1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phép lịch sự trong ăn uống

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi browniedragon, 10/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. browniedragon

    browniedragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Phép lịch sự trong ăn uống

    Chúng ta thường nói đến ăn món gì, ở đâu, nhưng chưa thấy ai bàn đến ăn uống như thế nào.

    Đề nghị mọi người cho ý kiến về các phép lịch sự ăn uống (dinner etiquette).

    Riêng tôi, tôi không chịu được những người ăn uống chóp chép, hoặc vừa nhai vừa nói.
  2. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    tớ ghét nhất kiểu ăn mà phải chất đầy bát mới chịu dược cứ như lời mẹ tớ bảo như nhà wê ý,,, làm gì mà phải như thế..
    Cho nên ai xới cơm cho tớ mà xới qúa 1/2 1 chén cơm là tớ bắt dầu .. thấy khỏi muốn ăn... Nếu mà tren 3/4 thì tớ.,, chắc chết ..
    Àh mà còn cái trò ăn cứ phát ra tiếng dộng to quá .. rùi chẳng nhìn ai cứ cắm cúi ăn là tớ ko vui rồi..
  3. browniedragon

    browniedragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Talk to everyone around you, but don''t yell at someone down the table. Of course, don''t talk when your mouth is full either.
    Don''t put your elbows on the table; in fact, unless you are cutting something that requires both hands, your idle hand should be in your lap.
    Don''t reach for something on the table; always ask the person nearest to it or to you to pass it.
    Use the restroom to pick food out of your teeth or repair your makeup. If you have to excuse yourself from the table, place your napkin in your chair.
    Taking food from the center of the table and putting it directly into your mouth is regarded as impolite.
    And others...
  4. browniedragon

    browniedragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Table manners
    Xin tạm dịch như sau.
    Phép lịch sự ở bàn ăn (đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu).
    [khi ăn tiệc] hãy nói chuyện với những người xung quanh bạn, nhưng đừng có hét lên với người ngồi ở cuối bàn đầu kia. Tất nhiên, cũng đừng có nói khi miệng đang đầy thức ăn.
    Đừng tì khuỷ tay lên bàn ăn, trừ khi bạn đang phải cắt một thứ gì [đồ ăn] mà phải dùng cả hai tay. Nếu không tay kia [không phải cầm dao thìa đũa] nên để trong lòng.
    Đừng với lấy thức ăn ở trên bàn, luôn luôn hãy nhờ người ngồi gần món ăn đó nhất hoặc người ngồi gần bạn nhất chuyển cho bạn.
    Hãy sử dụng phòng vệ sinh để gỡ thức ăn dính ở răng ra hoặc để sửa sang lại trang điểm. Nếu bạn phải xin lỗi để rời khỏi bàn ăn, nên để khăn ăn ở trên ghế (nhớ không để trên bàn ăn).
    Gắp thức ăn từ bàn và đưa trực tiếp lên miệng được xem là bất lịch sự.
    ...
    The fork goes on the left. The spoon and knife go on the right. Food items go on the left, so your bread plate is on your left. Drinks, including coffee cups, should be on the right. When sitting at a banquet table, you may begin eating when two people to your left and right are served. If you haven''t been served, but most of your table has, encourage others to start. Reach only for items in front of you, ask that other items be passed by a neighbor. Offer to the left; pass to the right, although once things start being passed, go with the flow.
    Nĩa để bên trái, thìa và dao để bên phải. Đồ ăn ở bên trái vì thế đĩa bánh mỳ ở bên trái. Đồ uống, kể cả tách cafê nên ở bên phải. Khi ngồi ở một bàn tiệc, bạn có thể bắt đầu ăn khi hai người ngồi bên trái và bên phải của bạn đã được phục vụ [tiếp đồ ăn]. Nếu bạn chưa được phục vụ nhung hầu hết mọi người trong bàn tiệc đã được phục vụ rồi thì hãy khuyến khích những người khác bắt đầu thôi. Chỉ với những món ăn ở trước mặt, hãy nhờ người bên cạnh chuyển hộ các món khác. Hãy mời người bên trái, chuyền [món ăn] cho người bên phải, mặc dù một khi món ăn đã bắt đầu được chuyền đi thì sẽ tiếp tục theo cách đó.
  5. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    À, cái này quan trọng đây.
    Còn nhớ, hồi nhỏ, mẹ hay dạy rằng con gái (tại sao lại chỉ con gái nhỉ?) ăn uống phải ý tứ, trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ (chính xác là trước khi nấu ngướng),
    -Sắp bát đũa gọn gàng, chú ý không để chiếc bát, đôi đũa có vết hoặc khác loại(xấu) cho khách và người lớn tuổi,
    -ngồi vào mâm cơm phải mời tất cả mọi người, khi người lớn (người già) chưa cầm đũa thì vẫn chưa được được phép ăn,
    -không được vừa ăn vừa nói (trong khi ăn không được nói chuyện), khi cắn quả cà, quả đỗ? phải chú ý kẻo bắn cả hột ra ngoài,
    -Khi húp nước canh cố gắng ko được phát ra tiếng động lớn, ko nhai nhồm nhoàm
    -luôn quay cái môi múc canh hướng ra ngoài,
    -phải ngồi đầu nồi xới cơm và ý tứ quan sát ai ăn sắp hết bát thì đưa hai tay xới cơm và khi đưa bát lại phải vẫn hai tay,
    -quan sát trên mâm cơm sắp hết thức ăn, rau hoặc nước chấm thì phải đứng lên đi lấy thêm,
    -khi gắp thức ăn cho người khác phải dùng đôi đũa khác hoặc trở đầu đũa,
    -không được chỉ nhăm nhăm ăn món ăn mà mình thích, phải biết nhường nhịn người khác, ko được chất đầy thức ăn vào bát một lúc?
    Vân vân và vân vân...
    Đó là những điều lịch sự tối thiểu trong bữa ăn gia đình VN.

  6. RuoucayMennong

    RuoucayMennong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý hoàn toàn với @Nore, các quy tắc ngồi trong mâm cơm gia đình Việt Nam quả là rất nhiều và phức tạp, nhất lại là khi ngồi trong mâm cỗ mà có thể có nhiều người lớn tuổi ngồi ăn. Xin bổ sung thêm vài điều vào bài của Nore, những điều chính tôi được bố tôi dạy từ bé, và bố tôi thì đã từng bị chính ông nội tôi đánh vì những sai sót này trong bữa cơm.
    Hồi xưa, chưa có nồi cơm điện, và xới cơm không phải bằng thìa xúc cơm mà bằng đũa cả, khi xới cơm xong, tôi để đôi đũa cả trong nồi hơi dựng đứng một chút, bố tôi nhắc ngay lập tức, không được để đũa cả hay đũa ăn dựng đứng như thế trong nồi cơm và bát cơm như thế. Đó là điều kiêng kị.
    Khi dùng thìa lớn múc canh xong, phải thả xuống từ từ và không được hướng thìa vào bất cứ ai, phải lựa làm sao cho cái thìa không làm cản đường gắp thức ăn của người khác. Đặc biệt trong gia đình tôi còn có một quy tắc, phải đặt cái thìa múc canh đó úp sấp xuống chứ không được ngửa lên. Khi còn bé, tôi đã một lần bị bà nội tôi nhắc nhở về điều này. Bây giờ, sống một mình, ăn một mình, nhưng cái thói quen nhỏ đó không bao giờ quên, cũng là một cách để tôi nhớ về bà nội mình vậy.
    Bát cơm đã ăn là phải ăn hết, khi đưa cho người xới cơm lấy bát khác, trong bát chắc chắn là phải hết cơm, hết thức ăn, không để lại thức ăn trong đó hay để cơm còn dính quá nhiều...
    vân vân và vân vân ......
    --------------------------------
    Ly rượu đầy thêm cay khoé mắt
    Men tình nồng mặn chát bờ môi
    Được thuongnguyen sửa chữa / chuyển vào 08:29 ngày 11/06/2004
  7. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Hì nhắc đến chuyện bàn ăn tớ nhớ nhất hồi bé, đi học mẫu giáo Việt Triều, đúng hôm có đoàn kiểm tra thì tớ được làm mẫu sắp bát đũa ra bàn, nhẹ nhàng không có tiếng động nhá, thìa để bên cạnh bát Nhưng đến khi bê bát canh ra thì đánh đổ toẹt ra sàn nhà, thế là cô giáo ( Đông Phương) ngượng với đoàn kiểm tra lém ạ
    Còn chuyện lịch sự ăn uống thì cũng phải tuỳ nơi, tuỳ địa phương, tuỳ phong tục. Ngày xưa đi học tớ có hẳn mấy học kỳ học về môn " lễ tân ngoại giao", phức tạp vô cùng từ cách sắp xếp chỗ ngồi bàn ăn, nếu bàn tròn thì xếp ra sao, bàn vuông, chữ nhật...Chưa kể đến các loại dao dĩa....cách rót rượu, cách nếm rượu híc híc
    Theo tớ tóm lại là dù ở đâu thì yếu tố gọn gàng, sạch sẽ và tự nhiên, tự tin là quan trọng nhất Nếu mình đến chỗ lạ mà không biết cách ăn thì phải hỏi, không nên dấu dốt Mình hỏi và học tập luôn
    Ở Pháp, có một số phong tục rất lạ là bánh mì ở trên bàn ăn không bao giờ được để úp xuống, để như vậy là khinh thường ngươi khác Lạ nhờ
  8. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Êu, tớ cũng đồng ý là nên giữ ý tứ khi ăn uống, nhưng cũng đừng câu nệ quá chứ Trong bữa ăn gia đình thì cũng không cần quá cầu kỳ , nhưng có một vấn đề mọi người quên mất là món nào ngon thì nhớ phải khen nhé Như vậy vừa có tinh thần ăn uống lại động viên người nấu, tất nhiên cũng có nhưng món không được ngon nhưng mà có tính học hỏi nấu nướng thế là tốt lém roài nhỉ
  9. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Đó chính là phép lịch sự hay còn là văn hoá ẩm thực kiểu châu âu. Tớ cũng được giáo dục và quen với văn hoá ăn uống này. Nhưng hình như ở Châu Á, đặc biệt là TQ, họ luôn coi bữa ăn là 1 " sự vui vẻ" vì vậy ăn uống sì soạt, nói cười ầm ĩ lại phù hợp hơn. Còn VN thì nếu bạn mời khách đến ăn, để tỏ ra lịch sự, bạn phải gắp thức ăn và thả vào bát của khách..v..v và còn ép ăn thêm, ăn thật nhiều...
    Theo tớ thì Lịch sự ăn uống của bạn, theo tớ hiểu chính là văn hoá ẩm thực nó cũng như các văn hoá khác, cũng tuỳ vào nét đặc trưng của các món ăn và vùng địa lí.
  10. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ôi, tớ đang bận quá nhưng mà chen vào nói leo một câu:
    - Không nên thò đũa vào bát canh to của cả nhà rồi khoắng loạn xị để vớt rau ra ăn. Muốn ăn rau thì dùng muôi múc vào bát của mình.
    - Chấm rau, cá, đậu, thịt... nên chấm gọn gàng, ko vung vẩy và ko làm bẩn bát nước chấm.
    - Bát, đũa, cốc uống nước phải lau thật khô (ướt thì rất ghê và rất tanh).
    - Ăn các thứ có xương thì phải gỡ xương trong bát của mình (ví dụ ăn cá rán thì ko nên gỡ trực tiếp ở đĩa chung) rồi để xương gọn gàng và ý tứ.
    Hì hì, chắc còn nhiều thứ lắm, nhưng mà tớ phải out rồi.
    Chúc cả nhà vui vẻ.
    PS: bạn Mèo khỏi ốm rồi à? Trời nóng nhỉ

Chia sẻ trang này