1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phê phán và sáng tạo

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi chinhquan_kts, 04/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Phê phán và sáng tạo

    Tất cả chúng ta đều mong muốn làm việc trong một môi trường sáng tạo, nơi mà mọi hoạt động đều hướng tới một mục đích chung là tạo nên những kết nối mới, nhằm phục vụ cho cuộc sống của chính chúng ta với một không khí thật "fresh & fun".

    Vì vậy, có một nguyên tắc chung mà tất cả mọi người đều biết: chúng ta tránh phê phán, không quy kết. Nguyên tắc này đưa ra để mọi người có thể phát huy hết khả năng, ý tưởng của mình mà không phải e dè hay lo sợ người khác chê cười.

    Nếu chúng ta luôn phê phán một cách tiêu cực, bi quan với một thái độ xa lánh thì hậu quả nào tất yếu sẽ xảy ra? Mọi người sẽ không thể sáng tạo nên cái mới, không thể khuyến khích người khác phát huy hết khả năng của mình nếu lúc nào họ cũng tìm cách bác bỏ những ý tưởng mới vì một vài lý do chủ quan.

    Nhưng chúng ta có nên loại bỏ hoàn toàn sự phê phán hay không? Câu trả lời thật đáng ngạc nhiên. Phê phán không đáng chê như vậy, thậm chí, phê phán là một giai đoạn không thể thiếu của sáng tạo.


    * Phê phán mang tính sáng tạo là gì?

    Trước hết, chúng ta phải hiểu phê phán là gì. Theo tôi, phê phán chính là chỉ ra những yếu tố, thành phần mang tính cũ, lạc hậu, tiêu cực hay tính ?oì? trong hệ thống. Như vậy, nó là một bước trong giai đoạn nhận thức vấn đề khi ta muốn giải quyết một vấn đề gì đó một cách sáng tạo.

    Thật vậy, khi gặp một vấn đề, việc đầu tiên chúng ta nên làm là phải hiểu bản chất của vấn đề. Nếu ta coi vấn đề như một hệ thống thì, phê phán chính là cái nhìn giúp chỉ ra đâu là thành phần gây bất ổn, đâu là cái làm cho chúng ta không đạt được mục đích đề ra.


    * Làm thế nào để nhận thức vấn đề bằng phê phán?

    Muốn tìm ra những yếu tố trì hoãn hệ thống, mọi người cần phải hiểu thật rõ hệ thống mà chúng ta xem xét một cách bằng cách, sử dụng chính khái niệm của nó để tìm hiểu nó. Nói một cách đơn giản, muốn giải một bài toán hình học, chúng ta không thể dùng khái niệm số âm, số dương hay số nguyên tố của đại số để suy nghĩ được. Chúng ta phải dùng những khái niệm như đường thẳng, đoạn thẳng? để tìm ra lời giải phải không các bạn. Khi đã phân biệt được từng yếu tố, đâu là giả thiết, đâu là kết luận của bài toán, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay đâu là yếu tố gây mất ổn định của hệ thống, để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề.

    Cũng giống như khi làm brainstorming, chúng ta phải luôn nhớ rằng, mục đích của chúng ta là giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, vì vậy chúng ta phải nhìn nhận những gì chưa tốt theo con mắt tích cực, nhằm hướng đến mục tiêu của sáng tạo là tạo ra kết nối mới, có ích, có ý nghĩa đối với con người. Làm như vậy ta sẽ không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực như đã nói lúc đầu. Rõ ràng là, nếu ta có thái độ xa lánh những gì chưa tốt, ta không thể hiểu & giải quyết được vấn đề, nói cách khác, ta sẽ không đạt được mục đích của sáng tạo.

    Ngoài ra, chúng ta cũng nên nhớ rằng, bên cạnh cái không tốt, cái tiêu cực của nó, ta cũng có thể tìm ra những yếu tố có thể giúp ích cho chúng ta. Nghĩa là, sự phê phán phải mang tính kế thừa. Chúng ta không đơn thuần loại bỏ cái cũ mà còn học tập, phát huy những gì hay, tiến bộ trong hệ thống, thậm chí trong chính yếu tố gây cản trở hệ thống mà ta đang xem xét.


    * Tác dụng
    Như mọi người đều biết, sáng tạo là tạo ra một cái gì đó mới, có ích, có ý nghĩa, làm cho cuộc sống trở nên thoải mái, không bị gò ép. Khi chúng ta vạch rõ những gì chưa tốt, những gì còn xấu trong hệ thống, có nghĩa là chúng ta đã chỉ ra được, đối tượng mà chúng ta cần thay đổi là gì. Và khi chúng ta loại bỏ yếu tố, thành phần đó, chúng ta đã tạo ra được một hệ thống hoàn toàn mới. Ở đó, tính lạc hậu, tiêu cực đã bị loại bỏ, cái tiến bộ, cái mới đã được kế thừa.

    Rõ ràng, trong hệ thống mới này, chúng ta lại có thể phát hiện ra những gì chưa được để rồi cải tiến, sáng tạo thêm cho nó phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con người. Phê phán giúp ta có một cái nhìn khách quan, luôn mong muốn tạo ra một cái mới, tốt hơn, có ích hơn, tuyệt vời hơn. Nó giúp cho chúng ta luôn sáng tạo một cách không ngừng, vì bất kỳ hệ thống nào cũng có thể phát triển tốt hơn, giúp ích cho con người nhiều hơn.

    Đối với mỗi cá nhân, cái nhìn phê phán giúp cho chúng ta, khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề nào cũng có cái nhìn toàn diện, không chỉ nhìn vào những gì tốt đẹp của nó mà còn giúp ta chỉ ra những gì cần phải biến đổi, cần phải sáng tạo thêm.


    * Tóm lại

    Cuộc sống là một chuỗi những thách thức, muốn chiến thắng, chúng ta phải vượt qua những thách thức một cách sáng tạo. Việc trước tiên chúng ta cần làm là phải hiểu bản chất của vấn đề mà ta đang đối mặt. Sau khi đã chỉ rõ bản chất của vấn đề bằng con mắt phê phán, chúng ta bắt tay vào giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Sau khi vấn đề được giải quyết, chắc chắn cuộc sống lại đặt ta vào một thách thức mới. Và chúng ta? chúng ta luôn sẵn sàng cho sự khởi đầu mới, phải không các bạn?
    (st)
  2. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Bí quyết sửa sai
    Cái gì sai cũng có thể sửa, quan trọng là người mắc lỗi sửa thế nào mà thôi. Hãy học cách sửa sai trong công việc qua những lỗi lầm rất điển hình dưới đây.
    Không đúng hạn
    Dù đã cố gắng hết sức nhưng bạn vẫn không thể hoàn thành đúng hạn việc sếp giao. Chuyện chậm trễ này đâu phải chỉ của mình bạn. Đừng vội nản chí cho rằng mình không đủ năng lực mà hãy xem lại việc quản lý quỹ thời gian của bạn đã hợp lý chưa và liệu bạn có ôm đồm quá nhiều việc không.
    Nếu thấy quá tải thì tốt nhất là lên tiếng xin sếp giảm bớt lượng công việc hay gia thêm thời hạn. Bạn có thể rất ngại nhưng để "giữ thể diện" về sau thì đây là điều không thể không nói.
    Xích mích với đồng nghiệp
    Việc phê bình trong công việc không có nghĩa là đồng nghiệp đang chĩa mũi tên về phía bạn. Tốt nhất trong công ty, hãy tìm cho mình một chỗ đứng trung lập thay vì ủng hộ bên này, khiêu chiến phe kia.
    Nhiệm vụ của bạn là trình vấn đề xích mích lên sếp và xem những xung đột trong nhóm sẽ ảnh hưởng thế nào tới năng suất công việc. Với "anh em" bạn sẽ không phải là kẻ hớt lẻo và với sếp bạn sẽ được tiếng là nhân viên có tình thần xây dựng cao.
    Lỡ hẹn
    Không phải lúc nào mọi việc cũng xuôi chèo mát mái. Bởi thế nên chuyện không kịp giao hàng cho khách là khó tránh. Không gì có thể xoa dịu tức giận phía khách hàng bằng sự chân thành của bạn và thay vì giấu giếm hãy cho khách hàng của bạn biết quy trình làm việc và tất cả những nỗ lực có thể để giải quyết vấn đề của bạn. Nếu có cơ hội hợp tác lần sau, hãy khiến họ phải ngạc nhiên vì chất lượng hàng hóa và dịch vụ tuyệt vời của bạn để lấy lại uy tín cho mình và công ty.
    Trốn tránh trách nhiệm
    Nếu suốt ngày bạn nói lời xin lỗi thì người khác khó có thể đặt niềm tin vào bạn. Nhưng nếu loanh quanh không thẳng thắn nhận khuyết điểm thì quá bằng "đổ dầu vào lửa". Hãy đưa ra những lời giải thích hợp lý nhất và phương án khắc phục sai lầm. Thử tham khảo ý kiến người khác và biết đâu đó lại chính là những người sẽ lên tiếng bảo vệ bạn với những phương án tối ưu nhất.
    Triển khai "tối kiến"
    Có lẽ không gì thất vọng hơn việc bạn đang ôm ấp hy vọng được đội vòng nguyệt quế với sáng kiến mới thì sếp lại yêu cầu bạn làm bản tường trình vì chưa nghiên cứu đúng đối tượng khách hàng. Có thể vào thời điểm này, ý tưởng của bạn chưa phát huy tác dụng nhưng biết đâu sau này nó lại giúp bạn nổi đình nổi đám. Tuy nhiên cũng nên kiểm tra xem mình đã đi sai bước nào và cần phải điều chỉnh. Tốt nhất bạn nên nghiên cứu kỹ ý tưởng của mình và xin nhận xét của ý trưởng nhóm.

Chia sẻ trang này