1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phê bình văn học của Nguyễn Hòa

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tieucaluoi, 16/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. qthang2007

    qthang2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn tieucaluoi, lần sau đặt thêm cái đường dẫn nữa, ai thích lấy html còn vào lấy
    - nhân đây cũng lưu ý các bạn, muốn đánh giá NHòa, các bạn hãy xem thêm 1 số cuộc tranh luận của các GS,PGS, TS để hiểu thêm thái độ của họ
    - nếu các bạn cần, mình sẽ gửi lên đây 1 số
    =================
    diễn đàn ttvnol hoàn toàn tuân thủ pháp luật của nhà nước CH XHCN Việt Nam
    diễn đàn ttvnol là 1 diễn đàn dân chủ, công bằng , tất cả các thành viên vi phạm nội quy sẽ bị xử lý
    qthang2007 =Tuongcuopsaudoi = ngac_ngoai_van_con_them
    Được qthang2007 sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 20/12/2005
  2. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm bạn qthang2007 à, tôi có đọc những không nhiều lắm. Nếu bạn có bài của các GS PGS TS thì pots để tôi đọc với, hay là cho đường dẫn cũng được. Có điều kiện để so sánh bạn nhỉ. Tôi có người bạn chơi thân với Nguyễn Hòa, bạn tôi bảo hôm nào sẽ giới thiệu để tôi làm quen, nửa muốn làm quen để biết Nguyễn Hòa, nửa lại sợ quen rồi mà thất vọng thì chán. Tôi đang phân vân.
  3. tuongcuopsaudoi

    tuongcuopsaudoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi, mấy hôm mình bận nên chưa gửi được như đã hứa. Nay xin gửi trước 2 bài (vừa mới gửi ở bên LSVH), trong đó Nguyễn Hòa lấy bút danh là Hà Yên đập cho Cố Nhân (viết bừa bãi) te tua.
    ==
    10.2.2005
    Cố Nhân
    Về bài viết "Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người" của GS Phan Ngọc
    Trước hết nói về cái tên bài viết, "Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người" (Văn nghệ Trẻ, số 4, ra ngày 23.1.2005). Thật là hiền lành, thật là yêu nước, yêu văn hóa, yêu cuộc sống, yêu con người. Vậy thì còn gì để nghi ngờ? Còn gì để phải cảnh giác? Tôi không hiểu cái tít ấy do Ban Biên tập báo Văn nghệ Trẻ đặt, hay của tác giả GS Phan Ngọc, nhưng dù của ai thì cũng đều quá khéo, tuyệt vời "mật ngọt", và chỉ cần một bước vắn tắt đến choáng váng như thế, tác giả đã ngồi hẳn được vào lòng độc giả.
    Cốt lõi của bài viết, xin nói ngay, là để ca ngợi bản sắc văn hóa Việt Nam, ca ngợi cuộc sống con người, đúng như tên bài. Nhưng vấn đề là ở chỗ: GS Phan Ngọc đã không trực tiếp phân tích những nét hay, nét đẹp của văn hóa Việt Nam, để qua đó độc giả cảm nhận mà yêu mến nó một cách đàng hoàng. Ngược lại, ông dùng yêu pháp: biến nền văn hóa Trung Hoa láng giềng thành một khối cực đoan, dị hình dị dạng, để dễ bề phủ nhận vẻ đẹp của nó. Các bạn không tin ư? Thì hãy đọc chính những lời mà theo như ông, GS Phan Ngọc, đã nói với người cầm đầu môn Ðôn Hoàng học, một nhà thư pháp, họa sư, nhạc sư nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa: "Xin lỗi ông, đó (Văn hóa Trung Hoa- CN) là nền văn hóa không biết đến mức độ. Chúng tôi không thể nào học cái văn hóa ấy được. Văn hóa chúng tôi chuộng cái bình thường, vừa phải gần gũi, quen thuộc, tránh mọi cực đoan... Tôi phục văn hóa Trung Quốc, nhưng lại sợ nó. Còn tôi yêu văn hóa Việt Nam, vì nó gần gũi, như bà mẹ của tôi".
    Sẽ có bạn hỏi, nhỡ đâu GS Phan Ngọc không ưa văn hóa Trung Hoa thật thì sao? Tất nhiên, điều đó là quyền của ông. Nhưng phải có một điều không thể chứ, đó là sự cố tình làm méo mó hình ảnh "đội bạn" chỉ vì mình không thích người ta. Lại sẽ có bạn hỏi, thì GS Phan Ngọc đã chẳng hơn một lần thề thốt "không hiểu nổi nền văn hóa Trung Hoa" đấy thôi, không hiểu thì nỗi sợ sẽ là dễ hiểu, lời nói dễ thành xúc phạm, thông cảm đi (?!) Không, với mấy chục năm học chữ Hán, GS Phan Ngọc chẳng đã từng công khai bày tỏ sự hiểu biết đến độ khâm phục nền văn hóa Trung Hoa khổng lồ kia đấy chứ? Còn nếu quả thực GS Phan Ngọc vẫn không hiểu (điều này cũng có thể xảy ra) thì ông sẽ phải nghĩ kỹ thêm nữa, chứ cớ sao lại dễ dãi bảo người ta là "không biết đến mức độ", bảo Trung Hoa là "thích đi ngược lại cái nhìn của loài người, cái vô thắng cái hữu, cái thần thắng cái thực, cái đen trắng thắng mọi màu sắc"? Dứt điểm ở đây có sự bậy bạ.
    Chúng ta yêu văn hóa Việt Nam như yêu mẹ ta, đó là tình yêu không lời nào sánh được, không điều kiện, không thể giải thích nổi. Kiểu như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết: "Mẹ ta không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu, rối ren tay bí tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò, sung chát, đào chua... Câu thơ mẹ hát gió đưa về trời", chứ tại sao cứ phải chê bai nói xấu các bà mẹ khác? Tôi không biết GS Phan Ngọc yêu văn hóa Việt Nam hơn ai, yêu mẹ mình hơn ai, nhưng tôi cũng đồ rằng, chắc gì ông ta đã dám nói như thế với vị Trưởng môn phái Ðôn Hoàng đáng kính. Nếu có, thì chắc gì ngài Nhiêu Tông Di (Jao Tsung-i) đó đã để yên, hoặc chí ít thì cũng phất áo đứng lên mà cười nhạt: "Vâng, xin kính bái mớ bái cái tấm lòng yêu nước yêu mẹ đến tuyệt vời trong trắng ấy của Ngài"?
    Bây giờ chúng ta thử xem những thứ GS Phan Ngọc đã dẫn ra để quy nạp nền văn hóa Trung Hoa là vô độ, là khác đời, xem có đúng không.
    Thứ nhất, ông Phan Ngọc bảo sự thống nhất của Trung Hoa không phải bằng chính quyền, kinh tế, hay văn hóa, mà là bằng chữ viết.
    Ô hay, thống nhất hay không, phải là ý chí của cả một dân tộc, và bằng nhiều phương thức, biện pháp, và kéo dài trong cả một quá trình, thậm chí trong toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển, chứ cứ đâu chỉ bằng vào chữ viết? Sao ông không hiểu điều đơn giản, là trong cái dân tộc vĩ đại có tên là Trung Hoa như ngày nay, có biết bao các dân tộc nhỏ bé đã từng bị đồng hóa vào nhau? Có thể cái bộ phận biết viết chữ Nho đầu tiên là rất văn minh, văn minh kiểu chữ nghĩa, kiểu văn tự, nhưng các bộ phận khác cũng rất văn minh, nhưng theo kiểu khác, có thể về mặt quân sự, kinh tế, chính trị... chứ? Khi đồng hóa vào nhau, cả cộng đồng chung sẽ dùng chữ Nho của người Sở, quân sự của người Tần, kinh tế của người Ngô, thể thao của người Kim, pháp quyền của người Ngụy... ví dụ thế. Và trong suốt 5000 năm đó, chỉ một số nhỏ may mắn không phải chịu chung số phận, vẫn còn là độc lập, bản sắc như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản... Chả lẽ ông lấy cộng đồng nói tiếng Anh, bảo rằng người Anh, người Mỹ, người Úc, người Tân Tây Lan, Ái Nhĩ Lan... không thống nhất được, chỉ vì họ can tội không chịu khép mình vào một quy tắc chặt chẽ như cách viết chữ Nho? Còn nếu ông bảo người Trung Hoa chỉ viết chữ Trung Hoa, thì khác nào bảo loài gà chỉ gáy tiếng gà? Chữ Nho là một trong những thành tựu của người Trung Quốc, nó có ưu và nhược điểm riêng, cũng như chữ Nôm là một trong những thành tựu của người Việt Nam, chữ tượng hình của người Ai Cập cổ, chữ Phạn của người Ấn Ðộ... không thể bảo vì người Trung Hoa dùng nó để viết mà họ đã trở thành trái khoáy, vô độ, hay độc nhất vô nhị... gì gì đó trước cả thế giới.
    Thứ hai, ông Phan Ngọc bảo thư pháp Trung Hoa còn cao hơn cả thi, cao hơn cả họa, là "phi bạch" tức "cái trắng bay", đẩy con người đến chỗ mù quáng tôn thờ cái "vô" mà quên cái "hữu"! Xin lỗi, người viết bài này từng nghe bảo mỗi chữ Nho thông thường có rất nhiều cách hiểu, "phi bạch" biết đâu không phải chỉ là "cái trắng bay", mà còn là "cái sáng rõ bay", "cái lời nói bay", hay "cái không lời", "cái dải lụa phấp phới"...? Mà dù cho có là "cái trắng bay" cắn chết "cái đen bay" của người Việt Nam học đòi viết chữ Nho đi nữa, thì đó cũng chỉ là một quan niệm, một góc nhìn, một tuyên ngôn nặng xúc cảm của một nhà thư pháp nào đó nhân lúc cao hứng mà "khởi ngôn chí", chứ đâu phải đã đại diện cho dân tộc Trung Hoa phủ định nhân loại như ông Phan Ngọc tùy tiện quy kết? Chả lẽ tới đây nhỡ người Hà Nội vẽ hình rồng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì ông Phan Ngọc lại bảo là dân Hà thành khinh miệt dân các địa phương khác, các thủ đô khác là giun là dế ư?
    Thứ ba, ông Phan Ngọc bảo "văn hóa Trung Quốc là để phục vụ các vương công giàu nứt đố đổ vách, có thể nuôi trong nhà hàng ngàn thực khách, những thương nhân giàu địch quốc... Còn văn hóa Việt Nam là để phục vụ một quần chúng yêu nước, gắn bó với gia đình, đồng ruộng, cuộc sống vợ con. Cho nên văn hóa Việt Nam chọn cách biểu hiện riêng là mức độ vừa phải, thường là nhỏ bé, gắn với cuộc sống hàng ngày, với con trâu, con lợn, truyền thống tiết kiệm, cần cù lao động, giữ nhân cách, không màng đến pháp thuật, đến sự vận khí, sự phủ nhận thực tại...". Chao ôi, thực là giản dị, thô mộc và thân thương làm sao!
    Có một thực tế, là dân tộc Trung Hoa vốn dĩ có một sức sống dồi dào, khả năng xâm thực và đồng hóa khổng lồ, nên họ đã liên tục lớn mạnh và đạt đến những thành tựu rực rỡ trong suốt cả mấy nghìn năm trung đại. Thành tựu của nền văn minh Trung Hoa trải rộng trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, từ văn hóa, khoa học kỹ thuật, đến chính trị, quân sự, xã hội..., đạt những thái cực hết sức khác nhau, từ cao cả hùng vĩ nhất, đến tinh vi vô vi huyền bí nhất, từ cái sáng chói rực rỡ tót vời, đến những cái có thể coi là vô luân vô sỉ đến cùng cực..., so với Việt Nam là không thể tưởng tượng nổi. Chẳng thế mà người Trung Quốc từng nhiều đời coi mình là Hoa Hạ, tức là trung tâm thế giới, cái gì cũng có, cái gì cũng hết tầm, anh hùng cũng lắm, mà tiểu nhân cũng muôn kiểu. Trong một biên độ dao động có thể nói là thông quán như vậy, gần như chẳng có kiểu văn hóa nào là vắng mặt, và mỗi một giai tầng nhân sinh đều có thể tự chọn cho mình một lối sống phù hợp, sự đơn điệu trong văn hóa gần như là có rất ít lý do để tồn tại. Trong một môi trường đa dạng phong phú như thế, tất nhiên sẽ có những yếu tố trội, kiểu như tính trội trong ngân hàng gien các loài trong thế giới tự nhiên, giành được nhiều cơ hội hơn để tồn tại và phát triển, và điều đó thì khá là tự nguyện, khá là hợp quy luật, chẳng có gì phải phàn nàn nhiều.
    Nhưng ở đây ông Phan Ngọc đã dùng phép đánh tráo thứ nguyên, đem cựa gà để chọc thủng mắt đại bàng. Sao ông lại chỉ dẫn những khía cạnh văn hóa quý tộc để bảo rằng văn hóa Trung Quốc bỏ quên đám dân đen lầm than, và ông chỉ dẫn những nét văn hóa dân gian để bảo nền văn hóa Việt Nam là biết lượng sức, không xa vời? Tổ chức văn hóa khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO) chẳng đã từng công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế của chúng ta là di sản thế giới đó sao? Nó có bình dân không? Nó có thiếu khát vọng vươn tới sự hoàn thiện chăng? Hay UNESCO đã nhầm tiêu chí, xa rời con người? Còn những bài thơ ca ngợi tình yêu trai gái dân dã trong Kinh Thi, những dòng xúc động của Ðỗ Phủ, Thi Nại Am, cùng cơ man những kiệt tác dân gian Trung Quốc... thì chẳng lẽ cũng chỉ để tôn vinh, phục vụ đám khách ngồi mát ăn bát vàng vô công rồi nghề? Mỗi nền văn hóa có những đặc trưng riêng, nhưng không thể đơn giản chỉ lấy cực dương của cục pin A so sánh với cực âm của cục pin B, rồi bảo cục A tích nhiều năng lượng hơn cục B, hay A giá trị hơn B. Một người từng cả đời đọc sách, nghiên cứu, ngẫm ngợi, được phong hàm giáo sư như ông Phan Ngọc, không thể mắc những lỗi sơ đẳng kiểu ấy.
    Còn gì nữa? Một người không mấy kỹ tính cũng có thể nhặt ra cơ man những "thao tác" kiểu như thế của ông. Nào món ăn Trung Quốc thích chế biến cầu kỳ, bày biện rườm rà, khoác danh màu mè điệu đàng, mất hết cả bản chất... Nào tranh vẽ Trung Hoa chỉ được vẽ khi đã gạt bỏ đối tượng thực tại khỏi tầm mắt, chỉ thích vẽ trong hồi ức và suy tưởng, vẽ xong rồi thì từ chối đóng vào khung, chỉ thích cuốn vào mở ra như những chuyến du lịch huyễn hoặc... Nào ông Khổng Tử rất giỏi về nhạc, do vậy có thể nói hầu như tối đại đa số các nhà Nho Trung Quốc cũng rất giỏi nhạc họa, còn các nhà Nho Việt Nam thì không... Nào dân Tàu tất thảy đều tập viết chữ Nho từ lúc 5 tuổi, hai tuần đầu chỉ mặc quần đùi vận khí tay không, hai tuần sau chỉ tập cầm bút cho chắc, thầy giật không rời, rồi hàng tháng sau chỉ xem mà chọn bút pháp, vẽ gì viết gì đều phải vận khí dồn gân... Ôi chao, tôi không thể kể hết những cái oái oăm kỳ cục mà ông Phan Ngọc liệt kê ra cả đống, đổ hết cho người Trung Quốc, rồi bảo họ kỳ cục lập dị, xa rời thực tiễn!
    Những hành động phi thường, những sắc màu huyền bí, những thao tác trang điểm nâng cấp... cũng là một trong những khuynh hướng hấp dẫn để con người làm phong phú thêm cho đời sống của mình? Thực tế đời sống chẳng khản cổ kêu gọi phải mở rộng đường biên văn hóa đó là gì? Tại sao sách kỷ lục Guiness lúc nào cũng bán chạy, và ai cũng muốn lập một kỷ lục gì đó để được ghi tên mình trong đó? Tại sao các Pharaoh cứ ra sức xây những kim tự tháp khổng lồ không ai đọ được để quàn thể xác và linh hồn? Tại sao các chàng trai cứ phải cố công tìm kiếm những món quà thật vô tiền khoáng hậu để trao tặng các cô gái, ngõ hầu chứng tỏ được tình yêu trời biển của mình? Chẳng lẽ ông Phan Ngọc không hiểu rằng, con người là loài duy nhất luôn biết quý trọng và khao khát sáng tạo ra những giá trị tinh thần bên ngoài giá trị vật chất tầm thường? Rằng khuynh hướng vươn tới những cái phi thường cũng là một trong những bất biến dị biệt của đặc tính người? Nếu người Việt Nam chúng ta không có đủ công sức và thì giờ để vươn tới những giá trị phi thường như thế, thì là do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử, chứ đâu phải vì chúng ta không biết trân trọng giá trị những thành tựu muôn mặt của các dân tộc khác? Ðúng, chúng ta biết yêu quý chăm chút những giá trị thân thương gần gũi của riêng mình, và chúng ta dám kiêu hãnh với những gì mình đã đạt được, nhưng không vì thế chúng ta bảo chỉ có của mình mới quý, còn của người toàn là hoang dâm vô độ. Ông Phan Ngọc nên nhớ, không phải chỉ có nhà giàu mới dễ kiêu ngạo, mà trong giới bần hàn cũng lắm kẻ lưu manh đầy bụng tham sân si.
    Những thao tác giả trá của ông Phan Ngọc vừa tinh vi vừa trắng trợn, lại nhan nhản như đất. Tôi chỉ có thể nói một cách vắn tắt: Ông Phan Ngọc chỉ toàn lấy những hình ảnh kỳ lạ, những con người sự vật đã đi hết tầm tưởng tượng (mà trong một cộng đồng dân cư dày đặc, liên tục, chồng chất như Trung Quốc thì dễ hiểu là chúng có vô cùng nhiều), dùng các phép tu từ để nâng chúng lên thành kỳ quái, rồi nhanh chóng quy nạp rằng dân Tầu ưa lập dị, đặng dễ bề ca ngợi cái nguyên sơ, đơn giản của người Việt đã được ông thô sơ hóa đến mức ngô nghê. Ông làm thế để được cái gì? Ðể mọi người tin rằng ông là nhà ái quốc vĩ đại? Hay ông làm thế để chứng tỏ mình có một bản lĩnh cao cường, "bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất"? Thưa ông Phan Ngọc, lòng yêu nước, chí thương nòi nếu có thì nó phải được biểu hiện bằng sự gắng công bồi đắp, dâng hiến... nó tự nhiên lắm, không cần phải xõa tóc rên rỉ mới có. Bản lĩnh lớn, nhân cách lớn muốn được công nhận thì phải mài rũa, rèn luyện mới phần nào kết đọng. Còn cái lối khăng khăng "mục hạ vô nhân" thì cùng lắm cũng đến được cỡ AQ của văn hào Lỗ Tấn mà thôi. Chúng tôi yêu nước, yêu văn hóa Việt Nam một cách đàng hoàng; chúng tôi biết dân tộc mình còn nhược tiểu, còn nhiều mặt lạc hậu, xã hội mình còn lắm nỗi bất công, còn nhiều kẻ ăn rồng cuốn nói rồng leo làm mèo mửa, và chúng tôi đang phấn đấu để dần dần loại bỏ những oái oăm bất cập đó. Không muốn bị đồng hóa vào bất cứ thứ văn hóa ngoại lai nào khác, nhưng chúng tôi vẫn biết kính phục thực sự điều hay, vẻ đẹp của các bạn láng giềng, của cả nhân loại.
    Ðôi lời cực nhọc, chắc ông khó nghe, nhưng biết làm thế nào được. Bất thiệp đến như những lời này của chúng tôi thật cũng là bất đắc dĩ quá.
    T.B.: Tôi viết bài này trong tâm trạng bức xúc, do vậy rất khó tránh được sự nóng nảy. Sau khi gửi bài rồi, tôi lại bỗng bội phần xót xa, không phải vì những quan điểm mình đã bộc lộ, mà vì cảm thấy có gì đó hơi quá nặng nề, quá cay nghiệt. Liệu mình nói với một ông già đã từng thăng trầm đủ kiểu những lời muối xát vậy, có hay không? Có thể Gs Phan Ngọc cũng chỉ vì quá hăng hái bảo vệ nền văn hóa Việt Nam mà thiếu đi sự tỉnh táo và công tâm cần thiết chăng?
    © 2005 talawas
    =================
    diễn đàn ttvnol hoàn toàn tuân thủ pháp luật của nhà nước CH XHCN Việt Nam
    diễn đàn ttvnol là 1 diễn đàn dân chủ, công bằng , tất cả các thành viên vi phạm nội quy sẽ bị xử lý
    box LSVH là 1 box phi chính trị, tất cả các chủ đề, bài viết "nhạy cảm" với chính trị VN hiện thời sẽ bị xóa. Ních vi phạm sẽ bị treo.
    Tất cả vì ttvnol thân yêu ! ttvnol, tiến lên !
    qthang2007 =Tuongcuopsaudoi = ngac_ngoai_van_con_them
  4. tuongcuopsaudoi

    tuongcuopsaudoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    12.2.2005
    Hà Yên
    "Đôi lời cực nhọc" gửi Cố Nhân!
    Đặt tên bài viết này xong xuôi, tôi lại thấy buồn cười. Nếu Cố Nhân không phải là một bút danh thì chắc hẳn tôi là một tay lẩm cẩm, bởi vào lúc mọi người đang quần xanh áo đỏ, nhộn nhịp đón Tết năm con Gà thì tôi lại hì hụi ngồi viết "đôi lời cực nhọc" gửi một "cố nhân" - bạn cũ, mà không biết là tôi đã vinh hạnh được kết bạn bao giờ hay chưa (!?). Nói vui vậy thôi, chứ đọc bài Về bài viết "Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người" của GS Phan Ngọc tôi nhận thấy Cố Nhân cũng không quan tâm nhiều đến Tết. Và do tôi còn nhận thấy dường như có điều gì đó "không được tự nhiên cho lắm" khi trong cùng một ngày - 10.2.2005, trên cùng một diễn đàn - talawas, lại vừa thấy đăng bài của Phan Ngọc, vừa thấy đăng bài phê phán chính bài đó của Phan Ngọc - một động thái dễ liên tưởng sự "không ngẫu nhiên", nên tôi đành phải viết những dòng này đúng vào chiều mồng 2 Tết. Hy vọng Cố Nhân cũng không nghĩ tôi làm như vậy là khiếm nhã.
    1.
    Trước hết xin được nhận xét rằng dường như Cố Nhân đọc Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người của Phan Ngọc chủ yếu trong tâm thế bức xúc về tác giả, và từ bức xúc ấy, ông (bà) mới đi tới những bức xúc về nội dung. Đoạn mở đầu Về bài viết "Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người" của GS Phan Ngọc đã cho thấy điều đó:
    "Trước hết nói về cái tên bài viết, Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người (Văn nghệ Trẻ, số 4, ra ngày 23.1.2005). Thật là hiền lành, thật là yêu nước, yêu văn hóa, yêu cuộc sống, yêu con người. Vậy thì còn gì để nghi ngờ? Còn gì để phải cảnh giác? Tôi không hiểu cái tít ấy do Ban Biên tập báo Văn nghệ Trẻ đặt, hay của tác giả GS Phan Ngọc, nhưng dù của ai thì cũng đều quá khéo, tuyệt vời "mật ngọt", và chỉ cần một bước vắn tắt đến choáng váng như thế, tác giả đã ngồi hẳn được vào lòng độc giả".
    Tài thật! Từ sự "bất đắc dĩ" của mình, không cần biết mệnh đề "văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người" có quan hệ với câu cuối cùng: "Văn hóa Việt Nam là của một nước nhỏ nghèo, với một chính quyền trung ương phải dựa trên một biển làng xã. Cho nên nó theo phương châm làm nhỏ, nhưng chu đáo, cẩn thận. Nó tránh cầu kỳ. Nó đi vào cái nên thơ, bình dị, nhưng tha thiết với cuộc sống con người" trong bài của Phan Ngọc trên Văn nghệ Trẻ, không lưu tâm tại sao ngay sau đoạn mở đầu Phan Ngọc lại viết: "Trong việc viết chương này (xin nhấn mạnh - NH) tôi cảm ơn nhà Hán học Pháp Simon Leys...", Cố Nhân đã "bức xúc" và khám phá ra phía sau mệnh đề "văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người" là cả một tính toán "quá khéo", để Phan Ngọc đi từ gây "choáng váng" đến "ngồi hẳn được vào lòng bạn đọc". Tôi tự hỏi với lối suy xét của Cố Nhân, liệu nhan đề tôi đặt cho bài viết - "Đôi lời cực nhọc" gửi Cố Nhân, có ẩn chứa một tình toán? Lại thấy lo lắng cho khoa học nước nhà, vì tới hôm nay, vẫn còn có người vừa đọc một văn bản vừa săm soi xem "phía sau con chữ" có chứa đựng một (vài) âm mưu để khỏi phải "nghi ngờ", khỏi phải "cảnh giác", rồi từ đó suy diễn và đặt người bị phê phán trước những câu hỏi: "Ông làm thế để được cái gì? Ðể mọi người tin rằng ông là nhà ái quốc vĩ đại? Hay ông làm thế để chứng tỏ mình có một bản lĩnh cao cường, "bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất"?"... Phải chăng từ sự bức xúc, Cố Nhân có thể vừa "bới bèo ra bọ", vừa cho phép mình đặt những câu hỏi như vậy?
    Nhưng vấn đề tôi muốn trình bày với Cố Nhân - cũng như với bạn đọc, là bài Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người vốn có nguồn gốc từ phần đầu (xin nhấn mạnh - NH) của Chương III mang nhan đề Sự khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam trong cuốn sách Bản sắc văn hóa Việt Nam (Phan Ngọc, NXB Văn hóa - Thông tin, H.1998 và NXB Văn học, H.2001). Trong chương này, Phan Ngọc tập trung phân tích sự khác nhau giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam, phân tích lý do tại sao trong lịch sử người Việt chỉ tiếp thu những thành tựu nào của văn hóa Trung Hoa thật sự phù hợp với mình mà không tiếp thu với ý nghĩa "bản sao"... Và xin lưu ý, khi đề cập tới văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc tỏ ra khá thận trọng khi ông viết: "Như vậy, khi đi vào quỹ đạo của văn hóa Hán, Việt Nam đã thực hiện một sự lựa chọn làm thành bản sắc của nó. Trong cách trình bày của tôi có thể gây ấn tượng tôi coi thường văn hóa dân tộc, khả năng tiếp nhận văn hóa nước ngoài của nó. Tôi cần phải trình bày quan điểm của tôi về tiếp thu văn hóa cho rõ ràng hơn để tránh hiểu lầm" [1] . Để không "vướng" vào sự hiểu lầm, giải pháp tốt nhất là Cố Nhân hãy tìm cuốn sách này và đọc nó trong tính hệ thống trước khi đưa ra các nhận xét.
    Tôi không có ý định chứng minh Phan Ngọc đã có những luận giải đúng đắn, cũng không cho rằng "dứt điểm ở đây có sự bậy bạ" như Cố Nhân quả quyết, song thiết nghĩ dù đúng đắn hay "bậy bạ" thì cũng cần xem xét trên nguyên tắc phải khảo sát toàn bộ các luận giải của tác giả. Tôi nghĩ nếu là người nghiêm túc trong học thuật, ông (bà) Cố Nhân sẽ chia sẻ với tôi về nguyên tắc tiếp cận này.
    Về phần mình, đọc Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người trên Văn nghệ Trẻ tôi phát hiện ra người ta đã có quá nhiều sơ suất, nếu không nói là quá nhiều tùy tiện, nên cần phải làm sáng tỏ để không gây hiểu lầm, đó là:
    "Phong" cho Phan Ngọc chức danh Giáo sư trong khi ông chỉ là Phó Giáo sư.
    Không giới thiệu bài viết được trích từ chương Sự khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam của cuốn sách Bản sắc văn hóa Việt Nam.
    Văn nghệ Trẻ chỉ trích phần Phan Ngọc bàn về văn hóa Trung Hoa, không trích phần ông bàn về văn hóa Việt Nam, và qua việc đặt tên là Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người, người ta đã làm nảy sinh sự mâu thuẫn giữa nhan đề với nội dung bài viết...
    2.
    Theo tôi, sơ suất (nếu không nói là tùy tiện) đáng quan ngại nhất của Văn nghệ Trẻ là khi trích dẫn chỉ chú ý đến những mô tả mang "tính giật gân"..., không chú ý đến các luận chứng và thái độ chừng mực của tác giả. Cố Nhân có thể kiểm chứng điều này khi đọc cuốn sách Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc từ trang 111 đến trang 126 (bản của NXB Văn hóa - Thông tin), từ trang 107 đến trang 127 (bản của NXB Văn học). Và tôi tin sau khi đọc xong, ông (bà) sẽ bớt "bức xúc", bớt "nóng nảy" hơn, từ đó bớt "bội phần xót xa" trước khi phê phán Phan Ngọc.
    Xin dẫn lại vài ví dụ:
    Sau đoạn "Trong việc viết chương này... kiểu lựa chọn đặc biệt của Việt Nam, do truyền thống Việt Nam quy định", người ta đã cắt bỏ toàn bộ một đoạn không phải không có ý nghĩa:
    "Tôi có được cái may mắn sinh ra trong một gia đình khoa bảng, biết phần lớn các nhà Nho nổi tiếng mà thế hệ của tôi có thể tiếp xúc được, đồng thời có một vốn chữ Hán đủ để hiểu các bác tôi nói gì, viết gì, thậm chí suy nghĩ những gì nhưng không nói ra. Nhưng nếu không có công trình của Simon Leys chưa chắc tôi dám viết bài dưới đây. Cái phần văn hóa Trung Quốc tôi biết được, thu hẹp vào kiến thức sách vở và những quan sát ở các viện bảo tàng về văn hóa Trung Quốc ở Paris, Singapore. Năm 1994, tôi có dạy ở Hồng Kông, nhưng Hồng Kông lại Âu hóa quá mức, không thể đại diện cho văn hóa Trung Hoa được. Sau khi viết xong công trình "Sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và trung Hoa", tôi cảm thấy nhất thiết phải sang Trung Quốc để kiểm tra các cảm nghĩ của mình. Nhờ ông Đại sứ Việt Nam ở Trung Hoa là Đặng Nghiêm Hoành, tôi được phép đến Bắc Kinh, không phải để biết, mà để kiểm nghiệm ấn tượng của mình về văn hóa Trung Hoa. Những điều nói dưới đây chính là sở nghiệm của tôi, trong đó một phần đã được Simon Leys xác nhận, cho nên tôi đánh bạo trình bày, mong các vị thức giả sửa chữa giúp" [2] .
    Đoạn "Không ai có gan nói mình hiểu được văn hóa Trung Hoa. Nó là một thế giới mênh mông với ít nhất 5 nền văn hóa khác nhau. Tôi chỉ có thể nói đến nền văn hóa lưu vực Hoàng Hà xưa nay đại diện cho văn hóa Trung Hoa và đã ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam" thật ra là một đoạn khá dài, nguyên văn như sau:
    "Không ai có gan nói mình hiểu được văn hóa Trung Hoa. Nó là một thế giới mênh mông với ít nhất 5 nền văn hóa khác nhau. Có nền văn hóa vùng sa mạc Tây Bắc mang tính chất du mục. Có nền văn hóa Tây Nam, vùng Tây Tạng mang nhiều ảnh hưởng Ấn Độ. Có nền văn hóa Hoa Nam, tuy đã bị Hán hóa triệt để nhưng vẫn mang những biểu hiện của văn hóa ĐNA. Có nền văn hóa ven biển Hoa Nam chịu ảnh hưởng phương Tây sâu sắc. Tôi chỉ có thể nói đến nền văn hóa lưu vực Hoàng Hà xưa nay đại diện cho văn hóa Trung Hoa và đã ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Một anh bạn của tôi, giáo sư Grant Evans, của trường đại học Hồng Kông, nói một số điểm tôi nói về văn hóa Việt Nam cũng có ở vùng Quảng Đông, Vân Nam, nơi anh là chuyên gia. Tôi chưa bao giờ đến vùng này. Nếu có, thì càng chứng minh cái gốc ĐNA của vùng này. Khi nói vậy, tôi không giấu giếm rằng mình còn chưa khảo sát đề tài thấu triệt. Điều thiếu sót này là do cuộc đời của tôi không có dịp sang Trung Quốc sống ở Hoa Nam" [3] .
    Đọc hai đoạn đã bị cắt xén trên đây và nếu dành một chú ý nhất định vào các dòng tự sự: "Những điều nói dưới đây chính là sở nghiệm của tôi, trong đó một phần đã được Simon Leys xác nhận, cho nên tôi đánh bạo trình bày, mong các vị thức giả sửa chữa giúp", "tôi không giấu giếm rằng mình còn chưa khảo sát đề tài thấu triệt. Điều thiếu sót này là do cuộc đời của tôi không có dịp sang Trung Quốc sống ở Hoa Nam", tôi không biết Cố Nhân sẽ nghĩ gì. Riêng tôi, nếu chẳng may chỉ từ một bài viết bị cắt xén đã vội lớn tiếng luận tội tác giả là "dùng yêu pháp", là sử dụng "phép đánh tráo", "tùy tiện quy kết", "thao tác giả trá"... thì tôi không biết mình sẽ... chui vào đâu cho đặng!
    (còn tiếp, phải cắt ra vì quá dài so với quy định của ttvnol)
    =================
    diễn đàn ttvnol hoàn toàn tuân thủ pháp luật của nhà nước CH XHCN Việt Nam
    diễn đàn ttvnol là 1 diễn đàn dân chủ, công bằng , tất cả các thành viên vi phạm nội quy sẽ bị xử lý
    box LSVH là 1 box phi chính trị, tất cả các chủ đề, bài viết "nhạy cảm" với chính trị VN hiện thời sẽ bị xóa. Ních vi phạm sẽ bị treo.
    Tất cả vì ttvnol thân yêu ! ttvnol, tiến lên !
    qthang2007 =Tuongcuopsaudoi = ngac_ngoai_van_con_them
  5. tuongcuopsaudoi

    tuongcuopsaudoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    3.
    Quả thật, nếu chỉ đọc thoáng qua và đọc trong tâm thế bức xúc, bài Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người trên Văn nghệ Trẻ rất dễ đem tới cho Cố Nhân "cảm giác" rằng tác giả của nó có xu hướng coi thường văn hóa Trung Hoa. Song nếu đọc một cách chân thực và không bị chi phối bởi mặc cảm, có thể nhận thấy thái độ trân trọng của Phan Ngọc đối với văn hóa Trung Hoa, ít nhất cũng có thể nắm bắt qua các khẳng định: "Không ai có gan nói mình hiểu được văn hóa Trung Hoa... Ấn tượng theo đuổi tôi khi nhìn văn hóa Trung Hoa là nó là cái gì không tài nào hiểu nổi. Con người Trung Quốc là một bí ẩn. Thế giới Trung Hoa là một bí ẩn. Để hiểu nó phải vượt lên khỏi giác quan đi tìm cái bất biến ở ngoài cảm giác... Văn hóa Hán là văn hóa của cả một thế giới"... Và nếu đọc cả những đoạn đã bị Văn nghệ Trẻ cắt xén, như: "Theo tôi, trên trái đất chưa hề có một công cụ văn hóa nào (chữ Hán - NH) phổ biến hơn, lâu dài hơn và có hiệu lực hơn. Tiếc là nhiều nhà văn hóa Việt Nam coi nhẹ nó... Trung Quốc nổi tiếng về thái độ của văn hóa đối với thiên nhiên. Người ta yêu cây, yêu đá, yêu núi, yêu nước... Cuộc đi thăm di tích văn hóa ở Bắc Kinh gợi cho tôi một ấn tượng khó quên về một nền văn hóa cực kỳ hoành tráng không nước nào theo được..." thì tôi tin Cố Nhân sẽ rút lại những lời dạy bảo có chiều ngạo nghễ: "Thưa ông Phan Ngọc, lòng yêu nước, chí thương nòi nếu có thì nó phải được biểu hiện bằng sự gắng công bồi đắp, dâng hiến... nó tự nhiên lắm, không cần phải xõa tóc rên rỉ mới có. Bản lĩnh lớn, nhân cách lớn muốn được công nhận thì phải mài rũa, rèn luyện mới phần nào kết đọng. Còn cái lối khăng khăng "mục hạ vô nhân" thì cùng lắm cũng đến được cỡ AQ của văn hào Lỗ Tấn mà thôi".
    4.
    Trong bài Về bài viết "Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người" của GS Phan Ngọc sự "bức xúc" đến mức "nóng nảy" của Cố Nhân còn đưa ông (bà) tới những suy đoán mà thiển nghĩ một người cẩn trọng sẽ không bao giờ mắc phải. Chẳng hạn chỉ cần thấy Phan Ngọc viết:
    "Sự thống nhất của Trung Hoa không phải thống nhất bằng chính quyền, vì đất nước này thường bị chia năm xẻ bảy. Cũng không phải thống nhất bằng kinh tế, văn hóa. Kiểu thống nhất của nó rất lạ: Thống nhất bằng chữ viết"
    là Cố Nhân chộp ngay lấy để phản bác, với những dẫn dụ rất hoành tráng và hào hùng:
    "Ô hay, thống nhất hay không, phải là ý chí của cả một dân tộc, và bằng nhiều phương thức, biện pháp, và kéo dài trong cả một quá trình, thậm chí trong toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển, chứ cứ đâu chỉ bằng vào chữ viết? Sao ông không hiểu điều đơn giản, là trong cái dân tộc vĩ đại có tên là Trung Hoa như ngày nay, có biết bao các dân tộc nhỏ bé đã từng bị đồng hóa vào nhau? Có thể cái bộ phận biết viết chữ Nho đầu tiên là rất văn minh, văn minh kiểu chữ nghĩa, kiểu văn tự, nhưng các bộ phận khác cũng rất văn minh, nhưng theo kiểu khác, có thể về mặt quân sự, kinh tế, chính trị... chứ? Khi đồng hóa vào nhau, cả cộng đồng chung sẽ dùng chữ Nho của người Sở, quân sự của người Tần, kinh tế của người Ngô, thể thao của người Kim, pháp quyền của người Ngụy... ví dụ thế. Và trong suốt 5000 năm đó, chỉ một số nhỏ may mắn không phải chịu chung số phận, vẫn còn là độc lập, bản sắc như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản... Chả lẽ ông lấy cộng đồng nói tiếng Anh, bảo rằng người Anh, người Mỹ, người Úc, người Tân Tây Lan, Ái Nhĩ Lan... không thống nhất được, chỉ vì họ can tội không chịu khép mình vào một quy tắc chặt chẽ như cách viết chữ Nho? Còn nếu ông bảo người Trung Hoa chỉ viết chữ Trung Hoa, thì khác nào bảo loài gà chỉ gáy tiếng gà? Chữ Nho là một trong những thành tựu của người Trung Quốc, nó có ưu và nhược điểm riêng, cũng như chữ Nôm là một trong những thành tựu của người Việt Nam, chữ tượng hình của người Ai Cập cổ, chữ Phạn của người Ấn Ðộ... không thể bảo vì người Trung Hoa dùng nó để viết mà họ đã trở thành trái khoáy, vô độ, hay độc nhất vô nhị... gì gì đó trước cả thế giới".
    và ông (bà) không buồn để ý rằng ngay sau đó, Phan Ngọc viết: "Chính chữ viết là công cụ quan trọng nhất tạo nên tính thống nhất của Trung Hoa qua mấy ngàn năm". Dường như ở đây Cố Nhân đã hiểu hai từ "thống nhất" theo ý nghĩa địa lý, còn quan niệm "chính chữ viết là công cụ quan trọng nhất tạo nên tính thống nhất (Xin nhấn mạnh - NH)" của Phan Ngọc lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, bởi sau đoạn từ "Khang Hi tự điển... trong nền văn hóa này con người có thói quen phục tùng quy tắc như thế nào" trên Văn nghệ Trẻ người ta đã cắt xén một ý kiến có thể giúp làm sáng tỏ nhận xét của Phan Ngọc:
    "Nếu không có cái bản lĩnh ấy làm sao có hiện tượng cả bốn kiểu chữ đều tồn tại hàng ngàn năm trong một dân số bằng một phần năm nhân loại? Ta phải có thói quen ngạc nhiên về cái hiển nhiên thì mới hiểu trên trái đất chỉ có một văn tự như thế cùng với những văn tự tiếp thu của nó mà thôi" [4] .
    Và đúng - sai ra sao, xin dành cho độc giả.
    Cuối cùng, tôi lại thấy buồn cười khi muốn dẫn lại một ý kiến khác của Cố Nhân: "Ðúng, chúng ta biết yêu quý chăm chút những giá trị thân thương gần gũi của riêng mình, và chúng ta dám kiêu hãnh với những gì mình đã đạt được, nhưng không vì thế chúng ta bảo chỉ có của mình mới quý, còn của người toàn là hoang dâm vô độ". Tôi buồn cười vì xem ra cụm từ "hoang dâm vô độ" chẳng có dính dáng "quái" gì với bài viết của Phan Ngọc, cũng như chẳng có dính dáng "quái" gì với tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức tôn trọng người khác, mà với cụm từ "chúng ta", Cố Nhân như muốn nói thay cho cả cộng đồng!
    Rất mong sau đây, Cố Nhân sẽ bớt chút thời gian tìm hiểu và đọc kỹ những tài liệu tôi đã đính chính và chỉ dẫn, vì chỉ có như thế thì các luận chứng của ông (bà) may ra mới có sức thuyết phục.
    Hà Nội, 10.2.2005
    © 2005 talawas
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, H.2001, tr.122
    [2]Sđd, tr.108 - tr.109
    [3]Sđd, tr.109
    [4]Sđd, tr.111
    =================
    diễn đàn ttvnol hoàn toàn tuân thủ pháp luật của nhà nước CH XHCN Việt Nam
    diễn đàn ttvnol là 1 diễn đàn dân chủ, công bằng , tất cả các thành viên vi phạm nội quy sẽ bị xử lý
    box LSVH là 1 box phi chính trị, tất cả các chủ đề, bài viết "nhạy cảm" với chính trị VN hiện thời sẽ bị xóa. Ních vi phạm sẽ bị treo.
    Tất cả vì ttvnol thân yêu ! ttvnol, tiến lên !
    qthang2007 =Tuongcuopsaudoi = ngac_ngoai_van_con_them
  6. optimize

    optimize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Thế nào mà tớ thấy Nguyễn Hoà là nhà phê bình ít khả năng nhất trong những người tự nhận/được coi là nhà phê bình. Ngày xưa thấy ông ấy hay được gọi là nhà báo Nguyễn Hoà, gần đây mới thấy gọi là nhà phê bình văn học.
    Phê bình của Nguyễn Hoà thực ra chỉ là common sense, mang tính chất báo chí, chưa kể ông này còn là người quá bảo thủ và hay cực đoan trong phê bình.
    Tớ thấy phê bình có Phạm Xuân Nguyên được, từ tốn và có tri thức. Vương Trí Nhàn đôi lúc cũng viết tốt. Nguyễn Thanh Sơn đọc thì hay nhưng ý thì cạn, có kiểu trau chuốt giống một bài văn phân tích/bình luận hơn là một bài phê bình.
  7. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
  8. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thấy PXN là nhà phê bình hạng bét. Mọi người đọc mấy bài cãi cọ với Thuận thì thấy rõ bác này chỉ nhằm đánh vào điểm yếu của đối thủ để phang chứ chẳng có cơ sở lý luận dek gì. Nếu bút danh Cố nhân là PXN thì nhân vật này còn dở hơi hơn nữa. Làm sao so sánh dc với NG Hòa.
  10. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Như bài này thì Phạm Xuân Nguyên có nằm mơ cũng không viết được.
    Tư tưởngLịch sử
    9.9.2005
    Hà Yên
    Từ một góc nhìn ?oxưa cũ và bảo thủ? về quan hệ văn hóa Việt - Trung, lạm bàn với Liam C. Kelley

    1.
    Với các khảo chứng lịch sử - văn hóa in đậm dấu ấn tinh thần dân tộc và ý thức tự chủ, lô-gích từ sự khác biệt cộng đồng tới sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa dường như lâu nay đã trở thành một kết luận không còn xa lạ với những ai quan tâm tới vấn đề này; đồng thời cũng từng bước ?oxếp vào quá khứ? các quan niệm từng thịnh hành một thời rằng văn hóa Việt Nam chỉ là một bộ phận, một phái sinh của văn hóa Trung Hoa. Tất nhiên khi chứng minh, người ta không chỉ bắt đầu từ cảm quan hiện thực, đa số các trường hợp đều sử dụng những cứ liệu lịch sử bao chứa các yếu tố cơ bản có tư cách là tư liệu tiền đề. Và cũng tất nhiên, trước khi đưa ra các kết luận về lịch sử - văn hóa Việt Nam, cần thiết phải đặt nó trở về với bối cảnh phức tạp của các biến thiên lịch sử ở một quốc gia không có truyền thống làm sử chính xác và cập nhật, thêm vào đó là tình trạng thất lạc, mất mát do giặc giã thiên tai... Lại nữa, sự tồn tại và chen lấn của truyền thuyết, của huyền thoại, của các thành phần folklore khác không chỉ mang ý nghĩa bổ sung các nội dung lịch sử - văn hóa ?obác học? mà đôi khi còn làm tăng thêm tính ?omờ, nhòe? của một số sự kiện, cho dù có hoặc không được ghi chép. Nên tôi vẫn quan niệm, khi nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam, có lẽ câu hỏi: ?onó vốn là cái gì? thường khi lại quan trọng hơn câu hỏi: ?onó vốn như thế nào??; nói cách khác, trong từng trường hợp cụ thể, việc mô tả không quan trọng bằng việc tìm hiểu tại sao nó lại như thế... (?).
    Bởi vậy với một số vấn đề lịch sử - văn hóa Việt Nam, theo tôi góc nhìn duy lý và thực chứng chưa hẳn sẽ đem lại một kết quả thuyết phục và như ý.
    Viết bài này, tôi không có may mắn và cũng không có khả năng (!) tiếp cận Beyond The Bronze Pillars (Đi qua những cột đồng) của Liam C. Kelley, tôi đành thỏa mãn với việc tìm hiểu một số quan niệm của ông trong ?zThay đổi cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt ?" Trung?o qua bản dịch của Lê Quỳnh (talawas, 1.9.2005). Dẫu vẫn biết về nguyên tắc, muốn tìm hiểu một công trình khoa học cần đọc kỹ nguyên tác, song công việc này đối với tôi hiện tại là bất khả, nên việc đưa ra các nhận xét sai lạc là rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu coi bản dịch có nhan đề ?zThay đổi cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt ?" Trung?o như một văn bản tóm lược các nội dung chủ yếu trong công trình của Liam C. Kelley thì tôi nhận thấy ở đó toát lên ý tưởng coi Việt Nam chỉ là một ?otiểu Trung Hoa?, coi các luận điểm như bản sắc dân tộc, dòng văn chương chống ngoại xâm... chỉ là sự ?ophóng chiếu các ý niệm và cảm xúc hiện tại vào quá khứ? và Liam C. Kelley đã không thuyết phục được tôi. Những luận chứng dưới đây có thể không có gì mới, có thể chỉ là biểu hiện của một góc nhìn ?oxưa cũ và bảo thủ?, có thể không bao giờ vọng tới Liam C. Kelley... nhưng tôi vẫn trình bày, và về thực chất, bài viết này chuyển tải các suy nghĩ nhiều hơn là đưa ra những ý kiến tranh luận mà ai đó có thể xem là ?oliều lĩnh?!
    2.
    Từ sự không tin cậy với ý kiến của nhiều tác giả nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam ở trong nước và ngoài nước khi họ có các kết luận đại loại như: Việt Nam không phải là một ?otiểu Trung Hoa?; Việt Nam có bản sắc riêng; việc gửi hàng trăm sứ thần đến thủ đô Trung Hoa suốt nhiều thế kỷ chỉ là việc ?ogiả vờ?; sự tồn tại của một dòng văn chương chống ngoại xâm... Liam C. Kelley muốn ?othay đổi cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt - Trung? xuất phát từ một tiền đề có thể coi là điển hình cho tinh thần thực chứng, ông viết:
    ?oKhi ta nhìn vào các nguồn tài liệu gốc chép lại câu chuyện về một sự kiện như cuộc chinh phục của Mã Viện, không có từ nào mà ta có thể dịch ra thành ?ongười Trung Quốc? hay ?ongười Việt Nam.? Các tài liệu nguyên thủy chỉ chứa đựng tên các cá nhân (Trưng Trắc, Tô Định, Mã Viện...), chức danh chính thức của họ (thái thú, phục ba tướng quân), và tên một triều đại (Hán). Nếu chúng ta không thể định vị bất kì sự diễn đạt bản sắc nào trong tư liệu gốc (dù là ?ongười Trung Quốc? hay ?ongười Việt Nam?), thì làm sao chúng ta có thể lý luận rằng người Việt Nam nuôi dưỡng một xác tín có gốc rễ sâu sắc rằng họ ?okhông phải là, và không muốn là, người Trung Quốc??
    Nghĩa là Liam C. Kelley yêu cầu phải có một (nhiều) tài liệu xác thực, cho phép chứng minh từ xa xưa trong các ghi chép lịch sử thành văn, hai khái niệm ?ongười Việt Nam? và ?ongười Trung Quốc? đã được xác lập và phân định rạch ròi. Nghĩa là về thao tác, Liam C. Kelley không nghiên cứu lịch sử để rút ra kết luận về lịch sử, ông xác lập một giả thuyết làm việc rồi khảo chứng lịch sử đặng tìm hiểu giả thuyết có khả năng đứng vững hay không, nếu không đứng vững tức là các kết luận ông thiếu tin cậy ở trên không có cơ sở tồn tại. Tôi nghĩ đây là một hướng nghiên cứu mang màu sắc chủ quan (?), xét về thao tác, ông đã tiến hành ngược chiều với yêu cầu ông đặt ra ở cuối bài: ?oCác nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ vô cùng quan trọng là xem xét các ví dụ này trong ngữ cảnh văn hóa và lịch sử của chúng. Chỉ bằng cách làm như vậy, chứ không phải phóng chiếu các ý niệm và cảm xúc hiện tại vào quá khứ, thì chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn về mối bất hòa Trung-Việt?.
    Để trả lời, để chứng minh các luận điểm ông còn chưa tin cậy, trong đoạn trích ?zLời giới thiệu?o của Đi qua những cột đồng, Liam C. Kelley viết:
    ?oCác tài liệu ở đây (bài thơ đi sứ) nói trực tiếp về quan hệ Trung - Việt, và chúng không nói gì về xung đột hay đối nghịch. Chúng không bộc lộ bất kì cảm giác nào về sự kháng cự chống Trung Quốc, mà lại mô tả một sự khẳng định toàn diện về một trật tự thế giới mà quan hệ triều cống dựa vào và về vị trí phụ của Việt Nam trong thế giới ấy?.
    Do chưa đọc Đi qua những cột đồng, nên tôi không biết Liam C. Kelley đã khảo sát những ?obài thơ đi sứ? nào, của tác giả nào, nhưng tôi rất khó tin Liam C.Kelley đã nhận định chính xác, vì qua ?zThay đổi cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt ?" Trung?o tôi hiểu ông nghiên cứu dựa trên nguyên tắc: văn bản, văn bản và văn bản; nếu văn bản không xác định thì tính hiện thực của sự kiện sẽ bị nghi ngờ (!?).
    Tôi cũng từng đọc nhiều ?obài thơ đi sứ?, tôi cũng nhận ra ở chúng thiếu vắng tinh thần ?oxung đột hay đối nghịch?. Song tôi coi đó là tình trạng hết sức bình thường, không bao hàm ý nghĩa, không phản ánh quan niệm về ?ovị trí phụ? của Việt Nam trong một trật tự do phong kiến Trung Hoa xác lập. Xưa kia cha ông chúng ta ?ođi sứ? không tương tự như các vị đại sứ của thế giới hiện đại, cũng không có một ?odư luận quốc tế? nào ngõ hầu cứu giúp lúc nguy nan. Vị trí một nước nhỏ không cho phép thơ ca của các sứ giả được bày tỏ chí khí hay tinh thần tự tôn một cách công khai, thơ văn của họ trở thành những cảm tác tiêu dao, thành nơi thi thố tài năng với các quan lại, danh sĩ Trung Hoa... Mặt khác, do các tương quan luôn bất lợi nhiều mặt đối với Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ sau ngày giành lại độc lập ở thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, trong các giai đoạn hai nước đang giữ hòa hiếu thì theo tôi, chỉ có vị sứ giả nào ?obất thường về tâm lý? mới bày tỏ thái độ đối đầu. Còn lúc hai nước nảy sinh bất đồng, đạo quân binh ?othiên triều? đã thập thò nơi biên ải, đường về nước thì xa, sứ giả trở thành con tin, tính mạng ?ongàn cân treo sợi tóc?, thậm chí một câu nói hớ hênh cũng đủ đưa sứ giả lên đoạn đầu đài..., thì thái độ nhún nhường, thần phục thật sự là lựa chọn khôn ngoan, tỉnh táo, đưa lại hy vọng cứu đất nước khỏi họa binh đao, và bảo toàn tính mạng của chính mình. Không rõ Liam C.Kelley đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cái gọi là ?ođi sứ? ở phương Đông hay chưa, và việc ông không tìm thấy trong các bài thơ đi sứ thái độ ?oxung đột hay đối nghịch? và ?ocảm giác nào về sự kháng cự chống Trung Quốc? có được đặt trong các mối liên hệ và bối cảnh phức tạp của lịch sử quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa từ hàng nghìn năm trước hay không? Đối với các đối tượng nghiên cứu có tính cách là sản phẩm của lịch sử - văn hóa, thao tác tách văn bản một cách tuyệt đối ra khỏi văn cảnh có thể đưa Liam C. Kelley tới một kết luận đối lập với kết luận của người khác, song tách văn bản một cách tuyệt đối ra khỏi văn cảnh cũng chính là một thao tác ?osiêu hình?, khu biệt sự vật hiện - tượng khỏi bối cảnh lịch sử và không gian sinh tồn của nó. Vậy, liệu kết luận rút ra có bảo đảm tính chính xác?

Chia sẻ trang này