tín ngưỡng, tôn giáo? và ở trang 170 có đề mục ?oII. Tôn giáo? với nội dung nguyên văn như sau: ?oTích hợp văn hóa Đông - Tây với lý tưởng cộng sản: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?. Tôi coi đây là một sự tùy tiện rất đáng lên án, vì lẽ trước hết là phải chăng người ta coi ?olý tưởng cộng sản? là một ?ocái gì đó? nằm ngoài văn hóa Đông - Tây (?), và tiếp nữa, không thể xếp vấn đề ?oTích hợp văn hóa Đông - Tây với lý tưởng cộng sản: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh? vào đề mục ?oTôn giáo? trừ khi các tác giả coi ?oNguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh? cũng là một tôn giáo?...
    Điểm qua một số phẩm chất theo tôi là ?okỳ quái? đến mức đủ điều kiện để khẳng định cuốn sách Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Nam chỉ là một công trình ?ogiả khoa học? do thiếu vắng quá nhiều phẩm chất khoa học tối thiểu. Rất tiếc, không rõ do bị ?oshock? trước thuật ngữ Multimedia hay do lòng ưu ái mà hai vị giáo sư viết bài ?omở đầu? và ?okhóa đuôi? cho cuốn sách lại ?ovung vít?quá nhiều lời khen tặng. Vậy mà Hội đồng khoa học của Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã nghiệm thu ?ocông trình? này và để cho các tác giả sử dụng làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên. Rất tiếc là cho đến nay, mỗi khi mở đầu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, ngoài hai cuốn giáo trình đã nói ở trên, TS Chu Thị Thanh Tâm và Ths Trần Thúy Anh còn yêu cầu sinh viên phải tìm mua và đọc cuốn sách? Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở văn hoá Việt Nam. Quả là một hình thức vừa giảng dạy vừa? makerting rất độc đáo!
    Nguyễn Hòa


  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Á à, thế này thì nhà bác Hoà có tư thù với codet rồi. Mấy vị trên, đều là thầy cô giáo Đại Học của tôi cả. Mà 1 chữ cũng là thầy , 1/2 chữ cũng là thầy! Thế thì lần này, sẽ kéo cả nhà ttvn này đi cho bác Hoà bánh bao cafe cho biết mặt luôn.
  10. kelly2005

    kelly2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, mình có một thắc mắc nho nhỏ. Nguyễn Hoà có phải chính là người đã tham gia tranh luận với Lê Xuân Khoa trên talawas hồi đầu năm về chủ đề "Gọi tên gì cho một cuộc chiến" (chiến tranh Việt Nam 1954-1975) không?
    Các bài phê bình văn học của Nguyễn Hoà thì mình rất thích. Loạt bài tranh luận với Lê Xuân Khoa thì mình ko thích lắm vì tư tưởng khá cứng nhắc và bảo thủ. Nếu đúng là của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà mà chúng ta đã bàn ở đây thì hơi ngạc nhiên.
    Bạn nào biết thì thông tin giùm. Cảm ơn nhiều!

Chia sẻ trang này